Các phương tiện biểu hiện hành vi cầu khiến

Một phần của tài liệu Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Trang 57 - 61)

Trên tƣ liệu là 529 hành vi đƣợc chia thành 15 nhóm hành vi cầu khiến, các hành vi cầu khiến này có hai loại: Hành vi cầu khiến tƣờng minh và hành vi cầu khiến nguyên cấp.

Hành vi cầu khiến tƣờng minh có sử dụng các động từ biểu hiện ý nghĩa cầu khiến (17,95%): đề nghị, xin, khuyên, mời, xin mời, cấm, truyền,

nhờ. Đây chỉ là một số nhỏ các động từ cầu khiến trong số các động từ cầu

khiến của tiếng Việt và những động từ này thƣờng mang tắnh chung chung và tắnh lịch sự cao. Những động từ nhƣ: yêu cầu, ra lệnh, hạ lệnh, lệnh, chỉ

thị, kiến nghị, chỉ định, phân công, phái, cấm, nghiêm cấm, buộc, bắt, cấm chỉ, xin phép, can, bảo, cử, cầu, cầu xin, cầu mong, năn nỉ, nài nỉ, nài xin, van, van nài, van không đƣợc xuất hiện trong các giáo trình dạy tiếng Việt

cho ngƣời nƣớc ngoài. Vì vậy đây là thiếu sót lớn của các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.

Hành vi cầu khiến nguyên cấp (82,05%) đƣợc biểu hiện dƣới hai dạng là: (1) hành vi có sử dụng các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời, đó là các phƣơng tiện: nhé, hãy, nào, để, cứ, đừng, chớ, đi, ngay, thôi, đủ rồi, làm ơn, ừ. (2) không chứa các động từ ngữ vi và các phƣơng tiện chỉ dẫn

hiệu lực tại lời. Đây là những hành vi chiếm đa số trong các hành vi cầu khiến mà chúng tôi đã khảo sát. Vì không sử dụng các động từ cầu khiến nên ý nghĩa cầu khiến này rất chung chung nên để nhận diện các hành động ngƣời học cần phải dựa vào ngữ cảnh. Đây là một điều gây khó khăn và cũng hết sức phức tạp đối với những ngƣời nƣớc ngoài học cách thể hiện các hành vi cầu khiến trong tiếng Việt.

Sử dụng nhiều hành vi cầu khiến nguyên cấp (82,05%) cũng có nghĩa là nội dung biểu hiện hành vi cầu khiến mang tắnh lịch sự nhiều hơn mà những kiến thức liên quan đến tắnh lịch sự trong cầu khiến tiếng Việt rất phức tạp sẽ làm cho ngƣời học cảm thấy khó khăn. Hơn nữa, khi tắnh chất lịch sự đƣợc sử dụng nhiều thì điều đó đồng nghĩa với việc tắnh chất áp đặt ắt đƣợc quan tâm. Điều này sẽ gây nên tình trạng hiểu biết lệch lạc về kiến thức cầu khiến, vì cầu khiến bao gồm cả những hành vi mang tắnh chất áp đặt và những hành vi mang tắnh chất lịch sự.

Hành vi Phƣơng tiện biểu hiện

Động từ ngữ vi Phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời

Đề nghị muốn, đề nghị thế ... nhé; ... nhé; để ... cho; cho ...; ... đi; để ...; cho ... xem nào; ... một lát (chút); theo SP1 ...; SP2 có thể ...; có đƣợc không?;

Yêu cầu phải; cần; xin; đề nghị;

(SP2) cho...; nào ...; ... nhé; xin ...; cứ ...; hãy...; để ...;

Khuyên bảo nên; không nên; phải; không phải; khuyên

... lắm; theo SP1...; đừng; chớ; cho ...(adj); không thể không ...; ...đi

Mời mọc mời; xin mời; ...đi;

Thỉnh cầu xin phép...; ... với; làm ơn; xin...;

Hƣớng dẫn nhé; có thể ...; cứ;

Nhờ vả nhờ làm ơn;

Thúc giục đi; ... lên; ngay

Nhắc nhở phải nhé

Rủ rê ...đi; ... cùng ... nhé; nhé; đến đây...; Sai khiến ... cho (SP1); nhé; cứ ...;

Ra lệnh Cấm; truyền;

Can ngăn đừng; thôi; đủ rồi

Cho phép xin ; mời ừ; đi; cứ

Cầu xin xin làm ơn

Phƣơng tiện biểu hiện hành vi cầu khiến trong các sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài

2.4. Tiểu kết

Vậy là sau khi chấp nhận cơ sở lắ luận ở chƣơng 1, ở chƣơng 2 này chúng tôi đã tiến hành khảo sát, phân tắch tình hình sử dụng hành vi cầu khiến trong các sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Kết quả khảo sát cho thấy tình hình sử dụng hành vi cầu khiến là rất đa dạng. Hành vi cầu khiến đƣợc biểu hiện dƣới 15 hành vi cụ thể: ra lệnh, sai khiến, yêu cầu, đề nghị, hƣớng dẫn, khuyên bảo, thúc giục, cho phép, nhờ vả, mời mọc, thỉnh cầu, can ngăn, cầu xin, nhắc nhở, rủ rê.

Các hành vi đƣợc biểu hiện ở mức độ đơn giản ở những ngữ cảnh đơn giản, vai giao tiếp có quan hệ dễ nhận biết đã tạo điều kiện dễ dàng cho ngƣời học trong việc tiếp cận và thực hành hành vi cầu khiến. Tuy nhiên, đây cũng là điều gây khó khăn cho những ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt. Bởi vì, trong tƣ liệu chúng tôi đã khảo sát tất cả các hành vi cầu khiến ở các trình độ từ A, B, C đến nâng cao nhƣng những kiến thức về hành vi cầu khiến ở đây đã không đáp ứng đƣợc tắnh toàn diện về mặt ý nghĩa của các hành vi này. Cụ thể là: trong tƣ liệu chỉ mới sử dụng một số ắt các phƣơng tiện biểu hiện các hành vi, trong khi các hành vi còn có nhiều mức độ khác nhau và nhiều lớp ý nghĩa khác nhau của các phƣơng tiện khác còn chƣa đƣợc sử dụng.

Tắnh chất của các hành vi cầu khiến cũng là điều đáng quan tâm trong phần khảo sát và phân tắch tƣ liệu. Tắnh chất về mức độ áp đặt và lịch sự trong các hành vi đã đƣợc thể hiện khá rõ qua số lƣợng các hành vi cụ thể và qua ngữ liệu cấu tạo nên các hành vi đó. Các hành vi có tắnh chất áp đặt cao xuất hiện ắt và các hành vi có tắnh chất lịch sự cao lại xuất hiện nhiều. Điều này tạo thói quen cho ngƣời học có những hiểu biết sai lệch về hành vi cầu khiến trong tiếng Việt.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)