Hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu công ty Thực Phẩm Hà Nội

63 952 7
Hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu công ty Thực Phẩm Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM LƯỢC Rất nhiều DN hiện nay đã ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển một thương hiệu riêng cho bản thân mình, từ đó tạo ra các lợi thế cạnh tranh đặc biệt góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hoạt động kinh doanh mang tính bền vững lâu dài. Để xây dựng một thương mạnh không thể thiếu đi hoạt động truyền thông thương hiệu chuyên nghiệp - một hoạt động mang tính then chốt quan trọng, giúp các giá trị thương hiệu mà công ty đã cố gắng tạo ra nhanh chóng khắc sâu vào tiềm thức KH một cách hiệu quả nhất. Cũng chính bởi lí do trên nên bài khóa luận này sẽ tập trung viết về công tác hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu tại công ty Thực Phầm Hà Nội. Kết cấu của bài khóa luận gồm có phần mở đầu sẽ viết về tính cấp thiết của đề tài, tổng quan về tình hình nghiên cứu, xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu, chỉ ra đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là chỉ ra phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài gồm các phương pháp thu thập và phương pháp xử lý thông tin. Nội dung chính của bài khóa luận sẽ chia thành 3 chương cụ thể. Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu và truyền thông thương hiệu. Trong phần này sẽ cung cấp vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và truyền thông thương hiệu, các công cụ truyền thông phổ biến và các dạng truyền thông thương hiệu cũng như quy trình để tiến hành hoạt động truyền thông hiệu quả…Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng truyền thông thương hiệu tại công ty Thực Phẩm Hà Nội. Chương này sẽ trình bày khái quát về công ty, phân tích thực trạng hoạt động truyền thông thương hiệu tại công ty và có những kết luận về thực trạng của hoạt động này…Chương 3: Đề xuất và giải pháp hoàn thiện truyền thông thương hiệu của công ty Thực Phầm Hà Nội giai đoạn 2014- 2015. Chương này sẽ viết về phương hướng của chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu, chiến lược cho hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty. Cuối cùng là các đề xuất, giải pháp mang tính cá nhân giúp cho việc hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu công ty Thực Phẩm Hà Nội. i LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập và tích lũy kiến thức tại mái trường đại học Thương Mại với bề dày lịch sử hơn 50 năm là một niềm tự hào đối với mỗi sinh viên, đối với riêng bản thân em thì đó còn là vinh dự lớn khi được học tập tại Khoa kinh doanh thương mại nổi danh về phong trào “thi đua dạy tốt học tốt” nơi em được học tập và tu dưỡng nhân cách, nơi đó đã góp phần không nhỏ tạo nên sự trưởng thành về mặt nhân cách lẫn kiến thức chuyên môn cho bản thân em. Và bài khóa luận này được coi là một công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa nhất đối với em, đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa các kiến thức chuyên nghành quản trị thương hiệu mà em được truyền dạy với quá trình học tập, làm việc thực tế tại công ty Thực Phẩm Hà Nội. Để hoàn thành bài khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn đầu tiên tới ban giám hiệu nhà trường, đồng gửi tới toàn thể các thầy cô đã và đang ngày đêm miệt mài với công tác truyền dạy kiến thức, bồi dưỡng nhân cách cho sinh viên. Và lời cảm ơn chân thành em xin gửi tới riêng các thầy cô thuộc khoa Kinh Doanh Thương Mại- những người thầy, cô vững vàng chuyên môn và tràn đầy nhiệt huyết với sinh viên, đã