SV: Đỗ Thị Quyên 46 Lớp 42A

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (3) (Trang 46)

định hợp tác chuyên gia với CHDCND Lào…Điều này đã tạo điều kiện cho công ty xúc tiến các hoạt động của mình

4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì công ty vẫn còn những tồn tại cần phải được quan tâm:

Thứ nhất: Về công tác khai thác thị trường của công ty còn yếu, thể hiện quan số lượng công nhân mà công ty đưa được mỗi năm vẫn còn hạn chế. Chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường. Thị trường của công ty còn ít, thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản… chưa triển khai được.

Thứ hai: Khâu đào tạo nguồn của công ty tuy là có cố gắng song vẫn thực sự chưa hiệu quả. Số công nhân được đào tạo nghề vẫn còn hạn chế. Hiện tại, công ty chỉ mới đưa được lao động phổ thông đi làm việc tại nước ngoài. Lao động chất lượng cao hầu như là không có. Việc chuẩn bị nguồn lao động chưa tốt, nên mặc dù những tháng cuối năm thị trường lao động ngoài nước có chuyển biến tốt hơn nhưng chưa có đủ nguồn lao động để đáp ứng.

Thứ ba: Ngành nghề của người lao động vẫn chưa được mở rộng và chủ yếu là các ngành đòi hỏi phải có sức khỏe. Các ngành về dịch vụ, công nghệ cao thì chưa có.

Thứ tư: Việc hỗ trợ NLĐ vay vốn còn thiếu và số lượng vẫn ít. Và điều kiện thì cũng khó để NLĐ tiếp cận được với hỗ trợ đó.

Nguyên nhân của những tồn tại

Một: Do kế hoạch phát triển đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh nên nhu cầu vốn lớn. Trong khi đó, với điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự suy giảm của thị trường vốn như năm 2008, nên khả năng huy động vốn của công ty cũng chịu nhiều tác động. Do đó, việc hỗ trợ cho NLĐ về vốn gặp khó khăn.

Hai: Khủng hoảng kinh tế, làm cho hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp bị thu hẹp sản xuất, dẫn đến việc khan hiếm các đơn hàng, số lượng cầu lao động giảm

Năm 2009 là năm hoạt động xuất khẩu lao động tiếp tục chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong nửa đầu năm, các nước nhận lao động nước ngoài vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng. Nhu cầu lao động giảm đi, một bộ phận đáng kể lao động mất việc làm. Nhiều nước áp dụng chính sách bảo hộ lao động trong nước, thực hiện các biện pháp hạn chế nhận lao động nước ngoài, có một số nước tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực. Vì vậy công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2009 gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu nhận lao động mới giảm rõ rệt; đồng thời nhiều lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài không có giờ làm thêm, một bộ phận thiếu việc làm, thu nhập giảm nhiều so với thời kỳ trước, đã có khoảng

9.000 lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn vì bị mất việc làm. Từ giữa năm 2009, kinh tế của nhiều nước bắt đầu ổn định và hồi phục, nhu cầu lao động có tăng lên, nhưng vẫn ở mức thấp.

Ba: Trong năm 2008- 2009 có quá nhiều các công ty, các “ cò”, lừa gạt NLĐ trong lĩnh vực XKLĐ, nên làm giảm lòng tin của NLĐ với các công ty hoạt động XKLĐ, do đó họ không mặn mà với XKLĐ và cung lao động xuất khẩu giảm.

Bốn: Công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động và việc quản lý công tác tuyển dụng lao động xuất khẩu chưa tốt, nên vẫn còn hiện tượng tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động tổ chức thu gom, lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động.

4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm về XKLĐ.

4.2.1 Xu hướng chung về hoạt động XKLĐ.

4.2.1.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu của Đảng và nhà nước về hoạt động XKLĐ.

Đảng và nhà nước ta luôn cho rằng phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài là một hoạt động kinh tế xã hội nhằm phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm; tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.

Phát triển hoạt động XKLĐ là một quy luật tất yếu khách quan khi Việt Nam tham gia vào quá trình hợp tác lao động quốc tế , hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng phát triển theo hướng nào để vừa đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, giữa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp XKLĐ và người lao động là sự lựa chọn và cân nhắc kỹ.

XKLĐ trực tiếp ra nước ngoài là một hoạt động kinh tế mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và người dân nói riêng. Sự phát triển của hoạt động này một mặt đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ nét, mặt khác lại nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Đi cùng với quan điểm này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động XKLĐ như: Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; luật người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng( có hiệu lực từ 1/7/2007), các nghị định, thông tư hướng dẫn đi kèm.

Nhà nước cũng có các chính sách hỗ trợ cho NLĐ đi làm việc tại nước ngoài: Như chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho hoạt động XKLĐ như: Thành lập quỹ hộ trợ XKLĐ; cho người nghèo vay vốn để đi làm việc tại nước ngoài…

Mục tiêu đặt ra là từ năm 2010 trở đi sẽ nâng tỷ lệ lao động xuất khẩu có nghề lên mức tối thiểu 75% trong tổng số lao động được đưa đi hàng năm, trong đó lao động có trình độ từ trung cấp nghề trở lên chiếm 40%; đến năm 2015, chủ yếu XKLĐ có nghề, lao

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (3) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w