lên.Tất cả những yếu tố này đã góp phần đem lại những thành công của HANIC trong lĩnh vực XKLĐ thời gian qua.
Bảng 3.2 Mức độ cần thiết của các kiến thức và kỹ năng của CBNV trong lĩnh vực XKLĐ
Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ %
Kiến thức của
CBNV(*)
Chính trị - pháp luật 8/10 80
Kiến thức thương mại quốc tế 7/10 70
Kinh tế, Văn hóa- xã hội 6/10 60
Kỹ năng của
CBNV(*)
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục 7/10 70
Lập kế hoạch truyền thông và phỏng vấn tuyển dụng
5/10 50
Giao tiếp, đọc dịch thành thạo các văn bản tiếng Anh hoặc tiếng Trung.
6/10 60
Ghi chú: (*) CBNV có thể lựa chọn nhiều phương án cho câu trả lời của mình.
Từ bảng 3.2 ta thấy: các kiến thức về chính trị- pháp luật có sự ảnh hưởng rất lớn đến công việc của CBNV trong lĩnh vực XKLĐ, 80% họ cho rằng để hoàn thành công việc của mình thì cần phải nắm được các kiến thức về chính trị pháp luật không chỉ là trong nước mà còn phỉa của nước đối tác, bởi nó các kiến thức không chỉ giúp họ làm đúng theo pháp luật mà còn có thể tư vấn cho NLĐ và tránh được các rủi ro do yếu tố này gây ra. 70% ý kiến cho rằng kiến thức về thương mại quốc tế là quan trọng, 60% cho rằng kiến thức về kinh tê, văn hóa- xã hội là quan trọng.
Như vậy có thể thấy rằng để có thể thực hiện thành công một hợp đồng cung ứng lao động, đòi hỏi mỗi CBNV ở vị trí khác nhau phải có được những kiến thức khác nhau. Tuỳe vào từng vị trí chuyên trách của mình mà CBNV cần phải trau dồi cho mình những kiến thức để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bên cạnh các kiến thức thì muốn làm tốt công việc CBNV cần có các kỹ năng cơ bản. Cũng theo bảng 3.2 cho biết: Kỹ năng đàm phán, thuyết phục được các CBNV trong công ty đánh giá cao nhất với 7/10 phiếu tương đương 70%. Kỹ năng Giao tiếp, đọc dịch thành thạo các văn bản tiếng Anh hoặc tiếng Trung 60%. Kỹ năng Lập kế hoạch truyền thông và phỏng vấn tuyển dụng50%.
Về công tác tạo nguồn lao động của công ty.
- Nguồn tuyển dụng
Bảng 3.3 Đánh giá nguồn tuyển dụng của công ty
STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ %
1 Thông qua chính quyền địa phương 5/10 50
2 Tuyển dụng trực tiếp tại công ty 3/10 30
3 Qua trung tâm đào tạo nghề và dịch vụ việc làm 2/10 20 Qua bảng tổng hợp kết quả ta có thể thấy công ty rất chú trọng vào nguồn tuyển dụng tại các địa phương, nó chiếm 50% tổng số ý kiến điều tra. Tiếp theo là qua các trung tâm đào tạo nghề và dịch vụ việc làm chiếm 20%, nguồn tuyển trực tiếp tại công ty chiếm
30%. Công ty đều coi các nguồn tuyển này là quan trọng và ổn định của mình. Xác định được tầm quan trọng của các nguồn tuyển dụng này, nên công ty đã chú trọng tới các hoạt động Marketinh để đưa thông tin về công ty cũng như và thông tin tuyển dụng lao động đến với người lao động.
Qua phiếu trắc nghiệm số 2( phụ lục), ta thu được kết quả về vai trò của các kênh trong việc đưa thông tin của công ty đến với người lao động như sau:
Bảng 3.4 Mức độ tiếp nhận thông tin tuyển dụng của người lao động
STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ %
1 Qua phương tiện thông tin đại chúng 2/10 20
2 Qua người thân giới thiệu 1/10 10
3 Qua chính quyền địa phương 6/10 60
4 Qua trung tâm đào tạo nghề và dịch vụ việc làm 1/10 10
- Chất lượng nguồn lao động.
Tổng hợp kết quả từ phiếu trắc nghiệm số 2( phụ lục), ta có các bảng sau:
Bảng 3.5 Trình độ của người lao động trước khi đi XKLĐ.
STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ %
1 Tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông 8/10 80
2 Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp 2/10 20
3 Tốt nghiệp cao đẳng, đại học 0/10 0
Bảng 3.6 Nghề nghiệp của người lao động trước khi đi XKLĐ
STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ %
1 Làm nông nghiệp 5/10 50
2 Công nhân nhà máy 3/10 30
3 Lao động tự do 1/10 10
4 Chưa tìm được việc 1/10 10
Qua hai bảng 3.5 và 3.6 có thể thấy chất lượng nguồn lao động của công ty chưa cao. Về trình độ: Có tới 80% lao động có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, và không có một người lao động nào tốt nghiệp cao đẳng, đại học và tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp mới chỉ là 20%.
Về nghề nghiệp: số lao động đã được trải nghiệm với môi trường công nghiệp chiếm 30%, còn lại là lao động chưa biết đến môi trường này. Họ là lao động tự do, là người làm ruộng ở nông thôn, thậm chí là những người chưa tìm được một công việc nào. Đây là một bất lợi cho công ty bởi NLĐ đi XKLĐ sang các nước khác chủ yếu làm việc trong các nhà máy, môi trường và tác phong làm việc hoàn toàn khác với môi trường và tác phong làm việc như trong nước.