5. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Vị từ chỉ hành động tạo tác
Nhóm 1: Vị từ chỉ hành động tạo tác – sinh vật học:
- Trồng: Vùi, hay cắm// cành hoặc gốc cây giồng// xuống đất// cho mọc thành cây.
- Ươm: Làm cho mọc thành cây non// để đem đi trồng ở nơi khác. - Gieo: Rắc// hạt giống// lên một môi trường// cho mọc mầm, lên cây. - Đẻ: (Hiện tượng sinh lý hoặc động vật giống cái) cho thoát ra ngoài cơ thể// thai hoặc trứng đã phát triển đầy đủ.
- Sinh: Đẻ ra (chỉ nói về người).
- Nở: (Động vật con được ấp đủ ngày trong trứng) phá vỏ trứng// thoát ra ngoài.
- Nảy: Bắt đầu nhú ra. - Khai hoa: Nở hoa.
Nhóm vị từ chỉ hành động tạo tác – sinh vật học là những hành động của chủ thể sinh vật sinh ra, tạo ra sinh vật mới. Quá trình này không chỉ diễn ra ở người, động vật như: đẻ, sinh… mà còn ở cả thực vật.: nở, nảy, khai hoa, …trồng, ươm, gieo là những hành động tạo tác sinh ra sinh vật Y nhưng phải có sự tác động của chủ thể X.
- Nét nghĩa khái quát của nhóm vị từ này là “hành động tạo tác”. Mặc dù nét nghĩa này vắng mặt nhưng ta vẫn ngầm hiểu được ý nghĩa này.
- Nét nghĩa [vùi, hay cắm] của từ trồng, nét nghĩa [rắc] của từ gieo, nét nghĩa [cho thoát ra ngoài cơ thể] của từ đẻ, nét nghĩa [phá vỏ trứng] có thể quy về nét nghĩa “cách thức”.
- Nét nghĩa [cành hoặc gốc cây giồng] của từ trồng, nét nghĩa [hạt giống] của từ gieo có thể quy về nét nghĩa “công cụ”.
- Nét nghĩa [xuống đất] của từ giống, [lên một môi trường] của từ gieo, nét nghĩa [thai hoặc trứng đã phát triển đầy đủ] có thể quy về nét nghĩa “điều kiện”.
- Nét nghĩa [cho mọc thành cây] của từ trồng, nét nghĩa [để đem đi trồng ở nơi khác] của từ ươm, nét nghĩa [cho mọc mầm, lên cây] của từ gieo
có thể quy về nét nghĩa “mục đích”.
Trong nhóm vị từ này: các nét nghĩa cụ thể lần lượt là: “cách thức”. “công cụ”, “điều kiện”, “mục đích”. Các nét nghĩa này có mặt đầy đủ trong từ
trồng, gieo tức là bao gồm 4 nét nghĩa. Từ đẻ, nở chỉ bao gồm 2 nét nghĩa, ngoài ra hai từ này có thêm phần tiền giả định giúp người đọc biết được quá trình này chỉ diễn ra ở người, động vật.
Mô hình định nghĩa của nhóm vị từ chỉ hành động tạo tác – sinh vật học:
Hành động tạo tác – cách thức – công cụ - điều kiện – mục đích.
Bên cạnh đó, trong nhóm vị từ này, xuất hiện những từ được định nghĩa theo kiểu sử dụng từ đồng nghĩa. Ví dụ: sinh, nảy, khai hoa… Cách định nghĩa này ngắn gọn, dễ hiểu, gần với sự liên tưởng của con người, giúp cho lời định nghĩa trở nên ngắn gọn, tránh trùng lặp.
Nhóm 2: Vị từ chỉ hành động tạo tác – sản phẩm vật chất, tinh thần:
Trong nhóm vị từ này, ta có thể chia thành các tiểu nhóm như sau: ♦ Vị từ chỉ hành động tạo tác – sản phẩm vật chất, tinh thần (sản phẩm là cái mới, chưa từng có):
- Sáng tác: Làm ra// tác phẩm văn học nghệ thuật.
- Sáng tạo: Tạo ra// những giá trị mới về vật chất, tinh thần. - Sáng chế: Nghĩ và chế tạo ra// cái trước đó chưa từng có. - Bày đặt: Đặt ra// cái không cần thiết.
- Bịa: Nghĩ ra và nói// y như có thật điều không có trong thực tế. - Phát minh: Tìm ra// cái có cống hiến lớn cho khoa học và loài người. - Phát hiện: Tìm ra// cái chưa ai biết.
- Vẽ: Tạo hoặc gợi ra// hình ảnh sự vật// trên một mặt phẳng //bằng các đường nét, màu sắc.
Quan sát các nét nghĩa của nhóm vị từ trên, ta thấy: Nét nghĩa khái quát của nhóm là “hành động tạo tác”. Nét nghĩa này được cụ thể hóa bằng các từ như” tạo ra”, “làm ra”, “tìm ra”. Cùng với nét nghĩa khái quát là nét nghĩa cụ thể: - Nét nghĩa [tác phẩm văn học nghệ thuật] của từ sáng tác, nét nghĩa [những giá trị mới về vật chất, tinh thần] của từ sáng tạo, nét nghĩa [cái trước đó chưa từng có] của từ sáng chế, nét nghĩa [cái không cần thiết] của từ bày
đặt, nét nghĩa [y như có thật điều không có trong thực tế] của từ bịa, nét nghĩa [cái có cống hiến lớn cho khoa học và loài người] của từ phát minh, nét nghĩa [cái chưa ai biết] của từ phát hiện, nét nghĩa [hình ảnh sự vật] của từ vẽ có thể quy về nét nghĩa “sản phẩm”.
- Nét nghĩa [trên một mặt phẳng] [bằng các đường nét, màu sắc] là nét nghĩa riêng của từ vẽ. Nét nghĩa này chỉ ra “điều kiện”, “cách thức” để tạo ra sản phẩm của hành động vẽ.
Mô hình định nghĩa của nhóm vị từ chỉ hành động tạo tác – sản phẩm vật chất, tinh thần (sản phẩm là cái mới, chưa từng có):
Hành động tạo tác – sản phẩm – cách thức.
♦ Vị từ chỉ hành động tạo tác – sản phẩm vật chất, tinh thần (sản phẩm là đối tượng làm theo mẫu hoặc từ nguyên liệu sẵn có):
- Sao: Chép lại hoặc tạo ra// bản khác// theo đúng bản gốc (thường nói về giấy tờ hành chính)
- Chép: Viết lại// theo bản có sẵn.
- Can: Sao lại// theo từng nét của bản vẽ mẫu đặt áp sát ở dưới hay ở trên mặt giấy.
- In: Tạo ra// nhiều bản// bằng cách ép sát giấy (hoặc vải) vào một bản chữ hay hình có sẵn.
- Điều chế: Tạo ra// chất mới// từ những chất đã có sẵn. - Chế tạo: Làm ra, tạo ra// vật dụng// từ các nguyên vật liệu.
- Chế biến: Làm cho biến đổi// thành chất có thể dùng được hoặc dùng tốt hơn.
- Nặn: Tạo nên// vật có hình khối// theo mẫu đã dự định// bằng cách dùng lực bàn tay làm biến đổi hình dạng của vật liệu mềm dẻo.
- Tạc: Tạo ra// một hình dạng mỹ thuật// theo mẫu đã dự định// bằng cách đẽo gọt, chạm trên vật liệu rắn.
- Khảm: Gắn các mảnh cứng, thường có màu sắc óng ánh, đẹp lên đồ vật// theo hình đục sẵn// để trang trí.
- Đẽo: Đưa nhanh dụng cụ có lưỡi sắc vào khối rắn (gỗ, đá)// để làm đứt rời từng phần nhỏ// nhằm tạo ra một vật có hình thù nhất định.
- Xây dựng: Làm nên// công trình kiến trúc// theo một kế hoạch nhất định. Trong nhóm vị từ này, nét nghĩa khái quát “hành động tạo tác” được thể hiện qua các từ “tạo ra”, ‘tạo nên”, “làm nên”… riêng ở từ khảm, đẽo nét nghĩa này vắng mặt.
Các nét nghĩa cụ thể của nhóm vị từ lần lượt như sau:
- Nét nghĩa [bản khác] của từ sao, nét nghĩa [nhiều bản] của từ in, nét nghĩa [chất mới] của từ điều chế, nét nghĩa [vật dụng] của từ chế tạo, nét nghĩa [thành chất có thể dùng được hoặc dùng tốt hơn] của từ chế biến, nét nghĩa [vật có hình khối] của từ nặn, nét nghĩa [một hình dạng mỹ thuật] của từ tạc, nét nghĩa [nhằm tạo ra một vật có hình thù nhất định] của từ đẽo, nét nghĩa [công trình kiến trúc] của từ xây dựng có thể quy về nét nghĩa “sản phẩm”.
- Nét nghĩa [theo đúng bản gốc] của từ sao, nét nghĩa [theo bản có sẵn] của từ chép, nét nghĩa [theo từng nét của bản vẽ mẫu đặt áp sát ở dưới hay ở trên mặt giấy] của từ can, nét nghĩa [từ những chất đã có sẵn] của từ điều chế, nét nghĩa [từ các nguyên vật liệu] của từ chế tạo, nét nghĩa [theo mẫu đã dự định] của từ nặn và tạc, nét nghĩa [theo hình đục sẵn] của từ khảm, nét nghĩa [theo một kế hoạch nhất định] của từ xây dựng có thể quy về nét nghĩa “công cụ”
- Nét nghĩa [bằng cách ép sát giấy (hoặc vải) vào một bản chữ hay hình có sẵn] của từ in, nét nghĩa [bằng cách dùng lực bàn tay làm biến đổi hình dạng của vật liệu mềm dẻo] của từ nặn, nét nghĩa [bằng cách đẽo gọt, chạm trên vật liệu rắn] của từ tạc, nét nghĩa [Gắn các mảnh cứng, thường có màu sắc óng ánh, đẹp lên đồ vật] của từ khảm, nét nghĩa [Đưa nhanh dụng cụ có lưỡi sắc vào khối rắn (gỗ, đá)] của từ đẽo có thể quy về nét nghĩa “cách thức”. - Nét nghĩa [để trang trí] của từ khảm, nét nghĩa [để làm đứt rời từng phần nhỏ] của từ đẽo có thể quy về nét nghĩa “chức năng”.
Số lượng nét nghĩa nhiều nhất là 4, ít nhất là 2. Trong đó, nét nghĩa “sản phẩm”, “cách thức”, “vật mẫu” xuất hiện ở hầu hết các từ. Nét nghĩa
“sản phẩm” cung cấp cho người đọc kết quả của hành động tạo tác. Nét nghĩa “công cụ”, “cách thức’ giúp người đọc biết được sản phẩm đó được tạo ra bằng cách nào dựa trên vật mẫu hoặc nguyên liệu thế nào.
Mô hình định nghĩa của nhóm vị từ chỉ hành động tạo tác – sản phẩm vật chất, tinh thần (sản phẩm là đối tượng làm theo mẫu hoặc từ nguyên liệu sẵn có):
Hành động tạo tác – sản phẩm – công cụ - cách thức – chức năng. Nhóm 3: Vị từ chỉ hành động tạo tác - liền lại hoặc kết nối:
- Nối: Làm cho cái bị đứt đoạn hoặc những phần đang tách rời nhau liền lại với nhau.
- Hàn: Nối liền hai bộ phận kim loại với nhau// bằng cách làm nóng chảy. - Vá: Làm kín chỗ bị rách, bị thủng, bị hở// bằng cách phủ lên một mảnh, một lớp và làm cho dính chặt, gắn chặt vào.
- Cài: Làm cho một vật nhỏ nào đó mắc vào vật khác.
- Dính: Bám chặt lấy như được dán vào, gắn vào, khó gỡ, khó tách ra. - Liên kết: Kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ. - Ghép: Đặt liền nhau cho hợp thành một chỉnh thể.
- Kết hợp: Gắn với nhau// để bổ sung cho nhau.
- Kết nối: Làm cho các phần rời nhau nối liền, gắn liền lại với nhau. - Dán: Làm cho dính vào nhau// bằng chất kết dính như hồ, keo…
- Gắn: Làm cho những khối, những mảnh chất rắn dính chặt vào nhau// bằng một chất dính, khi khô thì cứng lại.
Quan sát nhóm vị từ trên, ta thấy: số lượng nét nghĩa nhiều nhất là 2, ít nhất là 1. Nét nghĩa đầu tiên, bắt đầu trong lời định nghĩa của từ là nét nghĩa khái quát “hành động kết nối”.
- Nét nghĩa [bằng cách phủ lên một mảnh, một lớp và làm cho dính chặt, gắn chặt vào] của từ vá, nét nghĩa [bằng chất kết dính như hồ, keo…] của từ dán, nét nghĩa [bằng một chất dính, khi khô thì cứng lại] của từ gắn có thể quy về nét nghĩa “công cụ”.
- Nét nghĩa [bằng cách làm nóng chảy] là nét nghĩa riêng của từ hàn.
Đây là nét nghĩa chỉ ra cách thức của hành động.
- Nét nghĩa [để bổ sung cho nhau] là nét nghĩa riêng của từ kết hợp. Nét nghĩa này chỉ ra mục đích của sự kết nối.
Như vậy, sự xuất hiện của bất kỳ một nét nghĩa nào trong định nghĩa từ cũng có những vai trò nhất định. Những nét nghĩa riêng có tính khu biệt, đối lập với những nét nghĩa khác làm nên diện mạo của từ.
Mô hình định nghĩa của nhóm vị từ chỉ hành động tạo tác – liền lại hoặc kết nối:
Hành động kết nối – công cụ - cách thức. 3.2.5. Vị từ chỉ hành động phá hủy
Nhóm 1: Vị từ chỉ hành động phá hủy có chủ ý:
- Giết: Làm cho bị chết// một cách đột ngột bất thường. - Ám sát: Giết người// một cách bí mật, có mưu tính trước. - Sát hại: Giết hại.
- Diệt: Làm cho không còn tiếp tục tồn tại để có thể tác động được nữa. - Thiêu: Đốt cháy// bằng ngọn lửa mạnh.
- Thiêu hủy: Đốt cháy, làm cho không còn tồn tại.
- Thiêu hóa: Đốt cháy// thành tro (thường nói về đồ vàng mã hoặc thi hài người chết)
- Đốt: Làm cho cháy.
- Tự tử: Tự giết chết mình// một cách cố ý.
- Đầu độc: Làm cho ăn hoặc uống phải chất độc// nhằm giết hại hoặc làm hủy hoại cơ thể.
- Ám hại: Hãm hại ngầm.
- Hành thích: Thừa lúc bất ngờ// mà giết bằng cách đâm, chém// để trừng trị hoặc trả thù.
Nhóm vị từ chỉ hành động phá hủy có chủ ý khá phong phú về lượng từ. Những hành động này được thực hiện bởi chủ thể và mang những mục đích nhất định. Bởi vậy trong lời định nghĩa thường mang các yếu tố sau:
- Nét nghĩa [làm cho bị chết] của từ giết, nét nghĩa [giết người] của từ
ám sát, nét nghĩa [làm cho không còn tiếp tục tồn tại để có thể tác động được nữa] của từ diệt, nét nghĩa [Đốt cháy] của từ thiêu, thiêu hóa, nét nghĩa [Đốt cháy, làm cho không còn tồn tại] của từ thiêu hủy, nét nghĩa [Làm cho cháy] của từ đốt, nét nghĩa [Tự giết chết mình] của từ tự tử có thể quy về nét nghĩa khái quát “hành động phá hủy”
- Nét nghĩa [một cách đột ngột bất thường] của từ giết, nét nghĩa [một cách bí mật, có mưu tính trước] của từ ám sát, nét nghĩa [một cách cố ý] của từ tự tử, nét nghĩa [Làm cho ăn hoặc uống phải chất độc] của từ đầu độc, nét nghĩa [giết bằng cách đâm, chém] của từ hành thích có thể quy về nét nghĩa cụ thể “cách thức”.
- Nét nghĩa [bằng ngọn lửa mạnh] của từ thiêu là nét nghĩa riêng, đây là nét nghĩa chỉ ra công cụ để thực hiện hành động thiêu.
- Nét nghĩa [thành tro] là nét nghĩa riêng của từ thiêu hóa. Nét nghĩa này chỉ ra kết quả của hành động.
- Nét nghĩa [nhằm giết hại hoặc làm hủy hoại cơ thể] của từ đầu độc, nét nghĩa [để trừng trị hoặc trả thù] của từ hành thích có thể quy về nét nghĩa “mục đích”.
- Nét nghĩa [thừa lúc bất ngờ] là nét nghĩa riêng của từ hành thích. Nét nghĩa này chỉ ra hoàn cảnh tiến hành hành động.
Qua phân tích, ta thấy: từ diệt, thiêu hủy chỉ có 1 nghĩa; từ hành thích
có nhiều nhất là 3 nghĩa. Bên cạnh nét nghĩa khái quát “hành động phá hủy”, nét nghĩa cụ thể “cách thức” được nhắc đến nhiều nhất.
Mô hình định nghĩa của nhóm vị từ chỉ hành động phá hủy có chủ ý:
Tuy nhiên, trong nhóm vị từ này ta cũng bắt gặp một số từ: ám hại, sát hại… được định nghĩa theo kiểu dùng từ đồng nghĩa (Sát hại: giết hại). Cách định nghĩa ngắn gọn, súc tích.
Nhóm 2: Vị từ chỉ hành động phá hủy - chia cắt, phá vỡ:
- Cắt: Làm đứt// bằng vật sắc.
- Chặt: Làm đứt ngang ra// bằng cách dùng dao, hoặc nói chung vật có lưỡi sắc// giáng mạnh xuống.
- Băm: Chặt liên tiếp và nhanh tay// cho nát nhỏ ra. - Bẻ: Gập lại làm cho gãy.
- Cưa: Xẻ, cắt làm cho đứt// bằng cái cưa.
- Cứa: Làm đứt// bằng cách đưa vật có cạnh sắc trên bề mặt// thường là đưa đi đưa lại nhiều lần.
- Xẻ: Làm cho đứt// thành đường trên bề mặt// bằng vật sắc.
- Róc: Tách bỏ// bằng lưỡi sắc// phần bên ngoài của vật cứng, thường là cả phần vỏ.
- Rọc: Đưa lưỡi sắc// theo đường gấp// để làm cho đứt rời ra. - Tước: Tách nhỏ ra// dọc theo thớ của vật.
- Bóc: Lấy đi// vỏ ngoài hoặc phần bọc, dán ở bên ngoài. - Xay: Làm cho tróc vỏ, vỡ ra hay nhỏ mịn// bằng cối quay.
Đây cũng là một nhóm vị từ chỉ hành động phong phú về lượng từ biểu hiện hành động chia cắt, phá vỡ. Mỗ một hành động có cách thức, mục đích khác nhau trong cách thể hiện.
- Nét nghĩa [Làm đứt] của từ cắt, nét nghĩa [Làm đứt ngang ra] của từ
chặt, nét nghĩa [chặt liên tiếp và nhanh tay] của từ băm, nét nghĩa [gập lại làm cho gãy] của từ bẻ, nét nghĩa [Xẻ, cắt làm cho đứt] của từ cưa, nét nghĩa [làm đứt] của từ cứa, nét nghĩa [làm cho đứt] của từ xẻ, nét nghĩa [tách bỏ] của từ
nét nghĩa [tách nhỏ ra], nét nghĩa [làm cho tróc vỏ, vỡ ra hay nhỏ mịn] của từ
xay có thể quy về nét nghĩa khái quát “chia cắt, phá vỡ”.
- Nét nghĩa [bằng vật sắc] của từ cắt, nét nghĩa [bằng cách dùng dao, hoặc nói chung vật có lưỡi sắc] của từ chặt, nét nghĩa [bằng cái cưa] của từ
cưa, nét nghĩa [bằng vật sắc] của từ xẻ, nét nghĩa [bằng lưỡi sắc] của từ róc, nét nghĩa [đưa lưỡi sắc] của từ rọc, nét nghĩa [bằng cối quay] của từ xay có thể quy về nét nghĩa “công cụ”.
- Nét nghĩa [giáng mạnh xuống] của từ chặt, nét nghĩa [thường là đưa đi đưa lại nhiều lần] của từ cứa, nét nghĩa [thành đường trên bề mặt] của từ
xẻ, nét nghĩa [theo đường gấp] của từ rọc, nét nghĩa [dọc theo thớ của vật] của từ tước, có thể quy về nét nghĩa “cách thức”.
- Nét nghĩa [phần bên ngoài của vật cứng, thường là cả phần vỏ] là nét nghĩa riêng của từ róc, nét nghĩa [vỏ ngoài hoặc phần bọc, dán ở bên ngoài] là nét nghĩa riêng của từ bóc.
Trong nhóm vị từ trên, từ bẻ chỉ có 1 nét nghĩa, từ có số lượng nhiều nhất là 3 nét nghĩa: nét nghĩa khái quát “hành động chia cắt, phá vỡ”, nét nghĩa cụ thể “công cụ”, “cách thức”.
Mô hình định nghĩa của nhóm vị từ chỉ hành động phá hủy – chia cắt,