1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thanh niên với vấn đề lập thân lập nghiệp

15 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa: Tâm Lý Giáo Dục Môn: Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Bài thi cuối kì: Chủ điểm tháng 3. GVHD: ThS. Nguyễn Đắc Thanh SVTH: Nguyễn Thị Thu Hồng Thành Phố Hồ Chí Minh Ngày 30 Tháng 12 Năm 2012 I. Tên hoạt động: “Tương Lai Bắt Đầu Ngay Hôm Nay” II. Mục tiêu hoạt động: 1. Mục tiêu kiến thức: - Biết được một số nghề và những đặc điểm, yêu cầu cơ bản của vài nghề tiêu biểu. - Biết đánh giá đúng bản thân về: sở thích, năng lực, nhu cầu lao động để lựa chọn nghề phù hợp. - Hiểu về tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp. 2. Mục tiêu thái độ: - Các em có suy nghĩ nghiêm túc về việc chọn hướng đi cho tương lai. - Cố gắng, phấn đấu học tập - Biết yêu quý lao động 3. Mục tiêu kỹ năng: - Rèn kỹ năng nói trước đám đông: trình bày suy nghĩ, ý tưởng của bản thân. - Kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực ý kiến của người khác. III. Nội dung và hình thức: 1. Nội dung: - Giúp các em hiểu nghề nghiệp là điều quan trọng và cần thiết cho cuộc sống của mỗi người. - Những nguyên tắc chọn nghề có cơ sở khoa học. 2. Hình thức: - Thi đua giữa các đội. - Thảo luận nhóm. - Hoạt động cá nhân IV. Chuẩn bị hoạt động: 1. Thời gian: 1 tiết (45 phút) 2. Địa điểm: phòng học lớp 11C, trường THPT Điểu Cải, Phú Túc – Định Quán – Đồng Nai 3. Cơ sở vật chất – phương tiện kỹ thuật: - Máy chiếu, loa, micro, máy tính. - Các bài hát có lời chứa tên hay nội dung nói về nghề. - Khoảng 20 tên nghề nghiệp trong xã hội. - Giấy A1, A4, bút long, - Bánh, kẹo, trái cây 4. Phân công nhiệm vụ: - Tổ 1: Chuẩn bị giấy A4, kẻ ba vòng tròn lên 45 tờ giấy - Tổ 2: Chuẩn bị giấy A1, bút lông và ghi các câu hỏi được giao vào giấy - Tổ 3: Chuẩn bị các phần quà, gói thật ấn tượng theo từng giải - Tỗ 4: Ban hậu cần - Ban cán sự lớp soạn các câu hỏi trong hoạt động - Dẫn chương trình: Bí thư - Ban giám khảo: lớp trưởng, lớp phó lao động, tổ trưởng tổ 4, tổ trưởng tổ 3. - Cô chủ nhiệm hướng dẫn, cố vấn, chuẩn bị nội dung bài dạy. V. Các bước tiến hành: Thời gian (phút) Tiến trình hoạt động Người phụ trách 5 Hoạt động 1: Khởi động. - Bắt bài hát chung cho cả lớp: “cô giáo em”. Nhạc sĩ: Trần Kiết Tường MC - MC giới thiệu chương trình: Các bạn thân mến! Chắc chắn rằng trong mỗi chúng ta đã từng một lần nghĩ đến việc sau này ta sẽ làm gì? Sẽ trở thành một người như thế nào? Tôi gọi đó là những ước mơ. Con người ai cũng có nhiều mơ ước, nhưng ở tuổi của chúng ta thì mơ ước lại càng nhiều hơn vì chúng ta có cả một tương lai rộng mở và tươi sáng phía trước. Và ước mơ về một công việc mà ta sẽ làm sau này luôn là điều ta nghĩ tới đầu tiên khi nói đến tương lai, bạn muốn là ca sĩ? Là diễn viên hay là kỹ sư? Muốn thì nhiều nhưng bạn phân vân liệu mình có làm được không? Tất cả những câu hỏi ấy sẽ được giải đáp phần nào trong buổi hoạt động của chúng ta ngày hôm nay. - Giới thiệu đại biểu: hôm nay lớp ta có sự hiện diện của: Cô Nguyễn Thị Thu Hồng_cô giáo chủ nhiệm lớp ta Cô sẽ là người tư vấn cho chúng ta trong buổi hoạt động này. Và đây là những người không thể thiếu để quyết định thứ hạn của các đội, ban giám khảo:  Lớp trưởng: Nguyễn Như Ý  Lớp phó lao động: Châu Văn Tài  Tổ trưởng tổ 3: Cao Thảo Nguyên  Tổ trưởng tổ 4: Thạch Thị Dạ Thảo - Giờ tôi xin chia lớp mình ra làm 4 đội tương ứng với 4 tổ của lớp mình, với số tổ là số đội của các bạn. Và bây giờ xin mời chúng ta bước vào hoạt động….!!! 