SV: Đỗ Thị Quyên 50 Lớp 42A

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (3) (Trang 50)

về nhân lực của công ty năm nay là rất lớn. Các ngành nghề như công nhân nhà máy điện tử, dệt…vẫn đang rất cần công nhân Việt Nam.

Các doanh nghiệp XKLĐ trong nước xác định, năm nay, Malaixia vẫn là thị trường tiềm năng của Việt Nam, bởi đây là thị trường không đòi hỏi nhiều về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mức độ kén chọn không cao, là thị trường phù hợp với lao động nghèo, lao động nông thôn khi XKLĐ.

Thị trường Đài Loan.

Thị trường Đài loan vẫn là một thị trường trọng điểm, đang có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất chế tạo và khán hộ công trong viện dưỡng lão. Tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc), các lao động làm thuyền viên đánh bắt xa bờ được ưu đãi. Họ được hỗ trợ vay vốn hoàn toàn, đi không mất tiền phí, chỉ học và sang làm việc. Trước kia, mức lương cho nghề này chỉ có 180USD đến 200USD, nay đã tăng lên 280USD đến 300USD, bên cạnh đó họ còn được hưởng những chính sách bảo hộ lao động đặc biệt.

Trong năm 2010, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, xúc tiến tổ chức Hội nghị lao động với Đài Loan, từ đó mở rộng số doanh nghiệp và các ngành nghề lao động phía Đài Loan tiếp nhận để nâng cao thị phần lao động Việt Nam tại Đài Loan.

Thị trường Hàn Quốc

Hàn Quốc trong những năm vừa qua là nước mà nhiều người lao động Việt Nam mong muốn được đến làm việc. Số lượng lao động Việt Nam được ký hợp đồng và sang làm việc tại Hàn Quốc luôn đứng đầu trong số các nước đưa lao động sang Hàn Quốc. Trong năm 2010, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc tiếp tục quảng bá về lao động Việt Nam, thúc đẩy việc tổ chức kiểm tra tiếng Hàn dành cho lao động có nguyện vọng sang làm việc tại Hàn Quốc. Với sự hồi phục của nền kinh tế Hàn Quốc và sự cố gắng của Việt Nam, số lượng lao động được đưa sang làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2010 có thể sẽ tăng hơn nhiều so với năm 2009.

Thị trường Nhật Bản: Năm 2010 dự kiến sẽ có khoảng hơn 1.000 lao động sang

làm việc tại thị trường thị trường Nhật Bản với ngành nghề chủ yếu là may công nghiệp, lắp ráp điện tử, cơ khí công nghiệp. Nhật Bản là thị trường khá khó tính trong việc tuyển chọn lao động. Công ty muốn thâm nhập vào thị trường này, phải nâng caoc công tác đào tạo nghề cho NLĐ.

Các thị trường Trung Đông

Bao gồm các thị trường chính như Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất(UAE), Cô-oét, Ả Rập Xê-út...Việt Nam đặt quan hệ trong lĩnh vực XKLĐ với thị trường này vào những năm 1995-1996. Các thị trường này có nhu cầu lớn về lao động nước ngoài trong nhiều năm tới trong các ngành xây dựng, dệt may, dịch vụ.., họ có các chính sách về sử dụng lao động nước ngoài rõ ràng. Tuy nhiên cũng có một số khó khăn đó là thời tiết khá

nóng, mức lương không cao như các thị trường khác, lao động phần lớn phỉa có nghề và có ngoại ngữ khá...

4.2.2 Mục tiêu và định hướng của công ty trong lĩnh vực XKLĐ.

Năm 2010 là năm thứ 4 công ty bước vào khai thác lĩnh vực XKLĐ. Cùng với những kết quả đạt được thời gian qua, trong những năm tiếp theo công ty xác định nhiệm vụ chiến lược của mình là tiếp tục đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thương mại, trong đó trọng tâm là cung cấp dịch vụ XKLĐ. Mục tiêu trong năm 2010 là sẽ tiếp tục duy trì các thị thị trường truyền thống, tăng thị phần ở các thị trường này, tiến hành xâm nhập vào thị trường mới, đặc biệt là thị trường Nhật Bản và thị trường Hàn Quốc. Đây là các thị trường tiềm năng mà công ty đang hướng tới. Phấn đấu từ năm 2010 trở đi, mỗi năm đưa được 500-700 lao động, duy trì số lượng lao động làm việc tại nước ngoài khoảng 1000- 1500 người. Mức thu nhập bình quân của nhân viên 5- 5,5 triệu đồng/ tháng.

Định hướng phát triển của công ty trong vòng 5 năm tới:

Xây dựng và phát triển công ty trở thành DN có tình hình tài chính lành mạnh, phát triển đa dạng, ổn định, bền vững. Đặc biệt, sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực trọng điểm là XKLĐ, đầu tư tài chính, Bất động sản.

Phấn đấu mức tăng trưởng 15-20%, xây dựng công ty thành một công ty có uy tín trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản và cung cấp dịch vụ XKLĐ.

Đa dạng hóa thị trường và ngành nghề trong hoạt động XKLĐ.

4.3 Các đề xuất và kiến nhằm thúc đẩy XKLĐ ở CTCP đầu tư tổng hợp Hà Nội

4.3.1 Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy XKLĐ tại công ty

Để thực hiện được mục tiêu của mình và khắc phục các tồn tại, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

 Về nghiên cứu thị trường:

Công ty cần tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường, thẩm định hợp đồng cẩn thận với cả các đối tác truyền thống. Đánh giá thường xuyên các thay đổi của thị trường. Với các thị trường mới, cần tham khảo các tài liệu của Bộ lao động thương binh xã hội, tránh rủi ro cho bản thân công ty và cho NLĐ. Chủ động trong tìm kiếm thị trường và thẩm định hợp đồng.

 Về tuyển dụng, đào tạo nguồn:

Công ty cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo nghề cho người lao động. Nâng tỷ lệ lao động có nghề. Khai thác tối đa các trường đào tạo nghề, để phục vụ cho công tác đào tạo lao động. Trang bị, cập nhật các thay đổi về văn bản pháp luật và chính sách của nhà nước cũng như của đối tác cho cán bộ tham gia đào tạo NLĐ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường đào tạo nghề của công ty. Theo định kỳ, công ty có thể mời chuyên gia về giảng dậy cho người lao động.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (3) (Trang 50)