SV: Đỗ Thị Quyên 34 Lớp 42A

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (3) (Trang 34)

thành công hợp đồng cung ứng lao động, song chúng lại có mối quan hệ hữu cớ với nhau. Công ty cần có sự quan tâm đúng mức tới từng hoạt động để có sự phối hợp nhịp nhàng trong từng khâu và giữa các khâu với nhau, quan trọng là giữa những CBNV là việc trong các khâu này phải có kiến thức và kỹ năng nhất định để thực hiện tốt công việc.

3.3.2.2 Kết quả tổng hợp từ phỏng vấn.

Bên cạnh các phiếu điều tra trắc nghiệm, luận văn đã xây dựng câu hỏi để tiến hành phỏng vấn lãnh đạo các cấp của công ty như Tổng giám đốc công ty, Phó tổng giám đốc phụ trách XKLĐ, trưởng ban XKLĐ, Giám đốc trung tâm XKLĐ, nhân viên XKLĐ. Kết quả tổng hợp như sau:

Thứ nhất, hiện tại công ty có 20 CBNV chuyên trách làm công tác XKLĐ, trong đó có 3 người có trình độ trên đại học,chiếm 15%; 17 người có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 85%; đội ngũ nhân viên này đều có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật . Các CBNV của công ty đều được đào tạo bồi dưỡng các kiến thức cũng như kỹ năng để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động XKLĐ. Các kiến thức mà đội ngũ nhân viên này được trang bị là: kiến thức về pháp luật, luật người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; các kỹ năng đàm phán cho cán bộ làm công tác thị trường, các kỹ năng và kinh nghiệm tư vấn cho người lao động khi tham gia tuyển chọn lao động. Hoạt động này được tiến hành với 100% nhân viên là công tác XKLĐ của công ty.

Các CBNV chuyên trách này được bố trí vào từng nghiệp vụ theo trình độ của họ, trừ 3 giám đốc ở 3 chi nhánh XKLĐ của công ty là những người chịu trách nhiệm tổng thể thì số CBNV còn lại được bố trí như sau: Cán bộ chuyên trách về thị trường 5 người, cán bộ chuyên trách quản lý 5 người, cán bộ chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết 4 người, cán bộ nghiệp vụ tài chính 3 người.

Thứ hai, về tình hình thị trường.

- Thị trường tuyển dụng lao động trong nước: Công ty hiện tại có một mạng lưới thị trường tuyển dụng lao động rộng khắp các tỉnh phía bắc như: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An…Đây là những tỉnh thành trọng yếu có tiềm năng lao động lớn. Công ty tuyển dụng thông qua mô hình tuyển dụng trực tiếp, thông qua các cơ quan quản lý ở địa phương mà nòng cốt là các Ban chỉ đạo Xuất khẩu lao động.

- Thị trường đối tác nước ngoài: HANIC đã liên tục phát triển thị trường lao động xuất khẩu với phương hướng tổng quát là: củng cố, nâng chất lượng cung ứng và dịch vụ để tăng thị phần ở các thị trường đã có, làm tốt công tác chuẩn bị để xúc tiến mở thêm các thị trường mới một cách vững chắc. Hiện tại, công ty đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng trực tiếp với các thị trường tiếp nhận lao động bao gồm Malaysia, Cộng hoà Síp, Đài Loan, Trung Đông. Công ty đang xúc tiến việc khai thác thị trường

mới là Nhật Bản, Hàn Quốc với hình thức tu nghiệp sinh ở nghề thuyền viên và công nhân nhà máy, dự kiến trong quý III /2010 sẽ có chuyến bay đầu tiên đưa NLĐ đến 2 thị trường này.

Ông Nguyễn Văn Trường, giám đốc Trung tâm XKLĐ Hanic 2, người có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động XKLĐ, cho biết: trước khi tiến hành ký kết hợp đồng với chủ sử dụng lao động nước ngoài, công ty đều tiến hành thẩm định hợp đồng rất kỹ để đảm bảo quyền lợi cho công ty và cho chính NLĐ, cũng theo Ông Trường thì thị trường XKLĐ chính của Chi nhánh XKLĐ 2 ở Bắc Ninh là: Nhật Bản, Canada, Cộng hoà Sip và Libi.

Thứ ba, về công tác đào tạo giáo dục định hướng của công ty. Hiện công ty có 2 cơ sở đào tạo nghề cho người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc: Ngoài trung tâm điều hành XKLĐ đặt tại khu đô thị mới Trung Yên, trung tâm còn có 2 trường đào tạo đặt tại khu đô thị mới Linh Đàm – Hà Nội ( quy mô đào tạo 200 lao động/ khóa) và trên đường Phan Trọng Tuệ ( quy mô 500 lao động/ khóa). 100% lao động của công ty được đào tạo ngoại ngữ; được giáo dục định hướng, trang bị các kiến thức cần thiết trước khi ra nước ngoài làm việc.

Thứ tư, công tác quản lý lao động. Công ty đã tiến hành lập danh sách chi tiết cho các lao động đi XKLD, phát đồng phục có logo của công ty cho NLĐ trước khi ra nước ngoài làm việc, công ty thường xuyên cử cán bộ sang thị trường mà có NLĐ của công ty làm việc để tìm hiểu tình hình, báo cáo thường xuyên với Cục quản lý lao động ở nước ngoài, hiệp hội các DN XKLĐ để có sự giúp đỡ trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến NLĐ, theo đánh giá của Ông Nguyễn Ngọc Hiếu – trưởng ban quản lý XKLĐ của công ty thì hiện tại chưa có vấn đề đáng tiếc xảy ra đối với NLĐ cả trước, trong và sau khi ra nước ngoài làm việc, công tác quản lý của công ty khá tốt.

Kết luận: Như vậy, thông qua việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp về tình hình XKLĐ tại công ty, ta có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động này, những cái được và chưa được. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra các kết luận cũng như giải pháp trong chương tiếp theo.

3.4 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

3.4.1 Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của công ty.

3.4.1.1 Tổng quan tình hình XKLĐ của cả nước.

Năm 2010, là năm hoạt động XKLĐ Việt Nam tròn 30 năm hội nhập và phát triển. Trong 30 năm qua, thông qua hợp tác lao động, hàng vạn người lao động, chuyên gia Việt Nam đã sang làm việc ở nước ngoài, góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, công tác đưa người đi làm việc tại nước ngoài đã đạt được

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (3) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w