Văn hóa và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt

Một phần của tài liệu Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Trang 26 - 30)

Tìm hiểu hành vi cầu khiến nói chung và hành vi cầu khiến trong tiếng Việt nói riêng, chúng tôi đề cập một vấn đề chi phối nhiều đến hiệu quả giao tiếp của hành động, đó là yếu tố văn hóa và yếu tố lịch sự trong lời cầu khiến. Hành vi cầu khiến là một hành vi tiêu biểu của lớp hành vi ở lời, mà những hành vi này luôn phải tuân theo những quy ƣớc, thể chế nhất định một cách không tự giác. Có nghĩa là khi thực hiện hành vi cầu khiến, cả ngƣời nói (SP1) và ngƣời nghe (SP2) đều phải có những hiểu biết nhất định về những quy ƣớc và thể chế đó. Những quy ƣớc và thể chế có những

đặc trƣng riêng cho mỗi vùng, miền, quốc gia. Vì vậy, việc tìm hiểu hai yếu tố văn hóa và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt để biết thêm những quy tắc khi thực hiện trong hành vi cầu khiến là điều hết sức cần thiết.

Hành vi cầu khiến là hành vi có sự tham gia của ắt nhất là hai vai giao tiếp hoặc nhiều hơn.Vì vậy, những mối quan hệ, những điều cấm kị hay xúc phạm thể diện v.v... là những yếu tố mang tắnh chất nguyên tắc đối với các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Trong tiếng Việt, các yếu tố về văn hóa trong giao tiếp đã đƣợc đề cập đến nhƣ những điều kiện thiết yếu để thực hiện các hành vi ngôn ngữ và những yếu tố đó đã trở thành những nguyên tắc trong giao tiếp tiếng Việt. Tác giả Trần Ngọc Thêm đƣa ra những nguyên tắc sau:

- Ngƣời Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.

- Ngƣời Việt Nam có thói quen ƣa tìm hiểu, quan sát, đánh giá ... tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình ... của đối tƣợng giao tiếp.

- Dƣới góc độ chủ thể giao tiếp, ngƣời Việt Nam có đặc điểm là trọng danh dự.

- Về cách thức giao tiếp, ngƣời Việt Nam ƣa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.

- Ngoài ra, ngƣời Việt còn có nghi thức lời nói rất phong phú, đó là những nghi thức về hệ thống xƣng hô và lịch sự trong giao tiếp.

Bên cạnh những nguyên tắc về văn hóa, nguyên tắc lịch sự là một nguyên tắc không thể thiếu trong khi thực hiện các hành vi cầu khiến. Bởi vì hoạt động giao tiếp này bao gồm: nhân vật giao tiếp (SP1 và SP2), thực tế đƣợc nói tới, hoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tắn hiệu đƣợc sử dụng làm công cụ. Tiến hành các hoạt động cầu khiến là thực hiện một tƣơng tác xã hội bằng ngôn ngữ. Làm thế nào để sự tƣơng tác này có hiệu quả nhất là điều cần phải cân nhắc. Trong trƣờng hợp này, lịch sự trở thành một

nguyên tắc giúp quá trình giao tiếp đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. Tắnh tế nhị, lịch sự là một yếu tố tác động tới các hiện tƣợng, quy luật và cấu trúc ngôn ngữ. Nó ảnh hƣởng rất mạnh tới các phát ngôn trong quá trình giao tiếp. [4;142]

R. Lakoff cho rằng: lịch sự là tôn trọng nhau, nó là một biện pháp dùng để giảm bớt trở ngại trong tƣơng tác giao tiếp giữa các cá nhân. Vậy thì cần thực hiện những quy tắc sau: a) không áp đặt trong lễ nghi, ngoại giao; b) Để ngỏ sự lựa chọn (trong giao tiếp thông thƣờng); Làm cho ngƣời đối thoại cảm thấy thoải mái.

Trên một khắa cạnh khác, G. Leech nhắc đến lịch sự nhƣ là những Ộtổn thấtỢ và Ộlợi ắchỢ trong giao tiếp. Leech lƣu ý rằng có những hành vi mang bản chất cố hữu là không lịch sự, chẳng hạn nhƣ hành vi ra lệnh, và có những hành vi mà bản chất cố hữu lại là lịch sự nhƣ khen, tặng. Tuy nhiên, trong tiếng Việt những yếu tố về lịch sự này có liên quan đến những yếu tố khác nhƣ: vị thế xã hội của ngƣời nói trong quan hệ với ngƣời đối thoại tạo ra những thang độ xã hội khác nhau. Điều này ảnh hƣởng tới những yếu tố lịch sự trong giao tiếp. Những tôn ti và quy ƣớc trong từng tiểu xã hội có thể tác động, ngăn chặn hoặc sử dụng những lối nói mà trong tình huống khác có thể coi là bất lịch sự hoặc lịch sự. Vắ dụ quan hệ giữa thầy và trò trong lớp học, giữa sĩ quan và binh lắnh trong quân đội ... ảnh hƣởng tới quan hệ lịch sự. Hành vi ra lệnh giữa sĩ quan chỉ huy và ngƣời thực hiện trong quân đội không phải là không lịch sự, một khi mệnh lệnh đó là đúng đắn, hợp điều lệnh. Bên cạnh những quan hệ về vị thế xã hội, phép lịch sự còn liên quan tới hiệu quả tắch cực hay tiêu cực xảy ra đối với ngƣời chịu tác động của một hành vi ngôn ngữ. Những hành vi mang lại hiệu quả tắch cực đƣợc xem là có tắnh lịch sự và ngƣợc lại, những hành vi mang hiệu quả tiêu cực đƣợc xem là không lịch sự.

