Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty CP kiến trúc xây dựng và

Một phần của tài liệu Kế toán bán mặt hàng sơn Dulux tại công ty CP kiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á (Trang 49)

4. Phương pháp, cách thức thực hiện đề tài

3.2Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty CP kiến trúc xây dựng và

Giải pháp 1 : Chính sách chiết khấu

+ Công ty nên thực hiện chiết khấu thanh toán, Thực chất số tiền chiết khấu này là chi phí để công ty sớm thu hồi được vốn bị khách hàng trả chậm hoặc chiếm dụng.Biện pháp này nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán, thúc đẩy vòng

quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy Công ty nên chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm. Công ty có thể căn cứ vào thời gian thanh toán và hình thức thanh toán để đưa ra tỷ lệ chiết khấu phù hợp. Tỷ lệ này không nên quá thấp để thúc đẩy khách hàng thanh toán và cũng không nên quá cao để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.

+ Theo ý kiến của em, công ty nên có những quy định bằng văn bản về việc “Giảm giá hàng bán” và “Chiết khấu thương mại” cụ thể hơn với từng đối tượng khách hàng.

- Nên có chế độ ưu tiên cả về giá cả và hình thức thanh toán đối với những khách hàng truyền thống, tin cậy và mua với số lượng lớn.

- Nên cho khách hàng hưởng phần trăm chiết khấu khi mua nhiều, thanh toán ngay. Nhưng phải có những quy định rõ ràng: mua với số lượng tối thiểu là bao nhiêu mới được hưởng chiết khấu.

- Mức chiết khấu có thể được áp dụng cụ thể như sau: Nếu hạn thanh toán của công ty trả 15 ngày đối với những đơn hàng từ 80 triệu VND trở lên thì khi khách hàng trả tiền sớm trong vòng 10 ngày khi mua hàng sẽ được hưởng mức chiết khấu thanh toán là 1% trên tổng giá trị thanh toán . Số tiền chiết khấu này sẽ được hạch toán vào TK 635 “Chi phí hoạt động tài chính”

- Trong trường hợp hàng hóa bị những lỗi như thế nào, tùy thuộc vào nguyên nhân và tỷ lệ hàng hóa bị lỗi mà Công ty đưa ra những quyết định đúng đắn cho việc “Giảm giá hàng bán”, tránh tình trạng khách hàng và Công ty có sự hiểu lầm, không tốt cho quan hệ thương mại.

Giải pháp 2: Lập dự phòng phải thu khó đòi:

Quá trình bán hàng phát sinh công nợ phải thu, nhưng không thu được do khách hàng không có khả năng trả nợ…Hàng năm, công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi nhằm tạo một khoản dự phòng khi giải quyết công nợ phải thu không được ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh toàn công ty.

Chính vì vậy, công ty cần thực hiện việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi

là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả

được và ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp trên cơ sở dự tính các khoản phải thu khó đòi không có khả năng đòi được trong năm quyết toán.

Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập.

* Phương pháp lập:

- Nợ quá hạn: Mức trích lập như sau

+ Trích lập 30% giá trị đối với nợ quá hạn 6 tháng đến 1 năm. + Trích lập 50% giá trị đối với nợ quá hạn 1 năm đến dưới 2 năm. + Trích lập 70% giá trị đối với nợ quá hạn 2 năm đến dưới 3 năm. + Trích lập 100% giá trị đối với nợ quá hạn từ 3 năm trở lên.

- Nợ chưa đến hạn: Nếu do các cá nhân, DN đã rơi vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, vi phạm pháp luật…thì dự kiến mức không thu hồi được để lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.11

Giải pháp 3: Về tài khoản kế toán Công ty nên mở các TK

- TK 635- Chiết khấu thanh toán

Căn cứ vào phiếu thu, giấy báo có, kế toán ghi tăng tài khoản 635 : khoản chiết khấu thanh toán, ghi tăng tài khoản tiền ( 111, 112..) và ghi giảm tài khoản phải thu của khách hàng.

- TK 5211- Chiết khấu thương mại

Căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ, kế toán ghi tăng tài khoản 521 , ghi giảm tài khoản thuế đẩu ra phải nộp ( TK 3331 ), đồng thời ghi giảm tài khoản tiền (111,112 ) hoặc tài khoản phải thu.

