5. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Vị từ chỉ hành động thay đổi tư thế
- Đứng: Ở tư thế// thân thẳng, chỉ có chân đặt trên mặt nền// chống đỡ cả toàn thân.
- Ngồi: Ở tư thế// đít đặt trên mặt nền hoặc chân gập lại// để đỡ toàn thân. - Ngửa: Ở tư thế// mặt và phần trước cơ thể ở bên trái, gáy và lưng ở bên trên.
- Ngoẹo: Nghiêng hẳn về một bên (thường nói về đầu, cổ). - Cúi: Hạ thấp đầu hoặc thân mình xuống về phía trước.
- Kiễng: Tự nâng cao người thẳng lên trên đầu mũi bàn chân, gót không chạm mặt nền.
- Với: Vươn tay ra// cho tới một vật ở hơi quá tầm tay của mình. - Nằm: Ngả thân mình// trên một vật nào đó// thường là nghỉ ngơi. Quan sát nhóm từ chỉ hành động thay đổi tư thế ở trên ta thấy: Nét nghĩa khái quát [tư thế] là nét nghĩa chung của nhóm. Tuy trong một số từ như: ngoẹo, cúi, kiễng, với… nét nghĩa khái quát vắng mặt nhưng ta ngầm hiểu rằng đó là [tư thế].
Nét nghĩa [thân thẳng, chỉ có chân đặt trên mặt nền] của từ đứng, nét nghĩa [đít đặt trên mặt nền hoặc chân gập lại] của từ ngồi, nét nghĩa [mặt và phần trước cơ thể ở bên trái, gáy và lưng ở bên trên] của từ ngửa, nét nghĩa [tự nâng cao người thẳng lên trên đầu mũi bàn chân, gót không chạm mặt nền] của từ kiễng, nét nghĩa [hạ thấp đầu hoặc thân mình xuống về phía trước] của
từ cúi, nét nghĩa [nghiêng hẳn về một bên] của từ ngoẹo, nét nghĩa [vươn tay ra] của từ với, nét nghĩa [ngả thân mình] của từ nằm có thể quy về nét nghĩa “cách thức”.
Nét nghĩa [chống đỡ cả toàn thân] của từ đứng, nét nghĩa [để đỡ toàn thân] của từ ngồi có thể quy về nét nghĩa “chức năng”.
Nét nghĩa [cho tới một vật ở hơi quá tầm tay của mình] là nét nghĩa riêng của từ với.
Nét nghĩa [trên một vật nào đó], [thường là nghỉ ngơi] là hai nét nghĩa riêng của từ nằm.
Như vậy, trong nhóm vị từ chỉ hành động thay đổi tư thế: ngoài nét nghĩa khái quát “tư thế” là nét nghĩa cụ thể “cách thức”, “chức năng”.
Mô hình định nghĩa của nhóm vị từ chỉ hành động thay đổi tư thế:
Tư thế - cách thức – chức năng.