5. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Kiểu loại định nghĩa trong từ điển
Rút từ các loại định nghĩa từ các khoa học hữu quan, từ điển học có thể lựa chọn một số kiểu sau đây:
- Định nghĩa phân tích, vạch rõ nội dung ý nghĩa của từ ngữ, nếu cần nêu cả phạm vi sử dụng, khả năng tổ hợp của từ ngữ, có chú ý đến sự khác nhau với những từ đồng nghĩa.
Ví dụ:
Bạc: Kim loại màu trắng sáng, mềm khó gỉ, dẫn điện tốt, thường dùng để mạ, làm đồ trang sức.
Định nghĩa trên đây là định nghĩa phân tích. Các nét nghĩa của từ bạc
được phân tách như sau:
Bạc: Kim loại // màu trắng sáng// mềm khó gỉ, dẫn điện tốt// thường dùng để mạ, làm đồ trang sức.
Định nghĩa trên bao gồm nét nghĩa khái quát “kim loại” và các nét nghĩa cụ thể khác về: màu sắc, thuộc tính, công dụng.
Kiểu định nghĩa này áp dụng cho phần lớn các từ ngữ mà chủ yếu nhất là các từ ngữ thuộc lớp từ cơ bản.
- Định nghĩa bằng từ đồng nghĩa hoặc dựa vào từ trái nghĩa. Kiểu định nghĩa này chỉ áp dụng trong trường hợp bản thân từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa ấy đã được định nghĩa phân tích.
Định nghĩa bằng từ đồng nghĩa là kiểu định nghĩa khá phổ biến trong từ điển tiếng Việt. Kiểu định nghĩa này gần với sự liên tưởng của con người, giúp cho lời định nghĩa ngắn gọn, tránh trùng lặp. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ có rất ít từ đồng nghĩa hoàn toàn nên khi giải thích bằng đồng nghĩa cần vạch ra sắc thái, cách dùng, phạm vi sử dụng… khác nhau. Trong từ điển, người ta sử dụng một số cách để giải nghĩa như sau:
+ Dùng bản thân từ đồng nghĩa để định nghĩa: Mẫu: A (là) B
Ví dụ: Bông: Hoa
+ Định nghĩa phân tích để trước, từ đồng nghĩa để sau. Mẫu: A (là) X; B
Trong đó: - X là định nghĩa phân tích. - B là từ đồng nghĩa.
Ví dụ: Thu thanh : Thu âm thanh vào để khi cần thì có thể phát ra ; ghi âm.
Kiểu định nghĩa dùng từ trái nghĩa: đưa ra sự phủ định với từ có ý nghĩa trái ngược với từ đang được định nghĩa.
Mẫu: A (là) không B
Ví dụ: Cong: Không thẳng. [16, tr. 10] Một số các trường hợp khác như: + A (là) không B, không C
B và C trái nghĩa nhau.
Ví dụ: Nhàng nhàng: Không gầy, không béo.[ 16, tr. 11] B và C là những từ gần nghĩa
Ví dụ: Bằng phẳng: Không gồ ghề, không lỗi lõm. [16, tr. 11] + A (là) không B, x (trong đó, x là một phần định nghĩa phân tích) Ví dụ: Cheo leo: Không vững, chực rơi rớt. [16, tr. 13]
+ A (là) không B, C (C đồng nghĩa với A)
Kiểu định nghĩa này đơn giản dễ hiểu, áp dụng tốt cho một số từ. Tuy nhiên độ chính xác không cao, không bao quát hết khả năng của từ. Kiểu định nghĩa này thường được sử dụng để định nghĩa tính từ.