10 Hoạt động 2: Trò chơi: Góp ý lập câu a. Thể lệ: - Mỗi đội sẽ rút một lá thăm, trong đó có ghi ba nghề và mỗi MC đọc thể lệ, đưa thăm. nghề sẽ có ba gợi ý là những đặc điểm của nghề ấy, được đánh dấu từ 1-3. - Lần lượt từng đội cử một thành viên lên bục, nhiệm vụ của thành viên đó là đọc theo thứ tự từng đặc điểm ghi trong giấy, kết hợp với dùng ngôn ngữ, cử chỉ để miêu tả về nghề ấy. - Số điểm lần lượt ở từng gợi ý là: 30 điểm nếu đội ấy trả lời đúng ở gợi ý đầu tiên; 20 ở ý thứ 2; 10 ở ý cuối và 0 điểm nếu trả lời sai khi kết thúc cả 3 gợi ý ấy. - Thời gian dành cho mỗi đội là 2 phút. b. Nội dung thăm:  Thăm 1: - Trang phục màu trắng - Biểu tượng chung cho nghành là dấu thập đỏ - Nhiệm vụ là cứu người, chữa bệnh  Bác sĩ - Luôn phải đội mũ bảo hộ khi ra công trường - Giám sát, hướng dẫn thi công các công trình - Xây dựng nhà bạn ở.  Kỹ sư xây dựng - Trang phục màu đỏ - Công cụ lao động chủ yếu là những dây ống nước, máy bơm nước,… - Nơi nào có lửa, hỏa hoạn là sẽ có họ.  Lính cứu hỏa  Thăm 2: - Trang phục chủ yếu là áo dài (dành cho nữ) - Công cụ lao động là thước, phấn, bảng,… - Là người mà luôn được gọi là “thầy”. Đọc đúc kết, dẫn qua hoạt động mới. Học sinh tham gia chơi  Giáo viên - Khi làm việc tư thế luôn là ngồi - Công cụ làm việc là chân ga, thắng,… - Người ngồi sau vô lăng của những chiếc xe chạy trên đường.  Tài xế - Làm lụng vất vả nhưng tuyệt đối chủ động về thời gian làm việc - Câu nói “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” là dành cho họ - Không có họ chắc chắn bạn không có gạo ăn.  Nông dân  Thăm 3 - Họ rất lãng mạn, sáng tạo - Dụng cụ lao động là cọ, chân gỗ, màu,… - Những người tạo ra các bức vẽ.  Họa sĩ - Khi đi làm trang phục rất đẹp - Giọng hát hay - Bạn luôn cần những sản phẩm âm nhạc của họ để giải trí.  Ca sĩ - Làm việc chủ yếu với máy tính, rất cẩn thận, tỉ mỉ - Luôn phải tính toán nhiều với những con số - Làm việc trực tiếp với sổ sách, chứng từ, tiền nong của các doanh nghiệp  Kế toán  Thăm 4 - Làm việc khá nhiều với hóa chất dùng để làm đẹp - Dụng cụ chủ yếu là khăn choàng, kéo, máy kẹp,… - Khi tóc bạn dài bạn phải nhờ tới họ để nó gọn gàng hơn  Thợ cắt tóc - Nhanh nhẹn, hoạt bát, giỏi tiếng anh là điều đầu tiên cần - Công việc được đi rất nhiều nơi, nói cho nhiều người nghe - Trong một chuyến du lịch theo tua bạn sẽ được nghe họ nói.  Hướng dẫn viên du lịch - Vui vẻ, nhẹ nhàng, biết chiều lòng người khác - Lấy hàng về, đưa hàng ra và thu tiền lại - Bạn cần bất cứ đồ đạt, thức ăn,… điều mua từ họ  Bán hàng c. Đúc kết: Vừa rồi thì các bạn đã tìm hiểu được một số đặc điểm cơ bản của một số nghề trong xã hội, và còn rất nhiều rất nhiều những nghề nghiệp khác nữa mà chưa được kể ra đây. Câu hỏi đặt ra là với rất nhiều nghề nghiệp như thế thì chúng ta làm sao biết được nghề nào phù hợp với mình? Mình có thể làm được nghề mình yêu thích? Mình phải chọn nghề như thế nào để đáp ứng được được sở thích, đam mê? Chúng ta đã học lớp 11, và những suy nghĩ, dự tính của ta sau khi rời khỏi ghế nhà trường sẽ làm gì là không còn sớm hay xa lạ nữa. Vì thế, hôm nay chúng ta có mặt tại đây với cô giáo chủ nhiệm để nghe cô giải đáp những câu hỏi, những thắc mắc và hướng dẫn chúng ta trong việc lựa chọn nghề nghiệp thế nào cho đúng. Tuy nhiên, cũng có nhiều bạn nghĩ rằng tại sao tôi lại phải chọn nghề và làm việc khi gia đình tôi đủ tiền để tôi sống sung sướng cả cuộc đời? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ đến ngay đây… 8 Hoạt động 3: Tranh vẽ: Vì sao phải chọn nghề? a. Thể lệ: MC dẫn Hai học sinh đi - Có 3 câu hỏi được viết sẵn trong bốn mảnh giấy A1 này, nhiệm vụ của mỗi nhóm là phải trả lời những câu hỏi ấy bằng tranh vẽ. Nghĩa là các bạn không được ghi câu trả lời bằng cách viết mà phải thể hiện nó bằng hình ảnh. Vd: câu hỏi: “Bạn uống nước bằng gì?” Bạn phải vẽ một cái ly chứ không phải là viết chữ “cái ly”. - Mỗi nhóm các bạn có 2 phút để trả lời câu hỏi bằng hình vẽ và 30 giây để thuyết trình về tác phẩm của mình. - Đội vẽ xong sớm nhất được 40 điểm, nhì 30, ba 20 và cuối là 10 điểm. Thang điểm cộng tính chung cho hai cột điểm: 1). Hình vẽ đẹp, rõ ràng thể hiện câu trả lời theo đúng yêu cầu 2). Thuyết trình hay, đủ ý, đúng thời gian sẽ được cộng 10 điểm và lùi dần về 7, 4 và không cộng điểm nào. b. Câu hỏi: - Theo các em nghề nghiệp đem lại điều gì cho chúng ta? - Nêu lên những người thành đạt trong các lĩnh vực mà em biết. - Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình một nghề? (Câu hỏi dùng cho cả hai nhóm) c. Đúc kết: Các bạn đều có những câu trả lời thật hay và cách thể hiện cũng rất sáng tạo. Giờ đây cô chủ nhiệm sẽ cho chúng ta những kết luận tổng quát nhất, xin mời cô: “Cô không ngờ lớp ta lại giỏi như thế đó! Với những câu hỏi vừa rồi, các em trả lời đều có những ý đúng, và cô xin tóm tắt lại. Hầu hết những người trên quả đất này đều có một việc gì đó để làm, chúng ta phải chọn một nghề và làm nghề ấy phát giấy, bút lông BGK chấm điểm hình thức Giáo viên cho điểm phần trả lời, giảng giải cho học sinh bởi nghề nghiệp đem lại cho chúng ta nhiều, nhiều hơn nữa những điều các em vừa kể. Tuy nhiên để khái quát nhất, cô xin xét trên hai bình diện: nghề nghiệp mang đến cho chúng ta giá trị về vật chất lẫn tinh thần. - Trước tiên về mặt vật chất: đã là con người ai cũng có những nhu cầu cơ bản về: ăn, mặc, ở, đi lại. Với thời đại ngày nay, nhu cầu này còn được nâng cao hơn ăn ngon, mặc đẹp, đi những chiếc xe tiện dụng, đắt tiền. Vậy làm sao đề chúng ta có được những điều ấy? Cô nghe có bạn nói là phải có tiền, vâng dĩ nhiên ta phải có tiền mới có được những điều ấy và nghề nghiệp chính là phương tiện trực tiếp để ta kiếm sống phục vụ điều kiện sinh hoạt, thoả mãn các nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của bản thân. Nếu tách rời nghề nghiệp, con người không thể thoả mãn được những nhu cầu cơ bản đó. - Tiếp đến là tinh thần: Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói: “người hạnh phúc là người có đủ ba điều: có một việc để làm, có một người để yêu và có một điều gì đó để hy vọng”. Nghề nghiệp mang cho ta hạnh phúc bởi nó đem đến cho ta lý tưởng, ý nghĩa cuộc sống, sự nghiệp, niềm tin, lòng kêu hãnh, sự tôn trọng, ngưỡng mộ của mọi người. Chọn được nghề mình yêu thích, đam mê và các em có nền tảng về năng lực để làm nghề ấy thì mỗi ngày của các em sẽ đầy hứng thú vui vẻ, không có sự nhàm chán do rảnh rỗi hay mệt mỏi do không phù hợp. Các em sẽ thấy rằng khi mình yêu nghề, mình sẽ luôn tìm mọi cách để có thể làm tốt hơn, sáng tạo hơn, cố gắng nhiều hơn và đó chính là chìa khóa của sự thành công trong nghề nghiệp của mình đấy các em ạ!” Chúng em cám ơn cô. Bây giờ để thay đổi không khí một chút, tôi xin mời các bạn chúng ta cùng đến với trò chơi: “Những bài ca nghề nghiệp”. 5 Hoạt động 4: Thi hát: Những bài ca nghề nghiệp a. Thể lệ: - Có 5 lượt chơi dành cho mỗi đội, chúng tôi sẽ mời lần lượt theo hình thức xoay vòng. - Khi tới đội mình, các bạn sẽ phải hát một đoạn bài hát có tên một nghề hoặc nội dung bài hát ấy nói đến một nghề nghiệp. - Mỗi bài hát đúng đội sẽ ghi được 10 điểm, các bạn chỉ có 5 tiếng đếm khi tới lượt mình mà chưa nghĩ ra bài hát, sau khi kết thúc tiếng đếm đội vẫn chưa hát được sẽ mất lượt. b. Vài bài hát gợi ý: - Bài ca xây dựng - Mùa xuân từ những giếng dầu - Hát mãi khúc quân hành - Bụi phấn - Tình ca người thợ mỏ - Kiếp cầm ca. MC dẫn Học sinh tham gia 7 Hoạt động 5: Giảng giải: Chọn nghề như thế nào? Vừa rồi cô đã nói cho chúng ta biết vì sao chúng ta phải chọn nghề và nếu chúng ta chọn đúng nghề chúng ta sẽ thành công. Vậy làm thế nào để chọn được một nghề mà ta yêu thích, có năng lực trong nghề ấy để thành công? Cô sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi ấy. “Cô chào các em! Giáo viên giảng giải, đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. [...]... hay, nhiều bạn vẽ rất đẹp và hát cực hay nữa Chúng ta hoan hô nhau nào…!!! - Tháng sau chúng ta sẽ đến với chủ đề: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác” Các em về chuẩn bị, sưu tầm tìm hiểu các thông tin, tư liệu, số liệu, sự kiện có lien quan đến tình hình trong nước và thế giới về vấn đề này để lần sau chúng ta làm tốt nha ... yêu đồng ruộng và rất giỏi việc gặt lúa, nhưng với thời điểm hiện tại mọi người đều dùng máy cắt lúa không còn thuê người gặt lúa nữa thì em không thể nào sống bằng nghề gặt lúa thuê Cô vừa hướng dẫn với lớp ta về cách chọn nghề như thế nào cho đúng Tuy nhiên để giúp các em hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta hãy làm một phép thử nho nhỏ xem các em phù hợp với nghề mình yêu thích hay không nha” Hoạt động...Thông qua các hoạt động từ đầu đến giờ, chúng ta đã biết tại sao mình phải chọn lấy một nghề và cũng thấy rằng thế giới nghề nghiệp thật bao la, rộng lớn với hàng ngàn nghề khác nhau Ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học, công nghệ thì nghề nghiệp lại càng phong phú và đa dạng, hàng năm có nhiều nghề mất đi và xuất hiện thêm nhiều nghề mới Vì thế, việc lựa chọn một nghề là cực kỳ... hội hiện nay với nghề viết văn không thực sự cần thiết, và nghề viết văn có thể không đủ trang trải cho cuộc sống nên bạn không chọn nó, và bạn ghi nghề còn lại vào vòng tròn số 3 Như vậy ta còn lại là nghề giáo viên - Cô gọi nghề giáo viên là nghề nằm trong “miền chọn nghề tối ưu”_nghĩa là sau khi trả lời đầy đủ và trung thực nhất với 3 câu hỏi trên, nghề còn lại chính là nghề phù hợp với bạn, bạn... nghề nghiệp với những điều mình phải biết như: Hiểu về một số nghề mình yêu thích, những điều kiện nghề - ấy đòi hỏi Từ đó cố gắng học tập thật tốt những môn có liên quan và - rèn luyện thêm những phẩm chất đạo đức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho nghề ấy Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề và điều kiện để theo - học các trường có đào tạo Vd: miền chọn nghề tối ưu đã cho em biết được em thích hợp với nghề... hợp với nghề nào Tuy nhiên những bạn có dự định, ước mơ ấy cũng chưa chắc mình có đúng hay không, có làm được điều đó? Vậy để chọn đúng nghề, các em phải căn cứ vào: - Trước hết là sở thích, hứng thú và đam mê của mình với một số môn học và nghành mà mình yêu thích Vd: Em thích văn, địa lý và muốn trở thành họa sĩ - Tiếp đến là em nhìn nhận về nghề ấy có đặc điểm gì, cần những điều kiện gì? Bản thân. .. nhất là: Xin mời cô chủ nhiệm phát phần thưởng cho các bạn và các đội trưởng lên nhận quà nào… VI Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá, giao nhiệm vụ cho buổi sau: (2 phút) - “Quan niệm của chúng ta hiện nay vẫn thích thi và học đại học, nhất là ở những vùng quê như chúng ta Cô xin chắc chắn với các bạn rằng: đại học không phải là con đường duy nhất để thành công và bằng chứng là có rất nhiều người... được cũng như nhu cầu cần thiết của xã hội mà các em biết đối với nghành nghề mình muốn làm Giờ các em hãy làm theo cô để có thể chọn một nghề cho tương lai của chính mình, các em nhìn lên bảng và xem cô lấy ví dụ nha: 1 Thiết kế thời trang, 2 Nhà văn, nhà cô giáo văn, cô giáo 3 - Cô giáo Ở vòng tròn số 1, các bạn hi câu trả lời tương ứng với câu 1 vào: thiết kế thời trang, nhà văn, cô giáo là những... phù hợp với nghề mình yêu thích hay không nha” Hoạt động 4: Hoạt động cá nhân: “Tôi sẽ là…” a Thể lệ: - Tôi sẽ gởi cho mỗi bạn một mẫu giấy, trên mẫu giấy ấy đã vẽ sẵn 3 vòng tròn được đánh số tương ứng với ba câu hỏi - Các bạn sẽ có 1,5 phút để trả lời cho ba câu hỏi này, câu trả lời các bạn ghi xuống phía dưới của những vòng tròn ấy Còn công dụng của các vòng tròn các bạn sẽ được thấy sau b Câu hỏi: . Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa: Tâm Lý Giáo Dục Môn: Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Bài thi cuối kì: Chủ điểm tháng 3. GVHD: ThS. Nguyễn Đắc Thanh SVTH: Nguyễn Thị Thu Hồng . trưởng, lớp phó lao động, tổ trưởng tổ 4, tổ trưởng tổ 3. - Cô chủ nhiệm hướng dẫn, cố vấn, chuẩn bị nội dung bài dạy. V. Các bước tiến hành: Thời gian (phút) Tiến trình hoạt động Người phụ.  Tổ trưởng tổ 4: Thạch Thị Dạ Thảo - Giờ tôi xin chia lớp mình ra làm 4 đội tương ứng với 4 tổ của lớp mình, với số tổ là số đội của các bạn. Và bây giờ xin mời chúng ta bước vào hoạt động .!!!

Ngày đăng: 02/04/2015, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w