Căn cứ vào phiếu chi, giấy báo Nợ kế toán ghi tăng tài khoản 5213 : trị giá hàng giảm giá chưa thuế , ghi giảm tài khoản 3332 : thuế GTGT đầu ra phải nộp, và ghi giảm tài khoản tiền hoặc tài khoản phải thu (111,112,131 )

- TK 5212- Hàng bán bị trả lại;

Căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ, .. kế toán ghi tăng tài khoản 5212 : doanh thu hàng bán bị trả lại, ghi giảm tài khoản thuế GTGT đầu ra phải nộp (3331 ) và ghi giảm tài khoản tiền, tài khoản phải thu của khách hàng (111,112,131)

TK 5213 – Giảm giá hàng bán

Căn cứ vào phiếu chi, giấy báo Nợ kế toán ghi tăng tài khoản 5213 : trị giá hàng giảm giá chưa thuế , ghi giảm tài khoản 3332 : thuế GTGT đầu ra phải nộp, và ghi giảm tài khoản tiền hoặc tài khoản phải thu (111,112,131 )

Để theo dõi giá trị của từng khoản giảm trừ doanh thu vào cuối kỳ. Đồng thời, để có những thông tin cụ thể kế toán nên chi tiết từng khoản giảm trừ doanh thu cho từng mặt hàng trong doanh nghiệp như vậy có thể đưa ra được thông tin cần thiết để có biện pháp để khắc phục nguyên nhân, giảm thiểu thiểu tối đa giá trị hàng bán trả lại.

- Mở Tk 1592- Dự phòng phải thu khó đòi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số nợ khó đòi để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí. Kế toán so sánh giữa số dự phòng cần trích lập với số dự phòng đã lập của năm trước:

- Nếu số dự phòng phải trích lập cuối niên độ bằng số dư dự phòng năm trước còn lại chưa sử dụng thì DN không phải trích lập.

- Nếu có số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung, kế toán bổ sung vào chi phí quản lý DN của năm kế toán đồng thời ghi tăng số dự phòng nợ phải thu khó đòi để kế toán làm căn cứ lập BCTC theo định khoản:

Nợ TK 642 Có TK 1592

thì số chênh lệch kế toán hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý DN trong kỳ theo định khoản ngược lại:

Nợ TK 1592 Có TK 642.

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xóa nợ. Việc xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi giảm dự phòng phải thu khó đòi và ghi giảm các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác. Đồng thời, kế toán ghi đơn vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” để theo dõi chi tiết (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

Nếu sau khi xóa nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đã đòi được nợ đã xử lý, thì số nợ thu được sẽ hạch toán ghi tăng vào TK 711: Thu nhập khác, ghi tăng số tiền thu được. Đồng thời, ghi đơn vào Bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (TK ngoài Bảng cân đối kế toán).

 Giải pháp 4: sử dụng phấn mềm kế toán

Như đã nói ở trên, hiện công ty chưa đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Theo ý kiến của em, công ty nên chuyển sang hình thức kế toán trên máy vi tính, đưa vào sử dụng các phần mềm kế toán trong công tác tổ chức và hạch toán kế toán. Bởi vì việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp giảm bớt được khối lượng công việc cũng như thời gian của kế toán viên, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời giúp cho kế toán cũng như ban lãnh đạo tại công ty có các số liệu một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời; giảm thiểu các sai sót của kế toán trong quá trình hạch toán, ghi sổ cũng như lập báo cáo tài chính. Hiện nay có rất nhiều phần mềm kế toán tiện ích được sử dụng rộng rãi như Fast, Missa… Về việc chọn lựa phần mềm kế toán sử dụng tại doanh nghiệp, giám đốc công ty cần cùng với kế toán trưởng xem xét đánh giá kỹ lưỡng, xem xét các phần mềm đang được sử dụng phổ biến cho các doanh nghiệp hiện nay, xem phần mềm nào thì phù hợp với doanh nghiệp mình để lựa chọn từ đó có sự lựa chọn đúng đắn

Một phần của tài liệu Kế toán bán mặt hàng sơn Dulux tại công ty CP kiến trúc xây dựng và thương mại Châu Á (Trang 49)