Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca

34 1.6K 10
Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy, Cô giáo trường Đại học Thương mại đã dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt thời gian học tập 4 năm tại trường. Đặt biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo – giáo viên hướng dẫn em: ThS Phan Thu Giang đã tân tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị phòng xuất nhập khẩu cũng như các anh chị phòng kế toán trong Công ty Khoáng sản Latca đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và lấy số liệu. Do khả năng và thời gian có hạn, khóa luận của em khó tránh khỏi những thiếu sot. Em rất mong được sự góp ý của toàn thể thầy cô để em hiểu biết sâu hơn về ngành nghề chuyên môn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Bá Tuấn 1 1 1 MỤC LỤC 2 2 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: 10 nhóm hàng có gái trị xuất khẩu cao nhất trong 8 tháng 2013 Bảng 3.2: Thống kê Hải quan về xuất khẩu than đá tháng 1/2014. Bảng 3.3: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2011 – 2013. Bảng 3.4: Giá trị xuất khẩu mặt hàng bột đá, đá vôi của công ty từ năm 2011 - 2013 3 3 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TMQT: Thương mại quốc tế XNK: Xuất nhập khẩu XK: Xuất khẩu. CP: Cổ phần. 4 4 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Thật vậy, TMQT có vai trò rất quan trọng đối với mọi nền kinh tế quốc dân. Trong tiến trình mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề ưu tiên lớn nhất của mỗi quốc gia là đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới. Trong đó xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động rất lớn tới nền kinh tế của đất nước đặc biệt là nó có tác động mạnh mẽ tới các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp này muốn tồn tại trên thương trường và đứng vững trong cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn và linh hoạt trước sự thay đổi của môi trường quốc tế Đá vôi là một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng chất canxit (tức cacbonat canxi CaCO 3 ). Đá vôi ít ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn bởi tạp chất như đá phiến silic, silica, và đá mác ma cũng như đất sét, bùn và cát. Đá vôi là nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất xi măng, phục vụ ngành xây dựng. Tại nước ta 125 tụ khoáng đá vôi đã được tìm kiếm và thăm dò, trữ lượng đạt khoảng 13 tỷ tấn, tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn, phân bố tập trung ở các tỉnh thành phía Bắc và Nam Ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi đã và đang rất phát triển tại Việt Nam, hàng năm việc xuất khẩu đá vôi, bột đá đã qua sơ chế đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam và Công ty Khoáng sản Latca cũng là một trong những doanh nghiệp như vậy. Ấn Độ là một trong những thị trường nhập khẩu đá vôi, bột đá của công ty nhưng việc xuất khẩu sang thị trường này chưa đạt được hiệu quả cao vì nhiều hạn chế. Chính vì lý do trên nên em đã nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca” với hy vọng phần nào giúp được công ty nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm này sang một thị trường rất tiềm năng như Ấn Độ. 5 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nhìn chung hầu hết các đề tài trước đây nghiên cứu về các giải pháp thúc đẩy sản phẩm thô mới chỉ đề cập tới cơ sở lí luận chung mà chưa nghiên cứu sâu những vướng mắc còn tồn tại trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa khắc phục được. Và đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu về “ Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca” và đề tài em nghiên cứu không trùng lặp với các đề tài khác, nó làm rõ được thực trạng xuất khẩu đá vôi, bột đá của công ty hiện nay, từ đó tìm ra được những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu sắn lát và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ 1.3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp - Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu đá vôi, bôt đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca 1.4. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca dựa trên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đá vôi, bột đá ở Việt Nam. Cụ thể - Về mặt hàng: Nghiên cứu mặt hàng đá vôi, bột đá xuất khẩu - Về không gian: Tập trung nghiên cứu thị trường Ấn Độ 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Tình hình xuất khẩu phanh xe máy của công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam sang thị trường Nhât Bản từ năm 2009 đến nay. - Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng phanh xe máy sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch để giải quyết vấn đề đặt ra. 6 Phương pháp thống kê: thống kê kết quả từ bảng tổng kết kết quả sản cuất kinh doanh, cơ cấu sản phẩm thu thập được từ công ty, phân tích các số liệu thống kê, từ đó đưa ra nhận xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phương pháp so sánh: so sánh sự tăng giảm về sản lượng xuất khẩu của mặt hàng phanh xe máy qua các năm. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những số liệu thống kê, nhận xét rút ra từ phương pháp so sánh đã thực hiện để làm rõ thực trạng 1.7. Kết cấu khóa luận Kết cấu khóa luận gồm 4 chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ VÔI, BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN LATCA CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ VÔI, BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN LATCA CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 2.1. Một số lý thuyết về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm xuất khẩu Theo Adam Smith, phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất, quá trình chuyên môn hóa sản xuất sẽ tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Theo học thuyết “lợi thế so sánh” của David Ricardo thì một quốc gia sản xuất và đem trao đổi những mặt hàng có lợi thế so sánh của mình với một quốc gia khác thì cả hai quốc gia vẫn đều thu được lợi nhuận. 