Về các loại hành

Một phần của tài liệu Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Trang 35 - 46)

Tiến hành luận văn, chúng tôi khảo sát trên 20 quyển giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, song chỉ có 20 quyển có sử dụng hành vi cầu khiến với 529 hành vi cụ thể. Những hành vi này có tắnh chất cầu khiến ở mức độ khác nhau. Mỗi một mức độ cầu / khiến đƣợc gọi tên một hành động, vì vậy chúng tôi đã thống kê đƣợc 15 hành vi cầu khiến bao gồm: ra lệnh, sai khiến, yêu cầu, đề nghị, hƣớng dẫn, khuyên bảo, thúc giục, cho phép, nhờ vả, mời mọc, thỉnh cầu, can ngăn, cầu xin, nhắc nhở, rủ rê.

Ra lệnh là hành vi đƣa ra một mệnh lệnh bắt buộc đối tƣợng giao tiếp phải thực hiện điều nêu lên. Để thực hiện hành vi này, SP1 có vị thế cao hơn SP2, SP2 phải thực hiện hành động ngay lập tức hoặc trong một thời gian ngắn đƣợc giới hạn. Hành vi này ắt đƣợc thực hiện đối với những

vai giao tiếp có mối quan hệ thân hữu. Thông thƣờng hành vi ra lệnh đƣợc thực hiện dƣới các cấu trúc có đầy đủ thành phần SP1-BTNV-SP2. Nhƣng điều đặc biệt là cấu trúc càng đƣợc rút gọn một trong hai thành phần SP1 và SP2 hoặc rút gọn cả hai thành phần thì mức độ ra lệnh càng cao. Vắ dụ:

Các đồng chắ đi ngay! - Đi ngay! Ờ Đi!. Hành vi này là hành vi có tắnh chất áp đặt cao nhất trong số các hành vi cầu khiến.

Trong 20 sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, chúng tôi đã thống kê đƣợc 22 hành vi ra lệnh (4.15%). Các hành vi này thƣờng có dạng: Đck Ờ BTNV (biểu thức ngữ vi)

Vắ dụ 1:

Truyền cho mời hai người vào gặp ta. (5-275)

Vắ dụ 2:

Cấm, không được hút thuốc lá nhé. (1-272)

Sai khiến là hành vi bảo SP2 thực hiện một hành động, hành động này có tắnh áp đặt không cao nhƣ hành vi ra lệnh và mang lại quyền lợi cho SP1. SP1 nhất định phải có vị thế cao hơn SP2 vì vậy quan hệ vai giao tiếp trong hành động này phải là quan hệ vị thế. Trong 529 câu tƣ liệu chúng tôi thống kê đƣợc 13 hành vi sai khiến (2.45%) Tham gia vào cấu trúc này thƣờng có đầy đủ cả 3 thành phần, có cấu trúc là: SP2 Ờ BTNV Ờ SP1

Vắ dụ 3:

Anh hãy chuyển chiếc xe máy này đi Hải Phòng cho tôi. (1-237)

Vắ dụ 4:

Ngày mai ông giám đốc Viện phát triển Châu Á sang làm việc với viện ta sẽ đến Hà nội, anh đi đón nhé.

Vâng ạ.(2-328)

Yêu cầu là hành vi nêu ra điều gì với SP2, tỏ ý muốn SP2 làm, biết rằng đó là việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền hạn, khả năng của SP2. Trong số tƣ liệu, có 78 hành vi yêu cầu (14.74%).

Vắ dụ 5:

Những sinh viên nào hôm qua nghỉ học sẽ phải gặp tôi ở văn phòng. (1-200)

Vắ dụ 6:

Anh nằm xuống đây ... thế. Bây giờ vén áo lên ... hắt mạnh vào. Nắn thở. Nào ... thở ra từ từ. Thôi xong rồi. (18-52)

Đề nghị là hành vi đƣa ra ý kiến về một việc nên làm nào đó để thảo luận, để xét, thƣờng là một việc riêng với mong muốn đƣợc chấp nhận, đƣợc giải quyết. Hành vi này gần giống nhƣ hành vi yêu cầu nhƣng có tắnh chất khiêm nhƣờng hơn. Có nghĩa là tắnh áp đặt của hành vi này không cao nhƣ các hành vi ra lệnh, sai khiến, yêu cầu và bắt đầu có dấu hiệu của tắnh chất lịch sự trong giao tiếp. Vai giao tiếp có thể có quan hệ vị thế hoặc quan hệ thân hữu. Khi hành vi này đƣợc thực hiện, quyền lợi có thể là cho SP1 hoặc cho cả SP1 và SP2. Trong số 529 hành vi có 101 hành vi đề nghị (19.09%)

Vắ dụ 7:

Trước hết tôi đề nghị quý vị hãy tự giới thiệu bản thân mình. (7-14)

Vắ dụ 8:

Chúng tôi đề nghị quắ công ti làm việc với các cơ quan chức năng ngăn chặn hàng giả trên thị trường. (6-90)

Vắ dụ 9:

Sao đắt thế chị?

Vì mấy hôm nay trời lạnh, hoa hiếm hơn. Chị bớt cho em một chút. (6-143)

Hƣớng dẫn là hành vi chỉ bảo, dắt dẫn cho biết phƣơng hƣớng, cách thức tiến hành một hoạt động nào đó. Khác với các hành vi ra lệnh, yêu cầu, sai khiến, hƣớng dẫn mang tắnh chất trung hòa về mức độ áp đặt và tắnh chất lịch sự. Hành vi này đƣợc thực hiện thì quyền lợi thuộc về SP2. Vai giao tiếp trong hành vi này không còn mang tắnh chất quyết định đến việc

lựa chọn ngôn ngữ, mà chỉ còn phụ thuộc vào nội dung ý nghĩa của hành vi. Có nghĩa là ở vị thế nào hay trong mối quan hệ nào thì SP1 vẫn có quyền thực hiện hành vi. Trong số tƣ liệu có 33 hành vi hƣớng dẫn (6.23%). Vắ dụ 10:

Anh có thể ăn ở phòng khách của khách sạn ở lầu 1 hay ăn ở ngoài phố. (1- 221)

Khuyên bảo là hành vi bảo với thái độ ân cần cho biết điều hay lẽ phải, điều nên làm hoặc không nên làm. Khi hành vi này đƣợc thực hiện thì quyền lợi thuộc về SP2. Giống nhƣ hành vi hƣớng dẫn, mức độ áp đặt và tắnh chất lịch sự của hành vi này mang tắnh chất trung hòa. SP2 có thể lựa chọn việc thực hiện một trong hai hành động nên hay không nên. Trong số 529 hành vi có 68 hành vi khuyên bảo (12.85%).

Vắ dụ 11:

Anh không nên hút thuốc lá. (1-284)

Vắ dụ 12:

Chị đi thăm Pác Pó chưa? Chưa anh ạ

Ồ, tiếc quá! chị nên đi. (20-153)

Thúc giục là hành vi bảo ngƣời khác phải vội vã, nhanh chóng làm việc gì đó. Hành vi này hƣớng SP2 đến một hành động cần phải đƣợc thực hiện ngay tức là hành động này có tắnh chất áp đặt của SP1 với SP2. Tuy nhiên lợi ắch vẫn thuộc về SP2, hoặc có khi lợi ắch chia đều cho cả SP1 và SP2. Trong 529 hành vi, có 28 hành vi thúc giục (5.29%)

Vắ dụ 13:

Các cháu với Hà cứ ăn trước đi! (2-82)

Vắ dụ 14:

Thôi sắp đến giờ diễn rồi, cậu chuẩn bị đi. (3-154)

Nhanh lên các bạn ơi! Gần 8 rưỡi rồi!

Cho phép là hành vi đồng ý cho ngƣời khác làm việc trong quyền hạn của mình. Hành động này đƣợc thực hiện thì quyền lợi hoàn toàn nghiêng về SP2, nhƣng quyền lợi này chỉ có khi đƣợc sự đồng ý của SP1. Tức là cho phép cũng là một hành vi có tắnh áp đặt, nhƣng khác với tắnh áp đặt của các hành vi nhƣ yêu cầu, sai khiến... hành vi này mang tắnh áp đặt nhƣng quyền lợi không thuộc về SP1 mà thuộc về SP2. Có 4 hành vi cho phép trong tổng số 529 hành vi (0.75%).

Vắ dụ 16:

Ừ, nếu con thắch thì vào xem đi. (3-20)

Vắ dụ 17:

Mình thì lại thắch đi trong vườn, vừa hái quả vừa ăn mới khoái.

Cậu cứ tự nhiên. Nho, táo, hồng xiêm ... trong vườn nhà mình đó, cậu thắch ăn gì cứ hái. (1-193)

Nhờ vả là hành vi mong muốn sự giúp đỡ từ phắa ngƣời khác, làm phiền ngƣời khác. Hành vi này đƣa ra thì quyền lợi thuộc về SP1 với điều kiện SP2 đồng ý sẽ thực hiện hành vi đó. Hành vi này không có tắnh áp đặt mà có tắnh lịch sự nên ngôn ngữ trong các phát ngôn thƣờng có cấu trúc là: BTNV + từ kiểu cách (làm ơn) . Có 29 hành vi nhờ vả trong tổng số 529 hành vi (5.48%)

Vắ dụ 18:

Anh làm ơn mua giúp tôi một quyển từ điển. (1-237)

Vắ dụ 19:

Làm ơn cho tôi mượn cái bút. (6-236)

Mời mọc là hành vi SP1 bày tỏ ý muốn SP2 làm một việc gì với thái độ lịch sự, trân trọng. Hành vi này không mang tắnh áp đặt và quyền lợi đƣợc chia đều cho cả SP1 và SP2. Có 57 hành vi mời mọc trong số 529 hành vi (10.77)

Vắ dụ 20:

Mời các chị xem và cho ý kiến. (6-149)

Vắ dụ 21:

Vâng ạ. Mời ông đi lối này. Đây, mời ông vào đây. (13-218)

Thỉnh cầu là hành vi xin điều gì với ngƣời bề trên có quyền thế. SP1 mong muốn SP2 làm một việc gì đó trong khả năng, quyền hạn của SP2. SP2 có thể đồng ý hoặc từ chối. Trong số 529 hành vi, có 46 hành vi thỉnh cầu (8.69%)

Vắ dụ 22:

Đừng ra vội bố. Cô thuyết minh còn đang mời mọi người đi sâu vào địa đạo kia kìa. (3-19)

Vắ dụ 23:

Dạ cháu đã đến già nửa số nhà trong làng rồi, họ đều nói làng này chỉ có dăm người giỏi, và người giỏi nhất trong làng không phải là ông Hải mà là cụ.

Cháu cũng biết cháu là người trẻ tuổi mong cụ dạy bảo thêm. (3-194)

Can ngăn là hành vi SP1 ngăn cản SP2, không cho SP2 làm việc mà SP2 đang tiến hành hoặc đang định tiến hành. SP1 nhận thấy việc mà SP2 đang tiến hành hoặc đang định tiến hành là một việc không nên, không tốt. Khi thực hiện hành vi can ngăn, quyền lợi thuộc về SP2, có thể thuộc cả về SP1 nếu SP1 là một yếu tố trong hoạt động mà SP2 chuẩn bị hoặc đang tiến hành. Trong 529 hành vi, có 8 hành vi (1.51%).

Vắ dụ 24:

Thôi, bây giờ muộn rồi, đừng đi nữa, không có cũng được. Bà chỉ nhắc nhở thôi mà. (3-56)

Vắ dụ 24:

Cầu xin là hành vi xin một điều gì một cách khẩn khoản, thiết tha, nhẫn nhục. Khi thực hiện hành vi này thì quyền lợi thuộc về SP1, nhƣng quyền lợi đó lại nằm trong quyền hạn của SP2. Có 2 hành vi cầu xin trong tổng số 529 hành vi (0.37%)

Vắ dụ 25:

Vâng, xin anh cố gắng gọi ngay giúp tôi càng sớm càng tốt. (4-108)

Nhắc nhở là hành vi SP1 nói SP2 nhớ phải làm một điều gì. Khi thực hiện hành vi này, quyền lợi có thể là thuộc về SP1 hoặc SP2. Hành vi này không có tắnh áp đặt cao nhƣng thƣờng đƣợc SP2 thực hiện đầy đủ vì hành vi sắp thực hiện cũng là hành vi mà SP2 hƣớng tới. Trong số 529 hành vi có 26 hành vi nhắc nhở (4.91)%.

Vắ dụ 26:

Nhưng anh phải nhớ đấy! Hôm qua họ đến đây mấy lần, lần thứ ba mới gặp anh ở nhà. (4-108)

Vắ dụ 27:

Các bạn nhớ chuẩn bị ăn theo bữa ăn trưa nhé. (2-186)

Rủ rê là hành vi SP1 bảo ngƣời SP2 nghe theo và cùng làm với mình. Hành vi này đƣợc thực hiện đối với những vai giao tiếp có vị thế ngang bằng nhau. Quyền lợi khi thực hiện hành vi thuộc về cả SP1 và SP2 hoặc chỉ thuộc về SP1 nếu nhƣ SP1 cần sự giúp đỡ từ SP2. Trong số 529 hành vi có 14 hành vi rủ rê (2.64%).

Vắ dụ 28:

Trời ơi, bao nhiêu thứ. Một mình tớ thì làm sao mà cầm hết được! Hải đi cùng tớ nhé!

Vắ dụ 29:

Anh nói đi đâu cơ chứ?

Đi nhậu. Có nghĩa là mình vừa ăn vừa uống lai rai. Chẳng nhẽ chưa ai rủ anh đi sao? Thế thì chúng ta đi hôm nay đi. (9-83)

Từ những tƣ liệu khảo sát chúng tôi đƣa ra bảng tổng hợp với những thông số và tỉ lệ nhƣ sau:

Bảng 1

Sự xuất hiện của các loại hành động cầu khiến trong giáo trình và trình độ của giáo trình

Ghi chú:

: trình độ C - không xuất hiện

ra lệnh sai khiến yêu cầu đề nghị hƣớng dẫn khuyên bảo thúc giục cho phép nhờ vả mời mọc thỉnh cầu can ngăn cầu xin nhắc nhở rủ rê trình độ Q1 + + + + + + + - + + - + - - - A Q2 + + + + + + + - + + + - - + + B Q - + + + + + + + + + + + - + + C Q4 - + + + - + + - + - + + + + B Q5 + - + + + + + + + - - - - + + NC Q6 + + + + + - + - + + + - - + + A Q7 + - + + + - + - - + + - - + + NC Q8 - - + + + - - - + A Q9 - - + + + + + - + + + - + + + NC Q10 - - + + + + - - - + + - - + + A Q11 - + - + + + - + - + + - - + + NC Q12 - + + - - + - - + + - - - + + NC Q13 - + + + - + - - - + + + - - + A Q14 - - + - + + - + + + + - - + - A Q15 - - - + - - + + + - - - - A Q16 - - - + - - + + + - - - - NC Q17 - - - + - + - + + + - - - + + A Q18 - - + + + + - - - + - - - A Q19 - - + + - - + + + + + - - + - B Q20 - - - + - + + - + + - - - A

ra lệnh sai khiến yêu cầu đề nghị hƣớng dẫn khuyên bảo thúc giục cho phép nhờ vả mời mọc thình cầu can

