5. Cấu trúc của luận văn
2.2.1.2. Danh từ chỉ động vật:
Các nét nghĩa trong nhóm danh từ này được phân tách như sau: - Chó: Gia súc// thuộc nhóm ăn thịt// nuôi để giữ nhà hay đi săn. - Mèo: Thú nhỏ// cùng họ với hổ báo// nuôi trong nhà để bắt chuột. - Sư tử: Thú dữ lớn// cùng họ với hổ// lông màu vàng hung, con đực có bờm. - Cá voi: Động vật có vú// ở biển// cỡ rất lớn, có loại dài tới hơn 30 mét, thân hình giống như con cá, có vây ngực, vây đuôi rõ ràng.
- Bò: Động vật nhai lại// chân hai móng, sừng rỗng và ngắn, lông thường vàng// nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa.
- Hươu: Thú rừng// thuộc nhóm nhai lại// có gạc rụng hàng năm// cỡ lớn hơn hoẵng và nhỏ hơn nai.
- Thỏ: Thú// gặm nhấm// tai to và dài, đuôi ngắn, lông dày mượt// nuôi để lấy thịt và lông.
- Ngựa: Thú// có guốc// chân chỉ có một ngón// chạy nhanh// nuôi để cưỡi, để kéo xe.
- Khỉ: Thú// cao cấp// gần với người// biết leo trèo, bàn chân bàn tay có thể cầm nắm được.
- Lợn: Thú// guốc chẵn// chân ngắn, mõm dài và vểnh// ăn tạp// nuôi để lấy thịt và mỡ.
Ta có thể quy các nét nghĩa đầu tiên của các từ trong định nghĩa là nét nghĩa “thú”. Bên cạnh đó là những nét nghĩa cụ thể.
- Nét nghĩa [thuộc nhóm ăn thịt] của từ chó, nét nghĩa [cùng họ với hổ báo] của từ mèo, nét nghĩa [cùng họ với hổ] của từ sư tử, nét nghĩa [thuộc nhóm nhai lại] của từ hươu, nét nghĩa [gặm nhấm] của từ thỏ, nét nghĩa [có guốc] của từ ngựa, nét nghĩa [cao cấp] của từ khỉ, nét nghĩa [guốc chẵn] của từ lợn có thể quy về nét nghĩa “loại”.
- Nét nghĩa [lông màu vàng hung, con đực có bờm] của từ sư tử, nét nghĩa [cỡ rất lớn, có loại dài tới hơn 30 mét, thân hình giống như con cá, có vây ngực, vây đuôi rõ ràng] của từ cá voi, nét nghĩa [chân hai móng, sừng
rỗng và ngắn, lông thường vàng] của từ bò, nét nghĩa [cỡ lớn hơn hoẵng và nhỏ hơn nai] của từ hươu, nét nghĩa [tai to và dài, đuôi ngắn, lông dày mượt] của từ
thỏ, nét nghĩa [chân chỉ có một ngón] của từ ngựa, nét nghĩa [chân ngắn, mõm dài và vểnh] của từ lợn có thể quy về nét nghĩa “đặc điểm hình dáng”.
- Nét nghĩa [nuôi để giữ nhà hay đi săn] của từ chó, nét nghĩa [nuôi trong nhà để bắt chuột] của từ mèo, nét nghĩa [nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa] của từ bò, nét nghĩa [nuôi để lấy thịt và lông] của từ thỏ, nét nghĩa [nuôi để cưỡi, để kéo xe] của từ ngựa, nét nghĩa [nuôi để lấy thịt và mỡ] của từ lợn có thể quy về nét nghĩa “công dụng”. Nét nghĩa này thường được nhắc đến với những thú quen thuộc với cuộc sống con người.
- Nét nghĩa [chạy nhanh] của từ ngựa, nét nghĩa [biết leo trèo, bàn chân bàn tay có thể cầm nắm được] của từ khỉ, nét nghĩa [ăn tạp] của từ lợn có thể quy về nét nghĩa “khả năng”.
- Nét nghĩa [gần với người] là nét nghĩa riêng của từ khỉ, nét nghĩa [có gạc rụng hàng năm] là nét nghĩa riêng của từ hươu, nét nghĩa [ở biển] là nét nghĩa riêng của từ cá voi. Những nét nghĩa này là những nét nghĩa riêng, đặc biệt mà chỉ loại thú này mới có.
Trong nhóm danh từ này, ít nhất có 3 nét nghĩa và nhiều nhất có 5 nét nghĩa. Bên cạnh nét nghĩa khái quát “thú”, nét nghĩa cụ thể “đặc điểm hình dáng” không thể vắng mặt bởi những đặc điểm về ngoại hình rất quan trọng, chúng giúp người đọc nhận diện được từng loại thú nhanh nhất. Nét nghĩa cụ thể về “loại”, “khả năng”, “công dụng” cũng được nói đến tuy nhiên không phải từ nào những nét nghĩa cụ thể này cũng có mặt. Tùy thuộc vào đặc trưng của động vật thuộc nhóm thú mà nét nghĩa cụ thể đó nên có hay không.
Mô hình định nghĩa của danh từ chỉ động vật thuộc nhóm thú:
Thú – loại - đặc điểm hình dáng – khả năng – công dụng. Nhóm 2: Danh từ chỉ động vật thuộc nhóm chim
- Gà: Chim// nuôi để lấy thịt và trứng// mỏ cứng và nhọn// bay kém, con trống biết gáy.
- Đà điểu: Chim// rất to// sống ở một số vùng nhiệt đới// cổ dài, chân cao// chạy nhanh.
- Bồ câu: Chim// mỏ yến, cánh dài// bay giỏi// thường dùng để làm biểu tượng của hòa bình.
- Hải âu: Chim// lớn, cánh dài và hẹp, mỏ quặm// sống ở biển.
- Đại bàng: Chim// ăn thịt// cỡ lớn, cánh dài và rộng, chân có lông đến tận ngón// sống ở núi cao.
- Quạ: Chim// lông đen, cánh dài, mỏ dài// hay bắt gà con.
- Công: Chim// cùng họ với gà// có bộ lông màu lục, đuôi dài// xòe múa rất đẹp// thịt được coi là món ăn quý.
- Bồ nông: Chim// cỡ lớn, mỏ to và dài, cổ có bìu đựng mồi (thường là cá) kiếm được// sống từng đàn ở bờ sông, bờ biển.
- Cò: Chim// có chân cao, cổ dài, mỏ nhọn// thường sống ở gần nước// và ăn các động vật ở nước.
- Kền kền: Chim// to// ăn thịt// sống ở núi cao// cổ và đầu thường không có lông.
“Chim: là động vật có xương sống, đẻ trứng, đầu có mỏ, thân phủ lông vũ, có cánh để bay”
Bên cạnh nét nghĩa khái quát “chim” ta có các nét nghĩa cụ thể như sau: - Nét nghĩa [mỏ cứng và nhọn] của từ gà, nét nghĩa [cổ dài, chân cao] [rất to] của từ đà điểu, nét nghĩa [mỏ yến, cánh dài] của từ bồ câu, nét nghĩa [lớn, cánh dài và hẹp, mỏ quặm] của từ hải âu, nét nghĩa [cỡ lớn, cánh dài và rộng, chân có lông đến tận ngón] của từ đại bàng, nét nghĩa [lông đen, cánh dài, mỏ dài] của từ quạ, nét nghĩa [có bộ lông màu lục, đuôi dài] của từ công, nét nghĩa [cỡ lớn, mỏ to và dài, cổ có bìu đựng mồi (thường là cá) kiếm được] của từ bồ nông, nét nghĩa [có chân cao, cổ dài, mỏ nhọn] của từ cò, nét nghĩa
[cổ và đầu thường không có lông] [to] của từ kền kền có thể quy về nét nghĩa “đặc điểm hình dáng”.
- Nét nghĩa [bay kém, con trống biết gáy] của từ gà, nét nghĩa [chạy nhanh] của từ đà điểu, nét nghĩa [bay giỏi] của từ bồ câu, nét nghĩa [xòe múa rất đẹp] của từ công có thể quy về nét nghĩa “khả năng”.
- Nét nghĩa [nuôi để lấy thịt và trứng] của từ gà, nét nghĩa [thịt được coi là món ăn quý] của từ công, nét nghĩa [thường dùng để làm biểu tượng của hòa bình] của từ bồ câu có thể quy về nét nghĩa “công dụng”.
- Nét nghĩa [sống ở một số vùng nhiệt đới] của từ đà điểu, nét nghĩa [sống ở biển] của từ hải âu, nét nghĩa [sống ở núi cao] của từ đại bàng và kền kền, nét nghĩa [sống từng đàn ở bờ sông, bờ biển] của từ bồ nông, nét nghĩa [thường sống ở gần nước] của từ cò có thể quy về nét nghĩa “nơi sống”.
- Nét nghĩa [ăn thịt] của từ đại bàng và kền kền, nét nghĩa [hay bắt gà con] của từ quạ, nét nghĩa [ăn các động vật ở nước] của từ cò có thể quy về nét nghĩa “tập quán kiếm ăn”.
- Nét nghĩa [cùng họ với gà] là nét nghĩa riêng của từ công.
Trong nhóm danh từ này, số lượng nét nghĩa nhiều nhất là 5 (công), ít nhất là 3 nét nghĩa. Trong đó, nét nghĩa về “đặc điểm hình dáng” là không thể thiếu. Nét nghĩa “nơi sống” cũng được nhắc đến nhiều, nét nghĩa này chi phối nét nghĩa “tập quán kiếm ăn”. Nét nghĩa “công dụng” cũng được nói đến đối với những loại chim gần với cuộc sống con người.
Mô hình định nghĩa của danh từ chỉ động vật thuộc nhóm chim:
Chim – đặc điểm hình dáng – nơi sống – khả năng – tập quán kiếm ăn – công dụng.
Tuy nhiên, những nét nghĩa cụ thể này có thể xuất hiện ở từ này hoặc từ khác. Điều đó tùy thuộc vào đặc trưng của từng loại chim.
Nhóm 3: Danh từ chỉ động vật thuộc nhóm cá
Các danh từ chỉ đông vật thuộc nhóm cá được phân tích thành các nét nghĩa như sau:
- Cá chép: Cá// nước ngọt// thân dày, lưng cao và thường có màu sẫm, lườn và bụng trắng, vảy to, vây và đuôi rộng.
- Cá chim: cá// biển// mình mỏng và cao, vảy nhỏ, vây lớn.
- Cá diếc: Cá// nước ngọt// cùng họ với cá chép, nhưng bé hơn// và lưng cao hơn, mắt đỏ, không có râu.
- Cá chiên: Cá// nước ngọt// cùng họ với cá bò// da trơn, đầu bẹp, có bốn đôi râu, vây đuôi chẽ sâu.
- Cá chình: Cá// nước ngọt// hình dạng giống lươn// chuyên ra biển để đẻ. - Cá cơm: Cá// biển// cùng họ với cá trích// thân nhỏ và dài, bên mình có sọc màu bạc từ đầu đến đuôi// thường dùng làm mắm.
- Cá kìm: Cá// biển// có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm.
- Cá lạc: Cá// biển// trông giống như con lươn, mắt to, miệng rộng// bong bóng dùng làm món ăn quý.
- Cá lăng: Cá// dữ// ở nước ngọt// cùng họ với cá ngạnh// cỡ lớn, thân dài và màu xám, bụng màu trắng nhạt.
“Cá: là động vật có xương sống, sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây”. Bắt đầu các định nghĩa là nét nghĩa khái quát “cá”. Tiếp theo là các nét nghĩa cụ thể sau:
- Nét nghĩa [nước ngọt] của từ cá chép, cá diếc, cá chiên, cá chình, cá lăng; nét nghĩa [biển] của từ cá chim, cá cơm, cá kìm, cá lạc có thể quy về nét nghĩa “nơi sống”.
- Nét nghĩa [thân dày, lưng cao và thường có màu sẫm, lườn và bụng trắng, vảy to, vây và đuôi rộng] của từ cá chép, nét nghĩa [mình mỏng và cao, vảy nhỏ, vây lớn] của từ cá chim, nét nghĩa [lưng cao hơn, mắt đỏ, không có râu] của từ cá diếc, nét nghĩa [da trơn, đầu bẹp, có bốn đôi râu, vây đuôi chẽ sâu] của từ cá chiên, nét nghĩa [hình dạng giống lươn] của từ cá chim, nét nghĩa [thân nhỏ và dài, bên mình có sọc màu bạc từ đầu đến đuôi] của từ cá cơm, nét nghĩa [có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm] của từ cá kìm,
nét nghĩa [trông giống như con lươn, mắt to, miệng rộng] của từ cá lạc, nét nghĩa [cỡ lớn, thân dài và màu xám, bụng màu trắng nhạt] của từ cá lăng có thể quy về nét nghĩa “đặc điểm hình dáng”.
- Nét nghĩa [cùng họ với cá chép, nhưng bé hơn] của từ cá diếc, nét nghĩa [cùng họ với cá bò] của từ cá chiên, nét nghĩa [cùng họ với cá trích] của từ cá cơm, nét nghĩa [cùng họ với cá ngạnh] của từ cá lăng có thể quy về nét nghĩa “loại”.
- Nét nghĩa [thường dùng làm mắm] của từ cá cơm, nét nghĩa [bong bóng dùng làm món ăn quý] của từ cá lạc quy về nét nghĩa “công dụng”.
- Nét nghĩa [chuyên ra biển để đẻ] là nét nghĩa riêng của từ cá chình. Nét nghĩa này nêu bật đặc đặc điểm về tập quán sinh hoạt của loài cá này.
- Nét nghĩa [dữ] là nét nghĩa riêng của từ cá lăng.
Trong nhóm danh từ trên, các nét nghĩa cụ thể được nhắc đến bao gồm: nét nghĩa “nơi sống”, “đặc điểm hình dáng”, “loại”, “công dụng”. Trong đó, nét nghĩa về “nơi sống” và “đặc điểm hình dáng” được nhắc đến trong tất cả các từ và là nét nghĩa quan trọng. Số lượng nét nghĩa trong nhóm từ này nhiều nhất là 5, ít nhất là 3.
Mô hình định nghĩa của danh từ chỉ động vật thuộc nhóm cá:
Cá – loại – nơi sống – đặc điểm hình dáng – công dụng. Nhóm 4: Danh từ chỉ động vật thuộc nhóm lưỡng cư
Các danh từ chỉ động vật thuộc nhóm lưỡng cư được phân tích như sau: - Ếch: Loài ếch nhái// không đuôi, thân ngắn, da trơn, màu sẫm// sống ở ao đầm// thịt ăn được.
- Nhái: Loài ếch nhái// đầu ngón chân nở rộng// thường sống trên cây, trong các bụi chuối.
- Cóc: Động vật thuộc loại ếch nhái// mõm ngắn, da xù xì// thường ở cạn// di chuyển bằng cách nhảy.
- Chẫu chuộc: Ếch nhái// gần với chẫu chàng, nhưng cỡ lớn hơn.
- Ễnh ương: Loài ếch nhái// không đuôi// cùng họ với ếch nhưng nhỏ hơn// miệng bé, bụng lớn// có tiếng kêu rất to.
- Kỳ giông: Động vật lưỡng thê// có đuôi// chuyên sống ở nước.
- Cóc tía: Cóc// có da bụng màu vàng tía// thường dùng để ví tính gan góc, lì lợm.
- Cóc nước: Ếch nhỏ// sống ở nước// hình dạng giống cóc.
“Lưỡng cư: là động vật có xương sống sinh ra ở nước nhưng sống ở
trên cạn”
Trong nhóm danh từ thuộc nhóm này, ngoài nét nghĩa đầu tiên “lưỡng cư” còn có các nét nghĩa cụ thể sau:
- Nét nghĩa [không đuôi, thân ngắn, da trơn, màu sẫm] của từ ếch, nét nghĩa [đầu ngón chân nở rộng] của từ nhái, nét nghĩa [mõm ngắn, da xù xì] của từ cóc, nét nghĩa [thân và chi mảnh, dài] của từ chẫu chàng, nét nghĩa [miệng bé, bụng lớn][không đuôi] của từ ễnh ương, nét nghĩa [có đuôi] của từ kỳ giông, nét nghĩa [có da bụng màu vàng tía] của từ cóc tía, nét nghĩa [hình dạng giống cóc] của từ cóc nước có thể quy về nét nghĩa “đặc điểm hình dáng”.
- Nét nghĩa [gần với chẫu chàng, nhưng cỡ lớn hơn] của từ chẫu chuộc, nét nghĩa [cùng họ với ếch nhưng nhỏ hơn] của từ ễnh ương có thể quy về nét nghĩa “loại”.
- Nét nghĩa [sống ở ao đầm] của từ ếch, nét nghĩa [thường sống trên cây, trong các bụi chuối] của từ nhái, nét nghĩa [thường ở cạn] của từ cóc, nét nghĩa [chuyên sống ở nước] của từ kỳ giông, nét nghĩa [sống ở nước] của từ
cóc nước có thể quy về nét nghĩa “nơi sống”.
- Nét nghĩa [thịt ăn được] của từ ếch, nét nghĩa [thường dùng để ví tính gan góc, lì lợm] của từ cóc tía có thể quy về nét nghĩa “công dụng”.
- Nét nghĩa [di chuyển bằng cách nhảy] của từ cóc, nét nghĩa [nhảy xa] của từ chẫu chàng, nét nghĩa [có tiếng kêu rất to] của từ ễnh ương có thể quy về nét nghĩa “khả năng”.
Tóm lại, trong nhóm danh từ này, nét nghĩa “đặc điểm hình dáng” có mặt ở tất cả các từ. Bên cạnh đó là nét nghĩa “loại”, “nơi sống”, “công dụng”, “khả năng”. Từ ít nhất có 2 nét nghĩa, nhiều nhất có 4 nét nghĩa.
Mô hình định nghĩa của danh từ chỉ động vật thuộc nhóm lưỡng cư:
Lưỡng cư – loại – nơi sống – công dụng – khả năng. Nhóm 5: Danh từ chỉ động vật thuộc nhóm bò sát
Các nét nghĩa của một số danh từ chỉ động vật thuộc nhóm bò sát: - Rắn: Động vật thuộc lớp bò sát// thân dài, có vảy, không chân// di chuyển bằng cách uốn thân.
- Trăn: Rắn lớn// sống ở vùng nhiệt đới// không có nọc độc// còn di tích chân sau// có thể bắt ăn cả những thú khá lớn.
- Rết: Động vật// có thân dài gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một chân// có nọc độc.
- Thằn lằn: Động vật thuộc nhóm bò sát// thân và đuôi dài phủ vảy, bốn chi khỏ// sống ở bờ bụi// ăn sâu bọ.
- Thạch sùng: Bò sát// cùng họ với tắc kè// nhỏ bằng ngón tay, thân nhẵn// thường bò trên tường nhà// bắt muỗi, sâu bọ nhỏ.
- Tắc kè: Bò sát// giống thằn lằn// sống trên cây to// thường kêu “tắc kè”// dùng làm thuốc.
- Kỳ nhông: Thằn lằn// đào hang// sống trong bãi cát, bờ biển. - Kỳ đà: Thằn lằn// cỡ lớn// sống ở nước// da có vảy// ăn cá.
Những nét nghĩa đầu tiên của các từ đều quy về nét nghĩa khái quát “bò sát”. Bên cạnh đó là những nét nghĩa cụ thể sau:
- Nét nghĩa [thân dài, có vảy, không chân] của từ rắn, nét nghĩa [còn di tích chân sau] của từ trăn, nét nghĩa [có thân dài gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một chân] của từ rết, nét nghĩa [thân và đuôi dài phủ vảy, bốn chi khỏ] của từ
thằn lằn, nét nghĩa [nhỏ bằng ngón tay, thân nhẵn] của từ thạch sùng, nét nghĩa [giống thằn lằn] của từ tắc kè, nét nghĩa [cỡ lớn, da có vảy] của từ kỳ đà
- Nét nghĩa [có thể bắt ăn cả những thú khá lớn] của từ trăn, nét nghĩa [ăn sâu bọ] của từ thằn lằn, nét nghĩa [bắt muỗi, sâu bọ nhỏ] của từ thạch sùng, nét nghĩa [ăn cá] của từ kỳ đà có thể quy về nét nghĩa “ tập quán kiếm ăn”.
- Nét nghĩa [sống ở vùng nhiệt đới] của từ trăn, nét nghĩa [sống ở bờ bụi] của từ thằn lằn, nét nghĩa [thường bò trên tường nhà] của từ thạch sùng, nét nghĩa [sống trên cây to] của từ tắc kè, nét nghĩa [sống ở nước] của từ kỳ đà có thể quy về nét nghĩa “nơi sống”.