MỤC LỤCDANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, VÀ BIỂU Sơ đồ 1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền Sơ đồ 2: Sơ đồ trình tự nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn Sơ đồ 3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ
Trang 1về nội dung và hình thức trình bày.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củathầy,cô giáo,các anh chị,trong chi nhánh Bắc Hà Nội cùng với những người quantâm để nội dung khóa luận được hoàn thiện hơn.
Nhân dịp này em cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thị KimNhung trưởng khoa và các thầy cô giảng viên khoa Tài Chính Ngân Hàng với lờicảm ơn sâu sắc nhất
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể Ban Giám đốc và các anh, chị cán bộcông nhân viên trong Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã tạo điều kiện thuậnlợi giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành bài báo cáo này
Hà Nội,ngày 23 tháng 4 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Văn Thuộc
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, VÀ BIỂU
Sơ đồ 1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền
Sơ đồ 2: Sơ đồ trình tự nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn
Sơ đồ 3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
Sơ đồ 4: Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TDCT
Bảng 1:Hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 2011-2013
Bảng 2: Hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội giai đoạn 2011-2013
Bảng 3: Kết quả hoạt động TTQT
Bảng 4: Kết quả thực hiện một số phương thức TTQT tại chi nhánh
Bảng 5: Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ
Bảng 6: Kết quả họat động thanh toán L/C
Bảng 7: Doanh số TTQT tại Chi nhánh
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động TTQT
Biểu đồ 2: Kết quả hoạt động một số phương thức TTQT
Biểu đồ 3: Kết quả hoạt động thanh toán L/C
Biểu đồ 4: Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ
Trang 3Letter of Credit – Thư tín dụng chứng từNgân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Ngân hàng Thương MạiNgân hang nhờ thu
Tổ chức tín dụngThanh toán quốc tếUniform for custom and Pratcice Documentary Credit – Cácquy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ
Tín dụng chứng từXuất nhập khẩu
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa đang là xu hướng chung của thế giới Những năm gần đây, thếgiới ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi chocác quốc gia phát triển và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đóthương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng,…Việt Nam với chủ trương phát triểnnền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trênthế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt độngthương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực để phục vụ cho quátrình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Với những ưu điểm đó, hoạt độngthương mại quốc tế nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung đóng một vaitrò ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước
Hoạt động thanh toán quốc tế phát sinh trong thương mại quốc tế và là mộtphần của hoạt động thương mại quốc tế Chất lượng và tốc độ phát triển thương mạiquốc tế phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó thanh toán quốc tế giữ vai trò hết sức quantrọng Những năm qua, hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thanhtoán quốc tế nói riêng của nước ta đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng đangngày càng hoàn thiện và phát triển
Ngày nay, các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhậpkhông những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống mà ngày càng mở rộng cácnghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, bảo lãnh… Cáchoạt động này tuy tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng mang lại thu nhập cho ngân hàng dướidạng phí ngày một tăng không những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng Trong cáchoạt động ngoại bảng thì thanh toán quốc tế là nghiệp vụ quan trọng, có tốc độ pháttriển cao, thông qua đó để chắp nối phát triển các nghiệp vụ khác như tín dụng, tàitrợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, mở rộng quan hệ tài khoản, quan hệngân hàng đại lý… Chính vì vậy, việc giải quyết tốt vấn đề chất lượng thanh toán
sẽ góp phần giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của
Trang 5mình và làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện nền kinh tếmở.
Sau khi thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội, emnhận thấy thanh toán quốc tế đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt độngchủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình Và trong những năm gần đây, hoạtđộng thanh toán quốc tế của ngân hàng rất phát triển Tuy nhiên cùng với sự pháttriển thì hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng vẫn tồn tại một số hạn chế cầnphải khắc phục, cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong vàngoài nước Bởi vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện và mở rộng hoạt động thanhtoán quốc tế tại ngân hàng là cực kỳ quan trọng và cần thiết
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, em muốn đi sâu nghiên
cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại
NHNo&PTNT – chi nhánh Bắc Hà Nội” để mong muốn đóng góp một phần công
sức rất nhỏ bé của mình vào việc giải quyết những vấn đề tồn tại, những mặt chưađạt được, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra và nâng cao hơn nữa chất lượng củachi nhánh nhằm phát triển chi nhánh nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chungcũng như sự phát triển ổn định bền vững của đất nước
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế để đềxuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT – chi nhánh Bắc Hà Nội
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT – chinhánh Bắc Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo chủ yếu đi sâu vào đánh giá hiệu quả hoạtđộng thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT – chi nhánh Bắc Hà Nội trong giai đoạncác năm 2011 đến 2013
Trang 64. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng: Nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế
và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế trong mối liên hệtổng thể chung với hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng với môi trường xungquanh
Phương pháp duy vật lịch sử Mác – Lênin
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Phương pháp thống kê chọn mẫu kết hợp với phân tích tổng hợp, so sánh và
mô hình hóa
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bán về chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng Thương Mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội
Trang 7CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1 Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức,
cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác Hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
TTQT là hoạt động cơ bản nhất và giữ vai trò quan trọng trong hoạt độngkinh doanh đối ngoại của NHTM, ngày nay nó được coi như là một bộ phận quantrọng trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các NHTM Tuy vậy, nghiệp vụ TTQTchỉ được tiến hành trong những điều kiện và môi trường kinh doanh nhất định như:điều kiện về tiền tệ, điều kiện về thời gian, điều kiện về địa điểm, điều kiện vềphương thức thanh toán
Các điều kiện trên khi được vận dụng một cách hợp lý sẽ đạt được hiệu quả
về kinh tế, tránh được những rủi ro, tổn thất cho các bên áp dụng Trong các điềukiện TTQT thì điều kiện về phương thức TTQT là điều kiện quan trọng nhất đối vớihoạt động TTQT của NHTM, vì vậy trong khuôn khổ của chuyên đề này, em xinđược tập trung chủ yếu nghiên cứu về điều kiện này
1.1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
* TTQT đối với hoạt động kinh tế đối ngoại
+ TTQT là khâu quan trọng trong quá trình trao đổi mua bán hàng hoá, dịch
vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Nếu không có hoạtđộng TTQT thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại
+ TTQT là cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại Khi thiếtlập mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mại giữa các nước thì điều kiệnquan trọng không thể thiếu được là phải thiết lập quan hệ TTQT
Trang 8+ TTQT hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại.Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý của các bạn hàng cách xa nhaulàm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán của người mua,đồng thời trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động thì khả năng thanh toáncủa con nợ bấp bênh, và việc thực hiện hợp đồng TTQT ngày càng nhiều thì việc tổchức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hạn chếđược rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩyhoạt động kinh tế đối ngoại phát triển hơn
* TTQT đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Đối với hoạt động Ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt độngTTQT có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là một dịch vụ thuần tuý
mà được coi là một mặt không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng, nó bổ sung và hỗ trợ cho những mặt hoạt động khác của ngân hàng
+ Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng thu hút thêm được khách hàng cónhu cầu TTQT về giao dịch, trên cơ sở đó mà ngân hàng tăng được quy mô hoạtđộng của mình
+ Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT mà ngân hàng đẩy mạnh được hoạt độngtín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và tăng cường được nguồn vốn huy động do tạmthời quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT quaNgân hàng
+ Hoạt động TTQT giúp ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ kinhdoanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác
+ Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàngtrên cơ sở đó nâng cao uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng
+ Hoạt động TTQT giúp ngân hàng nâng cao uy tín của mình trên trườngquốc tế trên cơ sở đó mà có thể khai thác được nguồn vốn tài trợ của các ngân hàngnước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế đáp ứng nhu cầu vay vốncủa khách hàng
Trang 9+ Hoạt động TTQT giúp ngân hàng tăng thu nhập và tăng cường khảnăng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời nó giúphoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với cộng đồngngân hàng thế giới.
