Vốn không thể mất đi, mà phải luôn được bảo toàn và phát triển, để giúp cho việc thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.Vốn của doanh nghiệp, nếu xét theo công
Trang 1MỤC LỤ
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 4
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 5
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU,SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 9
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 2
VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.1 Vốn cố định trong các doanh nghiệp: 2
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn cố định trong doanh nghiệp: 2
1.1.1.1 Khái niệm về vốn cố định: 2
1.1.1.2 Đặc điểm vốn cố định: 2
1.1.2 Khấu hao tài sản cố định: 3
1.1.2.1 Hao mòn tài sản cố định: 3
1.1.2.2 Khấu hao tài sản cố định và các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: 4 1.1.3 Vai trò của vốn cố định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 7
1.1.4 Phân loại vốn cố định trong doanh nghiệp: 8
1.1.4.1 Trên góc độ nguồn hình thành vốn cố định: 8
1.1.4.2 Trên góc độ phạm vi huy động vốn: 9
1.1.5 Các thiêu thức chủ yếu dùng trong phân loại Tài sản cố định 9
1.1.5.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện: 9
1.1.5.2 Phân loại theo mục đích sử dụng: 10
1.1.5.3 Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế 10
1.1.5.4 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: 11
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp: 12
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn cố định: 12
1.2.2 các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn cố định: 14
1.2.2.1 Các chỉ tiêu tổng hợp: 14
Trang 21.2.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: 17
1.2.3.1 Cần chú trọng công tác xây dựng, đầu tư mua sắm TSCĐ và phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế: 17
1.2.3.2.Cần phải nâng cao công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 18
1.2.3.3 Thực hiện tốt việc trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao: 19
1.2.3.4 Thực hiện thường xuyên và có kế hoạch việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định: 19 1.2.3.5 Thườg xuyên có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho vốn cố định: 19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: 19
1.3.1 Các nhân tố chủ quan: 19
1.3.2 Các nhân tố khách quan: 22
2.1.6 Tổ chức công tác tài chính của công ty 23
2.1.6.1 Hình thức kế toán, tin học hóa công tác tài chính 23
1.6.2.Tổ chức bộ máy tài chính của công ty 23
CHƯƠNG 2: THƯC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÀ ĐÔ 25
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô 25
2.1.1.1 Tên, địa chỉ công ty 25
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 25
2.1.1.3 Vị thế của công ty 26
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu phát triển của công ty 27
2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 27
2.1.2.2 Mục tiêu phát triển của công ty 28
2.1.3 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty 28
2.1.3.1 Công ty cổ phần Hà Đô 1 28
2.1.3.2 Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô 2-3 29
2.1.3.3 Công ty cổ phần Hà Đô 4 29
2.1.3.4 Công ty cổ phần Hà Đô 5 29
2.1.3.5 Công ty cổ phần tư vấn Hà Đô 29
Trang 32.1.3.6 Công ty đầu tư quốc tế Hà Đô 29
2.1.3.7 Công ty cổ phần đầu tư Khánh Hà 29
2.1.3.8 Công ty cổ phần Za Hưng 29
2.1.3.9 Công ty cổ phần thương mại Hà Đô 30
2.1.3.10 Công ty TNHH 1 thành viên quản lý và khai thác BĐS Hà Đô phía Nam 30
2.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 30
2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 30
2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận 31
2.3 Tình hình tổ chức và sử dụng vố kinh doanh và huy động nguồn vố kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô 36
2.3.1 Tình hình tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của công ty 36
2.3.2 Tình hình huy động nguồn vốn của công ty 39
2.3.3 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của công ty 48
2.4 Thực trạng quá trình tổ chức quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 – 2012 50
2.4.1.Đánh giá chung về tình hình vốn cố định của công ty 50
2.4.2 Thực trạng tình hình quản lý, sử dụng vốn cố định của công ty 56
2.4.3 Tình hình tăng giảm vốn cố định của công ty 59
2.4.4.Tình hình trích khấu hao TSCĐ của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô 61
2.4.5 Đánh giá hệ số sinh lời vốn cố định và khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định của công ty 63
2.4.6 Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty 65
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY 68
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÀ ĐÔ 68
3.1 Nhận xét, đánh giá chung về công tác quản trị tài sản cố định của công ty 68
3.2 Các kết quả đạt được, những hạn chế 69
3.2.1.Kết quả đạt được 69
3.2.2 Những hạn chế 70
3.2.3.Nguyên nhân của hạn chế 70
Trang 43.3 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tài sản cố định tại công ty 713.4.Kiến nghị 77KẾT LUẬN 78
LỜI CẢM ƠN
Bài luận văn này đựợc hoàn thành dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình của côgiáo Th.S Trần Thu Huyền cùng với sự giúp đỡ về chuyên môn của các cô, chú, anh,chị trong Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô Em xin được gửi lời cảm ơn chân thànhđến cô giáo Th.S Trần Thu Huyền cùng các cô chú, anh chị trong công ty vì sự hướngdẫn, chỉ bảo cặn kẽ của cô giáo và các bác, cô chú, anh chị trong quá trình hoàn thànhbài luận văn tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên Chẩu Thị Lợi
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2013
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2013
Xác nhận của giáo viên phản biện
DANH MỤC BẢNG BIỂU,SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang 7Sơ đồ 2.1.5.1: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính 23
Sơ đồ 2.1.5.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy tài chính của công ty 24
Sơ đồ 2.1.4.1: bộ máy tổ chức của công ty 30
Bảng 2.1 Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 – 2012 34
Bảng 2.2 Tình hình tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 - 2012 37
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện tình hình tổ chức sở dụng vốn kinh doanh của HDG giai đoạn 2010 – 2012 38
Bảng 2.3 : Nguồn hình thành vốn kinh doanh của cồn ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 – 2012 40
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2009 – 2011 41
Bảng 2.4 Hệ số nợ của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 - 2012 44
Biểu đồ 2.4 Hệ số nợ của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 - 2012 44
Bảng 2.5 Hệ số vốn chủ sở hữu của tập đoàn Hà Đô từ năm 2010-2012 45
Bảng 2.6: Hệ số đảm bảo nợ của tập đoàn Hà Đô từ năm 2010-2012 46
Biểu đồ 2.6 Hệ số đảm bảo nợ của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 -2012 47
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 – 2012 48
Biểu đồ 2.7 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tài sản và ngồn vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 – 2012 50
Bảng 2.8 Tình hình vốn cố định của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2009 – 2011 51
Biểu đồ 2.8 Thể hiện tình hình vốn cố định của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 – 2012 52
Bảng 2.9 Cơ cấu nguồn vốn cố định của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 – 2012 54
Biểu đồ 2.9 Cơ cấu nguồn vốn cố định của công ty giai đoạn 2010 – 2012 55
Trang 8Biểu đồ 2.10 Biểu đồ thể hiện tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty cổphần tập đoàn Hà Đô giai đoạn 2010 – 2012 56Bảng 2.10 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần tập đoàn Hà
Đô giai đoạn 2010 – 2012 57Bảng 2.11 : Tình hình tăng giảm vốn cố định của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giaiđoạn 2010 – 2012 59Bảng 2.12 Tình hình trích khấu hao tài sản cố định tính đến ngày 31/12/2012 61Biểu đồ 2.12 Biểu đồ thể hiện tình hình trích khấu hao tài sản cố định của công ty tínhđến ngày 31/12/2012 62Bảng 2.12 Hệ số sinh lời vốn cố định của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô giai đoạn
2010 – 2011 63Bảng 2.13 Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đôgiai đoạn 2010 – 2012 64Bảng 2.14 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần tập đoàn 65
Hà Đô giai đoạn 2010 – 2012 65
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của khoá luận.
Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải tự trang bị chomình một hệ thống cơ sở vật chất tương ứng với ngành nghề kinh doanh mà mình đãlựa chọn Điều này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có một số tiền ứng trước để muasắm Lượng tiền ứng trước đó gọi là vốn kinh doanh trong đó chiếm chủ yếu là vốn cốđịnh
Nhất là trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, các Doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì bằng mọi cách phải sử dụng đồng vốn cóhiệu quả Do vậy đòi hỏi các nhà quản lý Doanh nghiệp phải tìm ra các phương sáchnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vố cố định nóiriêng
Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô là một đơn vị có quy mô và lượng vốn cốđịnh lớn Hiện nay tài sản cố định của công ty đã và đang đổi mới, do vậy việc quản lý
sử dụng chặt chẽ và có hiệu quả vố cố định của công ty là một trong nhưng yêu cầulớn nhằm tăng năng suất lao động, thu được lợi nhuận cao, đảm bảo trang trải cho mọichi phí và có lãi
Xuất phát từ lý do trên và với mong muốn trở thành nhà quản lý trong tươnglai, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô, được sự hưỡng dẫn
và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Trần Thu Huyền cùng toàn thể cán bộ công nhân
viên trong công ty, em đã chon đề tài: “ Đánh giá tình hình quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô ” cho đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận khoá luân tốt nghiệp của em được chia làm 3 chương:Chương 1: Lý luận chung về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố đinh trongdoanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô
Chương 3: Nhận xét và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô
Trang 11CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn cố định trong các doanh nghiệp:
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn cố định trong doanh nghiệp:
1.1.1.1 Khái niệm về vốn cố định:
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, doanh nghiệp muốn hoạt động được, thì đều phải
có vốn Vốn là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nó vừa là nhân tố đầu vào,đồng thời, vừa là kết quả phân phối thu nhập đầu ra, của quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp Chính vì vậy, vốn tồn tại với tư cách là một nhân tố không thể thiếu đốivới hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn khi được đầu tư, thì sau một thời gian hoạtđộng sản xuất kinh doanh, phải được thu hồi về nhằm bổ sung cho chu kỳ sản xuấtkinh doanh tiếp theo Vốn không thể mất đi, mà phải luôn được bảo toàn và phát triển,
để giúp cho việc thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.Vốn của doanh nghiệp, nếu xét theo công dụng kinh kế và đặc điểm luân chuyển giá trị,được phân chia thành hai loại, bao gồm: Vốn lưu động và Vốn cố định
Một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, cần phải xâydựng cơ sở hạ tầng, đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị, tư liệu lao động, đáp ứng nhucầu sản xuất kinh doanh Như vậy, doanh nghiệp đã bỏ ra một lượng vốn ứng trước
nhất định, được gọi là Vốn cố định của doanh nghiệp Vậy “Vốn cố định (VCĐ) của
doanh nghiệp là số vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp”.
Vốn cố định để đầu tư, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, tài sản cố định của doanhnghiệp, lúc đầu vốn cố định của doanh nghiệp có giá trị bằng giá trị nguyên thuỷ củatài sản cố định, nhưng sau đó, giá trị vốn cố định thường nhỏ hơn, giá trị nguyên thuỷcủa tài sản cố định, sở dĩ như vậy, là do doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao tài sản
cố định, để tiến hành tái đầu tư mở rộng
Trang 12tài sản cố định của doanh nghiệp Do đó, giữa vốn cố định và tài sản cố định có mốiquan hệ chặt chẽ Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định tính đồng bộ của tài sản cốđịnh, từ đó, quyết định năng lực sản xuất, và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất Ngược lại, đặc điểm của tài sản cố địnhnói lên đặc điểm, chu trình tuần hoàn vốn cố định.
Có thể khái quát đặc điểm của vốn cố định như sau:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh Sở dĩ có đặc điểm này là
do đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuấtquyết định Do đó, trong quản lý cần theo dõi và thu hồi vốn tốt
- Vốn cố định được luân chuyển dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất, khitham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận của vốn cố định được luân chuyển, cấuthành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với giátrị hao mòn của tài sản cố định Phần còn lại sẽ được cố định và chờ luân chuyển vàocác chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo
- Sau nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.Vòng luân chuyển vốn cố định, được hiểu là khoảng thời gian kể từ khi vốn cố định bắtđầu tham gia vào quá trình sản xuất, cho tới khi doanh nghiệp thu lại được toàn bộ vốn cốđịnh bỏ ra ban đầu thông qua việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Như vậy, đồng thờicác chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn cố định được tách thành hai bộ phận, một bộ phậntồn tại dưới dạng quỹ khấu hao (phần giá trị tài sản cố định đã hao mòn) phần này ngàymột tăng lên; bộ phận thứ hai, là giá trị còn lại của tài sản cố định phần này thì ngược lạingày một giảm đi Cho tới khi thời gian sử dụng của tài sản cố định hết và toàn bộ giá trịcủa nó được chuyển dịch hết vào giá trị của sản phẩm, thì cũng là lúc kết thúc một vòngluân chuyển
1.1.2 Khấu hao tài sản cố định:
1.1.2.1 Hao mòn tài sản cố định:
Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần vềgiá trị của tài sản cố định Có hai loại hao mòn tài sản cố định là hao mòn hữu hình vàhao mòn vô hình
- Hao mòn hữu hình:
Là loại hao mòn, do doanh nghiệp sử dụng và do môi trường Loại hao mòn này
Trang 13sẽ càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều, hoặc ở trong môi trường có sự ănmòn hóa học hay điện hóa học
Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình trước hết, phụ thuộc vào các nhân tốtrong quá trình sử dụng tài sản cố định như thời gian và cường độ sử dụng, việc chấphành các quy phạm pháp luật, trong sử dụng và bảo dưỡng tài sản cố định Tiếp đến làcác nhân tố về tự nhiên và môi trường sử dụng tài sản cố định như nhiệt độ, độ ẩm, tácđộng của các hóa chất ngoài ra, mức độ hao mòn hữu hình còn phụ thuộc vào chấtlượng của tài sản cố định
Việc nhận thức rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức hao mòn hữu hình tài sản
cố định sẽ giúp các doanh nghiệp có biện pháp cần thiết, để hạn chế nó
1.1.2.2 Khấu hao tài sản cố định và các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định:
* Khấu hao tài sản cố định:
Để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp, phải chuyển dịch dần dần phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sảnxuất trong kỳ, gọi là khấu hao tài sản cố định
Vậy, khấu hao tài sản cố định là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của tàisản cố định, trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phươngpháp tính toán thích hợp
Mục đích của khấu hao tài sản cố định, là nhằm tích lũy vốn để tái sản xuất giảnđơn hoặc tái sản xuất mở rộng tài sản cố định Giá trị hao mòn được chuyển dịch vào
Trang 14giá trị sản phẩm, được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm biểu hiện dưới hìnhthức tiền tệ, gọi là tiền khấu hao tài sản cố định Sau khi sản phẩm hàng hóa được tiêuthụ, số tiền khấu hao được tích lũy lại hình thành quỹ khấu hao tài sản cố định củadoanh nghiệp, quỹ khấu hao dùng để tái sản xuất giản đơn Song trên thực tế, trongđiều kiện tiến bộ về khoa học kỹ thuật, quỹ khấu hao có khả năng tái sản xuất mởrộng Khả năng này có thể thực hiện bằng cách Các doanh nghiệp sẽ sử dụng quỹkhấu hao được tích lũy hàng năm như một nguồn tài chính bổ sung cho các mục đíchđầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh để có doanh lợi Hoặc nhờ nguồn này doanhnghiệp có thể đầu tư đổi mới tài sản cố định ở những năm sau, trên một quy mô lớnhơn hoặc trang bị máy móc hiện đại hơn.
* Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định:
Việc tính khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp có thể được thực hiệntheo nhiều phương pháp khác nhau Gồm các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp khấu hao bình quân (phương pháp tuyến tính cố định):
Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng khá phổ biến, để tínhkhấu hao tài sản cố định Theo phương pháp này, tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàngnăm được xác định theo mức không đổi, trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.Mức khấu hao, và tỷ lệ khấu hao hàng năm, được xác định theo công thức:
M KH =
G d Τ
T KH =
Μ KH Τ
Trong đó:
MKH: Mức khấu hao trung bình hàng năm
TKH: Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm
G®: Nguyên giá tài sản cố định
T: Thời gian sử dụng của tài sản cố định (năm)
Nếu doanh nghiệp trích khấu hao hàng tháng, thì lấy mức khấu hao hàng nămchia cho 12 tháng
Ưu điểm của phương pháp khấu hao bình quân là tính toán đơn giản, dễ hiểu.Mức khấu hao tính vào giá thành đều đặn, làm cho giá thành ổn định Tuy nhiên
Trang 15phương pháp này có nhược điểm là không phản ánh chính xác, mức độ hao mòn thực
tế, của tài sản có định vào giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng khác nhau,khả năng thu hồi vốn chậm, làm tài sản cố định chịu ảnh hưởng của hao mòn vô hình
- Phương pháp khấu hao giảm dần:
Phương pháp khấu hao này gồm hai phương pháp là khấu hao theo số dư giảmdần và khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng
+Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Thực chất của phương pháp này, là số tiền khấu hao hàng năm được tính bằngcách Lấy giá trị còn lại của tài sản cố định theo thời hạn sử dụng nhân với tỷ lệ khấuhao không đổi Như vậy, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao theo thời hạn sử dụng tài sản
cố định sẽ giảm dần Công thức tính tỷ lệ khấu hao hàng năm theo thời hạn sử dụngnhư sau:
TKH = 1 - G® t
GCTrong đó:
TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm
GC: Giá trị còn lại của tài sản cố định ở cuối năm tính toán
G®: Nguyên giá của tài sản cố định
t: Thời điểm của năm cần tính khấu hao
+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng:
Theo phương pháp này, số tiền khấu hao hàng năm được tính bằng cách, nhângiá trị ban đầu của tài sản cố định với tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm Tỷ lệ khấuhao này được xác định bằng cách lấy số năm sử dụng còn lại chia cho tổng số thứ tựnăm sử dụng C«ng thøc tÝnh nh sau:
TTrong đó:
TKH: Tỷ lệ khấu hao theo năm sử dụng
T: Thời gian dự kiến sử dụng tài sản cố định
t: Thứ tự năm cần tính tỷ lệ khấu hao
Phương pháp khấu hao giảm dần có ưu điểm là phản ánh chính xác, mức haomòn tài sản cố định vào giá trị sản phẩm, thu hồi vốn nhanh, hạn chế được ảnh hưởngcủa hao mòn vô hình Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là việc tính toán
Trang 16mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm sẽ phức tạp, số tiền trích khấu hao lũy kếđến năm cuối cùng cũng chưa đủ bù đắp toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu vào tài sản cốđịnh.
Trên thực tế, người ta có thể sử dụng kết hợp phương pháp khấu hao bình quânvới phương pháp khấu hao giảm dần bằng cách, trong những năm đầu sử dụng tài sản
cố định thì áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần, còn những năm cuối thì thựchiện phương pháp khấu hao bình quân Bằng cách này, có thể hạn chế được hao mòn
vô hình và số khấu hao lũy kế đến năm, cuối cùng sẽ bù đắp được giá trị ban đầu củatài sản cố định
Việc nghiên cứu các phương pháp khấu hao tài sản cố định, là một căn cứ quantrọng, giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với tổ chứckinh doanh của doanh nghiệp mình, đảm bảo cho việc thu hồi, bảo toàn, và nâng cao,hiệu quả sử dụng vốn cố định Đồng thời, cũng là căn cứ cho việc lập kế hoạch, khấuhao tài sản cố định của các doanh nghiệp
1.1.3 Vai trò của vốn cố định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp, vốn cố định giữ một vị trí rất quan trọng trong sản xuấtkinh doanh Có thể khẳng định, quy mô vốn cố định, sẽ quyết định phần lớn kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thì vấn đề đầu tiên, là chủ doanhnghiệp phải đầu tư ứng trước một lượng vốn, để tiến hành thuê mua đất, xây dựng nhàxưởng, trang bị máy móc…đó là giai đoạn hình thành doanh nghiệp Do vậy, không cóđầu tư ứng trước, nghĩa là đầu tư cho vốn cố định thì doanh nghiệp sẽ không được thànhlập, cũng như, không thể tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào
- Quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô, tính đồng bộ, trình
độ khoa học kỹ thuật của tài sản cố định, do đó, quyết định năng lực sản xuất và khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp, mà trang thiết bị máy móckhông đủ tối tân, hiện đại để phục vụ cho sản xuất sản phẩm thì khả năng cạnh tranhsản phẩm trên thị trường là không có, điều này, có thể dẫn tới doanh nghiệp đứng bên
bờ phá sản
Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng rất lớn
và đòi hỏi ngày càng cao, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường
Trang 17tiêu thụ, tạo uy tín, cho sản phẩm qua đó nâng cao thương hiệu và giúp doanh nghiệptăng doanh thu là những vấn đề hàng đầu của doanh nghiệp Muốn đạt được nhữngđiều ấy, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầu tư, nâng cao trình độ máy móc thiết bị.
- Sử dụng vốn cố định đầu tư hợp lý cho tài sản cố định, có nghĩa doanh nghiệp
đã nâng cao uy tín của mình với đối tác với bạn hàng, khách hàng sẽ tin tưởng hơn khisản phẩm mà họ lựa chọn là của một doanh nghiệp có cơ sở vật chất, và máy móc thiết
bị hiện đại Còn ngược lại, nếu doanh nghiệp đầu tư không đúng mức, đúng hướng,đánh giá thấp tầm quan trọng của tài sản cố định, sử dụng không hiệu quả vốn cố định,thì sẽ gây nên lãng phí, và doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn
- Ngoài ra, khi doanh nghiệp cần huy động vốn vay từ các Ngân hàng, các tổchức tài chính tín dụng, thì tài sản cố định của doanh nghiệp được coi là một điều kiệnđảm bảo quan trọng, đây là một thuận lợi cho doanh nghiệp, dựa trên cơ sở giá trị củatài sản mà Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, sẽ có những quyết định cho doanh nghiệpvay vốn hay không, và với khối lượng bao nhiêu
Từ vai trò của vốn cố định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, thì mỗi doanhnghiệp cần phải hết sức quan tâm, quản lý vốn cố định thật chặt chẽ, tránh tình trạng thấtthoát vốn, cùng với đó phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
1.1.4 Phân loại vốn cố định trong doanh nghiệp:
Để nhận thức đúng đắn và đầy đủ, về hình thức tồn tại của vốn cố định trongdoanh nghiệp, người ta xem xét và đánh giá, trên nhiều góc độ khác nhau Mỗi góc độđánh giá thì lại có cách phân loại khác nhau về vốn cố định của doanh nghiệp, nhưngnhìn chung lại, thì mục đích của phân loại vốn cố định là để giúp cho doanh nghiệpnâng cao hơn nữa, công tác quản lý, và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cố định củadoanh nghiệp mình
1.1.4.1 Trên góc độ nguồn hình thành vốn cố định:
Vốn cố định được chia thành: Vốn cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu
và vốn cố định hình thành từ các khoản vay, nợ của doanh nghiệp
- Vốn cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn do doanh nghiệp bỏ
ra để đầu tư vào tài sản cố định, do đó, nó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng và định đoạt trong toàn bộ thời gian hoạt độngkinh doanh Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì vốn chủ sở hữu có thể
Trang 18là : Vốn đầu tư ban đầu, do Nhà nước bổ sung, vốn cổ phần, vốn góp do liên doanh,liên kết, vốn bổ sung từ lợi nhuận giữ lại Chính dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu màngười ta có thể nhận biết doanh nghiệp là thuộc loại hình nào
+ Vốn cố định mà chủ yếu được bổ sung bằng ngân sách Nhà Nước, thì đó làdoanh nghiệp Nhà Nước
+ Doanh nghiệp có nguồn vốn cố định do tư nhân đóng góp, thì đó là doanhnghiệp tư nhân
+ Doanh nghiệp có nguồn vốn cố định từ các cổ đông đóng góp, thì đó là doanhnghiệp cổ phần
- Vốn cố định hình thành từ các khoản vay, nợ của doanh nghiệp: Là số vốn đượchình thành do doanh nghiệp đi vay các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác,doanh nghiệp phải chịu lãi suất từ các khoản vay theo quy định của ngân hàng và tổchức tín dụng Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, các loại chứngkhoán với các kỳ hạn khác nhau, để thu hút nguồn vốn đầu tư cho vốn cố định
1.1.4.2 Trên góc độ phạm vi huy động vốn:
- Vốn cố định tài trợ từ bên trong doanh nghiệp: Xuất phát từ bản thân doanh
nghiệp và được huy động từ nội bộ doanh nghiệp
- Vốn cố định tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệphuy động từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động, đầu tư tài sản cố định của mình: như vốnvay, phát hành trái phiếu cổ phiếu, thuê mua, thuê hoạt động
1.1.5 Các thiêu thức chủ yếu dùng trong phân loại Tài sản cố định.
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của Doanh nghiệp theo nhữngtiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Trong doanhnghiệp, TSCĐ có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vàohình thức quản lý và sử dụng TSCĐ của mỗi doanh nghiệp.Thông thường có nhữngcách phân loại chủ yếu sau:
1.1.5.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Theo phương pháp này TSCĐ của Doanh nghiệp được chia thành 2 loại: TSCĐ
có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ
vô hình) Trong quyết định số 166/QB-BTC vào ngày 30 tháng 12 năm 1999 của bộtrưởng bộ tài chính có đưa ra khái niệm về TSCĐ như sau:
Trang 19- TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từngđơn vị tài sản có kết cấu độc lâp hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liênkết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) có giá trị lớn và thờigian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyênhình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị
- TSCĐ vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, thểhiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinhdoanh của doanh nghiệp như: Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về sử dụng đất,chi phí về bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại,giá trị lợi thế thương mại,
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐhữu hình và TSCĐ vô hình Từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư sao cho phù hợp vàhiệu quả nhất
1.1.5.2 Phân loại theo mục đích sử dụng:
Theo tiêu thức này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chi làm 3 loại:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ dùng trong sản xuấtkinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh phụ của doanh nghiệp
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Đó lànhững TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sựnghiệp, bảo đảm an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp
- Các TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ nhà nước: Là những TSCĐ doanhnghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cho nhà nước theo quyết định của cơquan nhà nức có thảm quyền
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mìnhtheo mục đích sử dụng Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng saocho có hiệu quả nhất
1.1.5.3 Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sauquá trình thi công xây dựng như: nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhà kho, tháp nước, sânbay, đường xá, cầu cảng
- Máy móc thiết bị: Là toàn bộ các máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động sản
Trang 20xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị động lực, máy móc công tác,thiết bị chuyên dùng, những máy móc đơn lẻ
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải như:phương tiện đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết
bị truyền dẫn như hệ thống điện, hệ thống thông tin, đường ống dẫn nước, khí đốt,băng tải
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: máy vi tính, thiết bị điện tử,dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút bụi, hút ẩm,
- Vườn cây lâu năm, sức vật làm việc hoặc cho sản phẩm: Là các vườn cây lâunăm như: vườn chè, cà phê, cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh, súc vậtlàm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa,
-Các lại TSCĐ khác: Là toàn bộ TSCĐ chưa liệt kê vào 5 loại như trên: Các tácphẩm nghệ thuật, tranh ảnh,
Cách phân loại này cho thấy công dụng của từng loại TSCĐ trong doanh nghiệptạp điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao TSCĐchính xác
1.1.5.4 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng:
TSCĐ đang sử dụng: đó là những TSCĐ doanh nghiệp đang sử dụng cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, hoặc an ninhquốc phòng của doanh nghiệp
TSCĐ chưa cần sử dụng: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinhdoanh hay các hoat động khác của doanh nghiệp xong hiện tại chưa cần dùng, đangđược dự trữ để sử dụng sau này
TSCĐ không cần sử dụng: Là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợpnhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán đểthu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu
Cách phân loại này cho ta thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của doanhnghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng.Mỗi cách phân loại cho phép đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐ của doanh nghiệptheo các tiêu thức khác nhau Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại
Trang 21TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của doang nghiệp tại một thờiđiểm nhất định.
Kết cấu giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau thậm chítrong cùng một nghành sản xuất cũng không hoàn toàn giống nhau Sự khác biệt hoặcbiến động của kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố như quy mô sản xuât, khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năngtiêu thụ sản phẩm trên thị trường, trình độ tiến bộ kho học kỹ thuật trong sảnxuất Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, việc phân loại và phân tích kết cấu TSCĐ
là một việc làm hết sức cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấuTSCĐ sao cho có lợi nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanhnghiệp
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp:
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Vốn cố định, với đặc điểm chu kỳ vận động kéo dài và trong thời gian sử dụngmột phần vốn cố định được chuyển hoá thành tiền tệ, phần còn lại của vốn cố địnhđược giữ lại, hoặc được cố định Do đó, để bảo toàn được vốn cố định thì phần cố định
phải nhanh chóng được chuyển hoá thành tiền dưới dạng quỹ khấu hao Đây là một
quá trình dễ gây nên thất thoát vốn cố định khiến cho vốn cố định không được thu hồiđầy đủ Vấn đề mà các nhà quản lý phải quan tâm, với câu hỏi, làm thế nào, để vốn cốđịnh trong suốt thời gian tham gia vào sản xuất kinh doanh, mang lại lợi nhuận nhiềunhất, có thể cho doanh nghiệp mà vẫn được bảo toàn Chính vì vậy, đòi hỏi các doanhnghiệp phải sử dụng có hiệu quả vốn cố định
Vậy: “Hiệu quả sử dụng vốn cố định, là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trongquá trình khai thác, sử dụng vốn cố định vào sản xuất kinh doanh, với số vốn cố định
đã sử dụng để đạt được kết quả đó Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện ở sảnlượng, giá trị, chất lượng, sản phẩm hàng hoá, sản xuất ra trên số vốn cố định tham giavào sản xuất”
Doanh nghiệp, vẫn có thể sản xuất thêm một lượng sản phẩm chất lượng cao vớigiá thành hạ, từ đó, làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, trên số vốn cố định hiện cócủa mình Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, thì doanh nghiệp phải thườngxuyên thực hiện các biện pháp bảo toàn vốn cố định sau mỗi chu kỳ sản xuất Vậy,doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản cố định không bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng, có
Trang 22kế hoạch, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời, tiến hành thanh lý tài sản cố định đã quá cũ lạchậu tránh tình trạng ứ đọng vốn Đồng thời, doanh nghiệp cần phải tiến hành quản lý tốttài sản cố định ngay từ khâu mua sắm cho đến khâu sử dụng, ngoài ra, doanh nghiệp cònphải khai thác và tận dụng triệt để công suất thiết kế, của máy móc thiết bị vào sản xuấtkinh doanh.
Doanh nghiệp sử dụng vốn cố định để đầu tư thêm vào tài sản cố định mới cóhiệu quả và hợp lý, trước hết, phải phù hợp với điều kiện, và năng lực sản xuất củamình, phải đáp ứng được việc nâng cao chất lượng, tăng số lượng, sản phẩm sản xuất
và tiêu thụ Từ đó làm tăng nhanh doanh thu cho doanh nghiệp cùng với yêu cầu đảmbảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn Như vậy, doanh nghiệp, khôngnhững phải bảo toàn được vốn cố định mà còn phải phát triển vốn cố định, thông quatái sản xuất mở rộng tài sản cố định
Những vấn đề nêu trên cũng chính là mục tiêu cần phải đạt được trong việc sửdụng vốn cố định, và là thước đo, của việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định,trong doanh nghiệp
Thực hiện quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ,là sự cần thiếtđối với mọi doanh nghiệp vì nó, không những tác động đến kết quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, mà còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp, yêu cầu đó xuất phát từ những lý do sau:
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lýtốt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Trong thời kỳ mà khoa học công nghệtrở thành yếu tố có tác động trực tiếp, có tính quyết định, đối với sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào trang bị và sử dụng những tài sản cố định cóhàm lượng khoa học công nghệ càng cao, thì doanh nghiệp đó càng có điều kiện đểphát triển
- Xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp
Khi nói đến lợi nhuận, là nói đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, vì khidoanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thì đều hướng đến lợi nhuận
Mà để tăng nhanh lợi nhuận, để có được lợi nhuận tối đa, thì đòi hỏi các doanh nghiệpphải không ngừng tăng nhanh về chất lượng, và số lượng sản phẩm sản xuất và tiêuthụ, đồng thời, phải giảm thiểu chi phí sản xuất Vậy muốn đạt được những điều đó,
Trang 23doanh nghiệp cần có sự đầu tư đúng đắn và hợp lý, vào tài sản cố định Có đầu tư đổimới máy móc, thiết bị đồng bộ, tiên tiến và hiện đại, mới giúp cho doanh nghiệp sảnxuất được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn, tiết kiệm được chi phí nguyên vậtliệu, hạn chế sản phẩm hỏng góp phần giảm giá thành, tăng sản lượng sản xuất và tiêuthụ, tăng nhanh doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Xuất phát từ đặc điểm và vai trò của vốn cố định
Vốn cố định có vai trò rất quan trọng, trong doanh nghiệp, đặc biệt, đối vớinhững doanh nghiệp sản xuất, vốn cố định thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn kinhdoanh Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, sẽ góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.Từ đó, làm đòn bẩy, nâng cao hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh, và phát triển doanh nghiệp
1.2.2 các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Một trong những nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp, làkiểm tra, đánh giá, đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định Vì, qua đó giúp cho nhàquản lý doanh nghiệp có căn cứ, để đưa ra các quyết định đầu tư tài chính, nhằm điềuchỉnh quy mô, cơ cấu vốn cố định, đầu tư mới hay hiện đại hoá tài sản cố định
Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, mà hiệu quả sử dụng vốn cố định được phảnánh, thông qua các chỉ tiêu khác nhau Thông thường để đánh giá hiệu quả sử dụngvốn cố định của doanh nghiệp, người ta sử dụng hai nhóm chỉ tiêu đó là, các chỉ tiêutổng hợp và phân tích
1.2.2.1 Các chỉ tiêu tổng hợp:
Các chỉ tiêu này cho biết về mặt chất, việc sử dụng vốn cố định Thông qua cácchỉ tiêu này nhà quản lý có thể so sánh hiệu quả sử dụng vốn cố định giữa các kỳ kinhdoanh và có thể so sánh với các doanh nghiệp khác, có quy mô sản xuất tương tự, để
từ đó rút ra kinh nghiệm
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
Trang 24+ VCĐ đầu (hoặc cuối kỳ) là hiệu số của nguyên giá TSCĐ có ở đầu (hoặc cuối kỳ)+ Khấu hao lũy kế đầu kỳ là khấu hao lũy kế ở cuối kỳ trước chuyển sang.
+ Khấu hao lũy kế cuối kỳ = khấu hao lũy kế đầu kỳ + khấu hao tăng trong kỳ khấu hao giảm trong kỳ
-Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết, mỗi đơn vị đồng vốn cố định, được đầu tư vào sản xuấtkinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu (hoặc DT thuần ) tiêu thụ sản phẩmtrong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao
Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định:
Số vốn cố định bình quân trong kỳHàm lượng VCĐ =
Doanh thu ( hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn cố định, tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậntrước thuế (LNTT), hoặc lợi nhuận sau thuế (LNST), về tiêu thụ sản phẩm trong kỳcủa doanh nghịêp Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanhnghiệp càng tăng
1.2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích:
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Trang 25Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết, một đồng tài sản cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu (DT thuần) tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ hiệusuất sử dụng tài sản cố định càng cao
Chỉ tiêu tỷ suất đầu tư TSCĐ:
Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) trong kỳ
Tỷ suất đầu tư TSCĐ =
Chỉ tiêu kết cấu của tài sản cố định:
Kết cấu của tài sản cố định của doanh nghiệp cho biết, quan hệ tỷ lệ giữa giá trịtừng nhóm, loại tài sản cố định trong tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp tạithời điểm đánh giá Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơcấu tài sản cố định của doanh nghiệp, tránh tình trạng đầu tư không hiệu quả, gây ralãng phí, vốn của doanh nghiệp
Nhờ kiểm tra đánh giá, tính hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định sẽ giúp chonhà quản lý doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đưa ra những quyết định về đầu tư,điều chỉnh quy mô sản xuất cho phù hợp, đề ra các biện pháp hữu hiệu, nhằm khái tháctối đa tiềm năng sẵn có của vốn cố định, cũng như giải pháp khắc phục những tồn tại Ngoài việc nghiên cứu các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp cần tiến hành kết hợp xem
Trang 26xét các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, của tài sản cố định, để giúp cho việc đánh giá đượctoàn diện và chính xác hơn Cần tiến hành so sánh chỉ tiêu đánh giá giữa các năm, theodõi sự biến động của vốn cố định theo hướng tích cực hay tiêu cực, cần phải thamkhảo sử dụng các chỉ tiêu giữa các đơn vị cùng ngành, cùng lĩnh vực, xem xét khảnăng cạnh tranh trên thị trường, tình trạng sử dụng tài sản cố định, vốn cố định, củacác đơn vị ra sao Từ đó doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về việc quản lý và sửdụng vốn cố định của mình
1.2.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
1.2.3.1 Cần chú trọng công tác xây dựng, đầu tư mua sắm TSCĐ và phải quan tâm
đến hiệu quả kinh tế:
Để việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả, thì trước hết phải quan tâm đến chấtlượng của công tác đầu tư, mua sắm tài sản cố định Chính vì vậy, trước khi đầu tưmua sắm, phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố như: Thị trường, khả năngtiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, điều kiện cung cấp vật tư, và khả năng tận dụngcông suất của tài sản cố định, phải xác định đúng đắn nhu cầu sử dụng tài sản cố địnhcho khâu nào trong sản xuất, khâu nào cần chú trọng đầu tư trước Ví dụ: Khi sảnphẩm của doanh nghiệp đang được thị trường chấp nhận và khả năng tiêu thụ là rấtlớn, doanh nghiệp nên ưu tiên đầu tư cho những tài sản cố định, có tính chất trực tiếp,tạo ra sản phẩm hàng hoá hơn, là những tài sản cố định có tính chất phục vụ sản xuất,
có như vậy, thì đầu tư của doanh nghiệp mới hiệu quả, mới phát huy được hiệu quả sửdụng vốn cố định
Mặt khác, khi tiến hành đầu tư, doanh nghiệp phải tính toán xem khả năng manglại hiệu quả kinh tế và phải xác định cơ cấu đầu tư hợp lý, chỉ tiến hành đầu tư khi thật
sự cần thiết, tránh tình trạng đầu tư giàn trải, dẫn đến không hiệu quả, và làm ứ đọngvốn của doanh nghiệp
Khi tiến hành đầu tư mới tài sản cố định, phải xác định xem tính năng của tài sản
cố định, có phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, có phù hợp với yêucầu và khả năng khai thác của doanh nghiệp hay không Đầu tư mua sắm tài sản cốđịnh, phải theo hướng tỷ trọng tài sản cố định, dùng trong sản xuất kinh doanh đóngvai trò chủ đạo, ngày càng tăng Tỷ trọng các tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinhdoanh và các tài sản cố định không phát huy hiệu quả ngày càng giảm
Trang 27Việc xác định tỷ lệ giữa các loại máy móc thiết bị, dùng trong các khâu của quytrình công nghệ, và tổng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp, là căn cứ để lập racác kế hoạch, điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định, kế hoạch đầu tư đồng bộ máy mócthiết bị, các kế hoạch sửa chữa, cải tạo máy móc cũ, tiến hành giải phóng, thanh lý,nhượng bán những máy móc thiết bị không cần dùng, không còn giá trị sử dụng, hoặcvẫn sử dụng được, nhưng hiệu quả không cao, nhằm thu hồi vốn cho doanh nghiệp.
1.2.3.2.Cần phải nâng cao công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Tiến hành đánh giá, giá trị của tài sản cố định, đảm bảo phản ánh chính xác, tìnhhình biến động của vốn cố định, quy mô vốn cố định Từ đó có biện pháp điều chỉnhkịp thời, giá trị của tài sản cố định tạo điều kiện để tính đúng, tính đủ, chi phí khấu haotài sản cố định, không để xảy ra tình trạng mất vốn
Phải tiến hành phân loại, phân cấp, tài sản cố định Phân cấp quản lý tài sản cốđịnh, và tiến hành phân giao tài sản cố định cho từng bộ phận, từng cá nhân, một cách
rõ ràng, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động, của các bộ phận sửdụng Đồng thời, cũng phải thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý đối với bộ phận, cánhân quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định của doanh nghiệp, và có hình thức kỷ luậtkhiển trách nghiêm khắc đối với bộ phận, cá nhân làm hư hỏng tài sản của doanhnghiệp để nâng cao tinh thần trách nhiệm quản lý sử dụng Từ đó, có thể nâng caocường độ sử dụng máy móc thiết bị, khai thác triệt để công suất của tài sản cố định,tiết kiệm tối đa và tăng nhanh vòng quay vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
cố định
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo cả chiều sâu và chiều rộng Muốnvậy, phải tiến hành cơ giới hoá, hiện đại hoá, quá trình sản xuất và hoàn thiện quytrình công nghệ, tổ chức sản xuất theo dây truyền, trên cơ sở tập trung sản xuất nhữngsản phẩm, có tính cạnh tranh cao và khả năng tiêu thụ lớn Nâng cao hiệu quả sử dụngtheo chiều rộng, có thể thực hiện bằng cách tăng thời gian làm việc của tài sản cố định
và vốn cố định nói chung Muốn vậy, phải đảm bảo tính thường xuyên, cân đối vềcông suất, tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện nghiêm chỉnh quy trình côngnghệ, nâng cao hệ số công tác, tận dụng phát huy tối đa tài sản cố định hiện có đưa vào
sử dụng
Trang 281.2.3.3 Thực hiện tốt việc trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao:
Thực hiện trích khấu hao là công việc rất quan trọng, bởi đó là hình thức thu hồivốn cố định phục vụ cho tái sản xuất, đầu tư, đổi mới tài sản cố định, nhằm đáp ứngkịp thời nhu cầu sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Do hao mòn tài sản
cố định chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan, như sự phát triển của khoa học kỹthuật, sự tác động của môi trường, nên công việc đặt ra là phải có biện pháp tríchkhấu hao thích hợp và phải làm thế nào để giảm thiểu hao mòn vô hình, nhằm thu hồivốn nhanh và bảo toàn được vốn cố định, tránh gây ra những biến động lớn về chi phíảnh hưởng đến giá thành và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp
1.2.3.4 Thực hiện thường xuyên và có kế hoạch việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định:
Doanh nghiệp phải có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên, kế hoạch sửa chữa, đổimới, đối với tài sản cố định để không ngừng nâng cao hiệu quả của tài sản cố định,vốn cố định Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành sửa chữa lớn tài sản
cố định, thì cần quan tâm và tính toán kỹ hiệu quả của nó, bởi việc xem xét và tínhtoán kỹ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sửa chữa lớn, thì có hiệu quả bằngviệc đầu tư mới tài sản cố định hay không
1.2.3.5 Thườg xuyên có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho vốn cố định:
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh nói chung và đối với vốn cố định nói riêng, là doanh nghiệp đã chủ động để hạnchế những tổn thất kinh tế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại.Với vốn cố định, để phòng ngừa những rủi ro, doanh nghiệp nên mua bảo hiểm cho tàisản cố định, tiến hành trích lập các quỹ dự phòng, như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dựphòng tài chính, để khi xảy ra rủi ro không gây ra những biến độ ng quá lớn chodoanh nghiệp
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
1.3.1 Các nhân tố chủ quan:
- Quy mô vốn cố định và công tác đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp Quy
mô vốn cố định đủ lớn sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện mua sắm đổi mới, kết hợpvới những quyết định, đầu tư đúng đắn và hợp lý, tiến hành sử dụng hết công suất máymóc thiết bị, thì không những giúp doanh nghiệp tăng nhanh số vốn cố định hiện có
mà còn giúp cho doanh nghiệp có được những tài sản cố định tiên tiến, hiện đại phục
Trang 29vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng caonăng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp tăng nhanh doanh thu, qua đó nâng caohiệu quả sử dụng vốn cố định Mặt khác, quy mô vốn cố định nhỏ, doanh nghiệp lại cónhững quyết định sai lầm như đầu tư mua sắm tài sản cố định không còn phù hợp vớitình hình sản xuất kinh doanh, hoặc mua phải những tài sản cố định lạc hậu, kém chứcnăng, sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định thấp, doanh nghiệp có thể bị thất thoátvốn cố định, hoặc mất vốn, do ảnh hưởng của hao mòn vô hình.
- Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh
Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả, sẽ tác độngtích cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng nhanh doanhthu, lợi nhuận, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng số vốn cố định Ngựơc lại, trình
độ quản lý sản xuất kinh doanh kém, sẽ dẫn đến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không cólợi nhuận, vì vậy, vốn cố định cũng giảm theo
- Hình thái đặc chưng của doanh nghiệp
Sử dụng vốn cố định liên quan chặt chẽ tới hình thái, đặc trưng của doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thì vốn cố định huy độngcho đầu tư mua sắm dây chuyền, trang thiết bị máy móc phục vụ hoạt động sản xuấtkinh doanh là chủ yếu, vốn cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn của doanhnghiệp, hiệu quả vốn cố định, được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng sản phẩm,sản xuất và tiêu thụ Còn đối với doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực thương mại vàdịch vụ thì vốn cố định được huy động phục vụ kinh doanh gắn liền với quá trình lưuthông, phân phối hàng hoá, vốn cố định chỉ chiếm khoảng 20% tổng vốn kinh doanh,hiệu quả sử dụng vốn cố định thể hiện thông qua chất lượng phục vụ và kết quả phânphân phối dịch vụ Như vậy, với hình thái doanh nghiệp khác nhau, thì hiệu quả sửdụng vốn cố định được đánh giá qua chỉ tiêu khác nhau
- Khả năng huy động vốn cố định
Trong công tác huy động vốn, nếu doanh nghiệp huy động được nguồn vốn đầu
tư hợp lý, thì sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, tạo sự ổn địnhtrong vốn đầu tư vào tài sản cố định, đảm bảo khả năng về tài chính và phát huy tối đanguồn vốn huy động được Ví dụ: Đối với tài sản cố định, thì doanh nghiệp cần tìmkiếm các nguồn vốn trung và dài hạn thông qua vay dài hạn Ngân hàng, phát hành cổ
Trang 30phiếu, trái phiếu Công ty Mặt khác, nếu doanh nghiệp huy động nguồn vốn không hợp
lý sẽ dẫn đến doanh nghiệp phải chịu chi phí sử dụng vốn cao, không đảm bảo an toàn
về tài chính, dễ mất vốn và gặp nhiều rủi ro Ví dụ: Doanh nghiệp tìm kiếm, huy độngcác khoản tín dụng thương mại và vay ngắn hạn ngân hàng, để mua sắn đầu tư vào tàisản cố định như vậy sẽ không hiệu quả vì tài sản cố định có giá trị lớn, tham gia vàonhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh chính Do đó mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt vớithời hạn thanh toán sớm trong khi chưa thu hồi được vốn đầu tư
- Quy định khấu hao, thực hiện khấu hao và quản lý quỹ khâú hao
Theo chế độ khấu hao hiện nay thì thời gian sử dụng của tài sản cố định được xâydựng bởi doanh nghiệp và theo Quy định 206/2003-BTC Quy định thời gian tối đa vàtối thiểu của mỗi nhóm tài sản Doanh nghiệp có một biên độ rộng rãi để quy định thờigian sử dụng của tài sản cố định làm cơ sở cho việc xác định chi phí khấu hao Quyđịnh này giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn thời gian tính khấu hao phù hợp với tìnhhình sản xuất của doanh nghiệp mình Tuy nhiên các doanh nghiệp thường tiến hànhxác định thời gian sử dụng của tài sản cố định không được chính xác, không phù hợpvới thời gian sử dụng thực tế của tài sản cố định, dẫn đến tài sản cố định có thể hết thờigian khấu hao mà vẫn được sử dụng hoặc tài sản cố định có thể bị thanh lý trước thờihạn, gây thất thoát vốn cố định và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định
Ngoài ra, thực hiện khấu hao tài sản cố định là một nội dung quan trọng, để quản
lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp, vì thông qua khấu haotài sản cố định, doanh nghiệp sẽ thấy được tình tăng, giảm, vốn cố định, tình trạng củatài sản cố định hiện có, để từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đổi mới, thay thế tàisản cố định phục vụ cho mục đích phát triển lâu dài của doanh nghiệp
Việc khấu hao tài sản cố định của doanh nghịêp, phải phù hợp với hao mòn thực
tế của tài sản cố định Nếu khấu hao tài sản cố định thấp hơn mức hao mòn thực tế, sẽlàm cho việc thu hồi vốn cố định chậm và không đảm bảo việc luân chuyển vốn cốđịnh, khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng, ngược lại, nếu khấu hao tài sản cố địnhcao hơn hao mòn thực tế, sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, vì vậy làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp
Hơn nữa việc khấu hao tài sản cố định không hợp lý, còn làm cho doanh nghiệp sửdụng quỹ khấu hao, (nguồn vốn khấu hao) không phù hợp với yêu cầu thực tế đầu tư muasắm, tài sản cố định của doanh nghiệp, dẫn đến sử dụng vốn cố định không hiệu quả
Trang 311.3.2 Các nhân tố khách quan:
- Chính sách kinh tế của nhà nước
Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, là những nhân tố có ảnh hưởng trựctiếp đến nhu cầu đầu tư, nhu cầu sử dụng và quy mô tài sản cố định của doanh nghiệp.Các chính sách như, chính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, chínhsách thuế của nhà nước đối với hàng hoá nhập khẩu, các quy định của nhà nước trongviệc quản lý sử dụng vốn cố định… Chính vì vậy có tác động không nhỏ tới hiệu quả
sử dụng vốn cố định
- Tình hình lạm phát kinh tế
Khi xảy ra tình trạng lạm phát kinh tế, sẽ làm cho doanh nghiệp không làm chủđược trong việc đánh giá, giá trị của tài sản cố định Như vậy, khi nền kinh tế xảy ralạm phát, tức là đồng tiền bị mất giá kéo theo giá trị sản phẩm, hàng hoá giảm, vì vậytài sản cố định của doanh nghiệp cũng bị giảm giá, làm cho doanh nghiệp không đánhgiá chính xác, giá trị của tài sản cố định từ đó làm giảm khả năng sử dụng vốn cố định
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển, sẽ tạo ra những máy móc thiết bị, có nhiều tínhnăng ưu việt hơn mà giá thành không thay đổi, điều đó, khiến cho doanh nghiệp chịutác động không nhỏ của hao mòn vô hình đối với tài sản cố định của mình Vì vậy, nếudoanh nghiệp không có những biện pháp sử dụng thích hợp, sẽ không bảo toàn đượcvốn cố định của mình, đồng thời, doanh nghiệp có thể bị tụt hậu so với các doanhnghiệp khác, từ đó, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
- Canh tranh trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm huy động vốn, tìm kiếm các yếu tố đầuvào, tiến hành sản xuất và thực hiện lưu thông sản phẩm Tất cả các hoạt động ấy đềugắn liền với thị trường Vì vậy, thị trường là một nhân tố tác động đến hiệu qủa sửdụng vốn cố định
Thông qua thị trường doanh nghiệp, có thể giải quyết các vấn đề cơ bản là sảnxuất cái gì, sản xuất cho ai, và sản xuất như thế nào Từ đó doanh nghiệp có thể xácđịnh được quy mô, số lượng, vốn cố định hợp lý, phục vụ nhu cầu sản xuất Mặt khác,yếu tố cạnh tranh của thị trường, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá thành sản phẩm,gia tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao thị phần sản phẩm của doanh nghiệptrên thị trường, từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp Như vậy cũng cónghĩa là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Trang 322.1.5 Tổ chức công tác tài chính của công ty
2.1.5.1 Hình thức kế toán, tin học hóa công tác tài chính.
Công ty hiện đang áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ 15/ 2006/
QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006, áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư ban hành kèm theo hướng dẫn việc thực hiện các Chuẩn mực đó
Công ty có sử dụng hệ thống máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Effect
tự động lập các báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.1.5.1: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
Với sự hỗ trợ của phần mềm này, số liệu từ các chứng từ gốc sau khi được cậpnhật vào máy sẽ tự động vào sổ nhật ký chung và được vào sổ cái tương ứng Các báo cáotài chính được lập hàng ngày đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng quantâm Hệ thống sổ được lưu trong máy và sẽ được in ra khi cần thiết Với đội ngũ nhânviên kế toán có trình độ, tay nghề cao, phần mềm kế toán đã được nâng cấp nhiều lần,công tác kế toán trên máy vi tính tại công ty ngày càng được hoàn thiện hơn
2.1.5.2.Tổ chức bộ máy tài chính của công ty
Từ khi thành lập đến nay công tác tài chính kế toán của Công ty được tổ chứckhá chặt chẽ Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung khá hoàn chỉnh,
Chứng từ kế toán
Phần mềm kế toán trên máy vi tính
Trang 33Kế toán trưởng
Kế toán thuế
và tiền lương
Kế toán hàng hóa, công nợ
Thủ quỹ
Kế toán nguyên, vật liệu
một phòng kế toán bao gồm các phần hành kế toán và đảm nhiệm từ việc ghi chép, xử
lý chứng từ ban đầu, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.1.5.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy tài chính của công ty
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểmkinh doanh của công ty Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc ghi chép, tính toán, phảnánh chính xác trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tàichính của công ty
Lập và gửi đầy đủ kịp thời các báo cáo tài chính theo quy định hiện hành và phảichịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ của số liệu kế toántrong các sổ kế toán và báo cáo tài chính
Ngoài ra, kế toán trưởng còn tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán , tàichính kế toán của công ty và phụ trách kế toán TSCĐ
Kế toán thuế và tiền lương: theo dõi các khoản nộp ngân sách, thuế GTGT.Tính lương và bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động đồng thời ghi chép tổnghợp tiền lương trong DN
Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi và quản lý tiền mặt của công ty
Kế toán hàng hóa và công nợ: theo dõi sản phẩm, hàng hóa, vật tư Theo dõitình hình thanh toán trong nội bộ DN và với ngân hàng, thanh toán với khách hàng
Kế toán nguyên, vật liệu: theo dõi số liệu hiện có, tình hình biến động của từngloại vật liệu mua vào, bán ra trong kỳ
CHƯƠNG 2
Trang 34THƯC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN HÀ ĐÔ 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô
2.1.1.1 Tên, địa chỉ công ty
Tên pháp định: Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô
Tên quốc tế: Ha Do Joint Stock Company
Tên viết tắt: HADOCO.,JSC
Trụ sở chính: Số 8 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội
Website: www.hado.com.vn
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Năm 1990: Tiền thân của HDG là xí nghiệp xây dựng trực thuộc viện kỹ thuậtquân sự thuộc Bộ Quốc Phòng ra đời ngày 09/10/1990 do Ông Nguyễn Trọng Thônglàm Giám đốc
- Năm 1992: Do nhu cầu phát triển, Công ty Xây dựng Hà Đô được thành lậptheo quyết định số 75B/QĐ/QP ngày 12/12/1992 và chuyển sang đơn vị hạch toán có
08 đơn vị phụ thuộc, 01 đơn vị tư vấn, 01 trung tâm thiết bị công nghiệp và các chinhánh phòng ban
- Năm 1996: Công ty Xây dựng Hà Đô sáp nhập với Công ty Thiết bị cơ điệntheo Quyết định số 514/QĐQP ngày 18/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, lấy têngọi chung là Công ty Hà Đô – HADOCO;
- Năm 2004: Thực hiện quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, Bộ Trưởng BộQuốc Phòng đã ban hành quyết định số 163/2004/QĐ-BQP ngày 09/12/2004 về việcchuyển đổi Công ty Hà Đô thành Công ty Cổ phần Hà Đô và hoạt động theo hướng tậpđoàn
- Trong năm 2005: Sau khi hoàn thành công tác cổ phần hoá, Công ty quyết địnhchuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty Mẹ - Con Công ty đã tiến hành chuyểnđổi các xí nghiệp thành viên thành các công ty cổ phần trong đó Công ty Cổ phần Hà
Đô nắm cổ phần chi phối trên 50% bao gồm: Công ty Cổ phần Hà Đô 1, Công ty Cổphần Hà Đô 2, Công ty Cổ phần Hà Đô 4 Cũng trong năm 2005, Công ty thành lập
Trang 35Công ty Cổ phần Za Hưng, tiến hành xây dựng Thuỷ điện Za Hưng tại xã Za Hưng,Huyện Đông Giang, Tỉnh Quảng Nam.
- Đầu năm 2008: Công ty Cổ phần Hà Đô đã tiếp tục chuyển 3 xí nghiệp còn lạithành công ty cổ phần, bao gồm: Công ty Cổ phần Hà Đô 3, Công ty Cổ phần Hà Đô
5, Công ty Tư vấn Xây dựng Hà Đô, thành lập Công ty Cổ phần thương mại Hà Đô vàchuyển nhượng dự án công trình thuỷ điện Nậm Pông tại Huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ
An cho Công ty Cổ phần Za Hưng
- Tính đến tháng 05/2008, Công ty Cổ phần Hà Đô đã có 6 Công ty cổ phầnthành viên và 2 Công ty cổ phần liên doanh, hoạt động theo mô hình Tập đoàn, lấy têngọi chính thức là Tập đoàn Hà Đô
- Năm 2009: HDG tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các Khu đô thị mới và đưa nhàmáy thủy điện Za Hưng vào phát điện tháng 07 năm 2009 Với sự khởi sắc của thịtrường bất động sản, HDG đã đầu tư mạnh vào hơn 20 dự án bất động sản trên địa bàn
Hà Nội và TP Hồ ChíMinh Cũng trong năm này, Công ty đã hoàn tất việc tăng vốnlên 135 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và có kế hoạch niêmyết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh
- Ngày 02/02/2010: Cổ phiếu của công ty được giao dịch trên sàn HOSE Vốnđiều lệ của công ty tại thời điểm niêm yết là 135 tỷ đồng
- Tháng 05/2010: Công ty chính thức thay đổi tên doanh nghiệp theo GCNĐKKD mới là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô, vốn điều lệ 202,5 tỷ đồng
2.1.1.3 Vị thế của công ty
* Tiền thân của công ty là Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, công ty có nhiềuthuận lợi trong việc khai thác các quỹ đất thuộc Bộ, đặc biệt là ở Hà Nội và TP HCM.Công ty đã được giao khoảng 2 triệu m2 để phát triển các khu đô thị mới trong cảnước
* Công ty hiện đang sở hữu khoảng 67 ha đất với khoảng 11 dự án đang và sẽtriển khai Các dự án này tập trung ở những vị trí đẹp của thành phố Hà Nội, Hồ ChíMinh và đều là đất sạch Phần quỹ đất có nguồn gốc từ Bộ Quốc Phòng chiếm khoảng50% tổng quỹ đất, phần đất không có nguồn gốc từ Bộ Quốc Phòng đều là đất sạch vớigiá đền bù chỉ bằng 20% mức giá hiện tại (Theo CTCP Chứng khoán Bảo Việt)
* Thế mạnh cạnh tranh lớn của công ty là cơ cấu tài chính lành mạnh
Trang 36* Công ty có kinh nghiệm 15 năm hoạt động kinh doanh bất động sản So vớimột số doanh nghiệp cùng ngành đang niêm yết (SJS, STL, NBB, LCG) mặc dù quy
mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tương đối hạn chế nhưng công ty luôn duy trì được
tỷ suất lợi nhuận rất cao Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của HDG năm 2008 và 9tháng đầu năm 2009 đứng thứ nhất và thứ hai so với các công ty trên
* Công ty có quỹ đất sạch đảm bảo doanh thu sau năm 2012: Các dự án gối đầutrong những năm sau như An Khánh - An Thượng (còn 56.000 m2 xây nhà cao tầng);
dự án khu Dịch Vọng (13.616 m2); khách sạn số 9 Cát Linh (933 m2); dự án Vănphòng Southbuilding (1.179 m2) dự kiến đem lại doanh thu từ năm 2013 trở đi.(Theo CTCP Chứng khoán Bảo Việt)
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu phát triển của công ty
2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Đầu tư và phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà; Kinh doanh dịch vụ bất động sản;
- Kinh doanh khu du lịch sinh thái và khách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinhdoanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke);
- Sản xuất kinh doanh điện; kinh doanh máy móc thiết bị;
- Xây dựng các công trình: công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điệnđường dây và trạm biến áp đến 35KV; Thiết kế, chế tạo máy và thiết bị công nghiệp,
tư vấn đầu tư và cung cấp chuyển giao công nghệ cùng các dịch vụ khoa học kỹ thuật
có liên quan;
- Lắp đặt sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí, điều khiển tự động, điện lạnh, điện
kỹ thuật, điện dân dụng, thuỷ khí, thang máy, máy xây dựng, thiết bị nâng hạ;
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác đá; Tư vấn giám sát thicông xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp;
- Tư vấn xây dựng: Khảo sát xây dựng, lập dự án và quản lý đầu tư xây dựng; tưvấn đấu thầu, kiểm định chất lượng công trình xây dựng; Thiết kế tổng mặt bằng, kiếntrúc, nội, ngoại thất: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trìnhvăn hoá, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; Thiết kế quy hoạch, quy hoạch tổng mặtbằng: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; Thiết kế công trình giaothông đường bộ, sân bay,.;
Trang 37- Xuất nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ, vật tư phục vụ sản xuất và nghiên cứukhoa học công nghệ; Sản xuất, mua bán, thi công, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì hệ thốngphòng cháy chữa cháy, camera quan sát, chống đột nhập, chống sét; Lắp đặt hệ thốngmáy tính, mạng thông tin liên lạc, viễn thông; Sản xuất, mua bán linh kiện máy tính,thiết bị thông tin liên lạc, viễn thông.
2.1.2.2 Mục tiêu phát triển của công ty
Mục tiêu của tập đoàn Hà Đô là phát triển và lớn mạnh không ngừng dựa trênnền tảng chất lượng công trình, chất lượng dịch vụ và chiến lược kinh doanh lâu dài,từng bước trở thành một tập đoàn đầu tư, kinh doanh bất động sản hàng đầu tại việtnam
Chiến lược phát triển của tập đoàn Hà Đô là đa dạng hóa các hoạt động đầu tưnhư kinh doanh bất động sản, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp,…nhắm đáp ứng tốtnhu cầu của khách hàng
- Tiếp tục phát triển các dự án khu đô thị theo hướng hiện đại, tiện ích và dịch vụtốt trong và ngoài nước
- Hợp tác và phát triển các dự án nhà ở quân đội
- Phát triển các khuc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, hệ thống khách sạnmang thương hiệu Hà Đô
- Phát triển văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại các khu du lịch lớn củađất nước
- Phát triển các dịch vụ bất động sản theo hướng chuyên nghiệp
- Phát triển các dự án thủy điện có quy mô vừa và nhỏ Góp vốn thành lập và giữ
cổ phần chi phối các công ty đầu tư thành viên khác như: Công ty cổ phần Za Hưng,công ty cổ phần đầu tư Khánh Hà, công ty cổ phần Hà Phú,…
2.1.3 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty
Tập đoàn Hà Đô có một công ty mẹ và có 10 công ty thành viên như sau:
2.1.3.1 Công ty cổ phần Hà Đô 1
Tên công ty : Công ty cổ phần Hà Đô 1
Trụ sở chính : Tòa nhà Hà Đô, 186 Hoàng Sâm, Cầu giấy, Hà NộiEmail : info@hado1.com.vn
Website : www.hado1.com.vn
Trang 382.1.3.2 Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô 2-3
Tên công ty : Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô 2-3 Trụ sở chính Tòa nhà Hà Đô,186 Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội
Email : Hado2@hado.com.vn
Website : www.hado2.com.vn
2.1.3.3 Công ty cổ phần Hà Đô 4
Tên công ty : Công ty cổ phần Hà Đô 4
Trụ sở chính : Số 60M Trường Sơn, Phường 2, Q.Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.Email : info@hado4.com.vn
Website : hado4.com.vn
2.1.3.4 Công ty cổ phần Hà Đô 5
Tên công ty Công ty cổ phần Hà Đô 5
Trụ sở chính : Tầng 5, Tòa nhà Hà Đô, 186 Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà NộiEmail : hado5@hado.com.vn
2.1.3.5 Công ty cổ phần tư vấn Hà Đô
Tên công ty : Công ty cổ phần tư vấn Hà Đô
Trụ sở chính : Tầng 5, Tòa nhà Hà Đô, 186 Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội.Email : hadotv@hado.com.vn
2.1.3.6 Công ty đầu tư quốc tế Hà Đô
Tên công ty : Công ty đầu tư quốc tế Hà Đô
Trụ sở chính : Đường PhonThan, quận Sisattanak,Viên Chăn, Lào
Email : hadolaos@hado.com.vn
2.1.3.7 Công ty cổ phần đầu tư Khánh Hà
Tên công ty : Công ty cổ phần đầu tư Khánh Hà
Trụ sở chính : Cầu Đá, Phường Vĩnh Nguyên, Thành phố Nha Trang, Tỉnh
Khánh Hòa
Email : khanhha@hado.com.vn
2.1.3.8 Công ty cổ phần Za Hưng
Tên công ty : Công ty cổ phần Za Hưng
Trụ sở chính : Tầng 1, Chung cư Hoàng Sâm, Phố Hoàng Sâm, Phường Nghĩa
Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Trang 392.1.3.9 Công ty cổ phần thương mại Hà Đô
Trụ sở chính : 18A Phan Văn Trị, P7, Gò Vấp, TP HCM
Website : http://www.nhahangdaiduong.vn
2.1.3.10 Công ty TNHH 1 thành viên quản lý và khai thác BĐS Hà Đô phía Nam
Tên công ty : Công ty TNHH 1 thành viên quản lý và khai thác BĐS Hà Đô phía Nam.Trụ sở chính : 18 Trường Sơn, P2, Tân Bình, TP HCM
Website : http://www.hado.com.vn
2.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.1.4.1: bộ máy tổ chức của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNGCông ty mẹ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊCông ty mẹ
BAN KIỂM SOÁTCông ty mẹ
BAN ĐIỀU HÀNHCông ty mẹ
CÁC PHÒNG
NGHIỆP VỤ
CHI NHÁNH MIỀN
CÁC BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN
CÁC ĐƠN VỊ PHỤ THUỘC
Trang 402.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận
a Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền
b Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần Hà Đô, có toàn quyềnnhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty khôngthuộc thẩm quyền của Hội Đồng Cổ Đông Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trướcHội Đồng Cổ Đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụcủa Hội đồng quản trị
Danh sách các thành viên trong Hội đồng quản trị:
Ông Nguyễn Trọng Thông - Chủ tịch hội đồng quản trị
Ông Nguyễn Văn Tô - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị
Ông Nguyễn Đức Toàn - Thành viên Hội đồng quản trị
Ông Lê Thanh Hiền - Thành viên Hội đồng quản trị
Ông Cao Trần Đăng - Thành viên Hội đồng quản trị
Ông Phan Quang Bình - Thành viên Hội đồng quản trị
Ông Đào Hữu Khanh - Thành viên Hội đồng quản trị
c Ban kiểm soát
Danh sách thành viên ban kiểm sát:
Ông Đỗ Văn Bình - Trưởng ban kiểm soát
Ông Phạm Hùng Sơn - Thành viên ban kiểm soát
Ông Phan Viết Tài - Thành viên ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọihoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty Ban kiểm soát chịutrách nhiệm trước hội đông cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theoquyền và nghĩa vụ của ban
d Ban Tổng giám đốc
Danh sách thành viên ban tổng giám đốc:
Ông Nguyễn Đức Toàn - Tổng giám đốc
Ông Bùi Văn Dục Phó tổng giám đốc Ông Trần Thu Hoài Phó tổng giám đốc