Về các phƣơng tiện biểu hiện hành vi cầu khiến

Một phần của tài liệu Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Trang 52 - 55)

Theo lắ thuyết hành vi ngôn ngữ, các hành vi thực hiện bằng ngôn ngữ đều có những phƣơng tiện biểu hiện nhất định. Những phƣơng tiện ngôn ngữ này có vai trò quyết định đến tắnh chất của hành vi, vì mỗi một yếu tố đều mang trong mình những ý nghĩa hành động khác nhau. Vì vậy, để thực hiện đƣợc hành vi ngôn ngữ cần phải có những hiểu biết nhất định về các phƣơng tiện biểu hiện đó.

Dựa trên số tƣ liệu đã thu thập, chúng tôi thống kê các phƣơng tiện biểu hiện hành vi cầu khiến đã sử dụng trong 15 hành vi đƣợc biểu hiện ở hai dạng bằng những phƣơng tiện sau:

Dạng 1: Biểu thức ngữ vi tƣờng minh là những biểu thức ngữ vi có chứa động từ ngữ vi: đề nghị, xin, khuyên, mời, xin mời, cấm, truyền, nhờ, nên, cần, phải, muốn.

Vắ dụ 1:

Đề nghị các bạn đến đúng giờ. (2-110)

Vắ dụ 2:

Thứ 7 tới là ngày sinh nhật của mình, mời Helen đến dự nhé. (2-150)

Vắ dụ 3:

Vâng, xin anh cố gắng gọi ngay giúp tôi càng sớm càng tốt. (4-108)

Vắ dụ 4:

Truyền cho mời cả hai người vào gặp ta. (5-275)

Vắ dụ 5:

Thưa thầy em nhờ thầy giảng lại cho em cách dùng của hai từ "những" "các" một chút ạ.

Em chưa hiểu rõ lắm! (12-92)

Dạng 2: Biểu thức ngữ vi nguyên cấp

- có các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời: nhé, hãy, nào, để, cứ, đừng, chớ, đi, ngay, thôi, đủ rồi, làm ơn, ừ

Vắ dụ 1:

- Thôi, sắp đến giờ biểu diễn rồi, cậu chuẩn bị đi. (3-154)

Vắ dụ 2:

Ừ, thôi, thế này là đủ rồi, nếu thiều thì gọi thêm. (1-195)

Vắ dụ 3:

Hãy gọi nem rán đi. (1-198)

Chị làm ơn cho em gặp Hà ở văn phòng. (2-71)

Vắ dụ 5:

Thôi, bây giờ muộn rồi, đừng đi nữa, không có cũng được. Bà chỉ nhắc nhở thôi mà. (3-56)

Vắ dụ 6:

Thưa thày, em có được nghe một câu, nhưng chưa hiểu rõ được nghĩa của nó a.

- Em cứ đọc lên cho cả lớp nghe. (5-136)

Vắ dụ 7:

Con chớ nghịch điện, nguy hiểm lắm. (3-58)

- không chứa các động từ ngữ vi và các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời . Vắ dụ 1:

- Để tôi kiểm tra lại kĩ lại xem nào. (3-126)

Vắ dụ 2:

Thôi, em không phải thanh minh đâu. Học cẩn thận vào không thi trượt đấy. (3-87)

Vắ dụ 3:

Nhanh lên các bạn ơi! Gần 8 rưỡi rồi! (4-15)

Vắ dụ 4:

Chị mua đi! Cam ngọt và tươi lắm. (6-138)

Những phƣơng tiện biểu hiện hành vi cầu khiến có phƣơng tiện để biểu hiện hành vi cầu khiến tƣờng minh là các động từ ngữ vi và phƣơng tiện biểu hiện hành vi cầu khiến nguyên cấp là các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời. Có hành vi sử dụng cả hai phƣơn tiện trên, có hành vi chỉ sử dụng một trong hai phƣơng tiện biểu hiện. Các động từ ngữ vi không nhiều, chỉ có một số động từ nhƣ: xin, mời, cấm, truyền, nhờ, nhớ, giúp, khuyên, xin mời, đề nghị. Thay vào đó là việc sử dụng khá nhiều các kết cấu, phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời, các phƣơng tiện này vừa biểu hiện

đƣợc hành vi cầu khiến vừa thể hiện đƣợc thái độ lịch sự của ngƣời thực hiện hành vi.

Một phần của tài liệu Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)