7 Như vây, xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động tất yếu xảy ra khi phân công lao động xã hội đạt đến một trình độ nhất định. Ta có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu như: Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi một nước ( từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi một loại hàng hóa khác có giá trị tương đương. Tóm lại, xuất khẩu nói một cách đơn giản nhất là việc bán một sản phẩm hay một dịch vụ ra thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ. Xuất khẩu thuần túy là chức năng của hoạt động thương mại. Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại lợi nhuận to lớn cho nền sản xuất trong nước, tuy nhiên cũng có thể gặp nhiều rủi ro. 2.1.2. Vai trò của xuất khẩu 2.1.2.1. Đối với nền kinh tế thế giới Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, xuất hiện từ lâu đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng và chiều sâu. Hoạt động xuất khẩu ngày này diễn ra trong phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hóa hữu hình mà cả hàng hóa vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn. Là hoạt động đầu tiên của TMQT, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới. Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia này có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác, vì vậy để khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dung các quốc gia phải tiến hành trao đổi dựa trên lợi thế so sánh của David Ricardo: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích của chính mình”, và khi tham gia vào TMQT thì “quốc gia có hiệu quả thâp trong sản xuất các loại hàng hóa sẽ tiến hành chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi lớn hơn”. Nói cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hóa đó làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật trong quá trình sản xuất hàng hóa. Do đó tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng được gia tăng. 8 2.1.2.2. Đối với kinh tế mỗi quốc gia Hoạt động xuất khẩu là một nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Thực tế lịch sử đã chứng minh, các nước đi nhanh trên con đường tăng trưởng và phát triển là những nước có các hoạt động TMQT mạnh và năng động. Đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy manh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ hoạt động xuất khẩu do đó gây nên phản ứng dây chuyền giúp các ngành khác phát triển theo làm tăng tổng sản phẩm xã hôị và giúp nền kinh tế phát triển nhanh. Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng và tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và những nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay, việc dự trữ ngoại tệ mạnh là điều rất quan trọng. Các quan hệ mua bán quốc tế đều sử dụng các ngoại tệ mạnh trong giao dịch nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, dự trữ ngoại tệ dồi dào còn là điều kiện cần thiết để giúp cho quá trình ổn định nội tệ và kiềm chế làm phát. Ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu sẽ là nguồn tăng dự trữ ngoại tệ chủ yếu. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu còn kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tạo nguồn vốn để các quốc gia có thể nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa đất nước. Hoạt động xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nước. Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu sản xuất và tiêu dung trên thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu có hiệu quả thì sẽ nâng cao mức sống của nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập. Ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu dung để nhập khẩu các hàng tiêu dung thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao vị thế, vai trò của đất nước trên thương trường. Nhờ có những mặt hàng 9 xuất khẩu mà đất nước có điều kiện thiết lập và mở rộng các mối quan hệ với các nước khác trên thế giới trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu dung của một số nước, nó cho phép một nước tiêu dung tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn mức tiêu dùng mà khả năng sản xuất trong nước có thể cung cấp được. Thực tế chứng minh rằng, thu nhập từ hoạt động xuất khẩu vượt xa các nguồn vốn khác. Điều đó chứng tỏ rằng trong quan hệ kinh tế giữa các nước có trình độ phát triển chênh lệch rất lớn thì hoạt động TMQT đóng vai trò rất quan trọng. Xuất khẩu còn đóng vai trò chủ đạo trong việc xử lý các vấn đề sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua các ngành chế biến xuất khẩu. Như vậy, phải thông qua xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng cấc lợi thế, các tiềm năng, các cơ hội của đất nước trong việc tham gia vào phân công laoo động quốc tế. Nó không chỉ đóng vai trò xúc tác, hỗ trợ phát triển mà nó có thể trở thành yếu tố bên trong của sự phát riển, trực tiếp giải quyết những vấn đề bên trong của nền kinh tế: vốn, kỹ thuật, lao động, nguyên liệu, thị trường… 2.1.2.3. Đối với doanh nghiệp Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó thu được vốn, lợi nhuận để mở rộng sản xuất, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Xuất khẩu sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận như: tăng tài sản vô hình của doanh nghiệp trên trường quốc tế, tạo thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đào tạo cán bộ, đổi mới công nghệ, khai thác các tiềm lực hiện có, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời thông qua xuất khẩu mà doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về trình độ quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ… từ các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng phong phú tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. 2.1.3. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là quá trình tiêu thụ hàng hóa được thực hiện qua biên giới quốc gia nên có các đặc điểm sau: - Khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài, loại khách hàng này có những đặc điểm khác biệt với khách hàng trong nước về ngôn ngữ, lối sống, mức 10 [...]... nghiên cứu đề tài: Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá của công ty Khoáng sản Latca sang thị trường Ân Độ em mong rằng sẽ phần nào giúp được công ty Khoáng sản Latca có thêm phương hướng giải quyết để có thể tăng cường hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tuy nhiên, do chỉ nghiên cứu đến việc xuất khẩu mặt hàng đá vôi, bột đá với quy mô công ty Khoáng sản Latca nên em sẽ... xuất khẩu bột đá, đá vôi siêu mịn, Công ty CP Đức Thái rất mạnh về xuất khẩu bột đá, đá vôi sang thị trường Ấn Độ Các công ty này cũng có sản phẩm XK chủ lực là bột đá, đá vôi với kim ngạch xuất khẩu bột đá, đá vôi hàng năm trên 40 triệu USD Ví dụ như riêng Công ty Cổ phần Mông Sơn xuất khẩu 4500 tấn/năm sang thị trường Ấn Độ chiếm khoảng 0,00225 %/ nhu cầu bột đá, đá vôi của thị trường Công ty Cổ phần... TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ VÔI, BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN LATCA 3.1 Giới thiệu chung tại Công ty Khoáng sản Latca Tên: Công ty Khoáng Sản Latca Mã số thuế: 0105897161 Địa chị: số 15A LÔ 10A khu đô thị Nam Trung Yên, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Công ty Khoáng Sản Latca sản xuất và kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực khai thác chế biến và xuất khẩu khoáng sản. .. ngoại Muốn đạt được các mục tiêu lớn nêu trên, công ty cần có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình 4.3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu bột đá, đá vôi sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca 4.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm (kết luận 1 và 2) Như chúng ta đã biết Ấn Độ luôn là một thị trường khó tính, chất lượng sản phẩm luôn được người dùng Ấn Độ coi trọng Cạnh tranh... quát hoạt động kinh doanh của công ty bột đá, đá vôi của Công ty Khoáng sản Latca 3.3.1 Khái quát hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá của cả nước Xuất khẩu than đá của Việt Nam trong tháng 1-2014 chủ yếu sang 3 thị trường chính: Trung Quốc với 777.359 tấn, đạt 50,43 triệu USD; Nhật Bản với 118.426 tấn, đạt 12,93 triệu USD; Hàn Quốc với 56.102 tấn, đạt 4,38 triệu USD Tính chung, lượng than đá xuất khẩu sang. .. những vấn đề sau: • Đặc điểm của thị trường Ấn Độ và thị trường đá vôi, bột đá của Ấn Độ Nghiên cứu đặc điểm thị trường giúp cho công ty có được định hướng xuất khẩu sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường thông qua việc tìm hiểu các đặc điểm về thị trường Đặc điểm của thị trường nhập khẩu được đề cập tới các vấn đề sau:  Mục đích nhập khẩu của thị trường: Tức là cần xem xét xem các doanh nghiệp Ấn Độ. .. tranh của công ty trên thị trường bột đá, đá vôi Ấn Độ bao gồm:  Hình thức XK: xuất khẩu trực tiếp và XK ủy thác( XK qua bên trung gian)  Kết quả hoạt động kinh doanh cũng như kim ngạch XK của công ty trong giai đoạn    •   2011-2013 Kết quả xuất khẩu bột đá, đá vôi theo thị trường của công ty năm 2011-2013 Sản lượng xuất khẩu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Các yếu... KHẨU ĐÁ VÔI, BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN LATCA 4.1 Kết luận và tồn tại - Kết luận 1: từ bảng 3.3 về kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2011-2013, hoạt động xuất khẩu mặt hàng đá vôi, bột đá của công ty chưa hiệu quả Ta có thể thấy tổng chi phí của công ty bỏ ra qua hàng năm luôn tăng, doanh thu hoạt động xuất khẩu cũng tăng nhưng không phù hợp với tốc độ tăng chi phí,... cụ xuất nhập khẩu cho cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu của công ty 2.3 Phân định nội dung nghiên cứu 2.3.1 Đặc điểm thị trường xuất khẩu 14 Đặc điểm của thị trường nước nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì việc tìm hiểu thị trường xuất khẩu là vô cùng quan trọng Biết đặc điểm thị trường đó doanh nghiệp mới có thể đáp... ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp trong đó có bột đá, đá vôi bị giảm mạnh Do đó, những biện pháp khắc phục để cải thiện tình hình là rất cần thiết đối với công ty lúc này Công ty cần đưa ra những phương án tối ưu nhất để có thể nâng cao kim ngạch xuất khẩu cũng như cải thiện hoạt động kinh doanh của mình 26 27 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ VÔI, BỘT . bôt đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca 1.4 TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ VÔI, BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN LATCA CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 2.1. Một. Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca với hy vọng phần nào giúp được công ty nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm này sang

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan