Về mặt thực tế: Theo kết quả phiếu điều tra tổng hợp tại công ty cổ phần kiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực thương mại với mặt hàng chủ
Trang 1TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu “Kế toán bán mặt hàng sơn Dulux tại công ty CP kiến trúcxây dựng và thương mại Châu Á” dựa trên những lý thuyết cơ bản về kế toán bánhàng để tiến hành nghiên cứu trên các nội dung và đề xuất giải pháp về kế toán bánhàng
Đề tài sử dụng phương pháp hệ nghiên cứu bao gồm: phương pháp thu thập
dữ liệu và phương pháp sử dụng dữ liệu, tiến hành nghiên cứu kết hợp có sở lý luậnchung và thực tranh hoạt động của công ty để từ đó phân tích, thống kê, tổng hợp,đối chiếu, so sánh các dữ liệu thứ cấp nhằm đánh giá kế toán bán hàng của công ty
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng
Trình bày các khái niệm bán hàng, khái niệm doanh thu, các khoản giảm trừdoanh thu, giá gốc hàng bán, phương thức thanh toán, phương thức bán, các quyđịnh của chuẩn mực kế toán và quyết định 48/2006/QĐ-BTC chi phối nghiệp vụbán hàng về mọi mặt chứng từ, tài khoản, trình tự,sổ kế toán
Chương 2: Thực trạng vấn đề kế toán bán hàng sơn Dulux tại công ty CPkiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á
Giới thiệu rất đầy đủ từ quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm tổ chứcquản lý cho đến hoạt động kinh doanh của công ty
Chương 3: Các kết luận và đề xuất về kế toán bán hàng Sơn Dulux tại công
ty CP xây dựng và thương mại Châu Á
Khóa luận đã đưa ra được các nhận xét, đánh giá ưu điểm và tồn tại trongcông ty về mặt chứng từ, tài khoản và sổ kế toán Từ đó nêu lên các đề xuất , ý kiếnkiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán bán hàng Sơn Dulux tại công ty
Trang 2MỤC LỤC
PHÀN MỞ ĐÀU 7
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của kế toán bán hàng 7
2 Mục tiêu của kế toán bán hàng 8
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của kế toán bán hàng 8
4 Phương pháp, cách thức thực hiện đề tài 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 1
1.1 Lý luận chung về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 1
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1
1.1.1.1 Khái niệm về doanh thu BH và CCDV 1
1.1.1.2 Khái niệm về các khoản giảm trừ doanh thu 1
1.1.1.3 Khái niệm về các loại thuế phát sinh trong quá trình bán hàng 1
1.1.1.4 Khái niệm về giá vốn 2
1.1.2 Đặc điểm của quá trình bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 2
1.1.3 Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 5
1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 7
1.2.1 Các chuẩn mực kế toán qui định về kế toán bán hàng 7
1.2.2 Kế toán bán hàng theo chế độ kế toán hiện hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC .11
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng 11
1.2.2.2 Tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản kế toán 12
1.2.2.3 Tổ chức sổ kế toán 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KẾ TOÁN BÁN SƠN DULUX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI CHÂU Á 23 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán sơn Dulux tại công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng thương mại Châu Á 23
2.1.1Tổng quan về công ty cổ phần kiến trúc xây dựng và thượng mại Châu Á 23
2.1.1.1.Đặc điểm tổ chức công tác quản lý tại công ty cổ phần kiến trúc xây dựn và thượng Châu Á 23
2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán tại công cy cổ phần kiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á 24
2.1.2 Các nhân tố bên ngoài 26
2.1.2.1 Môi trường chính trị pháp luật
Trang 32.1.2.2 Môi trường kinh tế- xã hội 27
2.1.2.3 Nhân tố khách hàng: 27
2.1.2.4 Nhà cung cấp: 28
2.1.2.5 Nhân tố đối thủ cạnh tranh 28
2.1.2.6 Các nhân tố khác (khoa học, tin học - công nghệ) 28
2.2 Thực trạng kế toán bán sơn Dulux tại công ty CP kiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á 29
2.2.1 Đặc điểm kế toán bán hàng tại công ty CP kiến Trúc xây dựng và thương mại Châu Á 29
2.2.2 Chứng từ kế toán sử dụng 31
2.2.3 Tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản kế toán 32
2.2.4 Sổ kế toán tại công ty 35
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CP KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI CHÂU Á 36
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu công tác kế toán tại Công ty CP kiến trúc xây dựng và thương mại Chau Á 36
3.1.1 Đánh giá thực trạng kế toán bán hàng tại công ty CP kiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á 36
3.1.2 Các phát hiện qua nghiên cứu 38
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty CP kiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á 39
3.3 Điều kiện thực hiện 44
KẾT LUẬN 45
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong khoản thời gian thực tập tại công ty CP kiến trúc xây dựng và thươngmại Châu Á
Em đã nỗ lực hoàn thiện khóa luận với đề tài: “Kế toán bán hàng Sơn
Dulux tại công ty CP kiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á ” Ngoài sự cố
gắng của bản thân, em đã nhận được sự khích lệ từ rất nhiều phía nhà trường, thầy cô,gia đình và bạn bè
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ, giảng viên khoa kếtoán kiểm toán trường Đại Học Thương Mại đã truyền cho em những kiến thức quýbáu trong suốt quá trình học tập Đặc biệt, em cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất đến Thầy Vũ Quang Trọng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp
Xin cảm ơn các Cô chú, Anh Chị phòng kế toán công ty đã tạo điều kiện cho
Em trong thời gian thực tập đã tạo đièu kiện cho Em hoàn thành bài khóa luận
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 01 Trình tự ghi sổ KT theo hình thức nhật ký chung
Sơ đồ 02 Trình tự ghi sổ KT theo hình thức nhật ký –sổ cái
Sơ đồ 03 Trình tự ghi sổ KT theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 04 Trình tự ghi sổ KT theo hình thức nhật ký chứng từ
Sơ đồ 05 Trình tự ghi sổ theo KT máy
Sơ đồ 06 Hóa đơn giá trị gia tăng 15/10
Sơ đồ 07 Phiếu xuất kho ngày 25/10
Sơ đồ 08 Bảng báo giá sơn Dulux trong nhà
Sơ đồ 09 Hóa đơn gái trị gia tăng 25/10
Sơ đồ 10 Hóa đơn giá trị gia tăng 25/10
Sơ đồ 11 Trích sổ nhật ký bán hàng
Sơ đồ 12 Trích Sổ nhật ký chung
Sơ đồ 13 Trích Sổ chi tiết giá vốn
Sơ đồ 14 Trích Sổ chi tiết doanh thu
Sơ đồ 15 Trích sổ cái TK 511
Sơ đồ 16 Trích sổ cái TK 632
Trang 7PHÀN MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của kế toán bán hàng
- Về mặt lý thuyết: Nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước và chủ động gia nhập sâu rộng nền kinh tế thếgiới đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển Như vậy các doanhnghiệp phải chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tổ chức côngtác kế toán của mình dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thông qua luật pháp vàcác chính sách từng thời kỳ Trong đó, đối với các doanh nghiệp thương mại vớichức năng chủ yếu là nối giữa sản xuất và tiêu dùng thì có thể coi kế toán bán hàng
là phần hành quan trọng nhất công tác kế toán Tuy nhiên, các chuẩn mực kế toánViệt Nam và chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 (đốivới các doanh nghiệp lớn) và quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 (đốivới các doanh nghiệp nhỏ và vừa) mới có hiệu lực thi hành và trong khi yêu cầucung cấp thông tin về kết quả bán hàng ngày càng cao về tính kịp thời, chi tiết,chính xác khiến cho kế toán bán hàng gặp không ít bỡ ngỡ, khó khăn trong quá trìnhthực hiện Trong công tác kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại nói chungcòn tồn tại không ít sai sót nghiêm trọng cần khắc phục như ghi nhận doanh thu saithời điểm; chưa phản ánh đúng nội dung, kết cấu của tài khoản sử dụng; hệ thống sổ
kế toán sử dụng chưa đầy đủ, bố trí sổ chưa khoa học; thông tin cung cấp chưa đápứng được nhu cầu của ban quản trị công ty và các đối tượng có liên quan, …
Về mặt thực tế: Theo kết quả phiếu điều tra tổng hợp tại công ty cổ phần kiến
trúc xây dựng và thương mại Châu Á cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực thương mại với mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm sơn nội ngoại thất phục vụxây dựng… Trong đó, sản phẩm sơn Dulux là sản phẩm mang lại lợi nhuận chủyếu, song vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan nên trong quá trình tổ chức
kế toán bán hàng mặt hàng này còn tồn tại những hạn chế nhất định như: dự phòngphải thu khó đòi, công tác kế toán còn thủ công, chưa tiến hành tin học hóa kế toán.Chính sách kinh doanh như Chiết khấu thanh toán lại không được Công ty áp dụng,việc giảm giá hàng bán Công ty không mở TK để theo dõi mà trừ trực tiếp vào giábán Như vậy, Công ty sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý và đánh giá mức
Trang 8giảm giá hàng bán đã thực hiện trong kỳ để có các điều chỉnh, quyết định hợp lýtrong kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của công ty Chính vì vậyviệc nghiên cứu kế toán bán mặt hàng Sơn ở công ty là rất cần thiết để có thể tìm ravấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán bán hàngSơn Dulux nói riêng và công tác kế toán bán hàng nói chung tại công ty.
- Ý nghĩa của kế toán bán hàng: Kế toán bán hàng phục vụ đắc lực cho côngtác quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp Trong đó có công tác tiêu thụ hàng hóa.Thông qua số liệu của kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa mà chủ doanh nghiệpbiết được mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh tiêu thụ của doanh nghiệp, pháthiện kịp thời những thiếu sót, mất cân đối giữa các khâu để từ đó có biện pháp xử lýthích hợp Còn đợi các cơ quan Nhà nước thì thông qua số liệu đó biết được mức độhoàn thành kế hoạch nộp thuế Đối với các doanh nghiệp khác thông qua số liệu kếtoán đó để xem có thể đầu tư hay liên doanh với doanh nghiệp hay không
2 Mục tiêu của kế toán bán hàng
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa phân tích, làm rõ những lý luận cơ bản về kếtoán bán hàng trong doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp thương mại ứng dụngtrong thực tế
- Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá đúng thực trạng kế toán bán hàng tạicông ty về mặt sổ sách, chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng, công tác hạch toánnghiệp vụ bán hàng Từ đó đưa ra điểm mạnh, tiềm năng và những mặt còn tồn tại
để đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty
cổ phần kiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của kế toán bán hàng
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về kế toán bán hàng sơn Dulux tại công Cổ Phần kiến trúc xâydựng và thương mại Châu Á
Trang 94 Phương pháp, cách thức thực hiện đề tài
Đối tượng được phát phiếu điều tra phỏng vấn là kế toán viên, cán bộ lãnhđạo tại công ty như: giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp…
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn theo mấu phiếu phỏng vấn
Bước 2: Gặp và đưa ra các câu hỏi để hỏi các đối tượng được phỏng vấn vàghi chép lại câu trả lời
Bước 3: Căn cứ vào các câu trả lời đã ghi chép được, sử dụng các phương pháp xử
lý số liệu để lọc ra những thông tin có ích phục vụ cho việc viết khóa luận
Đây là phương pháp giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quan, toàn diện vềtình hình hoạt động kinh doanh; về công tác kế toán tại công ty Đồng thời giúpchúng ta có thể giải đáp những thắc mắc, những vấn đề khó hiểu về hoạt động kinhdoanh, về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty trong quá trình thực tập tạicông ty Nó phục vụ cho việc viết khóa luận được chi tiết và chính xác nhất; vàcung cấp những thông tin là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra những kết luận, đánhgiá về thực trạng kế toán bán hàng tại công ty; để từ đó đưa ra giải pháp hợp lý chocông tác kế toán bán hàng tại công ty
Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập dữ liệu dựa vào mắt quansát trực tiếp quy trình thực hiện kế toán nghiệp vụ bán hàng đang diễn ra tại công ty
Mục đích: nhằm tiếp cận trực tiếp, theo dõi được các hoạt động, các thao tác
và quá trình làm việc một hệ thống kế toán để có thể thấy được công tác kế toán bánhàng của đơn vị đã phù hợp với chuẩn mực chưa, hiệu quả chưa và có ưu nhượcđiểm gì
Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập dữ liệu một cách chínhxác nhất thông qua các câu trả lời trực tiếp của Ban lãnh đạo, nhân viên phòng kếtoán qua đó thấy được những tồn tại yếu kém để đưa ra biện pháp giải quyết phùhợp
Mục đích : Thu thập thông tin chính xác chất lượng từ ban lãnh đạo từ đó cóthể tìm hiểu sâu hơn về kế toán mặt hàng xi măng
Trang 10Đối tượng phỏng vấn: Những đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty
nói chung và đặc điểm về công tác kế toán bán hàng nói riêng
Nội dung: Phương pháp này dùng để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có
liên quan đến đề tài nghiên cứu Qua đó có thể hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanhcủa công ty cũng như công tác quản lý kế toán bán hàng
5 Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp;
Ngoaì lời cảm ơn; mục lục; danh mục bảng biểu,sơ đồ; danh mục từ viết tắt;phần mở đầu; phụ lục đính kèm thì kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận vệ kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thươngmại
- Chương 2: Thực trạng kế toán bán sơn Dulux tại công ty CP kiến trúc xâydựng và thương mại Châu Á
- Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán sơnDulux tại công ty CP kiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á
Trang 11CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI 1.1 Lý luận chung về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm về doanh thu BH và CCDV
- Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tếdoanh nghiệp thu được trong năm, phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ hàng hoá, sảnphẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, được khách hàng chấp nhận thanh toán.1
- Doanh thu bán hàng : doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc
sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm,hàng hóa cho khách hàng bao gồm cả những khoản phụ thu và thu phí thêm ngoàigiá bán (nếu có) mà không căn cứ vào việc doanh nghiệp đã thu được tiền từ cácgiao dịch đó hay chưa.2
1.1.1.2 Khái niệm về các khoản giảm trừ doanh thu
- Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với số lượng lớn.3
- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kémphẩm chất , sai qui cách hoặc lạc hậu thị hiếu4
- Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định làtiêu thụ, bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.5
- Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua,
do người mua thanh toán tiền trước thời hạn theo hợp đồng6
1.1.1.3 Khái niệm về các loại thuế phát sinh trong quá trình bán hàng
1 Theo chuẩn mực số 14, đoạn 3 (Ban hành và công bố theo Quyết Định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001)
2 Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại (Trường Đại Học Thương Mại Hà Nội)
3 Theo chuẩn mực số 14, đoạn 3 (Ban hành và công bố theo Quyết Định số 149/2001/QĐ-BTC ngày
Trang 12- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế thu vào hành visản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vikinh doanh
- dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt7
- Thuế giá trị gia tăng: (thuế GTGT) là thuế gián thu tính trên giá trị tăng
thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêudùng.8
1.1.1.4 Khái niệm về giá vốn
Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh gái trị thực tế của sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất đọng sản đã tiêu thụ trong kỳ9
1.1.2 Đặc điểm của quá trình bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
a, Đặc điểm của quá trình bán hàng
- Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hànghóa từ tay người bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặcquyền được đòi tiền của người mua
- Thông qua bán hàng , giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện
- vốn của doanh nghiệp thương mại đươc chuyển từ hình thái hiện vật sanghình thái giá trị, doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra,bù đắp được chi phí và cónguồn tíc luỹ để mở rộng kinh doanh
- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn
cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hóa,
7 Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12.
8 Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12
Trang 13bằng phương tiện vận tải cảu mình hoặc thuê ngoài chuyển hàng giao cho bên muatại một địa điểm đã thỏa thuận trước Hàng hóa chuyển bán vấn thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp Hàng này được xác định là tiêu thụ khi nhận được tiền do bênmua thanh toán hay hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng đã chấp nhậnthanh toán Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp chịu hay bên mua chịu là do sựthỏa thuận từ trước giữa 2 bên.
Bán buôn vận chuyển thẳng
Theo phương thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng không đưa về nhậpkho mà chuyển thẳng bán cho bên mua:
- Bán hàng chuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp ( hình thức giao tay
ba ) Theo hình thức này doanh nghiệp mua hàng về thì giao trực tiếp cho bên muatại kho người bán Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ nhận hàng của doanhnghiệp thì hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ ( hàng đã chuyển quyền sở hữu ) Sốtiền về cung cấp hàng hóa, người mua có thể thanh toán hoặc chấp nhận thanh toánVới phương pháp này,thời điểm bên mua nhận đủ hàng và ký xác nhận vào chứng
từ thanh toán là thời điểm hàng được coi là bán
- Bán buôn theo hình thức vận chuyển thẳng
Theo hình thức này sau khi doanh nghiệp mua hàng, nhận hàng bằng phươngtiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài chuyển hàng đến giao cho bên mua tại mộtđịa điểm đã thỏa thuận Hàng hóa trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp Khi nhận được tiền thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thìhàng hóa đó được xác định là đã tiêu thụ
Phương thức bán lẻ
Là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng trong phương thức này
có 4 hình thức:
- Hình thức bán hàng thu tiền tập trung:
Theo hình thức này việc thu tiền người mua và giao hàng cho người muatách rời nhau Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền củakhách hàng viết hóa đơn hoặc tích kê cho khách hàng để khách có thể đến nhậnhàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao Hết ca, hết ngày nhân viên bán hàngcăn cứ vào hóa đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hóa tồn quầy
Trang 14để xác định số hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng Nhân viênthu tiền nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ và làm giấy nộp tiền.