Nhƣ vậy, để ý thức đƣợc cái sẽ nói khi tiến hành các hành vi cầu khiến, chúng ta phải tắnh đến những nhân tố có liên quan đến khoảng cách xã hội và mức gắn bó giữa những ngƣời giao tiếp. Căn cứ vào những nhân tố liên quan đến khoảng cách xã hội và mức độ gắn bó giữa những nhân vật giao tiếp, ngƣời ta khái quát thành hai quan hệ giao tiếp là: quan hệ vị thế và quạn hệ thân hữu. [6; 96] Một số nhân tố đã đƣợc thiết lập trƣớc đối với giao tiếp là: vị trắ tƣơng đối của các tham thoại, vị thế đó dựa vào các giá trị xã hội liên quan đến tuổi tác, giới tắnh và cƣơng vị xã hội. Các nhà ngôn ngữ học đã dùng thuật ngữ vai giao tiếp để biểu hiện vị thế xã hội của nhân vật tham gia giao tiếp. Có thể nói vai giao tiếp là cơ sở mà các nhân vật hội thoại dựa vào đó để tổ chức và biểu hiện vị thế xã hội của mình trong giao tiếp. Trong phần lớn những tƣơng tác xã hội, những ngƣời tham dự không có một khó khăn nào để quyết định họ có cùng hoặc không cùng vị thế xã hội. Trong trƣờng hợp vị thế xã hội không bình đẳng thì ngƣời nào ở bậc trên, ngƣời nào ở bậc dƣới cũng đƣợc xác định rõ ràng. Vắ dụ: Bố mẹ ở bậc trên so với con cái, thầy giáo là bậc trên so với học sinh ... Vị thế xã hội có thể phụ thuộc vào giới tắnh và tuổi tác. Căn cứ vào tuổi tác thì những ngƣời nhiều tuổi hơn ở bậc trên so với những ngƣời ắt tuổi hơn. Các cặp xƣng hô trong tiếng Việt nhƣ: ông Ờ cháu, chú Ờ cháu, anh Ờ em, chị - em v.v... phản ánh sự khác biệt về tuổi tác của các nhân vật giao tiếp. Để đánh dấu khoảng cách xã hội, trong tiếng Việt cũng nhƣ nhiểu ngôn ngữ khác ngƣời ta còn dùng hình thức hô gọi gồm cả chức vụ lẫn họ tên. Vắ dụ: sinh viên thƣờng gọi thầy Hà Minh Đức, giáo sƣ Hà Minh Đức ...

Tuy nhiên, có những nhân tố khác nhƣ mức dộ thân hữu lại đƣợc thƣơng lƣợng trong giao tiếp. Đó là những nhân tố bên trong giao tiếp có thể xảy ra khi khoảng cách xã hội ban đầu thay đổi và đƣợc đánh dấu trong quá trình giao tiếp.

Trong tiếng Việt, để thực hiện các hành vi cầu khiến một cách hiệu quả, ngoài việc tắnh đến những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài thì nguyên tắc lịch sự trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình giao tiếp và trở thành nguyên tắc trong giao tiếp. Trƣớc hết, ngƣời ta có thể coi lịch sự nhƣ một chuẩn mực xã hội. Các nhà văn hóa thuộc nhiều dân tộc khác nhau đã quan niệm lịch sự là hành vi xã hội có lễ độ hay là phép xã giao trong phạm vi văn hóa. Kắnh già, yêu trẻ, chuộng khách ... là những nét đẹp trong truyền thống văn hóa ngƣời Việt. Khi muốn cầu khiến ngƣời khác, trong phát ngôn phải có thêm từ xin, từ mời (chẳng hạn xin anh tha thứ cho tôi,

mời anh dùng trà ...). Những chuẩn mực đó không chỉ đƣợc thể hiện bằng

lời mà còn đƣợc thể hiện ở giọng, ở điệu ... Bên cạnh đó, trong giao tiếp còn có một kiểu lịch sự nữa đƣợc thực hiện đó là thể diện. Thể diện là hình ảnh bản thân trƣớc công chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm mà mỗi cá nhân có và mong muốn ngƣời khác tri nhận. Trong giao tiếp, phép lịch sự có thể định nghĩa là phƣơng tiện đƣợc dùng để thể hiện hiểu biết về thể diện của ngƣời khác. Nhƣ thế, phép lịch sự đƣợc thể hiện trong các tình huống có khoảng cách xã hội và có sự thân hữu. Khi có khoảng cách xã hội thì ngƣời ta thể hiện sự hiểu biết về thể diện của ngƣời khác bằng cách sử dụng những từ ngữ tôn trọng, chiều lòng. Khi có sự thân hữu thì ngƣời ta thể hiện bằng việc dùng các từ ngữ có tắnh thân tình, có tắnh đồng chắ và đoàn kết. [6;105] Trong giao tiếp, có nhiều cách giữ thể diện đƣợc tuân theo ba hƣớng sau: giữ thể diện cho SP1, giữa thể diện cho SP2 và giữ thể diện cho cả SP1 và SP2. Đối với những hành vi cầu khiến thì nguyên tắc lịch sự và phép giữ thể diện đƣợc xem là yếu tố ngoài ngôn ngữ quan trọng nhất. Hai yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả giao tiếp của hành vi. Bởi vì mỗi một mức độ lịch sự và việc giữ thể diện khác nhau sẽ là những hành vi cầu khiến khác nhau.

Một phần của tài liệu Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)