trực tiếp giảng dạy thành công các kiến thức chuyên ngành cho em và tập thể sinh viên khóa 46 khóa đầu tiên – Niềm tự hào của chuyên ngành quản trị thương hiệu. Một lời cảm ơn chân thành em xin gửi tới tập thể Anh, Chị cán bộ, nhân viên công ty Thực Phẩm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho em nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc thân thiện, cởi mở. Nơi đây đã góp phần bổ sung các kiến thức thực tế, kỹ năng làm việc quý báu giúp em hoàn thành bài khóa luận xuất sắc, làm tốt các công việc khác nhau trong tương lai. Và cuối cùng em xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thạc sỹ Đào Thị Dịu người trực tiếp hướng dẫn và theo sát em trong suốt hành trình dài thực tập và hoàn thành khóa luận, cô luôn động viên, chỉ dạy những kinh nghiệm làm việc quý báu và hướng dẫn chi tiết từng bước nhỏ trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn. ii MỤC LỤC 2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 18 2.1.2Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 18 2.1.3Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 19 Biểu đồ 2.1.3 a: Cơ cấu trình độ tay nghề của CBNV trong công ty 19 Sơ đồ 2.1.3 b: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Thực Phẩm Hà Nội 19 Bảng 2.1.3 c: Các đơn vị trực thuộc công ty 20 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính 20 Bảng 2.1.4 a: Các ngành nghề kinh doanh hiện tại của DN 20 Thị trường, khách hàng chính 21 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trong 3 năm gần nhất) 22 Bảng 2.1.4 b: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2011, 2012, 2013 22 2.1.5Các yếu tố nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp 23 Bảng 2.2.1 a: Kết quả đánh giá quan điểm của nhân viên trong hoạt động xây dựng và truyền thông thương hiệu 28 Bảng 2.2.2 : Các mẫu thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu công ty 31 Bảng 2.2.3.2 Kết quả điều tra về việc sử dụng các công cụ truyền thông ở công ty Thực phẩm Hà Nội 38 PHỤ LỤC 1 50 PHỤ LỤC 2 53 PHỤ LỤC 3 57 iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1.3 a: Cơ cấu trình độ tay nghề của CBNV trong công ty 19 Bảng 2.1.3 c: Các đơn vị trực thuộc công ty 20 Bảng 2.1.4 a: Các ngành nghề kinh doanh hiện tại của DN 20 Bảng 2.1.4 b: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2011, 2012, 2013 22 Bảng 2.2.1 a: Kết quả đánh giá quan điểm của nhân viên trong hoạt động xây dựng và truyền thông thương hiệu 28 Bảng 2.2.2 : Các mẫu thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu công ty 31 Bảng 2.2.3.2 Kết quả điều tra về việc sử dụng các công cụ truyền thông ở công ty Thực phẩm Hà Nội 38 Biểu đồ 2 .1 .3 a : Cơ cấu trình độ tay nghề của CBNV trong công ty. Error: Reference source not found Sơ đồ 2.1.3 b: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Thực Phẩm Hà Nội 19 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Ý nghĩa 1 DN Doanh nghiệp 2 KH Khách hàng 3 SP Sản phẩm v PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, nhu cầu về vật chất và tinh thần của mỗi người dân Việt Nam từng bước được nâng lên, nhất là nhu cầu về các sản phẩm sạch, các sản phẩm chế biến đóng gói sẵn. Thêm vào đó, sự hối hả của nhịp sống thị trường đã kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với nguồn thực phẩm chế biến sẵn ngày càng lớn và đa dạng. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để kích thích phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam. Quá trình hội nhập có tác động rất lớn đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Việc tạo dựng được các thương hiệu lớn sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm trong nước chiếm lĩnh được thị trường nội địa, xa hơn là tập trung đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn sử dụng trực tiếp. Việc tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO không chỉ đem lại những cơ hội đột phá phát triển, còn đem lại không ít thách thức trong ngành chế biến thực phẩm. Khi hàng ngoại dễ dàng gia nhập thị trường, lại cộng với tâm lý sính hàng ngoại của người dân vẫn còn phổ biến, họ sẵn sàng lựa chọn tiêu dùng các thực phẩm nhập khẩu trực tiếp mặc dù chất lượng có sự chênh lệch không quá lớn, giá của chúng lại khá cao gây khó khăn trực tiếp cho các DN chế biến sản xuất thực phẩm trong nước. Vì vậy, việc làm bức thiết hiện nay đối với các DN sản xuất chế biến thực phẩm trong nước là tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng lớn mạnh, để giành phần thắng ngay trên chính sân nhà, tạo dựng lòng tin vững bền nơi khách hàng, trong lâu dài là thay đổi cả xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch chế biến sẵn mang thương hiệu “Made in Việt Nam” cho người Việt và cả thế giới. Công ty Thực Phẩm Hà Nội với uy tín trên 50 năm hoạt động trên thị trường trong nhiều lĩnh vực, nổi bật trong đó có chế biến và phân phối các loại thực phẩm sạch, công ty đã và đang là một trong số những nhà cung cấp thực phẩm chính cho thị trường toàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận khác. Song thương hiệu công ty Thực Phẩm Hà Nội mới chỉ được một bộ nhận nhỏ KH biết tới, yêu thích và trung thành. Gia đoạn sắp tới công ty cần nỗ lực đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, phổ biến các giá trị đó tới KH để họ tin tưởng và ưu tiên số một trong việc tiêu dùng thực phẩm sạch do công ty chế biến và cung cấp. Việc nghiên cứu hoàn thiện các hoạt động truyền thông thương hiệu là chìa khóa vàng giúp công ty xây dựng và phát triển thương hiệu thành công, giúp gia tăng năng lực cạnh tranh, khẳng định dần vị thế của công ty không chỉ dừng lại ở thị trường miền bắc mà còn vươn xa toàn quốc và hướng tới thị trường xuất khẩu quốc tế. 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu. Từ những lý do ở trên, nên em nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty Thực Phẩm Hà Nội” là hết sức cần 1 thiết trong giai đoạn hiện nay. Thông qua bài nghiên cứu là bước đầu giúp em có những đánh giá khách quan về hoạt động truyền thông thương hiệu thực tế tại công ty Thực Phẩm Hà Nội trên cơ sở nền tảng kiến thức chuyên môn về thương hiệu đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy của thầy cô thuộc Khoa Kinh Doanh Thương Mại. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu hoạt động tryền thông thương hiệu. * Tổng quan tình hình nghiên cứu về truyền thông thương hiệu trên thế giới Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu trong đó việc nghiên cứu hoàn thiện các hoạt động truyền thông thương hiệu như: - “Building Strong Brand” của tác giả D.Aaker. - “Chiến lược thương hiệu Châu Á” của tác giả Roll, Martin. - “Đầu tư cho chiến lược hình ảnh thương hiệu” của tác giả Moore Richard. - “Brands and branding” của tác giả Rita Clifton và Jonhn Simmons. Các cuốn sách này đều đề cao vai trò của việc xây dựng và truyền thông thương hiệu, chúng chỉ ra các cách thức để xây dựng và truyền thông thương hiệu hiệu quả, có phân tích cặn kẽ những lỗi sai trong khi tiến hành hoạt động truyền thông thương hiệu mà các DN thường gặp phải. * Tổng quan tình hình nghiên cứu về truyền thông thương hiệu tại VN Khái niệm về thương hiệu không còn mới mẻ ở Việt Nam, song nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của chúng trong sự phát triển của DN vẫn chưa cao, ngay cả ban lãnh