- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào bảng phân bổ CPSXC, kế toán kết chuyển CPSXC vào tài khoản tổng hợp CPSX là TK 154 ( hoặc TK 631) sau khi đã trừ đi phần CPSXC cố định không được
Nguyên vật liệu Phân xưởng sắt
3.3.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiệp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
Công nhân trực tiếp sản xuất của xí nghiệp gồm có công nhân thường xuyên 250 người, chiếm 70,4% và công nhân tạm thời 105 người chiềm 29,6%.
Do đặc điểm của sản phẩm là lớn, một cá nhân không thể hoàn thành được mà cần phải có sự hợp tác của cả một nhóm người, vì vậy tại công ty lương của công nhân sản xuất trực tiếp được tập hợp theo từng tổ sản xuất trong phân xưởng.
Hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp là hình thức lương khoán theo sản phẩm. Trong tháng căn cứ vào “ Phiếu nhập kho sản phẩm” đồng thời căn cứ vào định mức công của phòng lao động tiền lương quy định cho mỗi tổ sản xuất đối với từng sản phẩm và định mức lương chung là 13.200/công, kế toán lương tính ra quỹ lương sản phẩm của các tổ nằm trong phân xưởng. Mỗi phân xưởng có định mức khác nhau. Trong mỗi phân xưởng lại bao gồm nhiều tổ, mỗi tổ là một khâu công việc của phân xưởng phân bổ cho từng công việc của mỗi tổ. Do vậy định mức khoán mỗi tổ sản xuất cũng khác nhau.
Ví dụ:
Đối với cột điện li tâm loại LT84-140 nhập kho sản phẩm thì định mức công cho phân xưởng là:
Phân xưởng sắt (gia công cốt thép): 1,08g/công/sản phẩm Phân xưởng Thành hình: 7,729g/công/ m3
Trong phân xưởng hình thành lại gồm các khâu công việc và định mức công của mỗi công việc như sau:
- Đổ bê tông : 5,79g/công/m3
- Đổ đế ống: 0,35g/công/m3
- Vệ sinh công nghiệp: 0,51g/công/m3
- Dưỡng hộ: 0,33g/công/m3
- Cẩu nhập kho: 0,709g/công/m3
- Phát sinh :0,04g/công/m3
Ngoài việc sản xuất các sản phẩm chủ yếu thì trong tháng tại các tổ, các phân xưởng còn phát sinh các công việc như vệ sinh khuôn. Dọn kho, dọn bãi…cũng do công nhân sản xuất trực tiếp làm và xí nghiệp phải trả lương cho công nhân. Để theo dõi, tổ trưởng phải lập một bảng có tên “ Bảng khối lượng phát sinh trong tháng” có sự xác nhận của bộ phận kỹ thuật, kế toán cũng căn cứ vào định mức công, định mức lương do phòng lao động tiền luơng lập để tính ra số tiền lương phải trả cho công việc phát sinh.
Căn cứ vào “ Phiếu nhập kho sản phẩm “ và định mức khoán của phòng tổ chức lao động tiền lương, kế toán tiền lương lập “ bảng kê sản phẩm hoàn thành nhập kho thanh toán lương” (phụ lục 3.18)
Căn cứ vào “ bảng kê khối lượng công việc phát sinh trong tháng” và định mức khoán, kế toán tiền lương lập “ bảng kê khối lượng công việc hoàn thành thanh toán lương”
Căn cứ vào hai bảng kê trên đồng thời căn cứ vào “ bảng chấm công” của tổ, kế toán tiền lương lên “ Bảng thanh toán tiền lương” của từng tổ, sau đó lên “ bảng kê chi lương tháng” của toàn bộ phân xưởng
Ví dụ: Bảng chấm công tổ Anh trung (phục lục 3.2)
Bảng thanh toán lương tổ anh Trung (Phục lục 3.3 )
Từ bảng phân tích lương tháng của toàn xí nghiệp công nhân viên của xí nghiệp gồm có công nhân thường xuyên và công nhân tạm thời, nhưng trên bảng thanh toán tiền lương của từng tổ cũng như bảng kê chi lương của từng phân xưởng, phần lương của hai loại công nhân không được ghi riêng.
- Công nhân viên thường xuyên là những công nhân trong biên chế, là bộ phận được tuyển dụng chính thức và làm việc lâu dài, liên tục tại XN.
- Công nhân viên hợp đồng tại xí nghiệp là công nhân làm việc hợp đồng tạm tuyển. Ở bộ phận quản lý thì nhân viên hợp đồng theo hình thức thử việc( hợp đồng có thời hạn 01 năm). Còn nhận hợp đồng ở các bộ phận khác là hợp đồng có tính thời vụ.
Tại xí nghiệp lương của công nhân thường xuyên và công nhân hợp đồng đều được hạch toán vào TK334_ Phải trả cán bộ công nhân viên
- việc trích BHXH, BHYT chỉ được thực hiện đối với công nhân viên thường xuyên. Còn KPCĐ được thực hiện với cả hai loại công nhân.
Số liệu tập hợp từ bảng phân tích lương kế toán tiền lương lập “ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ).
Xí nghiệp Bê tông đúc sẵn Chèm
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNGTháng 1 /2010