- Hình thức bán hàng trực tiếp:
Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng chokhách Hết ca, hết ngày bán hàng nhân viên bán hàng nộp tiền cho thủ quỹ và làmgiấy nộp tiền bán hàng Sau đó kiểm kê hàng hóa tồn quầy để xác định số lượnghàng đã bán ra trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng
- Hình thức bán hàng tự phục vụ:
Theo hình thức này khách hàng tự chọn lấy hàng hóa trước khi ra khỏi cửahàng mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng Nhân viên thu tiền lập hóađơn bán hàng và thu tiền Hình thức này phổ biến ở siêu thị và cửa hàng tự chọn
Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp:
Theo hình thức này người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần Khithu tiền doanh nghiệp thương mại ngoài số tiền thu theo giá bán hàng thông thườngcòn thu thêm một khoản lãi trả chậm
Phương thức gửi bán đại lý:
Theo hình thức này doanh nghiệp thương mại giao hàng cho bên cơ sở đại lý.Bên đại lý sẽ trực tiếp bán hàng và thu tiền bán hàng cho doanh nghiệp và đượchưởng hoa hồng đại lý bán Số hàng gửi đại lý thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp thương mại Số hàng được xác định là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận đượctiền do bên đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
c, Các phương thức thanh toán và hình thức thanh toán
- Đối với hoạt động bán hàng nội địa (bán hàng trong nước), có thể thu tiềnbán hàng theo hai phương thức:
+ Thu trực tiếp ngay bằng tiền mặt, séc, các loại tín phiếu hoặc bằng chuyểnkhoản qua ngân hàng
+ Thu tiền chậm (trong trường hợp bán chịu): Theo phương thức này, khibên bán giao hàng cho người mua thì người mua không phải trả tiền ngay mà có thểtrả tiền sau một thời hạn theo thoả thuận, gồm: trả một lần hoặc trả thành nhiều lần(trường hợp bán hàng trả góp)
Trang 15-Thanh toán bằng tiền mặt: chủ yếu sử dụng trong hình thức bán lẻ hàng hóa,hay các hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ
-Thanh toán qua ngân hàng: chủ yếu sử dụng trong trường hợp là hợp đồngkinh tế có gía trị lớn ( giá trị từ 20.000.000 VND trở lên )10
-Trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng chưa có tiền thanh toán tiền hàngngay thì có thể ghi nhận nợ cho doanh nghiêp đó, hoặc trong trường hợp doanhnghiệp cho mua trả chậm, trả góp
1.1.3 Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng
Trong quá trình bán hàng, tài sản của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hànghóa sang hình thái tiền tệ Do đó để quản lý nghiệp vụ bán hàng, các doanh nghiệpthương mại cần phải quản lý chặt cả hai mặt tiền và hàng, cụ thể quản lý nghiệp vụbán hàng cần phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
- Quản lý về doanh thu bán hàng hóa, đây là cơ sở quan trọng để xác địnhnghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, đồng thời là cơ sở để xác định chínhxác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế thị trường,quản lý doanh thu bao gồm:
+ Quản lý tổng doanh thu: Doanh thu thực tế là doanh thu được tính theo giá
bán ghi trên hóa đơn hoặc trên hợp đồng bán hàng
+ Quản lý doanh thu theo địa điểm bán
+ Quản lý doanh thu theo phương thức hình thức bán:
+ Quản lý doanh thu theo từng lần bán
- Quản lý giá vốn hàng bán
+ Quản lý tổng giá vốn
+ Quản lý giá vốn theo địa điểm bán
+ Quản lý giá vốn theo phương thức hình thức bán
+Quản lý giá vốn theo từng lần bán
- Quản lý tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợphải thu ở người mua Kế toán phải theo dõi chặt chẽ thời hạn thanh toán tiền hàng
10 Công văn số 10220/BTC-TCT, hướng dẫn về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ
Trang 16để kịp thời thu hồi tiền ngay khi đến hạn để tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh.Phải quản lý giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ, đây cũng là cơ sở để xác định kết quảbán hàng.
+ Quản lý tổng công nợ
+ Quản lý theo từng khách hàng
+ Quản lý theo từng nghiệp vụ
Yêu cầu kế toán bán hàng
- Giám sát chặt chẽ hàng hoá tiêu thụ trên tất cả các phương diện : số lượng,chất lượng
- Tránh hiện tượng mất mát hư hỏng hoặc tham ô lãng phí, kiểm tra tínhhợp lý của các khoản chi phí đồng thời phân bổ chính xác cho đúng hàng bán để xácđịnh kết quả kinh doanh
- Phải quản lý chăt chẽ tình hình thanh toán của khách hàng yêu cầu thanhtoán đúng hình thức và thời gian tránh mất mát ứ đọng vốn
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
- Ghi chép và phản ánh chính xác kịp thời tình hình bán hàng của doanhnghiệp cả về số lượng, cả về giá trị theo từng mặt hàng, nhóm hàng
- Phản ánh và giám đốc chính xác tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ vàthanh toán công nợ phải thu ở người mua
- Tính toán chính xác giá vốn hàng hóa tiêu thụ, từ đó xác định chính xác kếtquả của bán hàng
- Xác định chính xác giá vốn thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ Đồng thờiphân bổ phí thu mua của hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng
- Tập hợp đấy đủ, chính xác kịp thời các khoản chi phí bán hang phát sinh vàkết chuyển hay( phân bổ ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, làm căn cứ xác địnhkết quả kinh doanh
- Cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình bán hàng phục vụ cho chỉđạo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
- Tham mưu cho ban lãnh đạo về các phương thức thúc đẩy quá trình bánhàng
1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.2.1 Các chuẩn mực kế toán qui định về kế toán bán hàng
Trang 17Chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực chung”
Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơbản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp Vìvậy, tất cả các nghiệp vụ kế toán đều bị chi phối bởi “chuẩn mực chung” Tronggiới hạn đề tài “Kế toán bán hàng”, những nội dung của chuẩn mực liên quan đến
đó là:
Các nguyên tắc kế toán cơ bản: bao gồm các nguyên tắc sau:
- Cơ sở dồn tích: Theo đoạn 03, doanh nghiệp phải ghi nhận doanh thu ngay
khi hàng xác định đã bán, không căn cứ vào thời điểm thực tế doanh nghiệp thuđược tiền hay các khoản tương đương tiền
-Giá gốc: Theo đoạn 05, trị giá vốn hàng bán phải được xác định tính theo số
tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp đã trả hoặc phải trả (đối với hàng hóamua bằng tiền) hoặc giá trị hợp lý của hàng hóa (đối với hàng hóa trao đổi) đến khihàng hóa đó ở trạng thái sẵn sàng sử dụng để bán
- Phù hợp: Theo đoạn 06, việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với
nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tươngứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó
- Nhất quán: Theo đoạn 07, doanh nghiệp phải nhất quán trong việc sử dụng
hình thức ghi sổ kế toán, tính đơn giá hàng xuất kho từ đó tính giá vốn hàng bán
- Thận trọng:Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí
Chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho"
Trang 18Theo VAS 02 – Hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo QĐsố149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
Theo chuẩn mực này, HTK được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần
có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thựchiện được Giá gốc HTK bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Việc tính giá trị HTK được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
Về nguyên tắc sản phẩm, hàng hóa phải được phản ánh theo giá vốn thựctế.Tuy nhiên trong quá trình hạch toán, doanh nghiệp có thể sử dụng 2 cách xácđịnh trị giá vốn của hàng xuất bán,đó là :theo giá vốn thực tế và theo giá hạch toán
Sản phẩm thuê ngoài gia công chế biến: được đánh giá theo giá thành thực tếgia công bao gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đem gia công,chi phí gia công
và các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động gia công
Hàng hóa mua vào được đánh giá theo trị giá mua (giá vốn) thực tế baogồm : giá mua và chi phí thu mua.Nếu hàng hóa mua vào phải qua sơ chế để bán thìtính giá vốn thực tế gồm cả chi phí gia công và sơ chế
Đối với thành phẩm xuất bán cũng phải thực hiện theo giá thực tế, được tậphợp từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sảnxuất chung phân bổ
Trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán được xác định theo công thức sau:Trị giá vốn của hàng Trị giá mua thực tế của Chi phí muaxuất kho để bán = hàng xuất kho để bán + phân bổ cho HHXKTrong đó:
Trang 19Phương pháp bình quân gia quyền:
+ Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: Theo phương pháp này, hàng hóa
xuất kho chưa ghi sổ, cuối tháng căn cứ vào số tồn đầu kỳ và số nhập trong
kỳ kế toán tính được giá bình quân của hàng hóa theo công thức:
Số lượng hàng tồn
Số lượng hàng nhậptrong kỳ
+ Phương pháp bình quân liên hoàn: Về cơ bản phương pháp này giống phươngpháp trên nhưng đơn giá bình quân được xác định trên cơ sở giá thực tế hàng tồn đầu kỳ vàđơn giá từng lần nhập hàng trong kỳ Cứ sau mỗi lần nhập kho hàng thì tính giá trị thực tếbình quân sau mỗi lần nhập, xuất đó và từ đó xác định trị giá hàng xuất sau mỗi lần nhậpđó
Trị giá thực tế hàng
xuất kho lần thứ i =
Số lượng hàng xuấtkho lần thứ i X
Đơn giá thực tếbình quân xuấtkho lần thứ iTrong đó:
Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật
tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Sốlượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)
Phương pháp nhập trước xuất trước: Theo phương pháp này giả định rằnghàng hóa nào nhập trước sẽ được xuất trước và giá trị thực tế hàng hóa xuất khođược tính theo đơn giá thực tế của số hàng thuộc các lần nhập trước nhân với sốlượng hàng hóa xuất kho tương ứng Phương pháp này áp dụng cho những doanhnhiệp có sự quản lý cao về điều kiện, thời gian bảo quản
Trang 20Phương pháp nhập sau xuất trước: Theo phương pháp này giả định
rằng hàng hóa nào nhập sau sẽ được xuất trước và đơn gíá xuất là đơn giá củanhững lần nhập sau cùng Phương pháp này áp dụng trong những doanh có giá muabiến động mạnh qua các lần nhập
Chuẩn mực VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
Theo VAS 14 - Doanh thu và thu nhập khác (Ban hành và công bố theo QĐ
số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
Theo chuẩn mực này, doanh thu được xác định: theo giá trị hợp lý của cáckhoản đã thu hoặc sẽ thu được
Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa DN vớibên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của cáckhoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thươngmại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thuđược trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãisuất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giátrị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương
tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo radoanh thu
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặcdịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụnhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụđem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm
Ngoài ra VAS 14 cũng quy định điều kiện ghi nhận doanh thu BH Theo đó,doanh thu BH được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
Trang 21- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hànghóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch BH;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch BH
Việc xác định dự phòng phải thu khó đòi được quy định tại đoạn 14 củachuẩn mực: Doanh thu BH được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là DN nhận được lợi íchkinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch BH còn phụ thuộc yếu
tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã
xử lý xong (ví dụ, khi DN không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhậnchuyển tiền BH ở nước ngoài về hay không) Nếu doanh thu đã được ghi nhận trongtrường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là khôngthu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà khôngđược ghi giảm doanh thu Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được(Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảmdoanh thu Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi đượcthì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi
1.2.2 Kế toán bán hàng theo chế độ kế toán hiện hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC.
- Giấy báo có của ngân hàng
- Phiếu xuất kho
1.2.2.2 Tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản kế toán
a, Tài khoản sử dụng
Trang 22Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế, các khoản giảm trừ doanh thu và xác định doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp Kết cấu tài khoản như sau:
Bên nợ:
+ Số thuế xuất khẩu, thuế TTĐB của số hàng tiêu thụ
+ Doanh thu hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bánkết chuyển vào cuối kỳ, kết chuyển xác định kết quả kinh doanh
Bên có: Doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
+ Bên có: Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ thực tế trong kỳ Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư
Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2 đó là:
Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5118 – Doanh thu khác.
Kết cấu:
Bên Nợ:
+ Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dựphòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết)
+ Trị giá hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ đi phần cá nhân bồi thường.Bên Có:
+ Kết chuyển giá vốn của hàng xác định đã bán nhưng bị trả lại
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênhlệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước)
+ Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanhtoán các khoản phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán hàng
Trang 23Kết cấu:
Bên Nợ:
+ Số tiền phải thu của khách hàng về hàng hóa đã bán trong kỳ
+ Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
Bên Có:
+ Số tiền khách hàng đã trả nợ
+ Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng
+ Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và kháchhàng có khiếu nại
+ Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặckhông có thuế GTGT)
+ Số tiền chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại cho người mua
Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này cũng dùng để phản ánh khoản tiền hàng khách hàng ứng trướcvới số dư bên có, khi phát sinh khoản ứng trước ghi bên có, trừ tiền hàng thì ghi bên
nợ và có số dư cuối kỳ bên có Không được bù trừ số dư của hai loại tài khoản nàyvào cuối kỳ
Tài khoản 156 “Hàng hóa ”
Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loạihàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hànghóa bất động sản
Bên nợ:
- Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (Bao gồm các lọathuế không được hoàn lại )
- Chi phí thu mua hàng hóa;
- Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công (gồm giá mua và chi phí giacông);
- Trị giá hàng hóa đã bán bị người mau trả lại
- Trị giá hàng háo phát hiện thừa khi kiểm kê
- Kết chuyển trị giá hàng hóa hàng tồn kho cuối kỳ ( Trường hợp doanhnghệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ);
Trang 24- Trị giá hàng hóa bất đọng sản mua vào hoặc chuyển từ bất đọng sản đâu tư Bên có:
- Trị giá của hàng xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho đơn vị phụ thuộc,thuê ngoài gai công, hoặc sử dụn cho sản xuất, kinh doanh
- Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ;
- Chiết khấu thương mại, hàng hóa được hưởng;
- Trị gái hàng hóa trả lại cho người bán;
- Trị gái hàng hhoas phát hiện thiếu khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá hàng hóa tồn đầu kỳ( trong trường hợp doanh nghiệp
kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ);
- Trị giá hàng hóa bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư, bất động sản chủ sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định.
Số dư bên nợ:
- Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho;
- Chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho
Tài khoản 512 “Chiết khấu thương mại ”
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bịtrả lại ,giảm giá hàng bán, doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho ngườimua do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa) dịch vụ với khốilượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành ch bên mua một khoản chiết khấuthương mại (đã ghi trên hợp đòng kinh tế bán hoặc cam kết mua, bán hàng)
Trang 25- Tài khoản 521 –Chiết khấu thương mại không có số dư cuối kỳ.
- Tài khoản này bao gồm 3 tài khoản cấp II
TK 5211 – “ Chiết khấu thương mại”
TK 5212– “ hàng bán bị trả lại”
TK 5213 – “ Giảm giá hàng bán”
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác: TK 111 –“Tiền mặt”,
TK 112 – “Tiền gửi ngân hàng”, TK 333 – “Thuế và các khoản phải nội, TK 157 –
“Hàng gửi đi bán”, TK 1381 – “Tài sản thiếu chờ xử lý”, TK 3381 – “Tài sản thừachờ xử lý”…
b,Vận dụng tài khoản: vào các phương thứ bán hàng
- Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi tăng tài khoản 632 : Giá vốn hànghoá thực tế xuất kho, ghi giảm tài khoản 156 : Trị giá hàng hoá thực tế xuất kho
- Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu thu ( giấy báo Có, giấy chấpnhận thanh toán,…) kế toán ghi tăng tài khoản 511: Doanh thu bán hàng chưa thuếGTGT, ghi tăng TK 3331 : thuế GTGT đầu ra phải nộp , ghi tăng TK tiền, tài khoảnphải thu khách hàng (111,112,131,…)
- Căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu thu ( giấy báo có, giấy chấp nhận thanhtoán… ) kế toán ghi giảm tài khoản 153 : trị giá thực tế xuất kho của bao bì, ghităng tài khoản 3331 : thuế GTGT đầu ra phải nộp , ghi tăng tài khoản tiền , tàikhoản phải thu (111,112,131 )
- Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán, kế toán ghi tăng tài khoản 157 : trịgiá hàng hóa thực tế xuất kho gửi bán, ghi giảm tài khoản 156 : Trị giá thực tế hànghóa xuất kho
- Nếu hàng hóa bán có bao bì đi kèm tính tiền riêng, kế toán ghi tăng tàikhoản 138 : trị giá xuất kho của bao bì, ghi giảm TK 153 : trị giá thực tế xuất khocủa bao bì
- Nếu phát sinh chi phí trong quá trình gửi bán ( chi phí vận chuyển, bốc dỡ )
Trang 26+ Trường hợp doanh nghiệp chịu chi phí kế toán căn cứ vào phiếu chi ( giấybáo nợ ) ghi tăng tài khoản 6421 : chi phí bán hàng ( theo giá chưa thuế), ghi tăngtài khoản 133 : thuế GTGT của chi phí, ghi giảm tài khoản tiền (111,112 )
+ Trường hợp chi phí gửi hàng bên mua chịu nhưng doanh nghiệp trả hộ Kếtoán căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ , ghi tăng tài khoản 138 : phải thu khác , ghigiảm tài khoản tiền (111, 112 )
- Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, đã thỏa mãn điều kiện ghinhận là doanh thu :
+ Căn cứ vào giấy báo của bên mua chấp nhận thanh toán số hàng gửi bán,phiếu xuất kho gửi bán , kế toán ghi tăng tài khoản 632 : giá vốn hàng xuất kho gửibán, ghi giảm tài khoản 157 : trị giá hàng gửi bán
+ Nếu hàng gửi bán được xác định tiêu thụ có bao bì đi kèm tính tiền riêng,
kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu thu ( giấy báo có, giấy chấp nhận thanhtoán…) kế toán ghi giảm tài khoản 138 : trị giá thực tế xuất kho của bao bì, ghi tăngtài khoản 3331 : thuế GTGT đầu ra phải nộp, ghi tăng tài khoản tiền, tài khoản phảiathu (111,112, 131…)
+ Căn cứ vào phiếu thu ( giấy báo có ) kế toán ghi tăng tài khoản tiền(111,112…) ghi giảm tài khoản 138 : giảm các khoản chi hộ bên mua
- Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng :
+ Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng, kếtoán ghi tăng TK 511 : Doanh thu hàng bán chưa có thuế GTGT, ghi tăng TK 3331 :thuế GTGT đầu ra phải nộp, ghi tăng tài khoản tiền, tài khoản phải thu(111,112,131 )
+ Đồng thời kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT ( hoặc hoá đơn bán hàng )
do nhà cung cấp lập, phiếu chi ( giấy báo nợ ) kế toán ghi tăng tài khoản 632 : trịgiá hàng hoá mua bán ngay, ghi tăng tài khoản 133 : thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ, ghi giảm tài khoản tiền ( 111, 112 ) hoặc ghi tăng tài khoản 331 : phải trảnhà cung cấp
+ Nếu hàng mua bán giao tay ba có bao bì đi kèm tính giá riêng , kế toán căn
cứ vào phiếu thu ( giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu chi…) kế toán ghi tăng tài khoảntiền (111, 112 ) hoặc ghi tăng tài khoản phải thu 131, ghi tăng tài khoản thuế đầu
Trang 27vào được khấu trừ 133, đồng thời ghi giảm tiền (111, 112 ) hoặc ghi tăng phải trảnhà cung cấp, ghi tăng tài khoản thuế GTGT đầu ra 3331.
- Khi doanh nghiệp mua hàng, sau đó chuyển thẳng đi bán, căn cứ vào hóa
đơn GTGT ( hoặc hóa đơn bán hàng ) của nhà cung cấp và gửi hàng đi bán, phiếuchi, giấy báo nợ , kế toán ghi tăng tài khoản 157 : trị giá hàng mua gửi bán thẳng,ghi tăng tài khoản 133 : thuế GTGT đầu vào của hàng mua gửi bán thẳng, ghi giảmtài khoản tiền (111,112 ) hoặc ghi tăng khoản phải trả nhà cung cấp
-Căn cứ vào thông báo của bên mua chấp nhận thanh toán số hàng gửi bán,
kế toán lập hóa đơn GTGT , căn cứ vào hóa đơn GTGT , phiếu thu ( giấy báo có,giấy chập nhận thanh toán,…) kế toán ghi tăng tài khoản 511 : doanh thu bán hàngchưa thuế, ghi tăng tài khoản 3331 : thuế GTGT đàu ra phải nộp, ghi tăng tài khoảntiền, tài khoản phải thu (111, 112, 131…) Căn cứ vào thông báo của bên mua chấpnhận thanh toán số hàng gửi bán, phiếu xuất kho gửi bán kế toán ghi tăng tài khoản
632 : giá vốn hàng hóa xuất kho gửi bán, ghi giảm tài khoản 157 : trị giá hàng hóagửi bán
*Trường hợp phát sinh chiết khấu thanh toán :
- Căn cứ vào phiếu thu, giấy báo có, kế toán ghi tăng tài khoản 635 : khoảnchiết khấu thanh toán, ghi tăng tài khoản tiền ( 111, 112 ) và ghi giảm tài khoảnphải thu của khách hàng
- Căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ, kế toán ghi tăng tài khoản 5211, ghigiảm tài khoản thuế đẩu ra phải nộp ( TK 3331 ), đồng thời ghi giảm tài khoản tiền(111,112 ) hoặc tài khoản phải thu
- Căn cứ vào phiếu chi, giấy báo Nợ kế toán ghi tăng tài khoản 5213 : trị giáhàng giảm giá chưa thuế , ghi giảm tài khoản 3332 : thuế GTGT đầu ra phải nộp, vàghi giảm tài khoản tiền hoặc tài khoản phải thu (111,112,131 )
Trang 28- Căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ, kế toán ghi tăng tài khoản 5212 :doanh thu hàng bán bị trả lại, ghi giảm tài khoản thuế GTGT đầu ra phải nộp (3331) và ghi giảm tài khoản tiền, tài khoản phải thu của khách hàng (111,112,131 )
- Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại : trường hợpphát sinh chi phí liên quan đén hàng bán bị trả lại, kế toán ghi tăng tài khoản 6421 :chi phí chưa thuế, ghi tăng tài khoản 133 : thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, vàghi giảm tài khoản tiền…(111, 112, 141 )
- Căn cứ vào phiếu nhập kế toán ghi giảm tài khoản 632 : trị giá vốn hàng bịtrả lại và ghi tăng tài khoản 156 : trị giá hàng bán bị trả lại
1.2.2.3 Tổ chức sổ kế toán
Hình thức Nhật ký chung(Sơ đồ 01 )
- Hình thức Nhật ký chung sử dụng các loại sổ sau cho nghiệp vụ bán hàng:
Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK131, 156, 511…các sổ kế toán chi tiết như sổ chi tiếtbán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua Các sổ nhật ký đặc biệt như nhật kýbán hàng, nhật ký thu tiền
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ sốliệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phùhợp
(2) Hàng ngày, cũng căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ,ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ cuối tháng, tuỳkhối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu đểghi vào
các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do mộtnghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có)
(3) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cânđối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái vàbảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính
- Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảngcân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên
Trang 29sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loạitrừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Hình thức Nhật ký – Sổ cái.(Sơ đồ 02)
- Hình thức Nhật ký- Sổ cái sử dụng các loại sổ sau cho nghiệp vụ bánhàng: Sổ Nhật ký- Sổ cái các TK 111, 112,131, 156, 511, 3331 , các sổ hoặc thẻ kếtoán chi tiết như sổ chi tiết bán hàng, báo cáo quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng
- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
- (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – SổCái Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại)được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán được lậpcho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất,phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày
- Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đãghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
- (2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinhtrong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hànhcộng sốliệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tàikhoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phátsinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quýđến cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trongtháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký -
Sổ Cái
- (3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký
- Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh
“Phát sinh” ở phần = Nợ của tất cả các = Có của tất cả các
Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
- (4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phátsinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào
Trang 30số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản.
Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phátsinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái
- Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa
sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tàichính
Hình thức Chứng từ ghi sổ.( Sơ đồ 03)
- Hình thức Nhật ký ghi sổ sử dụng các loại sổ sau cho nghiệp vụ bán hàng:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các TK 131, 156, 511 ,các sổ hay thẻ kế toán chitiết như sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua
- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
- (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toánlập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn
cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
(2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng sốphát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứvào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợpchi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng sốphát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau
và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ vàTổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và
số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của từngtài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
Hình thức Nhật ký chứng từ.(Sơ đồ 04)
- Hình thức này sử dụng các loại sổ sau cho nghiệp vụ bán hàng: Nhật kýchứng từ số 8, bảng kê số 1, 2,8, 10, 11, sổ cái các TK 131, 156, 511 , sổ hoặc thẻ
Trang 31kế toán chi tiết như sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua
- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
- (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy sốliệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan
- Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặcmang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trongcác bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê
và Nhật ký - Chứng từ có liên quan
- Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chitiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển sốliệu vào Nhật ký - Chứng từ
- (2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểmtra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết,bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký -Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái
- Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đượcghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toánchi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiếttheo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tàichính
-Hình thức kế toán máy vi tính.(Sơ đồ 05)
- Đặc trưng cơ bản của hình thức này là công việc kế toán được thực hiệntheo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán đượcthiết kế theo nguyên tắc của 1 trong 4 hình thức kế toán trên Phần mềm kế toánkhông hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán
- Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính
- (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định
Trang 32tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng,biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhậpvào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chitiết liên quan
- (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiệncác thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệutổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác,trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra,đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.Cuối tháng,cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thànhquyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay
Trang 33CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KẾ TOÁN BÁN SƠN DULUX TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI CHÂU Á
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán sơn Dulux tại công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng thương mại Châu Á
2.1.1Tổng quan về công ty cổ phần kiến trúc xây dựng và thượng mại Châu Á
2.1.1.1.Đặc điểm tổ chức công tác quản lý tại công ty cổ phần kiến trúc xâydựn và thượng Châu Á
Lịch sử phát triển
Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Và Thương Mại Châu Á được thành lập vào ngày20/04/2010 theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh và Đăng Ký Thuế Công tyTNHH số 0500584667 do Phòng Đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HàNội cấp
- Là đơn vị kinh doanh độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền Việt Nam
và ngoại tệ tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật
- Hoạt động trong lĩnh vực thương mại, Chuyên bán buôn bán lẻ các mặt hàng sơn
như: sơn tường, sơn sắt, sơn gỗ và các vật liệu quan đến lĩnh vực sơn nội ngoại thấtcủa các hãng nổi tiếng trong và ngoài nước như sơn DULUX, JOTUN, NIPPIN,KOVA, ICI, EPOXY
Công ty thành lập năm 2010 nhưng đã có bước phát triển vượt trội, tạo đượcniền tin về giá cả và chất lượng phục cho người tiêu dùng
Mô hình tổ chức bộ máy
Mô hình tổ chức công tác kế toán là mô hình tập trung Theo mô hình này,mọi công việc kế toán từ khâu thu nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kếtoán, lập BCTC đều được thực hiện ở phòng kế toán của công ty Các đơn vị phụthuộc không hạch toán độc lập mà chỉ tổng hợp số liệu rồi gửi chứng từ về phòng kếtoán của công
Trang 34Bảng 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY.
Văn phòng giám đốc: giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, điều hành
mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước đồng thời đại diện choquyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty
Phòng kinh doanh: thực hiện các giao dịch với khách hàng, lên kế hoạch
mua bán các hàng hóa để phục vụ cho mục đích kinh doanh của công ty
Phòng kế toán: theo dõi , tập hợp toàn bộ số liệu hoạt động của công ty theo
đúng quy định về chế độ kế toán hiện hành của nhà nước
Phòng nghiệp vụ: Thực hiện các giao dịch mua hàng hóa, vật liệu ( trong và
ngoài nước) để phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán tại công cy
cổ phần kiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á
Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nghiệp vụ
Giám đốc
Trang 35Bảng 1.2 tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán
Hình thức tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp- Kỳ lập BCTC là saumỗi năm Toàn bộ công việc kế toán từ việc ghi sổ kế toán , tổng hợp số liệu, lập báocáo đều được thực hiện ở phòng kế toán , số lượng cán bộ ở phòng kế toán là có 5người, trong đó trình độ 3đại học, 2cao đẳng Các kế toán của công ty đều có trình
độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm
-Kế toán trưởng : là một kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tuyến với các
kế toán viên thành phần , có năng lực điều hành và tổ chức Kế toán trưởng liên hệchặt chẽ với giám đốc về các chính sách tài chính – kế toán của chi nhánh , ký duyệtcác tài liệu kế toán , phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương về chuyênmôn, đồng thời yêu cầu bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vịcùng phối hợp thưc hiện những công việc chuyên môn tới các bộ phận chức năng
-Kế toán tiền lương và BHXH: tính toán và hạch toán tiền lương, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn, các khoản khấu trừ vào lương, các khoảnthu nhập, trợ cấp cho cán bộ , công nhân viên trong chi nhánh Hàng tháng căn cứvào bảng lương thanh toán lương, lập bảng phân bổ
- Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình hình
thanh toán với tất cả khách hàng, kiểm tra đôn đốc khách hàng, thanh toán tiền hàng theo đúng hợp đồng.cộng thêm cả phần công nợ phải trả Sau khi kiểm tra
Thủ quỹ
Bộ phận kế toán thanh toán
Trang 36tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu chi ( đốvới tiền mặt ) , séc, ủy nhiệm chi (đối với tiền gửi ngân hàng) hàng tháng lập bảng
kê tổng hợp séc và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập
kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch Đồng thời theo dõicác khoản công nợ phải thu, phải trả
-Kế toán kho: chịu trách nhiệm trong việc xuất – nhập – tồn hàng hóa tại
đơn vị
-Thủ quỹ : quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu
thu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi Sau đótổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan
Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty…
Chế độ kế toán áp dụng: theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006.
Hình thức kế toán: Áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.(Sơ đồ 03)
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc
Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Bình quân sau mỗi lần nhập
2.1.2 Các nhân tố bên ngoài
2.1.2.1 Môi trường chính trị pháp luật
- Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sáchcủa nhà nước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, sựđiều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội, cácquyết định bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống pháp luật, sự hoàn thiện và hiện thựcthi hành chúng có ảnh hường rất lớn đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp
- Thêm vào đó phải kể đến chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tưhướng dẫn thực hiện chuẩn mực đó Chúng thống nhất và tạo khuôn khổ pháp lý
Trang 37trong lĩnh vực kế toán, nâng cao chất lượng thông tin kế toán Chính vì vậy, chúngảnh hưởng trực tiếp đến kế toán bán hàng
- Chế độ kế toán doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến kế toánbán hàng Chế độ kế toán doanh nghiệp giúp cho kế toán nói chung và kế toán bánhàng nói riêng xử lý, phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm chothông tin kế toán được cung cấp chính xác, kịp thời
2.1.2.2 Môi trường kinh tế- xã hội
- Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng Kinh tếphát triển ổn định thì sẽ làm nhu cầu tăng lên, rồi lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn
và nhất là khả năng quan hệ ngoại thương với nước ngoài đó là buôn bán với nướcngoài, là khả năng cạnh tranh với hàng nhập ngoại
- Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp kinhdoanh Chẳng hạn như lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởngtới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới họat động củacác doanh nghiệp Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu cầu vay vốn để đầu tư mở rộnghọat động kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Ngoài ra khi lãisuất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậycũng sẽ làm cho nhu cầu cầu tiêu dùng giảm xuống
- Môi trường xã hội: như vấn đề dân số ảnh hưởng đến quy mô hoạt độngcủa doanh nghiệp vì dân số có tác động đến dung lượng thị trường Điều đó đòi hỏidoanh nghiệp khi xác định thị trường phải xem xét số lượng khách hàng có đảm bảođược doanh số bán không Và do đó sự dịch chuyển của dân cư cũng ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động bán hàng
2.1.2.3 Nhân tố khách hàng:
Khả năng thanh toán, sự phối hợp của khách hàng; đặc điểm tổ chức công tácmua hàng, thanh toán của từng khách hàng Những yếu tố đó tạo có thể tạo điềukiện thuận lợi hoặc khó khăn cho kế toán bán hàng như: thu tiền khách hàng, giaohàng
Như một số khách hành lâu năm của công ty: Công ty xây dựng Bạch Đằng,Công ty TNHH xây Dựng Global…