ngăn cầu xin

nhắc nhở rủ rê ∑ Q1 8 1 5 10 7 8 5 0 1 4 0 5 0 1 0 55 Q2 0 4 2 8 4 6 3 0 6 10 1 0 0 5 1 50 Q3 0 1 6 7 2 11 3 1 2 2 4 1 0 3 2 45 Q4 0 1 1 12 0 2 3 0 2 0 1 1 2 2 1 28 Q5 2 0 1 7 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 13 Q6 11 1 3 9 0 1 8 0 3 4 1 0 0 1 0 42 Q7 1 0 7 19 0 0 0 0 0 10 7 0 0 1 0 45 Q8 0 0 27 1 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 32 Q9 0 0 5 4 7 6 3 0 3 2 2 1 0 2 1 36 Q10 0 0 1 7 1 6 0 0 0 2 0 0 0 1 1 19 Q11 0 1 0 3 1 7 0 2 0 3 3 0 0 1 1 21 Q12 0 1 2 0 0 2 0 0 1 2 0 0 0 1 2 12 Q13 0 3 2 1 0 4 0 0 0 5 1 0 0 0 1 16 Q14 0 0 7 0 1 4 0 0 1 1 1 0 0 1 0 18 Q15 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 2 Q16 0 0 0 0 0 1 0 0 6 1 25 0 0 0 0 33 Q17 0 0 0 6 2 6 0 1 2 3 0 0 0 3 4 27 Q18 0 0 7 2 3 1 0 0 0 2 0 0 0 0 0 15 Q19 0 0 2 4 0 0 2 0 1 2 0 0 0 3 0 14 Q20 0 0 0 1 0 1 1 0 1 2 0 0 0 0 0 6 ∑ 22 13 78 101 33 68 28 4 29 57 46 8 2 26 14 529

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

đề nghị yêu cầu khuyên bảo mời mọc thỉnh cầu hướng dẫn nhờ vả thúc giục nhắc nhở ra lệnh rủ rê sai khiến can ngăn cho phép cầu xin 3-D Column 1

Qua bảng thống kê phân loại và biểu đồ trên cho chúng ta những kết quả sau:

Trong 529 hành vi tƣ liệu đƣợc chia thành 15 nhóm hành vi cầu khiến. Các hành vi này đƣợc xếp theo thứ tự giảm dần về số lƣợng nhƣ sau: đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo, mời mọc, thỉnh cầu, hƣớng dẫn, nhờ vả, thúc giục, nhắc nhở, rủ rê, sai khiến, can ngăn, cho phép, ra lệnh và cầu xin.

Không phải giáo trình nào cũng có đủ 15 hành vi nêu trên, mà trong mỗi giáo trình chỉ xuất hiện một số hành vi trong số 15 hành vi . Chẳng hạn, Q1 có những hành động: ra lệnh, sai khiến, yêu cầu, đề nghị, hƣớng dẫn, khuyên bảo, thúc giục, nhờ vả, mời mọc và can ngăn; Q6 có các hành động ra lệnh, sai khiến, yêu cầu, đề nghị, hƣớng dẫn, thúc giục, nhờ vả, mời mọc, thỉnh cầu, nhắc nhở, rủ rê, v.v...

Số lƣợng các hành vi cầu khiến trong một giáo trình có sự khác nhau rõ rệt về tần số xuất hiện. Chẳng hạn, ở Q1, hành động ra lệnh là 8, hành động sai khiến là 1, hành động yêu cầu là 5 ...; ở Q2, hành động ra lệnh là 0, hành động sai khiến là 4, hành động yêu cầu là 2, v.v...

Trong những giáo trình có cùng trình độ, các hành vi có sự xuất hiện không đồng đều nhau, vắ dụ: Ở trình độ A, Q1 có 55 hành động, Q6 có 42 hành động, Q8 có 32 hành động, Q10 là 19 hành động vv...; Ở trình độ nâng cao, Q5 là 13 hành động, Q7 có 45 hành động, Q9 có 36 hành động, v.v...

Một phần của tài liệu Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)