Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (3)

58 366 0
Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (3)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về xuất khẩu lao động 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài. Việc làm luôn là vấn đề đáng quan tâm của đất nước ta nói riêng và của các nước trên thế giới nói chung. Đây một đề tài nóng hổi và hấp dẫn trong mọi thời kỳ phát triển của đất nước. Có thể nhận thấy, nước ta về cơ bản là một nước nông nghiệp, đại bộ phận nhân dân sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, đất ít người động, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao. Hàng năm thị trường lao động trong nước lại đón thêm 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, sức ép về việc làm là rất lớn. Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài. Trong chỉ thị số 41/CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ chính trị ban hành đã chỉ rõ: Cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính thì XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài và góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là bộ phận của hợp tác lao động quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước. Hơn thập niên trở lại đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hoạt động XKLĐ cũng đã phát triển không ngừng, ngày càng có nhiều thành tựu đáng kể góp phần cùng với các ngành kinh tế khác tạo tiền đề để đất nước ta tiến lên trong thời kỳ CNH – HĐH. Bắt đầu từ ngày 1/7/2007, Luật đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Luật XKLĐ) có hiệu lực pháp luật và đi vào cuộc sống. Hoạt động XKLĐ dần đi vào đúng quỹ đạo của nó và đem lại nhiều kết quả tốt. Giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động, giảm áp lực việc làm trong nước, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu cho NSNN… . Tuy nhiên, vẫn còn có những hạn chế ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động này: Do còn quen với nếp sống của nền sản xuất vừa và nhỏ, người lao động chưa quen với tác phong sống công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao, chưa quen chấp nhận quan hệ chủ- thợ, và thường chỉ nghĩ đến lợi ích ngay trước mắt. Người lao động khi đi làm việc tại nước ngoài còn yếu về trình độ và kỹ năng làm việc, khả năng ngoại ngữ còn hạn chế… nên họ không đánh giá được đúng công việc và con người khi tham gia XKLĐ. Nhiều lao động đã coi việc đi lao động nước ngoài là thiên đường, họ không lường trước được các khó khăn ở nước sở tại, thậm chí có người lao động sau khi sang nước ngoài làm việc một thời gian thì hay bỏ trốn khỏi các doanh nghiệp để ra bên ngoài làm việc bất hợp pháp. Tất cả những hạn chế này đã là rào cản cho sự phát triển của hoạt động XKLĐ, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với người lao động, doanh nghiệp tham gia SV: Đỗ Thị Quyên 1 Lớp 42A4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại XKLĐ mà điều tệ hại hơn là làm mất uy tín, mất hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam. Trong thời gian tới để phục vụ cho chiến lược việc làm quốc gia, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực đất nước thì hoạt động XKLĐ vẫn được chú trọng, số lượng lao động của nước ta ra nước ngoài làm việc vẫn sẽ tăng mạnh. Vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể hạn chế được những vấn đề đó, để XKLĐ thực sự là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động hiệu quả nhất. Đây thực sự là vấn đề cấp thiết hiện nay. Chúng ta muốn khai thác được hết các lợi ích mà XKLĐ mang lại thì đòi hỏi phải có một sự quan tâm đúng mức với các vấn đề trên. Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội là một công ty mới tham gia vào thị trường cung ứng lao động ra nước ngoài trong thời gian gần đây. Công ty đã bước đầu gặt hái được thành công trong lĩnh vực này. Song, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch XKLĐ của mình. Cụ thể là các vấn đề như tìm kiếm thị trường, tuyển chọn và đào tạo nguồn lao động có chất lượng, việc quản lý người lao động…Công ty đang cần tìm cho mình một hướng đi phù hợp để có thể thúc đẩy lĩnh vực này phát triển, làm sao có thể khai thác được các lợi ích mà XKLĐ đem lại cho công ty và cho NLĐ. 1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài Nhận thức được những lợi ích to lớn mà XKLĐ đem lại cho sự phát triển của đất nước nói chung và của công ty nói riêng, xuất phát từ quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động XKLĐ của công ty và xu hướng phát triển của hoạt động này trong bối cảnh chung của đất nước. Em đã lựa chọn đề tài luận văn của mình là “ Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội” Về mặt lý luận: Luận văn đã tập hợp và hệ thống hóa lý luận về XKLĐ. Đây là cơ sở tham khảo và vận dụng đối với các đề tài có liên quan. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo thiết thực và hữu ích cho công ty; Về mặt giải pháp: Luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động XKLĐ của công ty HANIC được tốt hơn trong tương lai. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống lại một số lý luận cơ bản về XKLĐ làm cơ sở cho phần phân tích thực trạng; - Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề XKLĐ tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội. SV: Đỗ Thị Quyên 2 Lớp 42A4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại - Đề xuất các giải pháp và đưa ra một số kiến nghị để thúc đẩy hoạt động XKLĐ tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội trong thời gian tới 1.4 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian từ 2007- đầu 2010. Tập trung chủ yếu là số liệu năm 2007- 2009. Không gian: Tại công ty đầu tư tổng hợp Hà nội - Tầng 6 tòa nhà Viglacera, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Cụ thể ở Ban quản lý XKLĐ của công ty tại địa chỉ giao dịch của công ty: Nhà vườn B42- Nguyễn Thị Định, Trung hòa- Nhân chính, Hà nội. Nội dung nghiên cứu: Bàn đến XKLĐ là rất rộng, bao gồm xuất khẩu lao động tại chỗ và XKLĐ trực tiếp ra nước ngoài. Phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ đề cập đến Xuất khẩu lao động trực tiếp ra nước ngoài. Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lý luận, thực tiễn của XKLĐ và các giải pháp nhằm thúc đẩy XKLĐ tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội trong thời gian tới. 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp. Luận văn ngoài phần lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ,hình vẽ, danh mục từ viết tắt, phụ lục, kết luận được kết cấu 4 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về xuất khẩu lao động. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu lao động. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội. Chương 4: Các kết luận và đề xuất thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội SV: Đỗ Thị Quyên 3 Lớp 42A4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu lao động 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản. 2.1.1 Khái niệm xuất khẩu lao động và các khái niệm có liên quan. 2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu lao động Hiện nay, có khá nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu lao động lao động như: Xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động trong nước ra nước ngoài làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Hay, Xuất khẩu lao động là quá trình Mua- Bán sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động ở nước ngoài. Như vậy, dù hiểu theo cách khác nhau nhưng nó đều chỉ hoạt động di chuyển sức lao động của người lao động trong nước ra khỏi biên giới quốc gia. Chúng ta có thể hiểu một cách sâu hơn qua khái niệm của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) như sau: Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất hợp pháp, quy định sự thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động. Xuất khẩu lao động được hiểu như là một hoạt động kinh doanh dịch vụ, nó là hoạt động cung ứng sức lao động, trong đó một tổ chức kinh tế thuộc quốc gia này cung cấp lao động cho tổ chức kinh tế thuộc quốc gia khác theo những điều kiện thỏa thuận được hai bên chấp thuận trong hợp đồng cung ứng lao động. Về bản chất, XKLĐ- đơn thuần là tìm kiếm việc làm ở nước ngoài, thường với kỹ thuật cao hơn, điều kiện tốt hơn và thu nhập cao hơn , là cơ hội thuận lợi trong quá trình lập nghiệp. 2.1.1.2 Các khái niệm liên quan * Di dân quốc tế: Di dân quốc tế được hiểu là quá trình di chuyển lao động từ nước này sang nước khác để tìm việc làm. Nếu xét theo khía cạnh dân số học thì XKLĐ cũng là một quá trình di dân quốc tế. Do vậy, việc đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài cũng là tham gia vào quá trình di dân quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, di dân lao động quốc tế dưới hình thức XKLĐ gia tăng mạnh và đã góp phần tích cực vào chiến lược giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất nước. * Sức lao động: Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải xã hội. Nó phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội. * Lực lượng lao động: Lực lượng lao động là một bộ phận của dân số, trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm, đang tích cực tìm việc làm. SV: Đỗ Thị Quyên 4 Lớp 42A4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Đây là lực lượng rất quan trọng, họ là người tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay, Bộ luật Lao động Việt Nam quy định tuổi lao động đối với nam từ 15 đến 60 tuổi, đối với nữ từ 15 đến 55 tuổi. * Chủ sử dụng lao động: Chủ sử dụng lao động là những ông chủ tư liệu sản xuất đồng thời là người quản lý điều hành doanh nghiệp( DNTN) hoặc là những người được người chủ tư liệu sản xuất ủy quyền thuê mướn, bổ nhiệm để trực tiếp thực hiện công việc quản lý điều hành DN và được quyền sử dụng và trả công người lao động. * Người lao động: Bao gồm tất cả những người làm việc với các chủ sử dụng lao động nhằm mục đích lấy tiền và thuộc quyền điều hành của người chủ trong thời gian làm việc: Trong hoạt động XKLĐ, chúng ta có một số tên gọi khác nhau để chỉ người lao động như sau: + Lao động phổ thông: Là người lao động, là người làm công cho doanh nghiệp và thực hiện các công việc thuộc lao động đơn giản (không đòi hỏi có khả năng hay qua đào tạo chuyên môn). + Chuyên gia: Là những người lao động có trình độ chuyên từ đại học trở lên. + Tu nghiệp sinh: Là những người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhập khẩu lao động và nếu muốn làm việc tại nước này họ phải được hợp pháp hóa dưới hình thức Tu nghiệp sinh; nghĩa là vừa làm vừa được tiếp tục đào tạo về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Hiện nay hình thức này chủ yếu là từ phía Nhật Bản và Hàn Quốc. 2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu Xuất khẩu lao động thực chất là quá trình mua- bán một hàng hóa đặc biệt, hàng hóa sức lao động. Đây là hoạt động mua bán sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài. Quá trình mua bán này là một hoạt động thương mại quốc tế. Nó dựa trên các lý thuyết về thương mại quốc tế. Trước hết là lý thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo. Theo Ricardo, các quốc gia sở dĩ trao đổi mua bán hàng hóa vì họ có những lợi thế so sánh khác nhau và thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở sự khác biệt về lợi thế so sánh này. Cũng dựa trên ý tưởng này mà mô hình Heckscher-Ohlin ra đời.( Đây là mô hình do hai nhà kinh tế học người Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin mở rộng và mô hình hóa). Mô hình này chỉ ra rằng thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở điều kiện khác biệt giữa các quốc gia về nhân tố sản xuất: Một số nước dư thừa lao động nhưng lại thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất trong khi một số nước khác lại nhiều vốn nhưng thiếu lao động. Kết quả là những nước sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà nước đó có lợi thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng kém lợi thế. SV: Đỗ Thị Quyên 5 Lớp 42A4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Và XKLĐ cũng là dựa trên nền tảng của lý thuyết này. Ví dụ: Việt Nam là nước có lợi thế về lao động giá rẻ nhưng lại thiếu các tư liệu sản xuất. Trong khi đó, các nước khác có nền kinh tế phát triển, tư liệu sản xuất có nhưng lại thiếu lao động. Kết quả là Việt Nam và các nước này sẽ ký các hiệp định thương mại với nhau. Trong đó, Việt Nam sẽ cung ứng lao động cho họ. Thứ hai, trong thời đại toàn cầu hóa, khi mà cả thế giới cùng chung trong ngôi nhà toàn cầu, nó sẽ tạo ra mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở các góc độ khác nhau từ kinh tế văn hóa xã hội… đặc biệt ở lĩnh vực kinh tế xảy ra các dòng chảy luân chuyển hàng hóa và các nguồn lực ( vốn, khoa học công nghệ). Trong bối cảnh toàn cầu hóa như vậy, sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia diễn ra mạnh mẽ trên rất nhiều mặt, trong đó có sự hợp tác lao động quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế và XKLĐ là quá trình tất yếu khách quan của bất kỳ quốc gia nào. 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình năm trước. Ở nước ta XKLĐ đã có từ rất lâu, nó xuất hiện trong những năm 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên chỉ trong khoảng thời gian gần đây, hoạt động này mới được nhắc đến nhiều. Việc nghiên cứu về nó còn khá mới mẻ, song cũng có một số công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến XKLĐ. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình sau: Thứ nhất về khía cạnh quy trình XKLĐ có một số công trình nghiên cứu sau: - Hoàn thiện quy trình XKLĐ sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần nhân lực và thương mại VINACONEX MEC- Tác giả: Lại Thị Ánh Nguyệt, Luận văn tốt nghiệp khoa Thương mại Quốc tế, trường Đại học Thương mại- 2009 - Một số giải pháp nhằm hoạt thiện quy trình XKLĐ tại công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thương mại Sông Đà Simco- Tác giả Đặc Văn Biên, Luận văn tốt nghiệp khoa Thương mại Quốc tế, trường Đại học Thương Mại- 2008. Các luận văn tập trung nghiên cứu sâu về quy trình của việc thực hiện một hợp đồng cung ứng lao động, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các quy trình đó tốt hơn. Tuy nhiên, luận văn lại chưa chỉ ra được vai trò của XKLĐ, chưa bàn đến vấn đề nghiên cứu thị trường trong việc thực hiện XKLĐ. Trong phần các nhân tố ảnh hưởng cũng chưa trình bày được nhân tố ngành có ảnh hưởng như thế nào… Thứ hai, các công trình nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp thì có: - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XKLĐ tại công ty cổ phần đầu tư và Thương mại CONSTREXIM- Tác giả: Phạm Thị Bích Ngọc, Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp, trường Đại học Thương mại- 2007. SV: Đỗ Thị Quyên 6 Lớp 42A4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại - Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh XKLĐ tại công ty xuất nhập khẩu chuyên gia lao động và kỹ thuật IMS- Tác giả: Bùi Thị Thu Hường, Luận văn tốt nghiệp khoa Thương mại Quốc tế, trường Đại học Thương Mại- 2007. Trong luận văn, tác giả đã đề cập đến các khía cạnh như: Khai thác thị trường, ký kết hợp đồng, tuyển chọn lao động, đào tạo người lao động, tổ chức XKLĐ và quản lý lao động; và có đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị để thúc đẩy hoạt động XKLĐ của công ty. Tuy nhiên, tác giả lại chưa làm rõ được điều kiện để XKLĐ của người lao động là gì, nguyên tắc của ký hợp đồng ra sao, tác giả cũng chưa đề cập đến việc tiến hành đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng, cách tiếp cận về vấn đề hình thức XKLĐ của tác giả khác với cách tiếp cận của luận văn này. Như đã đề cập ở trên, XKLĐ là một hoạt động luôn luôn biến đổi, nó chịu tác động của nhiều yếu tố. Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 thì tình hình XKLĐ có nhiều biến đổi, rất cần thiết có một công trình nghiên cứu về nó. Trong luận văn của mình, ngoài việc hệ thống lại các lý luận chung, em còn làm rõ những khía cạnh mà các công trình nghiên cứu trước chưa làm được: như tình hình thị trường XKLĐ sau khủng hoảng, cập nhật thực trạng việc thực hiện các kế hoạch và chỉ tiêu. Đặc biệt, đối với công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội thì đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. 2.4 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài. 2.4.1 Đặc điểm và vai trò của XKLĐ 2.4.1.1 Đặc điểm của XKLĐ - XKLĐ là một hoạt động kinh tế của một quốc gia đồng thời là hoạt động mang tính xã hội cao. Bởi: + XKLĐ thực hiện chức năng kinh doanh, thực hiện mục tiêu lợi nhuận của DN và làm tăng ngân sách của nhà nước. Thực hiện hoạt động này, tất cả các bên đều có mong muốn mang lại lợi ích kinh tế cho mình. Họ luôn tính toán đến chi phí đầu ra và các lợi ích thu vào để đưa ra quyết định cuối cùng. + XKLĐ là hoạt động mang tính xã hội vì nó thể hiện ở việc giải quyết việc làm, ổn định, cải thiện đời sống nhân dân…Hơn nữa, đây là hoạt động được cả xã hội quan tâm và có thể tham gia. - XKLĐ là một dịch vụ đặc biệt, cung cấp hàng hóa đặc biệt và vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Sở dĩ XKLĐ có đặc điểm này vì hàng hóa của XKLĐ là sức lao động của người lao động và nó không thể tách rời chủ thể. Sự chuyển giao quyền sử dụng sức lao động chỉ chấm dứt khi người lao động chấm dứt hợp đồng và trở về nước. SV: Đỗ Thị Quyên 7 Lớp 42A4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại - XKLĐ là sự kết hợp hài hòa giữa sự quản lý vĩ mô của nhà nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức XKLĐ. Cũng giống như các hoạt động kinh tế khác, XKLĐ chịu sự điều hành, giám sát của nhà nước, nó phải tuân theo pháp luật của nhà nước. - XKLĐ đảm bảo lợi ích của cả ba bên: nhà nước, tổ chức xuất khẩu lao động, người lao động. - XKLĐ là hoạt động là hoạt động mang tính cạnh tranh và có liên quan đến an ninh quốc gia. Trên thị trường lao động, XKLĐ tuân theo các quy luật thị trường. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể trong vấn đề này là một quy luật tất yếu khách quan. Đây là sự cạnh tranh giữa các nước với nhau, cạnh tranh giữa các DN về nguồn cung lao động cũng như việc giành và chiếm lĩnh thị trường. Sự cạnh tranh công bằng sẽ là động lực cho việc nâng cao chất lượng của hoạt động XKLĐ. 2.4.1.2 Vai trò của XKLĐ a) Xét trên góc độ vĩ mô XKLĐ có vai trò với nước xuất khẩu lao động và nước nhập khẩu lao động Với nước xuất khẩu lao động: Đây là nước cung ứng lao động cho các nước khác. XKLĐ có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, là một kênh thoát nghèo hiệu quả. Qua việc XKLĐ sẽ nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, chuyển giao công nghệ và tác phong làm việc tại nước tiếp nhận lao động. XKLĐ còn tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, giảm được các chi phí liên quan đến tạo việc làm mới và chi phí đào tạo người lao động mỗi năm; tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước khác trên thế giới. Bên cạnh việc giải quyết việc làm thì thực hiện tốt công tác XKLĐ sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động. Với nước nhập khẩu lao động: Việc tiếp nhận lao động nước ngoài sẽ giúp cho nước nhập khẩu lao động có những lợi ích như: Cung cấp đủ số lao động cho các hoạt động sản xuất trong nước, giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân công( đặc biệt tại một số ngành kinh tế đặc thù: công việc vất vả, thu nhập thấp). Tiết kiệm được nguồn tài chính từ mức chênh lệch tiền lương giữa việc thuê lao động trong nước với lao động nước ngoài, tăng hiệu quả kinh tế của đất nước; Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước cung ứng lao động; Khai thác được các lợi thế của người lao động nước ngoài, mở rộng nhu cầu thị trường trong nước b) Xét trên góc độ vi mô: Hoạt động XKLĐ có vai trò quan trọng đối với các đối tượng sau: SV: Đỗ Thị Quyên 8 Lớp 42A4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Với doanh nghiệp XKLĐ: XKLĐ tăng nguồn thu nhập cho doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho nhân viên. Là điều kiện để doanh nghiệp tìm hiểu phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động, đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ở lĩnh vực khác. Thông qua XKLĐ, doanh nghiệp sẽ tham gia vào chiến lược phát triển việc làm của quốc gia, có cơ hội tham gia vào kinh tế thế giới, khai thác các tiềm năng kinh doanh… Với bản thân người lao động: + Trước hết, người đi XKLĐ có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói, cải thiện cuộc sống bản thân và gia đình. + Là cơ hội để người lao động tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích lũy trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tạo việc làm trong nước khi trở về. Kết luận: Như vậy, dù đứng ở góc độ vi mô hay vĩ mô thì XKLĐ đều có vai trò quan trọng trong việc đem lại những lợi ích kinh tế cho các chủ thể tham gia vào hoạt động này. 2.4.2 Các hình thức xuất khẩu lao động. Hình thức XKLĐ là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định. Tại điều 6 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây: a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; b) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; c) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề; d) Hợp đồng cá nhân. Ở nước ta hiện nay chủ yếu XKLĐ ở hai hình thức đầu tiên. Theo đó các DN được cấp phép XKLĐ phải chủ động tìm kiếm thị trường, chủ động trong việc ký kết hợp đồng với cá đối tác nước ngoài để thực hiện các thủ tục đưa NLĐ đi làm việc theo đúng pháp luật của Việt Nam và nước pháp luật của nước tiếp nhận lao động. Các DN phải có trách nhiệm quản lý NLĐ của DN mình. SV: Đỗ Thị Quyên 9 Lớp 42A4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Nếu DN nào được cấp phép mà trong vòng 18 tháng không đưa được 100 người đi XKLD thì bị thu hồi giấy phép. Hiện nay, cả nước có khoảng 164 DN tham gia dịch vụ XKLĐ. 2.4.3 Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và lựa chọn đối tác 2.4.3.1 Nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là hoạt động cơ bản đầu tiên trước khi tiến hành việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Kết quả của hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành công của XKLĐ, nó là cơ sở để triển khai các hoạt động tiếp theo trong quy trình XKLĐ. Việc đánh giá thị trường nhằm mục đích cuối cùng là đưa ra kết luận có nên tham gia vào thị trường đó hay không. Nghiên cứu thị trường trong XKLĐ bao gồm: Một là nghiên cứu thị trường nước ngoài: Người làm công tác thị trường phải tìm hiểu cụ thể nhu cầu nhập khẩu lao động của các quốc gia nơi mà DN có ý định thâm nhập trong thời gian sắp tới, tìm hiểu về đặc tính của thị trường quốc gia đó ở các vấn đề sau: các yêu cầu tuyển dụng ( yêu cầu về qui mô; độ tuổi; giới tính; trình độ tay nghề…), yêu cầu về đào tạo, các đặc điểm về kinh tế, văn hóa- xã hội, chính trị, pháp luật. Những điều mà chính phủ nước đó cho phép và không cho phép đối với hoạt động XKLĐ. Ngoài ra, còn xem xét đến tiền lương, điều kiện làm việc của NLĐ khi sang đó làm việc, các yếu tố điều kiện tự nhiên… Sau khi đã xem xét cụ thể các đặc tính của từng loại thị trường, công ty cần đưa ra các đánh giá và xếp loại thị trường. Hai là nghiên cứu thị trường trong nước: Nội dung này bao gồm việc nghiên cứu về các chính sách pháp luật của nhà nước quy định về hoạt động XKLĐ, các yếu tố thu nhập, cơ hội việc làm của người lao động trong nước, tình hình dân số, độ tuổi lao động trong nước. Các đối thủ cạnh tranh của DN có điểm mạnh, điểm yếu nào? Mục đích của nghiên cứu môi trường kinh doanh là nhằm tìm ra các cơ hội để tận dụng thúc đẩy hoạt động XKLĐ, đồng thời phát hiện kịp thời các thách thức để có các biện pháp phòng tránh. Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, DN cần có hoạt động nhận dạng lại chính mình- tức là xem DN mình có điểm mạnh, điểm yếu nào? Với những tình hình thực tế đó thì DN có thể đáp ứng được nhu cầu không. Có thực hiện tốt công việc này thì DN mới có thể giành được thành công. 2.4.3.2 Tìm kiếm và lựa chọn đối tác. Đây chính là khâu DN sẽ lựa chọn các nước mà mình sẽ đưa người lao động sang làm việc. Để tiến hành tìm kiếm và lựa chọn đối tác, DN có thể tiến hành theo hai cách sau: SV: Đỗ Thị Quyên 10 Lớp 42A4 [...]... XKLĐ Quản lý lao động Trao đổi và tiếp nhận lao động về nước Tái xuất lao động được ra hạn hợp đồng SV: Đỗ Thị Quyên 18 Thanh lý hợp đồng Lớp 42A4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu hoạt động XKLĐ tại công ty 3.1.1 Phương pháp thu thập... Mại - Các văn bản pháp luật: Bộ luật lao động; Luật người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, các nghị quyết, thông tư liên quan… - Các báo cáo của Bộ lao động thương binh xã hội, các báo cáo của công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội - Các thông tin, bài viết trên các Website… 3.1.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu 3.1.2.1 Phương pháp so sánh thống kê Phương pháp. .. tiền thân là công ty TNHH Dịch vụ hỗ trợ DN và tư vấn đầu tư Hà Nội (INCONESS Hà Nội) , được thành lập ngày 29/4/2005, đến ngày 30/3/2007, với số vốn điều lệ 21 tỷ đồng Ngày 21/11/2007, công ty tăng vốn điều lệ lên 35 tỷ đồng và đổi tên thành Công ty CP Đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC) Ngày 11/9/2008, được sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông và UBCKNN, công ty đã phát hành cổ phiếu thường cho cổ đông hiện... và cổ phiếu quỹ và phát hành cho 01 cổ đông chiến lược, tăng vốn điều lệ của công ty lên 87,02 tỷ đồng Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103016510 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp, hiện tại công ty đang tham gia các lĩnh vực hoạt động chính sau:  Xuất khẩu lao động,  Xuất nhập khẩu và kinh doanh thép, phôi thép, phân bón các loại  Sàn giao dịch bất động sản;  Đầu tư kinh doanh bất động. .. giờ, thất lạc hành lý Công ty nên thuê phương tiện trở NLĐ và có thể cho NLĐ mặc áo đồng phục của công ty 2.4.7 Quản lý lao động Quản lý xuất khẩu lao động: Là sự tác động thống nhất dựa trên các chính sách để nhằm điều chỉnh các công tác tuyển mộ, tuyển chọn đào tạo- giáo dục định hướng, quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này 2.4.7.1... cung lao động trong nước- những người sẽ tham Xuất gia XKLĐ khẩu 1 Mục tiêu, chính sách của công ty về XKLĐ lao 2 Đội ngũ nhân viên làm công tác XKLĐ động 3 Tiềm lực tài chính của công ty 4 Uy tín của công ty 5 Cơ sở SV: Đỗ Thị Quyên vật chất kỹ thuật 27 Lớp 42A4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại 3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm về Xuất khẩu lao động 3.3.1 Khái quát về công ty cổ phần đầu tư. .. công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội - HANIC  Lịch sử hình thành và phát triển Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ NỘI Tên giao dịch quốc tế: HANOI INVESTMENT GENERAL CORPORATION Tên viết tắt: HANIC Mã chứng khoán: SHN Trụ sở chính: Tầng 6 tòa nhà Viglacera, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội Địa chỉ giao dịch: Nhà vườn B42 Nguyễn Thị Định-Trung Hòa Nhân Chính -Hà Nội Tel : (84-4) 3553 7116... giữa công ty XKLĐ với các đối tác nước ngoài của mình Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động  Nội dung chính của hợp đồng cung ứng lao động bao gồm nội dung sau: Thứ nhất: Về đối tư ng của hợp đồng: Hai bên thống nhất về qui mô lao động, ngành nghề cụ thể, trình độ học vấn, trình độ tay nghề, giới tính, độ tuổi của người lao động Thứ... việc tại nước ngoài, người lao động không vi phạm hợp đồng cung ứng lao động, thì công ty phải hoàn trả lại người lao động sổ lao động, sổ bảo hiểm sau khi đã được xác nhận đầy đủ, thanh toán cho người lao động các khoản tiền có liên quan, làm thủ tục trả về địa phương, đơn vị, thực hiện các chính sách chế độ cho họ theo quy định của pháp luật Ngược lại, nếu người lao động có những hành vi vi phạm hợp. .. lý lao động trong nước Công ty hoặc DN XKLĐ phải quản lý lao động từ khi họ chính thức được tuyển chọn Công ty tiến hành quản lý trong suốt quá trình từ đào tạo, định hướng tới khi họ lên máy bay sang nước ngoài, nếu có bất kỳ một sự việc gì xảy ra, công ty cần phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết DN chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ của người lao động; quản lý sổ lao động; sổ bảo hiểm lao động . trạng xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội. Chương 4: Các kết luận và đề xuất thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội SV: Đỗ Thị Quyên. đến Xuất khẩu lao động trực tiếp ra nước ngoài. Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lý luận, thực tiễn của XKLĐ và các giải pháp nhằm thúc đẩy XKLĐ tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp. mức với các vấn đề trên. Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội là một công ty mới tham gia vào thị trường cung ứng lao động ra nước ngoài trong thời gian gần đây. Công ty đã bước đầu gặt

Ngày đăng: 02/04/2015, 15:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan