Công ty CP bê tông xây dựng Hà Nội là một công ty có uy tín lâu năm trong lĩnh vực xây dựng và trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm một chi nhánh của công ty CP bê
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Luận văn đảm bảo trung thực thực trạng kế toán ở Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm - công ty CP bê tông xây dựng Hà Nội, mọi
số liệu và dẫn chứng trong luận văn này đều là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại XN Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Sinh viên thực hiện ( ký, họ tên)
Hà Thị Bình Lớp k42D2 khoa Kế toán - Kiểm toán
Trang 2TÓM LƯỢC
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang được đánh giá là sôi động nhất khu vực Đông Nam Á Sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế phát triển Nhân tố quan trọng góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế đó là ngành XDCB
Công ty CP bê tông xây dựng Hà Nội là một công ty có uy tín lâu năm trong lĩnh vực xây dựng và trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm một chi nhánh của công ty
CP bê tông xây dựng Hà Nội với sự giúp đỡ của các cán bộ trong phòng kế toán Xí nghiệp và sự
định hướng của thầy giáo Phạm Đức Hiếu em đã chọn đề tài “ kế toán chi phí sản xuất sản phẩm
bê tông tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm – công ty CP bê tông xây dựng Hà Nội”
Nội dung chính của luận văn là khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại Xí nghiệp Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và những ưu nhược điểmtrong kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Qua đó tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp
Do thời gian thực tập không nhiều, tầm nhận thức còn mang nặng tính lý thuyết, chưa nắm bắt được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nên bài luận văn còn có những thiếu sót không thể tránh khỏi Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của thầy cô giáo cũng như các cán
bộ trong Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm, chỉbảo của rất nhiều các cá nhân trong và ngoài trường
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sỹ Phạm Đức Hiếu đã tận tình hướng dẫn giúp
đỡ em trong suốt quá trình viết luận văn
Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Hồng - Kế toán trưởng, anh Ngô Văn Dũng,cung toàn bộ Ban giám đốc, phòng kế toán, phòng hành chính Xí nghiệp bê tông đúc sẵnChèm.em xin cảm ơn Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Thương Mại đã tạo mọi điềukiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Do thời gian và trình độ có hạn, nhất là bước đầu tiếp cận với thực tế nên bài làm của emcòn nhiều hạn chế và thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung để bàilàm được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này!
Trang 4MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP Error: Reference source not found
1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề t Error: Reference source not found
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Error: Reference source not found
1.3 Mục tiêu nghiên cứu Error: Reference source not found
1.4 Phạm vi nghiên cứu Error: Reference source not found
1.5 Kết cấu luận văn Error: Reference source not found
CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP Error: Reference source not found
2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản Error: Reference source not found
2.1.1 Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuấtError: Reference source not found
2.1.2 Nội dung và phân loại chi phí sản xuất Error: Reference source not found
2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Error: Reference source not found
2.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí Error: Reference source not found
2.2 Một số lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất trong DNSXError: Reference source not
found
2.2.1 Các quy định của chuẩn mực liên quan Error: Reference source not found
2.2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất theo quyết định 15/2006/QĐ-BTCError: Reference
source not found
2.2.2.1 Chứng từ sử dụng Error: Reference source not found
2.2.2.2 Tài khoản sử dụng Error: Reference source not found
2.2.3 Trình tự hạch toán Error: Reference source not found
2.2.4 Sổ kế toán Error: Reference source not found
2.2.4.1 Hình thức nhật ký chung Error: Reference source not found
2.2.4.2 Hình thức nhật ký – chứng từ Error: Reference source not found
2.2.4.3 Hình thức Nhật ký – sổ cái Error: Reference source not found
Trang 52.2.4.4 Hình thức chứng từ ghi sổ Error: Reference source not found
2.2.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính Error: Reference source not found
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chi phí sản xuất tại các DN sản xuấtError:
Reference source not found
2.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài Error: Reference source not found
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÊ TÔNG TẠI XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG ĐÚC SẴN CHÈMError: Reference source not found
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề Error: Reference source not found
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Error: Reference source not found
3.1.2 Phương pháp xử lý số liệu Error: Reference source not found
3.1.3 Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu Error: Reference source not found
3.2 Tình hình và nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm Error: Reference source not found
3.2.1 Tổng quan về Xí nghiệp bê tông Chèm Error: Reference source not found
3.2.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanhError: Reference source not found 3.2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán Error: Reference source not found
3.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại
Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm Error: Reference source not found
3.2.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố bên trong công ty Error: Reference source not found
3.2.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài công tyError: Reference source not found
3.3 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm Error: Reference source not found
3.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí Error: Reference source not found
3.3.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Error: Reference source not found
3.3.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Error: Reference source not found
3.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Error: Reference source not found
3.3.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nhân viên phân xưởngError: Reference source not found
3.3.4.2 Kế toán tập hợp chi phí vật liệu phân xưởngError: Reference source not found
Trang 63.3.4.3 Kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ Error: Reference source not found
3.3.4.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài Error: Reference source not found
3.3.4.5 Kế toán tập hợp chi phí bằng tiền khác Error: Reference source not found
3.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung toàn Xí nghiệpError: Reference source not found
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUÂT SẢN PHẨM BÊ TÔNG TẠI XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG ĐÚC SẴN CHÈMError:
Reference source not found
4.1 Các kết luận và phát hiện Error: Reference source not found
4.1.1 Những ưu điểm Error: Reference source not found
4.1.2 Những tồn tại Error: Reference source not found
4.1.2.1 Về hình thức kế toán Error: Reference source not found
4.1.2.2 Về kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếpError: Reference source not found 4.1.2.3 Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất chungError: Reference source not found
4.2 Quan điểm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấtError: Reference source not found
4.2.1 Sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấtError: Reference source not found
4.2.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấtError: Reference source not found 4.2.3 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấtError: Reference source not found
4.3 Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệpError: Reference source not found
4.3.1 Nội dung các giải pháp Error: Reference source not found
4.3.1.1 Về công tác mã hoá ban đầu và việc sử dụng phần mềm trong công tác kế toán
Error: Reference source not found
4.3.2 Về kế toán chi phí nguyên vật liệu sản xuấtError: Reference source not found
4.3.3 Về kế toán chi phí sản xuất chung Error: Reference source not found
- 4.3.2 Điều kiện thực hiện cho các đề suất Error: Reference source not found
- 4.3.2.1 Điều kiện về phía nhà nước Error: Reference source not found
4.3.2.2 Điều kiện về phía doanh nghiệp Error: Reference source not found
Trang 7DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1 Sơ đồ trình tự hạch toán CPSX trong DN hạch toán HTK theo phương pháp KKTXPhụ lục 2.2 Sơ đồ trình tự hạch toán CPSX trong DN hạch toán HTK theo phương pháp KKĐKPhụ lục 2.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ của các hình thức kế toán
Phụ lục 3 Mẫu phiếu điều tra
Phụ lục 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý kinh doanh của XN
Phụ lục 3.2 Bảng chấm công tổ anh Trung
Phụ lục 3.3 Bảng thanh toán lương tổ anh Trung
Phụ lục 3.9 Sổ cái TK 154.1 _ Chi phí SXKD dở dang - sắt – Thành hình - trộn
Phụ lục 3.10 Trích sổ cái TK 621_ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 8CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn Để có được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi Doanh nghiệp đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm
Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh, tính đúng, đủ chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinhdoanh có hiệu quả Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất (CPSX) trong doanh nghiệp sản xuất là một vấn đề hết sứcphức tạp, vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý kinh tế nói chung và quản
lý chi phí sản xuất nói riêng Mặt khác công tác tập hợp CPSX luôn là công cụ quan trọng của công ty trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất là cơ sở để tính đúng khoản lợi mà doanh nghiệp thuđược
Trong thời gian gần đây, chế độ kế toán có nhiều thay đổi đó là việc áp dụng chế độ kế toán do
Bộ tài chính ban hành trong cả nước Kế toán chi phí sản xuất cũng phải thay đổi phù hợp với chế
độ kế toán Trong quá trình hoạt động, nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nói
Trang 9chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng, Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm đã không ngừng họchỏi nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế toán trong đó có kế toán tập hợp chi phí sản xuất để
từ đó có thể hạ thấp CPSX đến mức cần thiết nhằm hạ GTSP qua đó nâng cao uy tín của Xí nghiệp với các chủ đầu tư và đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế thị trường Tuy nhiên trong quá trình quản lý, thực hiện, kế toán CPSX tại Xí nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế nhất định cần được hoàn thiện hơn nữa
Qua một thời gian thực tập tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm em thấy vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong kế toán chi phí sản xuất Từ những vấn đề trên, thấy rằng cần phải nghiên cứu
kế toán chi phí sản xuất để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nên em quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình là:
“ Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm –Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội ”
Đối tượng nghiên cứu là chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm giải quyết hai vấn đề sau:
Mục tiêu lý luận: Nhằm hệ thống hoá, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Mục tiêu thực tiễn: Thông qua việc khảo sát thực tế tại DN để làm rõ thực trạng kế toán CPSXtại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm Dựa vào những thông tin tìm hiểu được để có thể đánh giá thực trạng, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế tồn tại về kế toán CPSX tại Xí nghiệp Trên cơ sở đốichiếu, so sánh giữa lý luận và thực tiễn để có thể đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn kế toán CPSX tại Xí nghiệp theo hướng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành từng bước nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Trang 10Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt trong cùng một quá trình sản xuất chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình tạo ra sản phẩm chi phí là biểu hiện về hao phí còngiá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình ấy
Tuy vậy, đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài này chỉ nghiên cứu chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại Xí nghiệp bê tông Chèm, không đề cập tới giá thành
Địa chỉ công ty: Xã Đông Ngạc - Từ Liêm – Hà Nội
Thời gian khảo sát tại XN được thực hiện từ ngày 23/12 đến 4/5
Số liệu về chi phí sản xuất sản phẩm bê tông chủ yếu là quý 1 năm 2010
1.5 Kết cấu luận văn
Chương I: Tổng quan nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
Chương này trình bày về tính cấp thiết, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, phạm vi số liệunghiên cứu và các mục tiêu mà đề tài hướng tới
Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp
Chương này trình bày những lý luận cơ bản đã được quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán về chi phí sản xuất tại các DN nói chung và DNSX nói riêng Đây là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm
Chương này trình bày về thực tiễn tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm về các mặt như: Tổng quan về Xí nghiệp, đặc điểm kế toán và cụ thể hoá kế toán chi phí sản xuất “ sản phẩm bê tông” Các cách thức thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu phục vụ cho đề tài của tác giả
Chương IV: Kết luận và các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại
Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm
Dựa trên những cơ sở nghiên cứu thực tế về Xí nghiệp đã trình bày ở chương 3, chương này tác giả rút ra những kết luận về ưu, nhược điểm còn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn kế toán CPSX tại Xí nghiệp Đây cũng là mục tiêu quan trọng của đề tài nghiên cứu
Trang 11CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất
Hoạt động của các DN nói chung và DNSX nói riêng là sự vận động, kết hợp, chuyển đổi nội tạicác yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo ra các sản phẩm, công việc nhất định Trên phương diện đó, khái niệm chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng đối với DN
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam_ VAS 01 “ chuẩn mực chung” ( đoạn 31) thì “ Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi
ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”
Theo luật kế toán Việt Nam chi phí sản xuất định nghĩa “ Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanhnghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng tiền và tính trong một thời
kỳ nhất định”
Các khái niệm trên tuy khác nhau về cách diễn đạt, về mức độ khái quát nhưng đều thể hiện bản chất của chi phí là những hao phí phải bỏ ra để đổi lấy sự thu về, có thể thu về dưới dạng vật chất,định lượng được như số lượng sản phẩm hoặc thu về dưới dạng tinh thần hay dịch vụ được phục vụ
Các chi phí của DN phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định ( năm, quý, tháng)
Trang 12Xét ở góc độ DN, chi phí luôn có tính cá biệt, nó bao gồm tất cả các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để tồn tại và hoạt động.
Để hiểu rõ hơn về nội dung, bản chất của chi phí, cần phải phân biệt rõ khái niệm chi phí và chi tiêu
Chi tiêu cuả DN là sự chi ra, sự giảm đi đơn thuần của tài sản bằng tiền trong DN, không kể các khoản chi tiêu đó dùng vào việc gì? Dùng như thế nào? Chi tiêu trong kỳ của DN bao gồm: chi cho quá trình mua hàng (chi mua sắm vật tư, hàng hoá…) chi cho quá trình sản xuất kinh
doanh( chi cho sản xuất chế tạo sản phẩm), chi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá( chi vận chuyển, bốc dỡ…) chi cho hoạt động quản lý và cho các hoạt động khác
Còn chi phí, chỉ bao gồm những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập để hình thành lợi nhuận của kỳ hạch toán chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ
2.1.2 Nội dung và phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công việc quản lý Tuy nhiên về mặt kế toán, chi phí sản xuất thường phân loại theo tiêu thức sau:
• Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Mỗi yếu tố chi phí sản xuất bao gồm các chi phí sản xuất có tính chất khác nội dung kinh tế khác nhau Căn cứ vào tiêu thức này thì toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế dùng cho sản xuất
- Chi phí nhân công: Gồm toàn bộ số tiền công phải trả cho công nhân sản xuất tìên trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số trích khấu hao của những tài sản cố định dùng cho sản xuất của DN
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN như tiền điện, nước…
- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí trên
Trang 13Phân loại chi phí theo cách này giúp chúng ta biết được tỷ trọng từng loại chi phí đã chi ra trongquá trình sản xuất, Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch định mức vốn tiêu hao vật chất, thu nhập quốc dân.
• Phân loại CPSX theo mục đích, công dụng của chi phí gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu chinh, vật liệu phụ, vật liệu khác… được sử dụng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
- Chi phí sản xuất chung: Toàn bộ các khoản chi phí sản xuất ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp
Phân loại chi phí theo tiêu thức này là cơ sở để tập hợp chi phí và xác định giá thành sản phẩm
• Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất gồm:
- Chi phí khả biến ( biến phí)
Là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động Biến phí khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì ổn định không thay đổi, tổng biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi và biến phí bằng không khi không có hoạt động
- Chi phí bất biến ( định phí)
Định phí là những khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp Phạm vi phù hợp là khoảng cách giữa mức độ hoạt động tối thiểu và mức độ hoạt động tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện với năng lực hoạt động hiện có Định phí một đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi
- Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những khoản chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí như chi phí về tiền điện, nước, điện thoại… ở mức độ hoạt độ căn bản Chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí và ở mức độ khác nhau của hoạt động chúng lại thể hiện đặc điểm của biến phí Để phân tích người ta dùng phương pháp cực đại, cực tiểu, bình phương nhỏ nhất
Trang 14Cách ứng xử của chi phí có nghĩa là những chi phí này sẽ thay đổi như thế nào khi khi mức
độ hoạt động kinh doanh thay đổi Cách phân loại này đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch, kiểm soát chi phí và chủ động điều tiết chi phí của nhà quản lý
• Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành hai loại:
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập
hợp chi phí
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí
khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí được, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh, sau đó quy nạp cho cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp
`Cách phân loại này giúp ích rất nhiều trong kỹ thuật hạch toán Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất, nếu phát sinh chi phí gián tiếp thì kế toán phải chú ý lựa chọn tiêu thức phân bổ đúngđắn, hợp lý để có được thông tin chân thực, chính xác về chi phí, lợi nhuận của từng loại sản phẩm, theo từng địa điểm phát sinh chi phí
Trên góc độ kế toán quản trị thì chi phí còn đựơc nhận thức theo cả khía cạnh nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh Khi đó, phân loại chi phí hợp lý sẽ phục vụ cho việc so sánh, lựa chọn các phương pháp tối ưu trong từng tình huống ra quyết định kinh doanh cụ thể
Như vậy mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng đối tượng quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí quản lý phát sinh trong phạm vi từng DN
2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn mà CPSX cần phải tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát CPSX và yêu cầu tính giá thành, CPSX phát sinh ở nhiều địa điểm, bộ phận, liên quan đến nhiều loại sản phẩm, công việc cần xác định đúng đắn phạm vi giới hạn mà chi phí cần phải tập hợp như vậy xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên, cần thiết chotổng hợp Để xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX ở các DN cần căn cứ vào các yếu tố sau:
Trang 15- Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất.
- Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, khả năng trình độ hạch toán của DN
Từ những căn cứ trên, đối tượng tập hợp CPSX có thể là: Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp, từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ, từng sản phẩm, đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm hoặc bộ phận, chi tiết sản phẩm
2.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí
Trong quá trình sản xuất sản phẩm ở các DN thường phát sinh nhiều loại chi phí sản xuất khác nhau, những chi phí này có thể liên quan tới một hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí Để thực hiện chính xác sử dụng một trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp áp dụng khi CPSX có quan hệ trực tiếp với từng đối
tượng tập hợp chi phí riêng biệt Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theođúng đối tượng, trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu theo từng đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Là phương pháp áp dụng khi CPSX có liên quan với nhiều
đối tượng tập hợp CPSX mà không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng rẽ cho từng đối tượng.Theo phương pháp này doanh nghiệp phải tổ chức ghi chép ban đầu cho các CPSX theo địa điểm phát sinh chi phí để kế toán tập hợp chi phí Sau đó phải chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính toán, phân bổ CPSX đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan một cách hợp lý nhất và đơn giản thủ tục tính toán phân bổ:
Quá trình phân bổ gồm 2 bước:
- Xác định hệ số phân bổ (H)
H = ∑
=
n i
i C
1
T
Trong đó : C - là tổng chi phí cần phân bổ
Ti – Tiêu thức phân bổ cho đối tượng i
- Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng (i): Ci = Ti * H
2.2 Một số lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất trong DNSX
Trang 162.2.1 Các quy định của chuẩn mực kế toán
Trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, có các chuẩn mực liên quan tới chi phí sản xuất trong DNSX như:
• Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS 01) “Chuẩn mực chung”:
Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác
Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của
DN, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay,
và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của DN, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng,…
Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải được tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí
• Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02) “ Hàng tồn kho”:
Nội dung của VAS số 02 quy định giá trị hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện đựơc thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đựơc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo chi phí chế biến Đó là những chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chiphí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thành
phẩm Trong đó,
- Chi phí SXC biến đổi đựơc phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị SP theo chi phí thực tế phát sinh
Trang 17- Chi phí SXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến mỗi đơn vị SP dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suất bình thường là số lượng SP đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn
vị sản phẩm theo công suất bình thường Khoản chi phí SXC không phân bổ được ghi nhận là CPSX, kinh doanh trong kỳ
- Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại SP trong cung một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại SP không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại SP theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán
• Chuẩn mực kế toán số 03 (VAS 03) “tài sản cố định hữu hình”
Khấu hao: Gía trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản mang lại cho doanh nghiệp, số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác
• Chuẩn mực kế toán số 04 VAS 04) “ tài sản cố định vô hình”
Chi phí khấu hao của TSCĐ vô hình cho từng thời kỳ phải được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, trừ khi chi phí đó được tính vào trị giá của tài sản khác
2.2.2.1 Chứng từ sử dụng
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ để ghi sổ kế toán
Kế toán CPSX thường sử dụng những chứng từ sau:
- Phiếu xuất kho(02-VT)- phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc bộ
phận quản, bộ phận kho lập thành 3 liên Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho ban giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận câm phiếu xuống kho để nhận hàng
Trang 18Liên 1 được lưu ở bộ phận lập phiếu, liên 2 thủ kho giữ để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán để ghi vào sổ kế toán, liên 3 người nhận hàng giữ.
- Biên bản kiểm nghiệm(03- VT) - lập 2 bản: Một bản giao cho phòng cung tiêu, một bản giao
cho phòng kế toán
- Bảng chấm công ( 01a – LĐTL) - cuối tháng người chấm công và người phụ trách bộ phận ký
vào bảng chấm công cùng với các chứng từ liên quan như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH … về bộ phận kế toán để tính lương và BHXH
- Bảng thanh toán tìên lương ( 02- LĐTL) - cuối tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán
tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương, chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giámđốc duyệt, chuyển cho kế toán chi và phát lương Bảng này được lưu tại phờng kế toán
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (11- LĐTL)
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (06-TSCĐ) phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và
phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng
- Phiếu thu (01-TT), phiếu chi (02-TT), báo nợ, báo có.
- Hoá đơn GTGT (01GTKL-3LL)
2.2.2.2 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để phản ánh các chi phí NVL sử dụng
trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hay dịch vụ, lao vụ của DN
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621 là Bên nợ: Phản ánh trị giá thực tế NVL xuất dùng trựctiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán Bên có: Phản ánh việc kết chuyển trị giá NVL thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc TK 631 “ Gía thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm dịch vụ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp trên mức bình thường vào TK 632 Trị giá NVL trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho
TK 621 không có số dư cuối kỳ
- Tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT là những khoản tiền phải trả cho nhân
công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất
Trang 19Kết cấu và nội dung phản ánh TK 622 là Bên nợ: phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm Bên có: Phản ánh việc kế toán chuyển chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ vào TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc vào TK 631 “ gía thành sản xuất” và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.
TK 622 không có số dư cuối kỳ
- Tài khoản 627- chi phí sản xuất chung: Để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh
chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường…phục vụ sản xuất
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 627 là Bên nợ: phản ánh các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên có: phản ánh các khoản ghi giảm CPSXC và CPSXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 “ chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên nợ TK 631 “ gía thành sản xuất”
TK 627 không có số dư cuối kỳ
TK 627 có 6 tài khoản cấp 2
TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 - Chi phí vật liệu
TK 6273 - chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 - chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 - chi phí bằng tiền khác
- Tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Kết cấu và nội dung phản ánh cuả TK 154 là bên nợ: Phản ánh chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, CPSXC kết chuyển cuối kỳ, Bên có: Phản ánh trị giá phế liệu thu hồi gía trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được Gía thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong chuyển bánhoặc nhập kho
Số dư bên nợ: Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ
- TK 631 – Gía thành sản xuất
Trang 20Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 631 là Bên nợ: Phản ánh trị giá của sản phẩm làm dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ, Bên có: Phản ánh giá trị của sản phẩm
dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 Gía thành sản phẩm hoàn thành kết chuyển vào TK 632
TK 631 không có số dư cuối kỳ
2.2.3 Trình tự hạch toán
Trong DN hạch toán HTK theo phương pháp KKTX (phụ lục 2.1)
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Khi xuất kho NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, căn cứ
vào phiếu xuất kho kế toán ghi tăng chi phí NVLTT cho từng đối tượng tập hợp, ghi giảm NVLt trong kho theo giá gốc của NVL xuất kho
- Đối với NVL mua ngoài đưa thẳng vào bộ phận sản xuất DN hoặc thực hiện dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan(chứng từ thanh toán, hóa đơn của người bán, bảng kê thanh toán tạm ứng ), ghi tăng chi phí NVL theo giá mua chưa có thuế GTGT; ghi nhận khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đồng thời ghi giảm các khoản tiền mặt, tiền gửi, tạm ứng nếu thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…trường hợp DN chưa thanh toán (nhận nợ), kế toán ghi tăng khoản phải trả người bán (theodõi chi tiết từng người bán) theo tổng giá phải thanh toán bao gồm cả thuế GTGT
- Nếu DN mua nguyên liệu, vật liệu không qua nhập kho sử dụng ngay cho hoạt động sản
xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán sẽ ghi tăng chi phí nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp theo giá mua đã bao gồm cảthuế GTGT
- Cuối kỳ khi có nguyên liệu, vật liệu xuất ra sử dụng chưa hết, kế toán căn cứ vào phiếu
nhập kho ghi giảm CPNVLTT đồng thời tăng NVL trong kho (số nguyên liệu, vật liệu thừa nhập lại kho)
- Cuối kỳ kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng
nguyên liệu, vật liệu (Phân xưởng sản xuất sản phẩm, loại sản sản phẩm) theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp, kế toán kết chuyển CPNVLTT sang các tài khoản tổng hợp chi phí là
TK 154 ( hoặc TK 631) sau khi đã trừ phần CPNVL vượt trên mức bình thường Phần CPNVL vượt trên mức bình thường được ghi nhận vào giá vốn hàng bán
Trang 21• Chi phí nhân công trực tiếp
Căn cứ vào bảng chấm công của các bộ phận, kế toán tiến hành tính công thực tế làm việc, nghỉ ốm, nghỉ phép của từng người, sau đó lập bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp Dựa trên bảng thanh toán lương, phụ cấp, kế toán ghi nhậ số tiền lương, tiền công và các khoản phải trả chocông nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ vào CPNCTT
- Sau khi tính lương, kế toán tiến hành trích BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ ( phần tính vào chi phí DN phải chịu ) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định tổng số phải trích là 30,5%% trong đó:
+ BHXH 22% ( người sử dụng lao động 16%, người lao động 6%)
+ BHYT 4.5% ( người sử dụng lao động đóng 3% tính vào chi phí, người lao động 1.5%)
+ KPCĐ 2% tính vào chi phí
+ BHTN 2% ( Người sử dụng lao động 1%, người lao động 1%)
- Trong các DN sản xuất thường có hoạt động trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực
tiếp sản xuất Để tiến hành hoạt động này thì đầu tiên kế toán phải tính được tỷ lệ trích trước là căn cứ để xác định số tiền lương trích trước Số tiền lương trích trước này được ghi nhận vào CPNCTT và được phản ánh trên TK 335- Chi phí phải trả
Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất bằng việc ghi giảm khoản chi phí phải trả
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển CPNCTT sang tài khoản tổng hợp CPSX là TK 154 ( hoặc TK 631) theo đối tượng tập hợp chi phí sau khi đã trừ CPNC vượt trên mức bình thường Phần CPNC vượt trên mức bình thường được ghi nhận vào giá vốn hàng bán
• Chi phí sản xuất chung
- Khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của phân xưởng; tiền ăn
ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất được ghi nhận vào CPSXC
Việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho nhân viên phân xưởng cũng được tính theo quy định, tương
tự như đối với công nhân trực tiếp sản xuất Các khoản này cũng được ghi nhận vào CPSXC
- Khi xuất vật liệu, CCDC dùng cho phân xưởng, như sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho
quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng, kế toáncũng ghi tăng CPSXC đồng thời ghi giảm vật liệu, CCDC trong kho
Trang 22- Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, khi phản ánh khoản khấu hao TSCĐ dùng
cho phân xưởng sản xuất kế toán ghi tăng chi phí sản xuất chung đồng thời ghi giảm hao mòn TSCĐ Giá trị phản ánh ở đây chính là số khấu hao TSCĐ phân bổ cho các phân xưởng, bộ phận,
tổ, đội sản xuất
- Khi tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh phục vụ cho phân
xưởng sản xuất, kế toán cũng ghi nhận các khoản này vào CPSXC
- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào bảng phân bổ CPSXC, kế toán kết chuyển CPSXC vào tài khoản
tổng hợp CPSX là TK 154 ( hoặc TK 631) sau khi đã trừ đi phần CPSXC cố định không được phân bổ Phần CPSXC cố định không được phân bổ sẽ ghi nhận vào giá vốn hàng bán
Doanh nghiệp hạch toán HTK theo phương pháp KKĐK( phụ lục 2.2)
Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng tồn kho ghi Nợ TK621, có TK152, kết chuyển chi phí SXKD dở dang ghi Nợ TK631, đồng thời ghi có TK154
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: Khi nhận tiền lương và bảo hiểm xã hội ghi Nợ
TK622,627 có TK 334( TK335,338…) Trích khấu hao máy móc thiết bị do phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng căn cứ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ghi Nợ TK627, có TK214…
Cuối kỳ căn cứ biên bản kiểm kê vật tư khi xác định NVL xuất trong kỳ ghi Nợ TK 621, ghi nhận NVL dùng chung cho toàn phân xưởng căn cứ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ ghi Nợ TK627 đồng thời ghi có TK 611 Tổng hợp chi phí sản xuất ghi Nợ TK 621, 622,
627 đồng thời ghi có TK 631…kết chuyển trị giá NVL tồn cuối kỳ ghi Nợ TK152, Có TK611…
2.2.4 Sổ kế toán
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý trình độ nghiệp
vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tính toán DN có thể áp dụng một trong cáchình thức kế toán sau:
Trang 23Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các TK đối ứng nợ.
Sổ kế toán phản ánh chi phí sản xuất: Nhật ký chứng số 7, bảng kê số 4, số 8, sổ cái TK 621, TK622, TK627, TK154…Sổ chi tiết chi phí sản xuất
2.2.4.3 Hình thức Nhật ký – sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dụng kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký - sổ cái
Sổ kế toán phản ánh chi phí sản xuất : Nhật ký sổ cái TK621, 622… Sổ chi tiết chi phí sản xuất
2.2.4.4 Hình thức chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức này: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Sổ kế toán phản ánh chi phí sản xuất: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái
TK621, 622 627, sổ chi tiết chi phí sản xuất
2.2.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hìnhthức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây, Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính
Các trình tự ghi sổ khái quát theo sơ đồ( phụ lục 2.3).
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chi phí sản xuất tại các DN sản xuất
Trong thời gian qua đề tài kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất đã được nhiều tác giả đi sâu tìm tòi và nghiên cứu ở các hình thức chính dưới dạng chuyên đề tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp, trên các tạp chí kế toán
Mỗi tác phẩm nghiên cứu được trình bày ở những góc độ khác nhau về nội dung, ý tưởng, quan điểm tác giả đưa ra có những nét đặc thù riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như cơ chế quản lý của nhà nước trong giai đoạn đó
Trang 24Nhìn chung kết quả của các bài nghiên cứu đều đưa ra được những giải pháp, kiến nghị dựa trên những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp mình nghiên cứu, giúp công tác kế toán của DN ngày càng hoàn thiện hơn cụ thể, căn cứ vào hệ thống tài khoản tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng số 7, trong bài viết luận văn tốt nghiệp của mình, tác giả Nguyễn Thị Hải Yến sinh viên k40D7 với đề tài “Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất sản phẩm đúc tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng số 7” do GVHD.CN Nguyễn Thị Thanh Phương trường ĐH thương mại đã đưa ra ý kiến là DN hạch toán chi phí nguyên vật liệu mua về tuân theo chuẩn mực số 02 và chi phí vận chuyển luôn phải được hạch toán vào chi phí mua NVL.
Để thực hiện công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp hầu hết các tác giả đều đưa ra giải pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất tác giả Ninh Thị Lựu sinh viên k41D4 trường trường ĐHTM với đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất dây điện tại công ty TNHH Ngân Xuyến” do GVHD.TS Nguyễn Phú Giang trường ĐHTM đã đưa ra
ý kiến đứng trước thực tế phần lớn trong công tác hạch toán chi phí sản xuất của các doanh nghiệpđều chưa có khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân với thực trạng này khi có một
số lượng lớn công nhân nghỉ phép sẽ gây ra sự biến động đáng kể về chi phí sản xuất giữa các kỳ trong DN, do vậy giải pháp mà các tác giả đưa ra hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp, và góp phần không nhỏ trong việc ổn định CPSX kinh doanh cũng như thu nhập giữa các kỳ sản xuất trong các doanh nghiệp
- Tạp chí kế toán số ra ngày 11/08/2007 tác giả Nguyễn Mai Lan đã đưa ra ý kiến áp dụng kế tóanchi phí thực tế kết hợp chi phí sản xuất chung cố định theo dự toán để công tác kế toán CPSX của
hệ thống kế toán Việt Nam ngày càng phát triển và áp dụng vào thực tế linh hoạt, phù hợp
hơn theo đó hai yếu tố đầu vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phải tính và hạch toán ngay từ đầu theo chi phí phát sinh thực tế, còn chi phí sản xuất chung được ước tính phân bổ để tính gía thành sản phẩm kịp thời, cuối kỳ điều chỉnh lại khi tập hợp đầy đủ chi phísản xuất chung thực tế
Ưu điểm của cách tính này là cung cấp nhanh giá thành đơn vị đơn vị sản phẩm ứng với nhiều mức độ sản xuất khác nhau tương đối gần đúng với giá thành thực tế tại bất kỳ thời điểm nào mà
Trang 25không cần đợi đến cuối kỳ, giúp nhà quản trị có quyết định kịp thời trong kinh doanh và tính giá thành phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề
ó
2.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Hiện nay hầu hết các DN đều đã áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính Vậy nên khi xem xét sự vận dụng của các công ty, chúng ta chỉ xem xét quá trình vận dụng chế độ kế toán tại DN đã hợp lý hay chưa? Còn những vấn đề hạn chế nào…so vớiquy định
Tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm bê tông tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm từ đó xác định đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí của XN
Nghiên cứu nội dung CPSX sản phẩm bê tông tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm
Khảo sát thực trạng kế toán CPSX sản phẩm bê tông đúc sẵn trên các nội dung:
+ Chứng từ và luân chuyển chứng từ
+ Tài khoản và vận dụng tài khoản
+ Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết
Đánh giá thực trạng, làm rõ ưu, nhược điểm trong kế toán CPSX
Đề suất các giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX sản phẩm bê tông đúc sẵn tại Xí nghiệp
Trang 26CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÊ TÔNG TẠI XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG ĐÚC SẴN CHÈM
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Qua một thời gian thực tập tại Xí nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trongphòng kế toán của Xí nghiệp, em đã được tìm hiểu rất rõ về bộ máy quản lý cũng như bộ máy kếtoán của XN nói chung và về phần hành kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bê tông của XN Cácanh chị đã giúp đỡ em rất tận tình trong việc tìm hiểu và thu thập dữ liệu phục vụ cho việc viết đềtài
Do đặc điểm của phòng kế toán là số lượng nhân viên không nhiều nên trong thời gian thựctập em đã sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp này đựơc áp dụng theo hình thức phỏng vấn trực tiếp các cô chú trong banlãnh đạo và phòng Kế toán – Tài chính về tình hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu bộ máy kế toán,cũng như tình hình tổ chức công tác kế toán CPSX bê tông đúc sẵn tại XN Khi tiến hành phươngpháp này, các nhân viên phòng kế toán đã cảm thấy tự nhiên hơn, và có dịp đưa ra những quanđiểm, những ý tưởng cùng những nhận xét rất khách quan của mình về đặc điểm kế toán CPSX tại
XN Quy trình tiến hành phương pháp phỏng vấn được bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch phỏngvấn, bao gồm mục tiêu phỏng vấn và các đối tượng được tham gia phỏng vấn Tiếp đó, là phảichuẩn bị các câu hỏi có chất lượng tốt, phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu kế toán CPSX tại
XN Chuẩn bị những tình huống phỏng vấn phù hợp với môi trường làm việc và thời gian phỏngvấn Khâu cuối cùng của phương pháp là phải ghi nhận kết quả phỏng vấn vào các biên bản và có
sự ký nhận vào kết quả đó của các bên tham gia phỏng vấn
Trong thời gian thực tập tại XN em đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp:
GĐXN Ông: Lương Văn Về
Trang 27Phụ trách kế toán Bà: Nguyễn Thị Hồng
Nhân viên kế toán anh: Ngô Văn Dũng
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ XN đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoànthiện luận văn này
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sử dụng phương pháp này vì đây là phương pháp cho phép thu thập những thông tin sâuhơn, rộng hơn từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh Nghiên cứu tài liệu lý luận như chuẩn mực kế toán,chế độ kế toán doanh nghiệp, giáo trình kế toán chi phí sản xuất sản phẩm, các bài giảng và xemxét trên một số tạp chí như tạp chí kế toán, tạp chí thương mại,…Đồng thời để thu thập thêmthông tin cho việc viết đề tài, em cũng đã xem xét thêm các tài liệu của đơn vị như: chứng từ, sổsách, các báo cáo tài chính liên quan đến đề tài và tham khảo thêm luận văn của các anh chị khóatrước
Phương pháp này cung cấp những thông tin cần thiết về mặt lý luận và thực tế tại Xínghiệp bê tông đúc sẵn Chèm
3.1.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi đã thu thập được những thông tin và số liệu cần thiết cho việc viết đề tài, em đãvận dụng một số kỹ năng đã học được như phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu đã thu thậpđược với tình hình phát triển chung của công ty để có thể đưa ra các ý kiến nhận xét, đánh giá phùhợp
Sử dụng phương pháp này vì đây là phương pháp cho phép biến đổi những thông tin tàiliệu ban đầu mang tính chất rời rạc thành những tài liệu mang tính chất tổng hợp phục vụ cho việcnghiên cứu
Phương pháp này cung cấp những thông tin mang tính chất tổng hợp sâu sắc và toàn diệnhơn về vấn đề nghiên cứu
3.1.3 Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp thu thập dữ liệu này giúp em có thể có được nguồn thông tin một cáchchính xác và khách quan Đặc biệt nhờ phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ tại công ty
mà em có thể nhận được những ý kiến đóng góp bổ ích cho việc viết luận văn của mình Số liệuthu thập được phản ánh khách quan và chính xác tình hình thực tế tại Xí nghiệp
Trang 283.2 Tình hình và nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm
3.2.1 Tổng quan về Xí nghiệp bê tông Chèm
3.2.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
a
Lịch sử hình thành và phát triển
Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm là một đơn vị trực thuộc của công ty bê tông Xây dựng
Hà Nội XN được phép tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán đến kết quả cuốicùng theo quy chế của đơn vị nội bộ XN không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không được quan
hệ trực tiếp với ngân sách
Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm là đơn vị trung tâm, đơn vị sản xuất lớn nhất của Công ty
bê tông xây dựng Hà Nội, với giá trị sản lượng chiếm khoảng 65% và chiếm 70% doanh thu củatoàn công ty
Công ty bê tông Xây dụng Hà Nội tiền thân là nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội, đượcthành lập ngày 6/5/1961 theo quyết định số 427/ BKT của Bộ trưởng Bộ kiến trúc Công ty đượcđặt tại xã Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội trên diện tích rộng hơn 12.5 ha
Tên giao dịch là: Công ty Bê tông - xây dựng Hà Nội
Tên giao dịch bằng tiếng anh: Hanoi concrete – construction Company
Quá trình phát triển có thể tóm tắt qua một số giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Từ năm 1961 đến năm 1982
Trong giai đoạn này Nhà máy hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ kiến trúc, sảnxuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước
Giai đoạn 2: Từ năm 1982 đến năm 1984
Cuối năm 1982, nhà máy trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (theo quyết định thànhlập Tổng công ty xây dựng Hà Nội, trong đó có Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội)
Giai đoạn 3: Từ năm 1985 đến năm 1988
Nhà máy được bổ sung nhiệm vụ sản xuất xây lắp gồm: Lắp ghép nhà ở tấm lớn và có cấu kiệnnhỏ ( theo quyết định số 96/TTC-TCCB ngày 16/3/1985 về việc thành lập đội lắp ghép nhà ở tấmlớn thuộc nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội)
Trang 29Giai đoạn 4: Từ năm 1989 đến nay
Nhà máy tách khỏi Tổng công ty Xây dựng Hà Nội phát triển thành Xí nghiệp liên hợp Bêtông Xây dựng Hà Nội trực thuộc Bộ Xây dựng, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp,thực hiện các dịch vụ chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học công nghệ về sản xuất xâydựng
Hiện nay, sản phẩm của công ty rất phong phú và đa dạng:
- Sản phẩm bê tông có 40 loại
- Ống nước có 200 loại;
- Cấu kiện bê tông có 150 loại;
b Cơ cấu tổ chức sản xuất
Chèm
Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm có 3 phân xưởng chính để sản xuất thành phẩm bê tông đúc sẵnlà: Phân xưởng sắt, phân xưởng trộn, phân xưởng tạo hình Ngoài ra còn có phân xưởng cơ khí vàđội cơ khí và đội cơ giới vận tải
Nhiệm vụ của từng phân xưởng như sau:
- Phân xưởng sắt: Có nhiệm vụ gia công các loại sắt thép kéo thẳng, cắt, hàn, nối…) tạo racác khung lõi sắt cột điện, panel, cấu kiện…
- Phân xưởng trộn: Có nhiệm vụ trộn cát, đá, xi măng, phụ gia… tạo thành bê tông tươi đểcung cấp cho các phân xưởng tạo hình
- Phân xưởng tạo hình: Có nhiệm vụ nhận khung sắt, bê tông từ các phân xưởng sắt và phânxưởng trộn chuyển sang để đúc các sản phẩm như cột điện, ống nước, cọc móng, cấu kiện…
- Phân xưởng cơ khí: Có nhiệm vụ gia công, sửa chữa các khuôn mẫu, máy móc thiết bị và
hệ thống điện nước toàn Xí nghiệp
- Đội vận tải: Có nhiệm vụ vận chuyển các sản phẩm bê tông đúc sẵn và bê tông thành phẩmcho khách hàng, vận chuyển nguyên vật liệu
Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm
Có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Trang 30Quy trình sản xuất trên có thể được giải thích cụ thể như sau:
- Vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất bao gồm: Sắt, thép, xi măng, cát vàng, đá dăm, phụgia…
- Sắt, thép được đưa vào phân xưởng sắt Tại đây, sắt được kéo thẳng, cắt theo từng kíchthước, nối hàn để lên khung cốt thép Sau khi bộ phận KCS kiểm tra khung cốt thép được chuyểnsang phân xưởng tạo hình
- Xi măng, cát vàng, đá dăm và phụ gia được chuyển thẳng vào phân xưởng trộn Tại đây, đáđược sàng, rửa sạch và đưa vào máy trộn cùng với cát, xi măng và phụ gia theo một tỷ lệ dophòng kỹ thuật quy định Sau khi đã trộn đều, vữa bê tông được chuyển sang phân xưởng taohhình
- Tại phân xưởng tạo hình vưa bê tông ở phân xưởng trộn và khung cốt thép ở phân xưởngsắt chuyển sang được cho vào khuôn, đưa vào dàn quay ly tâm dể ép thẳng và nén bê tông
- Tiếp sau đó được chuyển sang bể dưỡng hộ, sau một thời gian dưỡng hộ sẽ tháo dỡ khuôn
và hoàn thiện kiểm tra chất lượng và nhập kho thành phẩm
Trang 31• Đặc điểm về bộ máy quản lý của XN bê tông đúc sẵn Chèm
Là một đơn vị hạch toán độc lập không hoàn toàn trong công ty Bê tông xây dựng Hà Nội, sảnxuất sản phẩm chính tại một địa điểm nên bộ máy quản lý của XN được tổ chức theo kiểu trựctiếp quản lý chế độ một thủ trưởng, đảm bảo độ nhanh nhạy chính xác trong khâu quản lý
Bộ máy quản lý của XN được bố trí như sau:
Đứng đầu là giám đốc XN: Là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của xí nghiệp trước
các ban ngành cấp trên và pháp luật của Nhà nước,
Phòng kinh doanh tổng hợp:
Đối ngoại: Chịu trách nhiệm quan hệ với bạn hàng và các XN thành viên khác, ký kết các hợp
đồng mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu, tìm bạn hàng tiêu thụ sản phẩm
Phòng kỹ thuật: Kết hợp với phòng kinh doanh lập nhu cầu vật tư, lập dự toán cho công trình
xây dựng Nhiệm vụ chính của phòng là xác định định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chấtlượng của sản phẩm mới vào dây truyền sản phẩm cả về số lượng lẫn chất lượng
Phòng tổ chức hành chính: Theo dõi, quản lý yếu tố con người của XN, lên kế hoạch, bố trí
điều động lực lượng lao động cho phù hợp với trình độ chuyên môn của nhân công lao động
Phòng kế toán tài chính: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính của toàn XN Phòng có
nhiệm vụ điều hòa, phân phối, tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn để phục vụ cho sản xuất kinh
doanh, Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của XN bê tông đúc sẵn Chèm( phụ lục 3.1)
3.2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung Đốivới loại hình tổ chức này, toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng kế toán của
Xí nghiệp, các phân xưởng không có bộ máy kế toán riêng Phòng kế toán sẽ thực hiện toàn bộcông tác kế toán của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thôngtin kế toán Vì vậy đảm bảo sự tập trung thống nhất đối với công tác kế toán đồng thời kiểm tra
xử lý và cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc
Bộ máy kế toán của XN được bố trí như sau:
Phụ trách kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các công
việc do kế toán viên thực hiện, đồng thời cũng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc cũng như cácchức năng có thẩm quyền về số liệu của XN mà kế toán cung cấp
Trang 32Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ tổ chức chứng từ, tài khoản và số liệu về
tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ Tổ chức hạch toán các chứng từ có liênquan đến nhập, xuất trên các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, bảng phân bổ
Kế toán tiền lương: Theo dõi các khoản công nợ với cán bộ công nhân viên trong XN, lập
bảng phân bổ tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng liên quan
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Tổng hợp chi phí sản xuất theo từng phân
xưởng, cuối kỳ tính giá thành cho từng loại sản phẩm, lập báo cáo chi phí và giá thành
Kế toán bán hàng: Nhiệm vụ theo dõi nhập, xuất, tồn kho sản phẩm hàng hóa và tình hình
công nợ của các khách hàng
Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý việc thu, chi tiền mặt sau khi kiểm tra các chứng từ hợp
lệ Sơ đồ bộ máy kế toán của xí nghiệp (phụ lục 3.18)
• Về hình thức kế toán
XN là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập không hoàn toàn có đầy đủ các thành phần kế toánnhư kế toán vật liệu, kế toán tiêu thụ sản phẩm, mỗi bộ phận kế toán hầu hết đều sử dụng các tàikhoản và phương pháp hạch toán theo chế độ quy định để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phátsinh
Phần mềm kế toán được sử dụng trong xí nghiệp là phần mềm CBOOK.net do công ty Cổphần giải pháp công nghệ CSS phối hợp với công ty bê tông xây dựng Hà Nội thực hiện
• Chính sách kế toán
Để phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất, XN đã áp dụng các quy định sau
- XN đã áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/3/2006 của Bộ tài chính và các thông tư quy định sửa đổi bổ sung theo chuẩn mực kế toán ViệtNam;
- Niên độ kế toán của XN áp dụng từ ngày 1/1 kết thúc 31/12 theo năm dương lịch
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ
- Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức nhật ký chung
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp tính giá NVL xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
Trang 33- Kỳ kế toán áp dụng: Theo tháng
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định là phương pháp khấu hao đường thẳng theo Quyếtđịnh số 206/2003/QĐ-BTC ngày 31-12-2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành Chế độquản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
- Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảngthuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hàng quý XN lập báo cáo tài chính nộp cho công ty, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quanthống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh Xí nghiệp cũng lập báo cáo sử dụng nội bộ
- Xí nghiệp sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết vật tư
3.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại
Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm
3.2.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố bên trong công ty
Các tiềm lực bên trong công ty luôn là nhân tố quan trọng nhất quyết định tới sự thành bại của công ty, trong đó:
•Về vốn: Đến nay XN bê tông đúc sẵn Chèm có một số vốn khá lớn Vốn cố định là hơn 100
tỷ đống và vốn kinh doanh khoảng hơn 20 tỷ đồng Việt Nam cùng với nguồn vốn liên doanh với các tổ chức khác Chính vì vậy XN bê tông đúc sẵn Chèm có đủ khả năng sản xuất sản phẩm bê tông để phục vụ cho các công trình có giá trị lớn Khi đó XN có khả năng đầu tư chi phí sản xuất
mà ít phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay
•Về quy trình hoạt động sản xuất: Quy trình hoạt động sản xuất được thực hiện theo
phương thức giao khoán cho các tổ đội sản xuất, do vậy đảm bảo được tinh thần trách nhiệm vì công việc chung, giảm lượng công việc tại bộ phận kế toán trên công ty Việc giao khoán cho các
tổ đội là để thực hiện việc quản lý chi phí chặt chẽ hơn, chính xác hơn
•Về nhân lực: Số công nhân trực tiếp tham gia sản xuất luôn đảm bảo đầy đủ cho quá trình
sản xuất, công nhân có tay nghề cao, nhiệt tình hăng say trong lao động Đội ngũ nhân viên có trình đọ cao, số nhân viên có trình độ Đại học chiếm trên 60%
•Về máy móc thiết bị: Xí nghiệp có hệ thông máy móc thiết bị hiện đại, ít hỏng hóc, năng
suất lao động cao tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất
3.2.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài công ty
Trang 34Nhân tố bên ngoài là các nhân tố nằm ngoài DN, DN không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến tất cả các DN nói chung trong từng lĩnh vực ngành kinh tế cụ thể Thuộc nhóm các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến kế toán CPSX trong DN sản xuất bao gồm:
•Nhân tố nhà nước: Bao gồm toàn bộ hệ thống pháp luật về kế toán được ban hành như:
chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, luật kế toán…Đây kà một hành lang pháp lý rất quan trọng và tác động trực tiếp đến quá trình tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX tại DNSX nói riêng Vì vậy, các DN cần phải nắm bắt thường xuyên liên tục các quy định, các thông tư của nhà nước ban hành để có những điều kiện kịp thời, tránh những sai sót trong công tác kế toán nói chung, kế toán CPSX nói riêng
•Nhân tố ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh: Trong môi trường cạnh tranh
rất khốc liệt của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thi trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay, các DN muốn lấy được ưu thế trong cạnh tranh phải không ngừngnâng cao chất lượng và hạ giá thành SP Điều này đòi hỏi các DN phải quản lý tốt chi phí, từng bước hoàn thiện công tác kế toán CPSX trong DN mình
.3.3 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bê tông tại Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm
3.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí
Muốn hạch toán CPSX được chính xác, kịp thời đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lýphải làm là xác định được đối tượng tập hợpnghệ sản xuất phức tạp liên tục, việc sản xuất đượcchia thành các phân xưởng, các giai đoạn rõ rệt ( mỗi phân xưởng đảm nhận nhiệm vụ sản xuấtkhác nhau, sử dụng các vật liệu khác nhau…).Vì vậy, để tính chính xác giá thành SP, XN đã xácđịnh đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng tổ, từng phân xưởng sản xuất
Phương pháp hạch toán CPSX ở XN là phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo côngviệc, CPSX liên quan trực tiếp đến tổ hoặc phân xưởng này thì tập hợp chi phí cho tổ hoặc phânxưởng đó còn phần chi phí phát sinh chung phục vụ cho việc sản xuất bê tông được tập hợp vàocuối tháng phân bổ theo tiêu thức lựa chọn
3.3.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Để tạo một sản phẩm bê tông nguyên vật liệu chính là Xi măng, sắt, thép, cát, đá… Nguyênvật liệu phụ: Gỗ kê đầu, măng sông cọc mặt bích, mũ cọc, dầu quét khuôn …
Trang 35Nguyên vật liệu chính là những thứ khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó cấu thành nên thực thể sản phẩm Tại XN mỗi nhóm nguyên vật liệu chính bao gồm nhiều thứ có chất lượng khác nhau, chủng loại khác nhau, kích cỡ khác nhau… Đáp ứng và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật sản xuất từng loại sản phẩm.
Vật liệu phụ là vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm làm tăng chất lượng sản phẩm…Ví du: ở xí nghiệp vật liệu phụ là mặt bích, mũ cọc…) đầu quét khuôn
là nguyên liệu dùng để quét khuôn trước khi tạo hình SP tại phân xưởng hình thành, nó có tác dụng chống dính sản phẩm vào khuân khi tháo dỡ khuân sản phẩm Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp kế toán căn cứ vào chứng từ là các phiếu xuất kho và sử dụng TK 621 TK 621 được dùng để tập hợp chung chi phí NVL trực tiếp cho cả quy trình công nghệ và theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất trên cơ sở các hợp đồng đặt hàng và nhu cầu thị trường, phòng kinh tế tiến hành tính toán số lượng vật tư cần cấp cho bộ phận sản xuất dựa trên “ định mức sử dụng vật tư” để quyết định mua hay không mua khối lượng vật tư cần thiết Kế toán vật tư viết phiếu xuất kho để giao cho quản đốc phân xưởng sản xuất căn cứ vào công việc cụ thể giao cho từng phân xưởng Thủ kho căn cứ vào số lượng ghi trên phiếu xuất kho Phiếu xuất kho
(mẫu 02- VT phụ lục 3.6)
Tại xí nghiệp hạch toán nguyên vật liệu theo cả hai phương pháp:
Phương pháp thủ công và phương pháp sử dụng phần mềm trên máy vi tính
Theo phương pháp thủ công: Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu xuất kho, sau khi
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của phiếu xuất kho, kế toán ghi vào sổ “xuất vật tư” riêng của từng phân xưởng hoặc sổ “ xuất vật tư bán ra ngoài”(nếu có), cụ thể vật tư xuất cho phân xưởng nào thì
sẽ được ghi vào sổ vật tư tháng của phân xưởng đó theo nội dung:
+ Tổng tiền (phần tổng tiền ghi trong phiếu xuất)
+ Ghi nợ TK (như phần định khoản ghi trong phiếu xuất)
Đồng thời từ phiếu xuất kho kế toán ghi vào bảng kê xuất, nhập, tồn vật tư Sổ nhập, xuất, tồn được mở riêng cho vật liệu chính, vật liệu phụ, bảo hộ lao động, phụ tùng thay thế, công cụ lao động; mỗi trang sổ mở cho một tháng
Cuối tháng kế toán tiến hành tổng số của các dòng tổng cộng trên các bản, sổ sau đây:
Trang 36Bảng phân bổ NVL xuất kho theo dõi riêng NVL trực tiếp xuất dùng cho từng đối tượng
sử dụng theo giá hạch toán ghi trên phiếu xuất và giá thực tế được tính bằng giá hạch toán x Hệ sốgiá
Tại Xí nghiệp Hệ số giá được tính theo công thức sau:
Gía thực tế VT tồn đầu kỳ + Gía thực tế nhập trong kỳ
H =
Gía hạch toán tồn đầu kỳ + Gía hạch toán nhập trong kỳ
Hệ số giá này được tính duy nhất chung cho tất cả các loại vật liệu: Nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, bảo hộ lao động và các loại công cụ dụng cụ dùng chung một hệ số giá lấy từ các sổ sau:
- Gía thực tế vật liệu tồn đầu kỳ trong bảng cân đối của tháng trước chuyển sang, cột chỉ tiêu phần tài sản dòng nguyên liệu, vật liệu tồn kho, chiếu sang ngành tương ứng cột số cuối kỳ
- Gía thực tế vật liệu nhập trong kỳ là dòng tổng cộng trên bảng kê nhập kho vật tư tháng tươngứng với cột thành tiền giá kế hoạch
- Gía hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ là tổng số của các dòng tổng cộng trên các sổ nhập, xuất, tồnvật tư tháng ứng cột thành tiền đầu kỳ
Sau cùng kế toán tiến hành cộng số liệu của các phân xưởng theo cùng khoản mục chi phí
để có số liệu tổng cộng cho cả XN rồi định khoản ngay trên bảng phân bổ
Ví dụ: Tháng 1/ 2010 tại XN có bảng phân bổ NVL xuất kho như sau:
Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ
Tháng 1/2010 I
Trang 37Gía kế hoạch Giá thực tế Giá kế hoạch Giá thực tế
Từ màn hình giao diện kích chuột vào nút “ chứng từ” sẽ hiện ra bảng nhập chứng từ Clickchuột vào nút “ thêm mới” sau đó điền đầy đủ thông tin như sau:
Tại ô “Nhóm CT” chọn: Chứng từ xuất nguyên vật liệu để sản xuất
Tại ô “ Chứng từ” chọn : Xuất nguyên vật liệu vào sản xuất
Cuối cùng nhấn nút “ghi” để ghi lại chứng từ Máy sẽ tự động cập nhật vào sổ nhật ký chung và
sổ cái tài khoản liên quan
Trang 38- Cuối tháng căn cứ vào số chi phí NVLTT tập hợp kế toán lập chứng theo nội dung chứng
từ kết chuyển chi phí bằng tay (chứng từ HT), rồi nhập dữ liệu vào máy theo nội dung chứng từ vàđịnh khoản:
Nợ TK 1541 2.830.610.000
Có TK 621 2.830.610.000Quy trình nhập liệu:
Từ màn hình giao diện kích chuột vào nút “ chứng từ” sẽ hiện ra bảng nhập chứng từ Click chuộtvào nút “ thêm mới” sau đó điền đầy đủ thông tin như sau:
Trang 39Tại ô “ Diễn giải nhập ” Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sau đó nhấn F3 phần mềm sẽ tự động cho định khoản Máy sẽ tự động tạo định khoản Nợ TK154.1; Có TK621Tại ô “ Số phát sinh nhập”: 2.830.610.000
Cuối cùng nhấn nút “ghi” để ghi lại chứng từ Máy sẽ tự động cập nhật vào sổ nhật ký chung và
sổ cái tài khoản liên quan
Muốn xem sổ cái TK 621 từ màn hình giao diện chọn mục “ báo cáo” sau đó chọn “báo cáo theo phương pháp ghi sổ” Khi đó sẽ xuất hiện ra giao diện hệ thống báo cáo Chọn loại báo tổng hợp Sau đó chọn sổ cái Tại ô “ tài khoản” nhập 621 Chọn khoảng thời gian cần xem (tháng1/ 2010 đến tháng 1/ 2010) sau đó click chuột vào nút “Xem” để xem báo cáo Nếu muốn in thì click chuột vào nút “ in”
Trang 40Tương tự nếu muốn xem sổ nhật ký chung thì trên màn hình giao diện của hệ thống báo cáo chọn
“ Nhật ký chung” và chọn thời gian theo tháng cần xem (tháng 1/2010 đến tháng 1/2010) Sau đó click chuột vào nút “ Xem” để xem báo cáo Nếu muốn in thì nhấn nút “ in”
3.3.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiệp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
Công nhân trực tiếp sản xuất của xí nghiệp gồm có công nhân thường xuyên 250 người, chiếm 70,4% và công nhân tạm thời 105 người chiềm 29,6%
Do đặc điểm của sản phẩm là lớn, một cá nhân không thể hoàn thành được mà cần phải có
sự hợp tác của cả một nhóm người, vì vậy tại công ty lương của công nhân sản xuất trực tiếp đượctập hợp theo từng tổ sản xuất trong phân xưởng