đạo của nhiều công ty vừa và nhỏ hiện nay vẫn còn xao nhãng. Sự có mặt của các công trình nghiên cứu, các cuốn sách chuyên về xây dựng và phát triển thương hiệu đã và đang góp phần cung cấp một lượng kiến thức lớn giúp nhiều DN ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng phát triển thương hiệu trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Một số cuốn sách có thể kể tới như: - “Thương hiệu với nhà quản lý” của tác giả PGS TS Nguyễn Quốc Thịnh và CN Nguyễn Thành Trung. - “Quản trị tài sản nhãn hiệu” của tác giả Đào Công Bình - “Quản trị thương hiệu - Danh tiếng và lợi nhuận” của tác giả Lê Anh Cường - Các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên về lĩnh vực phát triển thương hiệu. - Các bài báo viết về hoạt động xây dựng và truyền thông thương hiệu trên một một số trang web tin cậy như “ www.lantabrand.com” Các cuốn sách, tài liệu trên đề cập sát thực hơn về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại Việt Nam, cách thức cũng như quy trình để các DN có thể tiến hành truyền thông hiệu quả. Song các cuốn sách chưa đề cập cụ thể tới các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông, chưa minh họa thực tế hoạt động này tại một DN 2 cung cấp, sản xuất cụ thể. Chính vì vậy việc thực hiện khóa luận “Hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu công ty Thực Phẩm Hà Nội” sẽ có tính mới khi đi sâu phân tích từng hoạt động truyền thông thực tế tại một công ty có tiền thân là một DN nhà nước, sẽ là một bài khóa luận có giá trị cho các DN vửa và nhỏ của Viêt Nam tham khảo và hoàn thiện dần hoạt động truyền thông thương hiệu của mình. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc nghiên cứu là các lý luận cơ bản về thương hiệu, truyền thông thương hiệu, sẽ cung cấp một nền tảng lý thuyết, cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các thực trạng về hoạt động truyền thông thương hiệu tại công ty, thấy rõ những điểm khác biệt giữa lý thuyết và thực tế. Qua đó, công việc nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty Thực Phẩm Hà Nội cũng sẽ dễ dàng hơn. Việc nghiên cứu được các hoạt động truyền thông thực tế đã thực hiện tại công ty, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại trong công tác xây dựng và truyền thông thương hiệu. - Mục tiêu nghiên cứu: Hiểu rõ về cơ sở lý luận về xây dựng và truyền thông thương hiệu. Từ những đánh giá khách quan về thực trạng của hoạt động truyền thông thương hiệu tại công ty, đề xuất được các giải pháp giúp công ty ngày càng hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu, nâng cao dần vị thế của công ty trên thị trường, khẳng định sự tin cậy và chất lượng hài lòng cho KH thông qua thương hiệu công ty Thực Phẩm Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu. Không gian nghiên cứu: Công ty Thực Phẩm Hà Nội hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực. Khóa luận này chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực chế biến và cung cấp thực phẩm sạch trên thị trường khu vực miền bắc đặc biệt là thị trường thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu các hoạt động truyền thông giai đoạn 2010- 2013 tại công ty đã và đang thực hiện từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông TH cho giai đoạn sắp tới 2014- 2015 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập dữ liệu + Thu thập dữ liệu sơ cấp: Thông qua phiếu điều tra, khảo sát khách hàng về mức độ nhận biết thương hiệu và chương trình truyền thông mà công ty đã sử dụng để tiếp cận KH. Phỏng vấn ban lãnh đạo công ty Thực Phẩm Hà Nội về mức độ quan trọng của hoạt động truyền thông, mức độ đầu tư cho hoạt động truyền thông + Thu thập dữ liệu thứ cấp: từ các báo cáo, tài liệu của công ty, thông tin trên báo chí, truyền hình, internet và các nghiên cứu trước đây * Phương pháp phân tích dữ liệu 3 + Phương pháp thống kê bằng các biểu đồ, biểu bảng: dùng các công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu thu thập được từ các bảng câu hỏi sau đó đưa ra dưới dạng các biểu đồ, biểu bảng. + Phương pháp phân tích đánh giá: phân tích và đánh giá các biểu đồ, biểu bảng để thấy được vài trò của hoạt động truyền thông thương hiệu, mức độ đầu tư, kết hợp các công cụ truyền thông. + Phương pháp quan sát và mô tả: quan sát những hình thức truyền thông mà công ty đã và đang áp dụng, sau đó mô tả lại thực trạng truyền thông thương hiệu trong thời gian vừa qua. + Sử dụng phần mềm Excel tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi. 6. Kết cấu khóa luận: Gồm 3 chương. - Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và truyền thông thương hiệu. Chương này sẽ giải thích về một số khái niệm liên quan như thương hiệu, truyền thông thương hiệu cũng như vai trò, chức năng, tầm quan trọng của xây dựng và truyền thông thương hiệu đối với sự phát triển của các DN hiện nay. Cung cấp các quy trình về truyền thông, công cụ truyền thông thương hiệu, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này. - Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng truyền thông thương hiệu công ty Thực Phẩm Hà Nội. Tại chương này sẽ khái quát các thông tin chính về công ty Thực Phẩm Hà Nội. Sau đó tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động truyền thông, đưa ra đánh giá, phân tích thực trạng và có những kết luận về hoạt động truyền thông thương hiệu tại công ty. - Chương 3: Đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty Thực Phẩm Hà Nội. Chương này sẽ viết về phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian sắp tới. Các quan điểm giải quyết của ban lãnh đạo công ty về hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu công ty Thực Phẩm Hà Nội. Sau đó sẽ đề xuất, kiến nghị và đưa ra một số giải pháp hữu ích giúp công ty hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu. 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU. 1.1. Tổng quan về thương hiệu 1.1.1. Các quan điểm tiếp cận thương hiệu Mỗi người tiếp cận ở các góc độ khác nhau, sẽ có những quan điểm khác nhau về thương hiệu dưới đây là 4 quan điểm phổ biến nhất. Quan điểm thứ nhất: “Thương hiệu là nhãn hiệu hàng hoá”. Theo quan điểm này thì thương hiệu không có sự khác biệt so với nhãn hiệu. Việc người ta gọi nhãn hiệu là thương hiệu do việc dùng chữ, gắn nhãn hiệu với yếu tố thị trường và nó có thể mua bán như những hàng hóa khác (sự xuất hiện của chữ “thương” trong từ thương hiệu). Nhưng thực tế, theo cách mà mọi người thường nói về thương hiệu thì thuật ngữ này bao hàm không chỉ các yếu tố có trong nhãn hiệu mà còn cả các yếu tố khác nữa như khẩu hiệu (slogan) hình dáng là sự cá biệt của bao bì, âm thanh,màu sắc Ví dụ như khi chúng ta nhìn thấy mầu vàng cam thường nghĩ ngay tới thương hiệu mạng di đông Việt Nam mobile, qua sologan: “hãy nói theo cách của bạn” của mạng viễn thông Viettel, qua kiểu dáng chai “lùn”, “cổ rụt” nhận biết ngay đó là bia sài gòn special Việc này cho thấy không chỉ nhãn hiệu mới giúp người ta phân biệt các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ với nhau mà còn thông qua các dấu hiệu nổi trội đã kể trên mà nhà sản xuất lựa chọn để truyền tải nhanh chóng hình ảnh thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tới KH và công chúng. Quan điểm thứ 2: “Thương hiệu là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ và đã nổi tiếng”. Quan