SV: Đỗ Thị Quyên 32 Lớp 42A

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (3) (Trang 32)

Qua đây, cũng nhận thấy nguồn lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề với trình độ còn hạn chế. Công ty chưa tuyển được NLĐ có trình độ cao ở mức chuyên gia

- Tâm tư nguyện vọng của người lao động

Bảng 3.7 Lý do đi XKLĐ của người lao động.

STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ %

1 Tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn ở trong nước 4/10 40 2 Tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống 5/10 50

3 Học hỏi kinh nghiệm làm việc 1/10 10

Từ kết quả tổng hợp tại bảng 3.7, ta thấy NLĐ đi làm việc tại nước ngoài với nhiều lý do khác nhau: 50% có lý do để tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống. 40% với lý do tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn trong nước, và 10% có lý do là học hỏi kinh nghiệm làm việc của nước bạn. Như vậy có thể thấy rằng mục đích chính của việc NLĐ chấp nhận ra nước ngoài làm việc là để kiếm tiền, trang trải nợ nần và cải thiện đời sống gia đình. Thực tế cho thấy, mức thu nhập của NLĐ tại nước ngoài lớn hơn trong nước rất đáng kể. Mức chênh lệch này đủ để NLĐ hi vọng vào một tương lai tốt đẹp khi ra nước ngoài làm việc.

Bảng 3.8 Dự định của người lao động sau khi đi XKLĐ trở về nước.

STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ %

1 Sẽ tiếp gia hạn hợp đồng nếu được phép. 3/10 30 2 Trở về làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. 2/10 20

3 Chưa có dự định gì 5/10 50

Bảng 3.8 phản ánh dự định của NLĐ sau khi về nước, ta có thể thấy 50% người lao động chưa biết làm gì sau khi đi XKLĐ trở về, 30% có mong muốn tiếp tục XKLĐ, 20% muốn có công việc trong các nhà máy ở trong nước. Kết quả này sẽ giúp cho công ty có thể lên các chương trình trong việc định hướng cho NLĐ, đưa những thông tin để NLĐ hiểu được sau khi về nước họ có thể làm gì để phát huy những kiến thức, kỹ năng có được khi làm việc tại nước ngoài. Đồng thời căn cứ vào kết quả này, công ty cũng có thể có các kế hoạch giúp đỡ NLĐ sau khi họ về nước, tư vấn hướng đi thích hợp cho họ.

Sau đây là kết quả tổng hợp về những mong muốn của NLĐ khi tham gia XKLĐ

Bảng 3.9 Mong muốn của NLĐ

STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ %

1 Trợ giúp vốn 5/10 50

2 Đào tạo nghề 3/10 30

3 Tạo việc làm khi về nước 2/10 20

Để được ra nước ngoài làm việc NLĐ phải chi trả một khoản chi phí gồm phí dịch vụ, phí khám sức khỏe, thủ tục làm visa…Đối với hầu hết những người lao động, mức phí

này là gánh nặng cho họ. Bởi đa số người đi XKLĐ là nông dân làm nông nghiệp không lao động làm tự do với mức thu nhập thấp. Cụ thể số liệu như sau:

Bảng 3.10 Đánh giá mức phí XKLĐ

STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ %

1 Quá cao 8/10 80

2 Bình thường 2/10 20

Để có thể kiếm đủ khoản phí hàng chục triệu thậm chí là trăm triệu NLĐ đã phải vay nợ, thế chấp nhà cửa. Bảng 3.8 phản ánh có tới 80% số NLĐ được hỏi cho biết mức phí hiện nay là quá cao so với họ và chỉ có 20 % cho rằng là mức bình thường. Dấu hiệu được cho là thành công của những người đi XKLĐ là trả hết phí đi XKLĐ, như vậy việc quy định mức phi hợp lý là rất quan trọng, bởi nó là 1 trong những yếu tố quyết định đến thái độ làm việc của NLĐ tại nước ngoài.

Đánh giá chung về hoạt động XKLĐ của công ty

Bảng 3.11 Đánh giá về hoạt động XKLĐ của công ty

STT Chỉ tiêu Số phiếu tỷ lệ %

1 Rất tốt, là lĩnh vực hiệu quả nhất của công ty 0/10 0 2 Hoạt động hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra 7/10 70 3 Có nhiều kết quả tốt nhưng chưa tương xứng với tiềm năng 3/10 30 Qua bảng 3.11 ta thấy XKLĐ là một trong những hoạt động có hiệu quả của công ty. 70% ý kiến cho rằng XKLĐ là hoạt động có hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra. 30% cho rằng nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Chính vì vậy mà đây chưa phải là hoạt động tốt nhất trong công ty. Để hoạt động này trở thành hoạt động mạnh nhất và hiệu quả nhất thì công ty phải cố gắng rất nhiều trong việc khác phục các điểm yếu của mình, đòi hỏi sự nỗ lực của cả một tập thể.

Bảng 3.12 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nghiệp vụ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ của công ty (*)

STT Chỉ tiêu Số phiếu tỷ lệ %

1 Tìm kiếm thị trường 6/10 60

2 Tuyển chọn lao động 6/10 60

3 Tạo nguồn lao động 8/10 80

4 Hoạt động đào tạo- giáo dục định hướng 7/10 70

5 Quản lý người lao động 5/10 50

Ghi chú: (*) có thể trả lời nhiều đáp án

Ta thấy, việc tạo nguồn lao động là quan trọng nhất trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ tại công ty ( có 8/10 ý kiến, chiếm 80%). Việc tạo nguồn tốt sẽ có tác động tích cực các công việc khác của quy trình XKLĐ. Tiếp đến là hoạt động đào tạo- giáo dục định hướng cho NLĐ 70%, tìm kiếm thị trường và tuyển chọn lao động chiếm 60%, quản lý lao động 50%. Mỗi một công việc có tầm quan trọng khác nhau trong việc thực hiện

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (3) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w