+ Thanh toán quốc tế đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn cao: Cán bộ ngân hànglàm công tác thanh toán quốc tế phải hiểu, nắm rõ và biết cách vận dụng cácphương thức thanh toán quốc tế đúng thông lệ quốc tế
Như vậy, trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian giúpcho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành an toàn,nhanh chóng, tiện lợi, đồng thời tư vấn, giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi của khách hàngtrong giao dịch thanh toán nhằm giảm rủi ro cho khách hàng trong quan hệ mua bánvới nước ngoài Mặt khác, tạo điều kiện thực hiện quản lý hiệu quả hoạt động xuấtnhập khẩu trong nước theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại đề ra
1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán quốc tế là việc tổ chức quá trình trả tiền hàng tronggiao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu Thựcchất phương thức thanh toán là cách thức mà người bán thu tiền còn người mua trảtiền
Trong buôn bán quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khácnhau Tuy vậy việc lựa chọn các phương thức đều phải xuất phát từ nhu cầu củangười bán, thu tiền nhanh, đầy đủ và yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng sốlượng và đúng thời hạn quy định trong hợp đồng Sau đây là một số phương thứcthanh toán chủ yếu đang được sử dụng trong thương mại quốc tế
1.1.2.1 Thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền.
Thanh toán theo phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó kháchhàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định chomột người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định trong một thời giannhất định và bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
Trang 10Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank)
Sơ đồ 1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền.
1 Nhà XK giao hàng và chuyển giao bộ chứng từ cho nhà NK
2 Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả tiền thìnhà NK viết lệnh chuyển tiền cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi ngânhàng phục vụ mình
3 Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếuthấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiên trích tài khoản đểchuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà NK
4 Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý để chuyển tiền trảcho người thụ hưởng
5 Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thờigửi giấy báo có cho người hưởng lợi
+ Đặc điểm của phương thức thanh toán chuyển tiền
Trong phương thức thanh toán này , các ngân hàng chỉ đóng vai trò là trunggian thanh toán phải thực hiện viêc chuyển tiền sao cho chính xác, nhanh chóng vàthu phí Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc thiện chí và khả năng tài chính củangười nhập khẩu, do vậy khi sử dụng phương thức thanh toán này quyền lợi củangười xuất khẩu không được đảm bảo
+ Trường hợp áp dụng:
Trang 11Phương thức này cũng có ưu điểm là thủ tục đơn giản, phí thanh toán khôngcao nên nó thường được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
-Thanh toán lô hàng giá trị nhỏ, người mua và người bán có độ tin cậy nhấtđịnh
- Thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch và các chi phí có liên quan đếnxuất nhập khẩu hàng hoá như: phí dịch vụ ngoại thương, tiền vận tải, tiền hoa hồng,tiền bồi thường
- Chuyển kiều hối
- Chuyển tiền ra bên ngoài hoặc chi tiêu phi mậu dịch
1.1.2.2 Thanh toán theo phương thức nhờ thu.
Thanh toán theo phương thức nhờ thu là một phương thức trong đó ngườibán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷthác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu củangười bán lập ra
+ Các thành phần tham gia trong thanh toán Nhờ thu.
Trong phương thức thanh toán Nhờ thu thường có 4 bên tham gia:
- Người uỷ thác thu tiền: Là người xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ ( người
bán ), là người gửi giấy Nhờ thu, người phát hành hối phiếu đòi tiền (Drawer)
- Ngân hàng chuyển chứng từ nhờ thu ( Remitting Bank ): là ngân hàng phục
vụ bên người xuất khẩu, nhận sự uỷ thác thu tiền
- Ngân hàng thu tiền ( Collecting Bank ): là ngân hàng phục vụ bên người
nhập khẩu, thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển chứng
từ, là ngân hàng xuất trình thu hộ tiền ( Presenting Bank )
- Người trả tiền ( Drawer ): là người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được
cung ứng (người mua)
+ Các loại nhờ thu:
Nhờ thu phiếu trơn (clean collection):Là phương thức trong đó người
bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mìnhlập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng
Trang 12Ngân hàng nhờ thu (NHNT)
(Remitting bank)
Ngân hàng thu hộ (NHTH) (Collecting bank)
Người trả tiền (Drawee)
Người ủy thác (principal)
(
(1)
(6) (7)
(4) NHNT lấp lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NHTH để thu tiền
(5) NHTH thông báo lệnh nhờ thu tới nhà NK
(6) Nhà NK trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền
(7) NHTH chuyển tiền nhờ thu cho NHNT
(8) NHNT chuyển tiền nhờ thu cho nhà XK
Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Colletion): là phương thức trong
đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứvào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện
là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao
bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng
Trang 13Ngân hàng nhờ thu (NHNT)
(Remitting Bank)
Ngân hàng thu hộ (NHTH) (Collecting bank)
Người trả tiền (Importer) Người ủy thác (Exporter)
(7) (3)
(6) (5) (4)
(HDTMQT)
(1) 1)
(8) (2)
Sơ đồ 3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
(HĐTMQT) Hai bên XK và NK ký kết hợp đồng mua bán ngọai thương,trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “nhờ thu kèm chứngtừ”
1 Nhà XK gửi hàng hóa cho nhà NK
2 Nhà XK lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (gồm chứng từthương mại và chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng nhờ thu
3 Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngânhàng thu hộ
4 Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ chonhà NK
Trang 145 Nhà NK chấp nhận lệnh nhờ thu bằng cách: thanh toán ngay hoặc chấpnhận hối phiếu, hoặc ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ.
6 Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà NK
7 Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳphiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhờ thu
8 Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc
kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho nhà xuât khẩu
1.1.2.3 Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Tín dụng chứng từ (TDCT) là một thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặcgọi tên nh thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH
về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”
+ Các bên tham gia.
- Người xin mở thư tín dụng: người mua, người nhập khẩu hàng hoá
- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người mua, ngườinhập khẩu
- Người hưởng thư tín dụng (người thụ hưởng): người bán, người xuất khẩuhay bất kỳ người nào khác được hưởng lợi
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: là ngân hàng ở nước người thụ hưởng
+ Thư tín dụng và các lọai thư tín dụng thường dùng.
a) Khái niệm thư tín dụng
Thư tín dụng (Letter of credit hay còn gọi là L/C) là một chứng thư (điệnhoặc một Ên chỉ) trong đó ngân hàng mở L/C cam kết thanh toán cho người thụhưởng (thường là nhà XK) nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với nhữngđiều kiện và điền khoản của L/C
b) Các loại tín dụng thư thường dùng trong thanh toán quốc tế.
L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable)
L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)
L/C giáp lưng (Back to back L/C)
Trang 15Ngân hàng phát hành (NHPH) Ngân hàng thông báo (NHTB) (7)
(6)
(2)
(1) (8) (9) (3)
(5) (7)
(HĐTMQT)
L/C tuần hòan (Revoling L/C)
L/C dự phòng (Standby L/C)
L/C đối ứng (Reciprpcal L/C)
L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C)
Sơ đồ 4: Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TDCT
(HĐTMQT) Hai bên XK và NK ký hợp đồng ngọai thương, trong đó quyđịnh thanh toán bằng phương thức TDCT
1 Nhà NK làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mìnhyêu cầu mở thư tín dụng cho nhà XK hưởng
2 Căn cứ vào đơn yêu cầu mở thư tín dụng, ngân hàng mở sẽ lập một thư tíndụng và thông qua NHTB (thường là ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà XK)thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đó đến nhà XK
3 Khi nhận được thông báo này, NHTB sẽ thông báo cho nhà XK về việc
mở thư tín dụng đó và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho nhàXK
(4)
Người yêu cầu mở L/C
(nhà NK) Người hưởng lợi L/C
(nhà XK)
Trang 164 Nhà XK nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì
đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương
5 Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụngxuất trình thông qua NHTB cho NHPH để được thanh toán
6 NHTB nhận bộ chứng từ đòi tiền và chuyển cho NHPH
7 NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanhtoán nh đã cam kết Nếu thấy có bất cứ sự khác biệt nào của bộ chứng từ so với L/Cthì từ chối thanh toán và thông báo ngay những sai sót đó cho các bên liên quan đểtìm cách giải quyết
8 NHPH thực hiện thông báo về tình hình bộ chứng từ và yêu cầu nhà NKthanh toán (nếu chứng từ đã hoàn hảo)
9 Nhà NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trảtiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền Nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trảtiền
Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ.
*Ưu điểm:
Tín dụng chứng từ thực chất là một hình thức đảm bảo nhất trong thanh toánquốc tế tạo ra một sự tin cậy giữa các liên quan Nghĩa tín dụng ở đây không đơnthuần là một khoản tiền cho vay mà có ý nghĩa lớn hơn đó là uy tín của ngân hàngphát hành thư tín dụng Vì thông thường người nhập khẩu không vay tiền của ngânhàng mà dùng tiền của mình ký quĩ 100% giá trị L/C, lúc này ngân hàng phát hànhbằng uy tín của mình chỉ là người đứng ra đại diện cho người nhập khẩu cam kết vềviệc chắc chắn thanh toán hợp đồng
Vai trò của ngân hàng ở đây không chỉ còn là trung gian thanh toán mà đãtrở thành người tổ chức, giám sát, quyết định việc thanh toán bởi về thực chất nghĩa
vụ trả tiền thuộc về ngân hàng phát hành
Tín dụng chứng từ được đánh giá là phương thức thanh toán dung hoà tốtnhất lợi ích đối kháng của các bên so với các phương thức thanh toán khác Do vậy,
Trang 17nó được xem như phương thức thanh toán ưu việt nhất trong trường hợp các bênchưa thực sự tin tưởng lẫn nhau.
- Đối với người nhập khẩu: thư tín dụng là một ràng buộc nghĩa vụ của ngườixuất khẩu bắt buộc người xuất khẩu muốn nhận tiền hàng phải có hàng và một bộchứng từ hoàn hảo Để có được điều này người xuất khẩu không có cách nào khác
là phải nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng bởi bất kỳ sai biệt nào trong quá trình thựchiện hợp đồng bị phản ánh trên chứng từ cũng có thể khiến họ bị từ chối thanh toán
- Đối với người xuất khẩu: Người xuất khẩu có thể yên tâm khi ký kết hợpđồng với các bạn hàng mới, tăng doanh số bán hàng, chỉ cần thực hiện tốt nghĩa vụgiao hàng là thu được tiền Trong trường hợp bộ chứng từ hoàn hảo, người xuấtkhẩu có thể vừa cấp tín dụng cho người nhập khẩu vừa có thể thu hồi tiền ngaybằng cách chiết khấu các hối phiếu đã được chấp nhận bởi ngân hàng có uy tín hoặcbằng cách chiết khấu bộ chứng từ, nhanh chóng thu thồi vốn để tiếp tục đầu tư sảnxuất
- Đối với các ngân hàng : Thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng ,ngân hàng sẽ thu được phí dịch vụ, khoản phí này thường bằng ngoại tệ nên đâycũng là một nguồn thu ngoại tệ cho ngân hàng, tuy nhiên trong thực tế khoản phínày thường không được coi là một khoản thu ngoại tệ cho ngân hàng vì tương đốinhỏ Ngoài ra, đối với ngân hàng phát hành, việc yêu cầu ký quỹ trong quá trìnhthực hiện nghiệp vụ thanh toán TDCT giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn tương đối
ổn định, phát sinh thường xuyên phục vụ cho nhu cầu thanh khoản và các hoạt độngkhác của ngân hàng
Trang 18chứng từ giao dịch đếu sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải cótrình độ ngoại ngữ nhất định.