điểm này chỉ ra rằng những nhãn hiệu chưa tiến hành đăng ký bảo hộ và chưa nổi tiếng sẽ không được coi là thương hiệu. Chỉ những nhãn hiệu đã được đăng ký mới có thể mua đi, bán lại. Việc này sẽ khó lý giải chính đáng cho 2 trường hợp cụ thể như: Biti’s là một thương hiệu ở Việt Nam ( do đã được đăng ký bảo hộ), nhưng sẽ không được coi là một thương hiệu tại thị trường Hoa Kỳ (vì chưa đăng ký bảo hộ tại Mỹ). Trong khi đó bánh cốm “Nguyên Ninh” đã nổi tiếng ở khu vực Hà Nội và khu vực phía Bắc lâu năm, mọi người có nhu cầu về bánh cốm sẽ nghĩ ngay đến bánh cốm Nguyên Ninh, nhưng cho đến nay, bánh cốm “Nguyên Ninh” vẫn chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thì nó cũng không thể coi là một thương hiệu. Quan điểm thứ 3: “Thương hiệu là dành cho doanh nghiệp, còn nhãn hiệu là cho hàng hoá”. Theo quan điểm này thì thương hiệu chính là tên thương mại, nó được dùng để chỉ hoặc gán ghép cho doanh nghiệp (ví dụ Honda, Yamaha, ). Khi đó Honda là thương hiệu, còn Future và SuperDream là nhãn hiệu hàng hóa; Yamaha là thương hiệu còn Sirius và Jupiter là nhãn hiệu hàng hóa. Nếu như vậy thì với trường hợp của Biti’s Elextrolux, Mc donal sẽ khó phân tách rõ rằng, nhận thấy không có sự phân biệt mà dùng chung giữa tên doanh nghiệp và tên sản phẩm. 5 [...]... đến, ghi nhớ thương hiệu, thái độ của khách hàng trước và sau một thời gian truyền thông ) 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI 2.1 Khái quát về công ty Thực Phẩm Hà Nội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp - Công ty Thực Phẩm Hà Nội được thành lập 10/7/1975 theo quyết định của Bộ Nội Thương (nay là Bộ Công Thương) trên... truyền thông thương hiệu Mục tiêu đánh giá kết quả truyền thông thương hiệu là đo lường sự biết đến thương hiệu của khách hàng, hiệu quả của hoạt động truyền thông thương hiệu Từ đó đưa ra những phương án điều chỉnh hợp lý và nâng cao hiệu quả cho các hoạt động truyền thông tiếp theo Thông qua các chỉ tiêu đánh giá kết truyền thông thương hiệu như chỉ tiêu định lượng (doanh số bán, thị phần, hiệu quả... chất lượng sản phẩm như cam kết bình ổn giá cả trong những dịp đặc biệt của năm nhằm tháo gỡ những khó khăn trong tiêu dùng của KH 2.2 Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông TH của công ty Thực Phẩm Hà Nội Để thu thập các thông tin phù hợp cho việc phân tích và đưa ra các đánh giá khách quan, trung thực về hoạt động truyền thông thương hiệu tại công ty Thực Phẩm Hà Nội, em đã tiến hành điều tra,... nghề của CBNV trong công ty (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Thực Phẩm Hà Nội) Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ thống trực tuyến chức năng, được trình bày qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1.3 b: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Thực Phẩm Hà Nội (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Thực Phẩm Hà Nội) 19 - Các đơn vị trực thuộc: Bảng 2.1.3 c: Các đơn vị trực thuộc công ty STT Tên đơn vị STT... thương hiệu riêng, song hoạt động truyền thông thương hiệu chưa được quan tâm đúng mực dẫn đến chỉ được một bộ phận nhỏ KH biết tới thì chưa thể coi là một thương hiệu thành công Chính hoạt động truyền thông thương hiệu sẽ chia sẻ, cung cấp các thông tin về thương hiệu sản phẩm cũng như DN tới gần hơn với KH và công chúng gây dựng sự yêu thích và trung thành, từ đó có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động. .. thông thương hiệu Vai trò đầu tiên là hoạt động không thể thiếu để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp Hai hoạt động xây dựng thương hiệu và tiến hành truyền thông thương hiệu là hai hoạt động cần thực hiện song song Bản thân DN 10 đã chú trọng việc xây dựng thương hiệu như có một chiến lược thương hiệu cụ thể, thuê hẳn chuyên gia về tư vấn thiết kế hệ thống nhận diện thương. .. xuất và chế biến 6 Cửa hàng thực phẩm Hàng Da thực phẩm tổng hợp 2 Trung tâm thương mại & dịch vụ 7 Cửa hàng thực phẩm Lê Quý Cửu Long Đôn, Bưởi 3 Trung tâm Kinh doanh Bán buôn 8 Liên doanh siêu thị Unimart 4 Trung tâm kinh doanh thực phẩm 9 Liên doanh cao ốc Á Châu tổng hợp 5 Trung tâm thương mại Vân Hồ 10 Công ty cổ phần ẩm thực Hà Nội (Nguồn: phòng hành chính công ty Thực Phẩm Hà Nôi) 2.1.4 Tình hình... nghiệp truyền thông cụ thể Từ đó các nhân viên cấp dưới là những người trực tiếp tác nghiệp cũng sẽ có sự ảnh hưởng nhất định về tầm quan trọng của hoạt động truyền thông thương hiệu công ty • Nguồn nhân lực dành cho hoạt động truyền thông Hoạt động truyền thông thương hiệu đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao, có sự am hiểu các công cụ truyền thông, nắm vững kiến thức chuyên môn về thương hiệu, có... ý về hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty trong thời gian qua 27 Bảng 2.2.1 a: Kết quả đánh giá quan điểm của nhân viên trong hoạt động xây dựng và truyền thông thương hiệu (thông qua kết quả trả lời câu 2, câu 3 của phần B thông tin cụ thể về công ty) câu hỏi Nội dung câu hỏi Nội dung đáp án kết quả trả lời Ghi chú 2 Theo anh/chị, a Không Vì hoạt động a 4 phiếu(4%) 86% số nhân thương hiệu. .. việc xây dựng thương hiệu công ty Thực Phẩm Hà Nội mà ít DN nào cùng trong nghành nghĩ tới và làm được như việc thiết kế và thay đổi một phần hệ thống nhận diện thương hiệu của mình vào năm 2012 vừa qua song hoạt động truyền thông thương hiệu vẫn chưa kịp phổ cập tới KH về sự thay đổi này Ban lãnh đạo đã có sự nhất quán quan điểm về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng truyền thông thương hiệu, Song . về hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu công ty Thực Phẩm Hà Nội. Sau đó sẽ đề xuất, kiến nghị và đưa ra một số giải pháp hữu ích giúp công ty hoàn thiện hoạt động truyền thông thương. đánh giá thực trạng truyền thông thương hiệu tại công ty Thực Phẩm Hà Nội. Chương này sẽ trình bày khái quát về công ty, phân tích thực trạng hoạt động truyền thông thương hiệu tại công ty và. và thực tế. Qua đó, công việc nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty Thực Phẩm Hà Nội cũng sẽ dễ dàng hơn. Việc nghiên cứu được các hoạt động truyền thông thực

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

  • 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

  • 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

  • Biểu đồ 2.1.3 a: Cơ cấu trình độ tay nghề của CBNV trong công ty.

  • Sơ đồ 2.1.3 b: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Thực Phẩm Hà Nội.

  • Bảng 2.1.3 c: Các đơn vị trực thuộc công ty

  • Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính.

  • Bảng 2.1.4 a: Các ngành nghề kinh doanh hiện tại của DN.

  • Thị trường, khách hàng chính.

  • Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trong 3 năm gần nhất)

  • Bảng 2.1.4 b: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2011, 2012, 2013.

  • 2.1.5 Các yếu tố nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp

  • Bảng 2.2.1 a: Kết quả đánh giá quan điểm của nhân viên trong hoạt động xây dựng và truyền thông thương hiệu

  • Bảng 2.2.2 : Các mẫu thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu công ty.

  • Bảng 2.2.3.2 Kết quả điều tra về việc sử dụng các công cụ truyền thông ở công ty Thực phẩm Hà Nội

  • PHỤ LỤC 1

  • PHỤ LỤC 2

  • PHỤ LỤC 3

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan