Một số kiến nghị trong việc giảng dạy hành vi cầu khiến cho ngƣời nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Trang 67 - 70)

yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, hƣớng dẫn, can ngăn, nhắc nhở, thúc giục, sai khiến, rủ rê.

- Những hành vi không thuộc lớp phân loại thứ nhất đƣợc xem là những hành vi khó hơn, những hành vi đó có thể dùng trong giảng dạy trong các trình độ cao hơn. Đó là những hành vi: cầu xin, thỉnh cầu, cho phép.

Phân chia các hành vi cầu khiến theo các cấp độ nhƣ vậy là một việc có tầm quan trọng trong việc xác định ý nghĩa của các hành vi. Đồng thời cũng có tầm quan trọng đối với việc giảng dạy ý nghĩa cầu khiến cho ngƣời nƣớc ngoài, giúp ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt nói chung và học hành vi cầu khiến nói riêng đƣợc học những kiến thức phù hợp với trình độ của họ một cách thuận tiện hơn.

3.3. Một số kiến nghị trong việc giảng dạy hành vi cầu khiến cho ngƣời nƣớc ngoài nƣớc ngoài

Sau khi tìm hiểu hành vi cầu khiến nói chung và tình hình sử dụng hành vi cầu khiến trong các sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nói riêng, chúng tôi xin đƣa ra một số kiến nghị về việc giảng dạy hành vi cầu khiến cho ngƣời nƣớc ngoài nhƣ sau:

- Hành vi cầu khiến là một hành vi có vai trò quan trọng trong đời sống giao tiếp của con ngƣời. Mỗi một nét nghĩa cầu khiến là một hành vi riêng. Vì vậy, cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa các hành vi để tránh sự nhầm lẫn trong khi sử dụng.

- Hiện nay, trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, hành vi cầu khiến xuất hiện rất đa dạng: 15 hành vi. Tuy nhiên, những hành vi này xuất hiện không đồng đều về số lƣợng giữa các hành vi và giữa các giáo trình. Vì vậy, lƣợng kiến thức về hành vi cầu khiến cần phải đƣợc phân bố một cách đồng đều có hệ thống hơn.

- Cầu xin, cho phép, ra lệnh, can ngăn, sai khiến, rủ rê là những hành vi có sự xuất hiện không nhiều trong các giáo trình. Vì vậy, khi biên soạn giáo trình cần phải quan tâm và cung cấp đầy đủ cho ngƣời học nhằm tránh những thiếu sót trong hiểu biết về hành vi cầu khiến của tiếng Việt.

- Cầu khiến là bao gồm nhiều hành vi có ranh giới của sự khác biệt rất mong manh. Đa số phân biệt với nhau nhờ vào ngữ cảnh riêng biệt của nó. Vì vậy, khi giảng dạy hành vi cầu khiến cho ngƣời nƣớc ngoài, cần phải cung cấp một ngữ cảnh đủ rộng để khi học cũng nhƣ thực hành ngƣời học có thể dễ dàng nhận diện và sử dụng các hành động.

- Phân chia các hành vi cầu khiến theo từng cấp độ là một điều hết sức cần thiết. Nhằm tránh sự lặp lại và không đồng đều về kiến thức, việc phân chia các hành vi cầu khiến theo cấp độ từ thấp đến cao là việc làm có thể đảm bảo tắnh hệ thống trong cung cấp kiến thức cho ngƣời học. Theo kết quả khảo sát và phân tắch ở chƣơng 2 và chƣơng 3, chúng tôi tạm thời đƣa ra ý kiến về việc phân chia nhƣ sau:

(1) Các hành vi có mức độ dễ, có thể dùng trong giảng dạy cho ngƣời nƣớc ngoài ở trình độ thấp là những hành vi: mời mọc, khuyên bảo, nhờ vả, yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, hƣớng dẫn, can ngăn, nhắc nhở, thúc giục, sai khiến, rủ rê.

(2) Những hành vi không thuộc lớp phân loại thứ nhất đƣợc xem là những hành vi khó hơn, những hành vi đó có thể dùng trong giảng dạy trong các mức độ cao hơn. Đó là những hành vi: cầu xin, thỉnh cầu, cho phép.

Một phần của tài liệu Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Trang 67 - 70)