Trong phương thức thanh toán này, việc thanh toán độc lập với hợp đồngngoại thương, bộ chứng từ là căn cứ duy nhất để ngân hàng trả tiền cho người xuấtkhẩu nên có thể ngân hàng và người nhập khẩu bị rủi ro khi người xuất khẩu giảmạo chứng từ hoặc thay đổi chứng từ để đòi tiền trong khi đó hàng giao không đúng
số lượng hoặc chất lượng
Ngược lại, về phía người xuất khẩu, khi hàng đã giao đúng qui định nhưngngười nhập khẩu không có thiện chí trả tiền thì họ có thể tìm ra những lỗi rất nhỏ để
từ chối thanh toán
1.2 CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm
Một sản phẩm làm ra được xem là có chất lượng khi thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng một cách chính đáng về chất, về lượng và thỏa mãn một số tiêu chuẩnnhất định về kỹ thuật đồng thời đáp ứng đòi hỏi về thu nhập của người sản xuất.Chất lượng nghiệp vụ TTQT được đo bằng những đặc tính mà từ đó thỏa mãn tốtnhất những mong muốn, nguyện vọng của khách hàng.Theo đó:
“chất lượng thanh toán quốc tế là tập hợp các đặc tính của các phương thức thanh toán và cách thức các ngân hàng phục vụ nhằm thoả mãn những yêu cầu trong việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền
tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng với các nước liên quan”.
Việc thực hiện các giao dịch TTQT nhanh chóng là đảm bảo yêu cầu về thờigian của khách hàng cũng như quy định của ngân hàng và chuẩn mực quốc tế Mặtkhác, các giao dịch phải được thực hiện chính xác theo đề nghị của khách hàng vềđơn vị thụ hưởng, số tiền, nội dung giao dịch, các điều khoản và điều kiện khác tùytheo phương thức thanh toán của khách hàng Đồng thời, trong quá trình thanh toán
Trang 19ngân hàng phải đảm bảo an toàn trong giao dịch, không làm thất thoát tài sản củakhách hàng cũng như ngân hàng, bảo mật các thông tin của khách hàng Hơn nữa,các giao dịch TTQT cần được thực hiện một cách có hiệu quả Về phía khách hàng,điều này thể hiện ở lợi ích thu được và các chi phí khách hàng phải trả khi sửdụng dịch vụ TTQT Về phía ngân hàng, đó là lợi nhuận thu được từ hoạt độngTTQT, hiệu quả tăng thêm của các nghiệp vụ hỗ trợ khác như tín dụng, tài trợ xuấtnhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh nước ngoài, huy động vốn cũng như tăngtính cạnh tranh, uy tín của ngân hàng Để đánh giá chất lượng thanh toán quốc tếcủa NHTM, người ta thường xem xét cả quá trình cung cấp dịch vụ từ khâu tiếp thịkhách hàng, tiếp nhận nhu cầu thanh toán, tư vấn, đến hồ sơ, chứng từ giao dịch,các quy trình tác nghiệp, thời gian thực hiện giao dịch,sự hỗ trợ khách hàng saugiao dịch, chính sách khách hàng, mức độ cạnh tranh của biểu phí áp dụng, hiệu quảcủa hoạt động TTQT.
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
* Thời gian giao dich
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng để thực hiện xong giao dịchTTQT Ví dụ: khi nhận được đơn đề nghị mở L/C do khách hàng gửi đến, với vaitrò là NHPH, ngân hàng sẽ xem xét để tiến hành mở thư tín dụng theo yêu cầu củanhà NK Về mặt thời gian phát hành, NHPH đảm bảo mở L/C đúng thời điểm mànhà NK và nhà XK đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại Thời gian thực hiệngiao dịch càng ngắn sẽ giúp khách hàng luân chuyển vốn nhanh, đạt hiểu quả sảnxuất kinh doanh, ngân hàng tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất lao động, gópphần nâng cao chất lượng thanh toan quốc tế
* Trình độ chuyên môn của thanh toán viên
Trình độ chuyên môn của thanh toán viên có tính quyết định đến sự nhanhchóng, chính xác, an toàn, hiệu quả của việc thanh toán Nếu thanh toán viên nắmvững nghiệp vụ, có kinh nghiệm, am hiểu nghiệp vụ ngọa thương thì có khả năng tư
Trang 20vấn tốt, tốc đọ xử lý giao dịch, thao tác nghiệp vụ nhanh, đảm bảo được độ chínhxác của giao dịch Vì vậy, chất lượng hoạt động TTQT được nâng cao và ngược lại.
* Tổ chức quy trình thanh toán
Các quy trình, văn bản quy định các yêu cầu, hồ sơ, trình tự thực hiện giaodịch, sự phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng người, từng bộ phận có liênquan Số lượng, phạm vi điều chỉnh, sự rõ ràng, cụ thể và khoa học của các quytrình hoạt động thanh toán quốc tế sẽ đảm bảo khả năng thực hiện giao dịch nhanhchóng, chính xác, an toàn đồng thời kiểm soát được các rủi ro Việc hoàn thiện cácquy trình TTQT tạo điều kiện nâng cao chất lượng thanh toán, tăng khả năng cạnhtranh và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng
* Khả năng tư vấn của ngân hàng
Sự tư vấn của ngân hàng cho khách hàng là vô cùng quan trọng, góp phầngiảm thiểu sai sót và giúp khách hàng thực hiện đầy đủ thủ tục một cách nhanhchóng Chất lượng của dịch vụ thể hiện ở tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình của cán
bộ TTQT khi tư vấn Tư vấn chính xác, dễ hiểu và chỉ ra các điều khoản cần chú ý
để khách hàng chuẩn bị các chứng từ liên quan một cách đầy đủ Khả năng tư vấnkhông chỉ thể hiện trình độ nghiệp vụ của cán bộ TTQT, kiến thức về nghiệp vụngoại thương, luật pháp… mà còn thể hiện khả năng giao tiếp và thái độ tận tình đốivới khách hàng
* Sự hài lòng của khách hàng
Chất lượng hoạt động TTQT chính là đáp ứng yêu cầu của khách hàng Chỉtiêu này cho biết chất lượng tới đâu thì tương ứng với mức độ hài lòng của kháchhàng Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao chứng tỏ chất lượng dịch vụ càngtốt và ngược lại Chỉ tiêu này thường được tiến hành thăm dò định kỳ, từ đó xácđịnh mức độ hài lòng của khách hàng để có những điều chỉnh thích hợp
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
* Thị phần thanh toán quốc tế
Trang 21Thị phần TTQT của ngân hàng nào càng cao thể hiện sự ưa thích của kháchhàng trong việc sử dụng TTQT của ngân hàng đó Điều này chứng tỏ chất lượnghoạt động TTQT của ngân hàng càng cao.
* Doanh số TTQT
Doanh số hoạt động TTQT tăng, giảm qua các năm thể hiện quy mô và sựphát triển của từng nghiệp vụ TTQT Số món tăng chứng tỏ số lượng giao dịchTTQT qua ngân hàng tăng; giá trị thanh toán tăng chứng tỏ ngân hàng thu hút đượccác giao dịch có giá trị lớn Các chỉ tiêu này góp phần thể hiện chất lượng dịch vụtốt, tạo được uy tín đối với khách hàng, thu hút được sự quan tâm của khách hàng
* Số lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp
Trong quá trình thực hiện TTQT cho khách hàng, các lỗi có thể phát sinh ởkhâu mở L/C, kiểm tra chứng từ hay khâu thanh toán, thực hiện giao dịch chậm…Nếu quy trình thanh toán chặt chẽ, cán bộ nắm vững nghiệp vụ, công tác kiểm trathường xuyên sẽ hạn chế được các lỗi nghiệp vụ phát sinh, hạn chế rủi ro và đápứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
* Rủi ro trong thanh toán
Chất lượng của hoạt động TTQT càng cao thì tỷ lệ rủi ro trong thanh toánphải càng thấp Rủi ro trong TTQT được biểu hiện qua các nội dung chủ yếu nhưtồn đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợquá hạn, mất vốn… Rủi ro thể hiện trên tất cả nội dung của hoạt động TTQT: rủi rotrong khâu phát hành L/C, rủi ro trong khâu thông báo, rủi ro trong khâu đòi tiềncũng như trả tiền… Việc hạ thấp tỷ lệ rủi ro trong TTQT giúp ngân hàng hạn chếnhững tổn thất về kinh tế, đồng thời nâng cao uy tín của mình đối với khách hàng
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Nhân tố môi trường bên ngoài.
Trang 22Đặc trưng của hoạt động XNK là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia khácnhau Do đó, yếu tố của các môi trường bên ngoài: môi trường kinh tế, pháp luật, tàichính… của các nước XNK và của thế giới đều có ảnh hưởng tới hoạt động TTQT.
- Hệ thống pháp luật: chưa ổn định, thay đổi thuế XNK hàng hoá, thay đổihạn ngạch xuất nhập khẩu, cấm vận một số mặt hàng, … tất cả đều có ảnh hưởngtới hoạt động XNK, làm cho hoạt động ngừng chệ, hoặc không được thực hiện,hoặc thực hiện khó khăn; làm lượng giao dịch mua bán quốc tế giảm; vì vậy ảnhhưởng tới hoạt động TTQT
- Nền kinh tế của các quốc gia có hoạt động XNK, cũng như sự biến độngkinh tế thế giới có ảnh hưởng tới: giá trị đồng tiền, tỷ giá, nguồn ngoại tệ trongthanh toán… Do thanh toán quốc tế cần tới ngoại tệ để thanh toán giữa các nước vớinhau, vì vậy nếu tỷ giá ngoại tệ có sự thay đổi, dẫn tới giá XNK hàng hoá thay đổiảnh hưởng tới hoạt động thanh toán giữa các bên
- Môi trường chính trị, quan hệ quốc tế: Hoạt động TTQT là việc mua – bánhàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau Vì vậy, mối quan hệ quốc tế giữacác quốc gia và môi trường chính trị ở các quốc gia này có ảnh hưởng lớn tới hoạtđộng XNK vì vậy cũng ảnh hưởng tới hoạt động TTQT Các quốc gia có nền chínhtrị ổn dịnh, có quan hệ quốc tế rộng rãi, hữu nghị với các quốc gia khác, thì hoạtđộng XNK dễ dàng và phát triển hơn
1.3.1.2 Nhân tố từ phía khách hàng
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp XNK: Tình hình tài chính của doanhnghiệp xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanhtoán của doanh nghiệp đối với ngân hàng Khi ngân hàng phát hành thanh toán chonhà xuất khẩu, mà nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thìhiển nhiên ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng – ngân hàng không thu được tiền thanhtoán từ nhà nhập khẩu
- Khả năng về hiểu biết về hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp như:khi ký hợp đồng ngoại thương có những điều không phù hợp với điều kiện trongL/C, vì vậy dẫn đến sửa chữa L/C nhiều lần, một mặt làm châm quá trình thanh toán
Trang 23đồng thời còn làm tăng chi phí Khách hàng còn kém về các trình tự trong nghiệp vụTTQT, dẫn tới mắc những lỗi: điền sai quy cách, không biết phải làm những thủ tực
gì, khi chứng từ có sai xót cũng không biết phải sửa chữa như thế nào…
1.3.2 Nhân tố chủ quan (từ phía ngân hàng).
- Chính sách marketing, chính sách khách hàng của ngân hàng: Chính sách
khách hàng hợp lý, được quan tâm đúng mức sẽ tạo ra hiệu quả cao trong hoạt độngkinh doanh, và TTQT: giúp ngân hàng giữ khách hàng truyền thống, thu hút kháchhàng mới, tăng cường vị thế, uy tín, thương hiệu…
- Uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng: ngân hàng có uy tín và tiềm lực
tài chính mạnh sẽ dễ dàng tạo lòng tin với khách hàng, thu hút khách hàng đến vớingân hàng Ví như: thư tín dụng là một cam kết của ngân hàng đối với khách hàng, do
đó uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tời hiệu quả hoạtđộng thanh toán theo L/C Một L/C do một ngân hàng uy tín phát hành, sẽ dễ dàngđược chấp nhận, không đồi hỏi sự xác nhận của ngân hàng thứ hai, vì vậy sẽ giảm đượcchi phí cho nhà xuất nhập khẩu
- Quy trình thanh toán của ngân hàng: là toàn bộ trình từ thực hiện được
ngân hàng lập ra Quy trình chuẩn hoá, thống nhất, linh hoạt tạo điều kiện thuận lợicho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng Các điều khoản quy định phải chặtchẽ, hợp lý, mới giảm thiểu những rủi ro xảy ra
- Công nghệ ngân hàng: hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải nhanh chóng,
chính xác, tiện lợi, vì vậy sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là rất quan trọng Côngnghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ có sở vật chất và mạng lưới truyền thông.Nếu hệ thông công nghệ hiện đại sẽ giúp cho việc thanh toán được chôi chảy, nhanhchóng, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí
Trình độ cán bộ của ngân hàng: nhân tố con người, đặc biệt là các cán bộ nhân viên thanh toán có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động TTQT Chính vì vậy,đòi hỏi các nhân viên thanh toán phải có kiến thức sâu rộng về TTQT, đảm bảonghiệp vụ được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn, tránh những rủi ro có thểxảy ra
Trang 25-CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH BẮC HÀ NỘI 2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu được thu thập lần đầu nhằm phục vụ cho mộtmục đích nghiên cứu cụ thể Với phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận, thu thập dữliệu sơ cấp qua phiếu điều tra và phương pháp phỏng vấn chuyên gia
* Phương pháp khảo sát thông qua phiếu điều tra:
• Lập kế hoạch điều tra
Xác định các yếu tố trong quá trình điều tra là hoạt động thanh toán quốc tếtại NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội Phạm vi điều tra là khách hàng sử dụngdịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh Thời điểm điều tra là tháng 3-tháng 4 năm
2014, địa điểm điều tra là tại NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội
Nội dung phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở đánh giá cảm nhận củakhách hàng với Agribank, các sản phẩm dịch vụ TTQT đang được chính kháchhàng sử dụng Xây dựng được dữ liệu sơ cấp về cảm nhận của khách hàng về chấtlượng dịch vụ tiền gửi tại Agribank Từ đó đánh giá được chất lượng TTQT củangân hàng
• Thiết kế phiếu điều tra
Phiếu điều tra được thiết kế làm 2 phần:
- Thông tin cá nhân người tham gia
- Phần câu hỏi điều tra gồm 7-8 câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm và mộtcâu hỏi mở nhằm tìm hiểu trực tiếp những nhu cầu của khách hàng sử dụng nghiệp
vụ thanh toán quốc tế
• Phát phiếu điều tra
Trang 26Dựa trên kế hoạch đề ra, phát phiếu cho khách hàng để thu thập dữ liệu Sốphiếu phát ra là 20 phiếu đối với khách hàng đang sử dụng dịch vụ TTQT tại chinhánh Thu thập và sàng lọc phiếu điều tra
Sau thời gian phát phiếu điều tra, số phiếu thu hồi về và số phiếu hợp lệ là 20phiếu
* Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Ý kiến của lãnh đạo ngân hàng về xu hướng cung cấp dịch vụ TTQT đếnkhách hàng cá nhân của ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn
2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp chính để thu thập số liệu thứ cấp là thu thập số liệu, thông tin
từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, trang web kinh tế, chuyênngành, sách báo có liên quan
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Xác định loại thông tin cần thu thập và các nguồn cung cấp thôngtin
- Thông tin: cơ cấu tổ chức, tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinhdoanh, tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng…của chi nhánh trong 3 năm
2011, 2012, 2013
- Nguồn cung cấp thông tin: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh,nguồn tài liệu từ phòng tổ chức hành chính, website của NH, các web kinh tế…
Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin
Từ những nguồn thông tin đã khoanh vùng, tiền hành thu thập thông tin theonguồn, các thông tin cơ cấu tô chức của ngân hàng tham khảo ở webagribank.com.vn Các thông tin về tài chính, kết quả kinh doanh tham khảo ở báocáo tài chính và bảng cân đối kế toán của ngân hàng, ngoài ra tham khảo thêm cácbài báo đưa tin về tình hình kinh doanh của ngân hàng trên các trang báo kinh tế tincậy
Bước 3: Tổng hợp thông tin
Trang 27Tiến hành phân loại và tổng hợp lại sau khi đã có số liệu Các phương phápđược sử dụng ở đây là phân loại, lập bảng biểu, sơ đồ về bộ máy.
Sử dụng phương pháp suy luận suy diễn từ các mô hình, lý thuyết, số liệu thuthập được
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, sử dụng mô hình SWOT để phântích các nhân tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới hoạt động TTQT từ kháchhàng cá nhân của NH
Các phương pháp xử lý thông tin: tổng hợp, phân tích ( sử dụng các chỉ tiêu,chỉ số phân tích xu hướng…), đối chiếu giữa kế hoạch với thực hiện, đối chiếu giữachi nhánh thực tập với các chỉ số bình quân toàn ngành Đồng thời, để phân tíchthực trạng TTQT cũng như tác động của các yếu tốt cấu thành tới sự hài lòng củakhách hàng sử dụng dịch vụ tại đơn vị thực tập, tác giả sử dụng phương pháp phântích thống kê mô tả
Bước 4: Đánh giá, nhận xét từ kết quả thu được
Từ những số liệu được phân loại, tổng hợp trong các bảng biểu, sơ đồ đưa
ra đánh giá, kết luận về chất lượng TTQT của đơn vị, từ đó chỉ ra những thành tựu
đã đạt được của chi nhánh, cũng như những hạn chế còn tồn tại và đưa ra giải phápgiải quyết vấn đề tồn tại của chi nhánh
2.2 GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
2.2.1 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng nông nghiệp Chi nhánh Bắc Hà Nội
2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Bắc Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Bắc Hà Nộiđược thành lập theo Quyết định số 342/QĐ/HĐQT ngày 05/09/2001 của Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc mở chi nhánhNHNo&PTNT Bắc Hà Nội AgriBank Bắc Hà Nội là Chi nhánh cấp 1, trực thuộcNHNo&PTNT Việt Nam,
Trang 28- Tên giao dịch quốc tế:Vietnam Bank for Agriculture and RuralDevelopment -North Hanoi Branch.
- Tên gọi tắt: Agribank – North Hanoi Branch
- Tên viết tắt: VBARD – North Hanoi Branch
- Có trụ sở tại 266 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức, và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội
* Cơ cấu tổ chức
Tính đến thời điểm 31/12/2009, Chi nhánh AgriBank Bắc Hà Nội có 8Phòng nghiệp vụ chuyên môn tại hội sở chính và 8 phòng giao dịch trực thuộc.Tổng số điểm giao dịch của chi nhánh hiện nay là 20 điểm ( Trong đó giao dịchtrực tiếp là 9 điểm, giao dịch qua máy ATM là 11 điểm)
Toàn chi nhánh hiện nay có 162 lao động, tăng 16 lao động so với thời điểm31/12/2008 Về trình độ, toàn chi nhánh có 01 Tiến sĩ, 11 Thạc sĩ, 133 người cótrình độ Đại học Chi nhánh hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa, cung ứngcác sản phẩm – dịch vụ ngân hàng từ truyền thống đến hiện đại, đạt tiêu chuẩn củacác ngân hàng trong khu vực
* Chức năng nhiệm vụ.
NHNo chi nhánh Bắc Hà Nội là một chi nhánh NHNo Việt Nam, thực hiệnhoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận,góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước
Trang 292.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội
2.2.2.1 Kết quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội
Bảng 1:Hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
Phân theo kỳ hạn gửi
TG không kỳ hạn 108,471 115,621 7,150 6.59 128,647 13,026 11.27
TG có kỳ hạn <12
206,874
21.92 858,280 125,618 17.15
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng số 1, cho thấy trong các năm qua chi nhánh đã làm rất tốt công táchuy động vốn Nhìn chung, nguồn vốn huy động có xu hướng tăng dần đều qua các
Trang 30năm Tổng nguồn vốn tiền gửi năm 2012 là 1,390,399 triệu đồng tăng 26,847 triệuđồng (tức là tăng khoảng 1.97%) so với năm trước đạt 102% kế hoạch cấp trên giao.Đặc biệt năm 2013 có nhiều biến động trong nền kinh tế xã hội cũng như việc phảicạnh tranh huy động vốn nhưng công tác huy động vốn của chi nhánh vẫn đạt kếtquả cao.Tổng nguồn vốn tiền gửi năm 2013 là 1,420,164 triệu đồng tăng 29,765triệu đồng (tức là tăng khoảng 2.14%) so với năm 2012đạt 106% kế hoạch đượcgiao.
Nếu xét theo loại tiền gửi, tiền gửi ngoại tệ năm 2012 tăng 21,199 triệu đồng(tức tăng 13.93%) so với năm 2011, nhưng so với năm 2012 thì năm 2013 lại giảm36,971 triệu đồng tương đương với giảm 21.32% Nguyên nhân, do năm 2012 giádầu thô và giá vật tư trên thế giới tăng cao gây áp lực lớn đầu vào trong nước, cácdoanh nghiệp sản xuất hàng hóa liên quan đến nguyên vật liệu nhập khẩu phải bỏ ranhiều ngoại tệ hơn để nhập khẩu nguyên vật liệu Sang năm 2013, ngoại tệ chỉchiếm 9.61% tổng nguồn vốn Sự thay đổi cơ cấu này là để không phải phụ thuộcquá nhiều vào nguồn ngoại tệ, do đó nó vẫn đang được chi nhánh tục định hướngtiếp đến hết năm 2013
Nếu xét về cơ cấu tiền gửi trong tổng nguồn vốn, tiền gửi từ dân cư năm
2011 là 633,910 triệu đồng chiếm 46.49%, tiền gửi từ TCKT là 696,202 triệu đồngchiếm 51.05%, tiền gửi từ TCTD là 33,440 triệu đồng chiếm tỷ lệ khá nhỏ chỉ 2.46%.Nhìn chung năm 2011 lượng vốn huy động từ TCKT là khá cao
Sang năm 2012 là bước vàonhững năm đầu Việt Nam thực hiện kế hoạchphát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tìnhhình chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phục hồi trong năm 2011 sau hơn một năm bịtác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu Tiền gửi từ dân
cư năm 2012 là 648,647 triệu đồng chiếm 46.65% tổng nguồn vốn, tiền gửi từTCKT là 720,552 triệu đồng chiếm 51.82% còn tiền gửi từ TCTD là 21,119 triệuđồng chỉ chiếm 1.53%
Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do những khó khăn, thách thức tiềm
ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm
Trang 31lại Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và códiễn biến phức tạp Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực chosản xuất và đời sống dân cư nên lượng vốn huy động được từ các TCTD giảm mạnh
và chỉ có tỷ trọng rất nhỏ trong khi lượng vốn huy động được từ các TCKT vẫn lànguồn vốn chủ đạo trong cơ cấu
Bước vào năm 2013, nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh lại là từtiền gửi dân cư là 778,727 triệu đồng chiếm 54.83% tổng nguồn vốn tăng 130,080triệu đồng ( hay tăng 20.05%) so với năm 2012 Tiền gửi từ TCKT là 619,296 triệuđồng chiếm 43.61% tổng nguồn vốn giảm 101,256 triệu đồng ( hay giảm 14.05%)
so với năm trước Tiền gửi từ TCTD là 22,142 triệu đồng chiếm 1.56% tổng nguồnvốn có tăng 1,023 triệu đồng ( hay 4,84%) so với năm 2012 Việc nguồn vốn huyđộng từ TCKT có xu hướng giảm mặc dù lãi suất cho vay đã giảm do số doanhnghiệp mới thành lập trong khoảng 10 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 46,000 doanhnghiệp (giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2012 Số doanh nghiệp đã giải thể vàdừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2013 là hơn 35,483 doanh nghiệp (tăng7,1% so với cùng kỳ năm 2012) đã tác động đến hoạt động của các ngân hàng trongnước nói chung cũng như chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng Bên cạnh đó, chi nhánhBắc Hà Nội hoạt động trên địa bàn có sự cạnh tranh cao từ phía các ngân hàng trongnước khiến cho việc triển khai công tác của chi nhánh, nhất là công tác huy độngvốn gặp khó khăn
Còn nếu xét theo thời gian thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2012 tăng 6.59%(hay tăng 7,150 triệu đồng) so với năm 2011, không chỉ dừng lại ở đó sang năm
2013 tăng lên 11.27% tương đương với 13,026 triệu đồng so với năm 2012 Tiềngửi có kỳ hạn < 12 tháng tăng vọt lên với tốc độ cao năm 2012 tăng 103.3% (haytăng 206,874 triệu đồng) so với năm 2011, đến 2013 đột nhiên bị giảm 2,66% (haygiảm 10,816 triệu đồng) so với năm 2012 Nhưng tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng < 24tháng lại giảm trầm trọng trong năm 2013 tới mức 72.65%% (hay giảm 98,061triệu đồng) so với năm 2012 Đó là do trong năm này tỷ giá VND/USD biến độngliên tục, người gửi tiền chưa tin tưởng vào sự ổn định của đồng nội tệ do đó mà họ
Trang 32chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn Tiền gửi có kỳ hạn >= 24 tháng năm 2012 cũng bịgiảm 21.92% ( hay giảm 205,732 triệu đồng) so với năm 2011, sang năm 2013 cótăng nhẹ 17.15% (tăng 125,618 triệu đồng) so với năm 2012 vì tâm lý người dân có
xu hướng tích lũy nhiều hơn
2.2.2.2 Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo Bắc Hà Nội
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và những ảnh hưởng của kinh tế thế giới,hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn đạt được những kết quả đáng chú ý góp phầnvào sự tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống
Trang 33BẢNG 2: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT BẮC
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2013
Đơn vị: triệu VND.
2011
Năm 2012
So sánh 2012/2011 Năm
2013
So sánh 2013/2012 Tuyệt
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2011, 2012, 2013)
Nhìn vào bảng số liệu 2, cho thấy dư nợ các năm tăng trưởng không đồngđều Năm 2012, dư nợ đạt 1,211,525 triệu, tăng 27,756 triệu đồng ( tương đương2.34%) so với năm 2011 Năm 2013, dư nợ đạt 1,208,527 triệu đồng, giảm 2,998triệu đồng tức giảm 0.25% so với năm 2012
Xét theo cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay, nhìn chung dư nợ ngắn hạn chiếm
tỷ trọng chủ yếu Năm 2011, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là 86.95 % năm 2012 là88.90% và năm 2013 là 90.27% Lý do ở đây vì khách hàng chủ yếu của chi nhánh
là các công ty cổ phần, công ty TNHH với chủ yếu các khoản vay là ngắn hạn nhằmđáp ứng nhu cầu vốn lưu động, quay vòng vốn nhanh.Xét về dư nợ theo thành phần
Trang 34kinh tế,năm 2011cho vay của DNNQD là 925,869 triệu đồng, con số này sang năm
2012 tăng lên thành 1,012,864 triệu đồng hay tăng 9.4% Tuy nhiên, con số nàysang đến năm 2013 đã bị giảm 56,958 triệu vì các DNNQD gặp nhiều khó khăn vìtình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn DNNQD giảm lượng đi vay Cho vay củanhóm DNNN năm 2011 và năm 2012không hề có sự tăng hay giảm sang đến năm
2013 thì hoàn toàn không còn dư nợ vì đến năm 2013 các DNNN trên địa bàn đãchuyển sang cổ phần hóa hoàn toàn Cho vay tư nhân, cá thể, hộ GĐ giảm từ255,900 triệu đồng năm 2011 xuống 196,661 triệu đồng năm 2012 do năm 2012ngành ngân hàng nói riêng và toàn bộ kinh tế nước ta nói chung bị chịu ảnh hưởng
từ suy thoái của kinh tế toàn cầu Nhưng sang đến năm 2013 cho vay tư nhân, cáthể, hộ GĐ thì tăng 55,960 triệu đồng tức tăng 28.46% so với năm 2012 vì sangnăm này lãi suất cho vay của chi nhánh ngân hàng giảm nên kích thích việc đi vaycủa tư nhân, cá thể, hộ GĐ
2.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC HÀ NỘI
2.3.1 Phương thức triển khai hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Agribank Bắc Hà Nội
2.3.1.1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế
Về nguyên tắc hoạt động TTQT phải phù hợp với:
- Các quy định và thông lệ về TTQT do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hànhcòn hiệu lực: Incoterms
- Các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 2007, sốxuất bản 600 (UCP 600)
- Các quy tắc thống nhất về nhờ thu, bản sửa đổi năm 1995, số xuất bản 522 (URC522)
- Các quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ, sốxuất bản 525 (URR 525)
- ISBP 681
Trang 35Các quy định của pháp luật, chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Các hiệp định, thỏa thuận quốc tế do tổng giám đốc NHNo ký kết Quy định về quytrình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống NHNo được ban hành kèm theo Quyết định
số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày 15/12/2005 của tổng giám đốc NHNo
- Pháp lệnh ngoại hối
Quy định 1437/2001/QĐ – NHNN ngày 19/11/2001 của thống đốc NHNN
về việc ban hành quy định về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người
cư trú là công dân Việt Nam
Thông tư 08/2003/TT – NHNN ngày 21/5/2003 của NHNN hướng dẫn thihành về quyền bán và mua ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổchức
Các nghị định thông tư, quyết định thay thế, sửa đổi, hướng dẫn thi hành cácvăn bản trên cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác
2.3.1.2 Quy trình nghiệp vụ một số họat động TTQT tại chi nhánh
* Quy trình thanh toán L/C NK:
a Tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C:
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng theo quy định của NHNo
- Hồ sơ mở L/C gồm các giấy tờ sau:
- Thư yêu cầu mở L/C (theo mẫu của ngân hàng)
- Hợp đồng NK
- Văn bản cho phép NK của bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành (đốivới mặt hàng NK có điều kiện)
bXác định mức ký quỹ và nguồn vốn đảm bảo thanh toán
- Thẩm định các điều kiện và các điều khoản thanh toán của L/C (trách nhiệm củaphòng TTQT)
- Thẩm định nguồn vốn thanh toán (trách nhiệm của phòng tín dụng)
- Nếu đủ điều kiện thì phê duyệt mở và hạch tóan mở L/C Sau khi mở phải gửi vàthông báo lên sở quản lý
Trang 36cSửa đổi L/C
- Xử lý tại chi nhánh: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu sửa đổi L/C sau đó thẩm định các điềukiện và điều khoản sửa đổi của L/C Thẩm định lại mức ký quỹ, nguồn vốn thanh toántheo yêu cầu sửa đổi L/C sau đó hạch toán bổ sung
- Xử lý tại sở quản lý: Kiểm tra mã nội bộ và tiêu chuẩn điện SWIFT, sau khi kiểmtra tiến hành chuyển điện lại chi nhánh và kiểm tra tình trạng điện sau khi phát vàtrả điện về chi nhánh
d Xử lý đòi tiền của ngân hàng nước ngoài
- Xử lý tại sở quản lý: Kiểm tra tính xác thực của điện nhận, trường hợp mã đúng thìxác nhận và chuyển qua mạng để gửi về chi nhánh Trường hợp mã sai thì thôngbáo cho chi nhánh biết và ghi rõ mã sai đồng thời lập điện thông báo mã sai vớingân hàng nước ngoài và theo dõi để chuyển về chi nhánh sau khi có mã đúng
- Xử lý tại chi nhánh: cá nhân được ủy quyền nhận điện, kiểm tra mã nội bộ và giaocho thanh tóan viên Trường hợp điện không thuộc chi nhánh quản lý thì phải thôngbáo cho sở quản lý Tất cả các giao dịch phải được phụ trách phòng xem xét và kýtrước khi giao cho thanh toán viên
e Tiếp nhận kiểm tra bộ chứng từ đòi tiền của ngân hàng nước ngoài
Ngày tiếp nhận là ngày mà chứng từ do cơ quan chuyển phát chứng từ gửiđến chi nhánh Chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp của tất cả các chứng
từ trước khi giao cho khách hàng
f Chấp nhận hoặc từ chối chứng từ
- Nếu kiểm tra thấy chứng từ là phù hợp thì phải chấp nhận thanh toán vô điều kiện
- Kiểm tra thấy chứng từ không phù hợp chi nhánh gửi từ chối thanh toán và chỉ ranhững lỗi không hợp lệ (cũng tùy từng trường hợp mà xử lý)
- Việc kiểm tra và thông báo chứng từ không phù hợp phải được thực hiện trong vòng
3 ngày làm việc sau ngày chi nhánh nhận được bộ chứng từ
g Giao chứng từ