1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ

53 686 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 562 KB

Nội dung

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài: Kể từ cuối năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Cũng như hầu hết các địa phương trong cả nước, với thủ đô Hà Nội, việc là thành viên của WTO được coi là một sự kiện trọng đại và có sự tác động mạnh mẽ đến mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… Và một trong những ngành chịu tác động của việc gia nhập này là ngành du lịch. Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hoá lớn của cả nước với rất nhiều nguồn tài nguyên phát triển du lịch. Hàng năm, Hà Nội thu hút một lượng khách du lịch rất lớn, đặc biệt là khách quốc tế ngày càng tăng. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch trong năm 2008 lượng khách quốc tế đạt 1.340.000 lượt, tăng 06% so với năm 2007. Lượng khách quốc tế tăng đồng nghĩa với việc yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng tăng và sự cạnh tranh để thu hút khách giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp có nhiều cách thức để cạnh tranh nhau, tuy nhiên, cạnh tranh bền vững đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội là cạnh tranh bằng sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất đem lại sự thành công cho doanh nghiệp, nó được coi là xương sống của cả chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của bất cứ doanh nghiệp nào. Trong thời gian qua, Hà Nội đã diễn ra hàng loạt các sự kiện kinh tế, văn hoá và du lịch có quy mô lớn như: Hội nghị cấp cao APEC, đại hội thể thao châu Á trong nhà… Các sự kiện này thu hút một lượng khách du lịch khá lớn, đặc biệt là khách du lịch công vụ. Đặc biệt, trong năm 2010, Hà Nội sẽ diễn ra hàng loạt các sự kiện kinh tế, văn hoá và du lịch có quy mô lớn, đặc biệt là đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Đây là có hội phát triển kinh doanh cho rất nhiều doanh nghiệp du lịch của thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Với những sự kiện đã, đang và sẽ diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các khách sạn đã tích cực khai thác các nguồn tài nguyên đề làm phong phú thêm sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc ra các quyết định về sản phẩm không phải là điều đơn giản. Với những khách sạn lớn với một đội ngũ làm công tác marketing chuyên nghiệp thì những quyết định liên quan đến chính sách sản phẩm có tính chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, với những khách sạn có quy mô nhỏ, thứ hạng thấp thì chính sách sản phẩm vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả do tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu, tổ chức quản lý danh mục và chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao, đồng thời việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất cũng như quản lý còn chưa được chú trọng. Yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn là cần phải có sự nghiên cứu, phân tích thị trường cũng như các yếu tố khác một cách kỹ lưỡng để có những quyết định phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của mình, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của mình và góp phần vào lợi ích chung của toàn xã hội Là khách sạn lớn nhất của Tỉnh Hà Tây (cũ), khách sạn Sông Nhuệ nay là Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ, khách sạn đang cố gắng hoàn thiện các hoạt động của mình, đặc biệt là chú trọng công tác đẩy mạnh hoạt động Marketing, thu hút khách hàng. Kể từ sau khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của khách sạn đã trở lên năng động hơn, việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh nhạy hơn. Mặc dù khách sạn đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của ban giám đốc, sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ nhân viên trong khách sạn, nhưng hiện nay, chính sách Marketing, đặc biệt là chính sách sản phẩm của khách sạn vẫn chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ, thông qua các phiếu điều tra, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo công ty, em nhận thấy chính sách sản phẩm của khách sạn trong thời gian qua đã được mở rộng về chủng loại cũng như chất lượng. Tuy nhiên, sản phẩm của khách sạn được đánh giá là vẫn còn chưa phong phú, đa dạng, sản phẩm chưa tạo được nét riêng biệt, độc đáo so với một số khách sạn khác trên cung địa bàn. Các dịch vụ bổ sung còn hạn chế, ít về số lượng, chất lượng thì chưa cao, chưa thoả mãn được nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, mặc dù trong thời gian qua khách sạn đã tiến hành đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, nhưng việc đầu tư nâng cấp còn chậm, nên chất lượng của những sản phẩm chính của khách sạn còn chưa cao. Việc phát triển sản phẩm mới cũng chưa được cán bộ lãnh đạo khách sạn quan tâm đúng mức, các sản phẩm chủ yếu vẫn là những sản phẩm truyền thống phát triển từ sự cải biến các sản phẩm hiện tại của khách sạn, sản phẩm chưa có sự bứt phá, chưa tạo được nét mới lạ, đặc sắc, hấp dẫn khách hàng. Chính sách sản phẩm còn chưa nhận được sự hỗ trợ của các chính sách marketing khác một cách hiệu quả. Từ những sự nghiên cứu, phân tích trên, em nhận thấy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình một cách tối ưu, căn cứ vào nhu cầu khách hàng với nguồn lực của doanh nghiệp và những điều kiện thị trường, khách sạn Sông Nhuệ cần phải quan tâm chú trọng đến việc hoàn thiện chính sách sản phẩm. Như vậy thì sản phẩm của khách sạn mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, nâng cao được sức cạnh tranh của khách sạn so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp để Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ là rất cần thiết và có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài: Việc xây dựng được một chính sách sản phẩm có hiệu quả, phù hợp với thị trường và nguồn lực của doanh nghiệp cũng như nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là một vấn đề vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong đề tài “Hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ” là chính sách sản phẩm, nhu cầu và xu hướng phát triển của đoạn thị trường mà khách sạn hướng tới, góp phần hoàn thiện chính sách sản phẩm, nâng cao khả năng thu hút khách, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tăng sức cạnh tranh của khách sạn. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ Đề tài này được thực hiện với các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá lại những lý luận về chính sách sản phẩm trong kinh doanh khách sạn du lịch nói chung, từ đó tạo cơ sở lý luận cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu trong đề tài. - Khảo sát về chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ thông qua các nguồn tài liệu sơ cấp, thứ cấp có liên quan. Sau đó tiến hành đánh giá về thực trạng chính sách sản phẩm của công ty trong thời gian qua, từ đó tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của chính sách sản phẩm của công ty, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những ưu, nhược điểm đó. - Trên cơ sở những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những ưu nhược điểm đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm một cách khả thi để thu hút khách. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Vĩ mô trong ngành du lịch và trong nền kinh tế - xã hội để hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ nói riêng và các doanh nghiệp khách sạn du lịch trên địa bàn Hà Nội nói chung. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về chính sách sản phẩm tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ dưới góc độ nghiên cứu của môn học Marketing du lịch. Quá trình nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2008 đến 2009 và những năm tiếp theo. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và pham vi nghiên cứu, luận văn được chia làm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về chính sách sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ. Chương4: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ. Chương 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN 2.1. Các khái niệm cơ bản: 2.1.1. Khách sạn, kinh doanh khách sạn a. Khái niệm khách sạn: Khách sạn là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong kinh doanh du lịch. Đây là cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là chủ yếu, ngoài ra còn có thể kinh doanh một số dịch vụ khác như ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin liên lạc… phục vụ khách du lịch. Khách sạn vừa là nơi sản xuất cũng là nơi chuyển giao và bán các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu khách du lịch với mục đích là thu lợi nhuận. Thứ hạng của khách sạn phụ thuộc vào chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ hàng hoá mà nó cung cấp. Theo quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch (ban hành kèm theo Quyết định số 02/2001?QĐ-TCDL ngày 27/04/2001): Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. b. Kinh doanh khách sạn: Khách sạn là bộ phận rất quan trọng của ngành du lịch. Kinh doanh khách sạn là kinh doanh sự lưu trú và các dịch vụ liên quan đến sự lưu trú của khách hàng. (Quản trị doanh nghiệp khách sạn - du lịch của trường Đại học Thương mại, năm 2008) Theo cuốn sách Quản trị doanh nghiệp khách sạn – du lịch của trường Đại hoạc Thương mại thì “Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” Từ khái niệm trên, ta có thể khái quát về kinh doanh khách sạn như sau: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh của một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho du khách nhằm đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian khách lưu trú tại các địa điểm du lịch và mang lại lợi ích cho cơ sở kinh doanh khách sạn. Kinh doanh khách sạn là việc sản xuất và cung ứng các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác cho khách du lịch nhằm mục đích sinh lời, trong đó dịch vụ lưu trú là chủ yếu. Xét một cách tương đối thì sản phẩm khách sạn là sản phẩm dịch vụ, nó là sự kết hợp giữa sản phẩm vật chất và sự tham gia phục vụ của nhân viên khách sạn theo những quy trình nhất định để đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho họ cảm thấy thoả mãn nhất có thể. 2.1.2. Marketing và Marketing khách sạn Marketing theo cách định nghĩa của Phillip Kotler trong cuốn Quản trị marketing như sau: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác. Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, định nghĩa marketing phải đảm bảo các nội dung sau đây: - Tìm cách thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. - Coi marketing là hoạt động liên tục mang tính lâu dài chứ không phải chỉ quyết định một lần là xong - Coi trọng thu thập thông tin và nghiên cứu marketing để nắm bắt nhu cầu, mong muốn của du khách, những động thái của các đối thủ cạnh tranh, các đối tượng hữu quan khác nhằm đảm bảo hoạt động marketing có hiệu quả. Điều này có nghĩa là nghiên cứu marketing phải đóng vai trò quan trọng then chốt. - Các công ty lữ hành và khách sạn phụ thuộc lần nhau, có nhiều cơ hội và cần phải hợp tác với nhau trong hoạt động marketing. Tóm lại hoạt động marketing trong doanh nghiệp phải được thấu suốt ở mọi bộ phận, mọi nhân viên có giao tiếp với khách hàng, mọi phương tiện có thể giới thiệu và khuyến khích khách sử dụng các dịch vụ của khách sạn, các dịch vụ khác với mục tiêu là hoá đơn thanh toán trung bình của khách sử dụng dịch vụ càng cao càng tốt. Từ những nội dung cơ bản trên, chúng ta có định nghĩa marketing cho ngành kinh doanh khách sạn, du lịch như sau: “Marketing là một quá trình liên tục, nối tiếp nhau qua đó bộ phận marketing của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch lập kế hoạch, nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát, đánh giá các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng và đạt được những mục tiêu của công ty”. (Giáo trình Marketing du lịch) Từ định nghĩa trên, có thể thấy nhiệm vụ của marketing là: lập kế hoạch (planning), nghiên cứu (research), thực hiện (implementation), kiểm soát (control) và đánh giá (evaluation). 2.1.3. Khái niệm về sản phẩm và chính sách sản phẩm trong kinh doanh du lịch: a. Sản phẩm: Theo cuốn sách Quản trị Marketing của Phillip Kotler thì: sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thoả mãn một mong muốn hay nhu cầu. Như vậy, theo định nghĩa trên thì sản phẩm có thể là hàng hoá vật chất như các món ăn, đồ uống trong khách sạn… hoặc là các dịch vụ như cắt tóc, giặt là, hướng dẫn du lịch… hoặc là các địa điểm như các nơi có danh lam thắng cảnh, tài nguyên du lịch… hay ý tưởng như các lời tư vấn, lời khuyên cho du khách… Sản phẩm cần được nhìn nhận ở cả 5 góc độ tiếp cận: - Lợi ích cốt lõi: chính là dịch vụ cơ bản mà khách hàng thực sự mua. Lợi ích cốt lõi mà khách hàng tìm đến khách sạn là họ muốn mua sự nghỉ ngơi và giấc ngủ - Sản phẩm chung hay sản phẩm chủng loại: Người kinh doanh phải biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung, chính là dạng cơ bản của sản phẩm đó. Trong khách sạn là những toà nhà có đầy đủ tiện nghi để cho thuê và các dịch vụ khác như nhà ăn, bể bơi, phòng tập thể dục… - Sản phẩm mong đợi: là các thuộc tính và điều kiện mà người mua mong đợi và chấp nhận khi mua sản phẩm đó. Khách hàng thuê phòng khách sạn sẽ mong đợi một chiếc giường sạch sẽ, có tivi, tủ lạnh, tủ đầu giường, điện thoại, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm, khăn tắm… - Sản phẩm tăng thêm: là một sản phẩm bao gồm những lợi ích phụ thêm cho khách hàng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác đi với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ khách sạn có thể hoàn thiện sản phẩm của mình bằng cách trang trí thêm hoa tươi trong phòng, đảm bảo vệ sinh luôn sạch sẽ, làm thủ tục nhận phòng nhanh chóng, các bữa ăn ngon… - Sản phẩm tiềm năng: là những biến đổi hoàn thiện mà sản phẩm có thể có trong tương lai. Đây chính là những sự tích cực tìm kiếm của doanh nghiệp để tìm ra những cách thức mới thoả mãn khách hàng và tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình Hình 2.1. Năm mức độ của sản phẩm b. Chính sách sản phẩm: Chính sách sản phẩm được hiểu là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo nhu cầu của khách hàng trên thị trường trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi ích cốt lõi Sản phẩm chủng loại Sản phẩm mong đợi Sản phẩm tăng thêm Sản phẩm tiềm năng Dưới góc độ Marketing thì chính sách sản phẩm là tổng thể những quy tắc chỉ huy việc tạo ra và tung sản phẩm vào thị trường để thoả mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả. Dưới góc độ kinh doanh thì chính sách sản phẩm là những chủ trương của doanh nghiệp về việc hạn chế, duy trì, phát triển và mở rộng đổi mới các mặt hàng, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao, phù hợp với các giai đoạn của chu kỳ sản phẩm và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. 2.2. Một số lý thuyết về chính sách sản phẩm trong kinh doanh khách sạn 2.2.1. Vai trò của chính sách sản phẩm: Chính sách sản phẩm đóng vai trò quan trọng, là hạt nhân trong các phương án sản xuất kinh doanh của khách sạn, là xương sống của tất cả các chiến lược Marketing. Chính sách sản phẩm là một trong các yếu tố của Marketing Mix, do vậy chính sách sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với các chính sách khác. Nếu không có chính sách sản phẩm thì các chính sách khác không tồn tại và phát triển được. Hoặc nếu chính sách sản phẩm không đúng, tức là đưa ra thị trường những loại sản phẩm, dịch vụ không đúng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thì các chính sách marketing khác có hấp dẫn đến mấy cũng không có ý nghĩa. Chính sách sản phẩm đảm bảo cho hoạt động của khách sạn đi đúng hướng. Nếu như chiến lược kinh doanh trả lời câu hỏi: Sản xuất cái gì? cho ai? thì chính sách sản phẩm sẽ giúp khách sạn trả lời câu hỏi: Khách sạn sẽ sản xuất bao nhiêu loại, chủng loại sản phẩm? Số lượng sản phẩm là bao nhiêu? Chất lượng sản phẩm ở mức nào? Thoả mãn nhu cầu của những tập khách nào? Đồng thời chính sách sản phẩm còn gắn bó chặt chẽ các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp nhằm mục tiêu chiến lược tổng quát. Chính sách sản phẩm hợp lý thì doanh nghiệp có thể dự báo được lượng khách cung như nhu cầu của họ để từ đó có những biện pháp phù hợp đối với quá trình tái sản xuất. 2.2.2. Căn cứ xây dựng chính sách sản phẩm: Để xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp, các doanh nghiệp khi xây dựng chính sách sản phẩm phải dựa trên các căn cứ sau: - Căn cứ vào chiến lược kinh doanh và phương án kinh doanh tổng hợp để xác định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian dài. Mỗi doanh nghiệp với quy mô khác nhau, trong suốt quá trình kinh doanh của mình luôn cần xác định phương hướng kinh doanh một cách rõ ràng. Chính sách sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của các chiến lược kinh doanh và các phương án kinh doanh. Chính sách sản phẩm tiếp tục trả lời câu hỏi sản xuất, kinh doanh bao nhiêu loại, chủng loại sản phẩm, với số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao trong khi chiến lược kinh doanh trả lời câu hỏi sản xuất, kinh doanh cái gì, cho ai? Như vậy, chính sách sản phẩm là khâu nối tiếp của chiến lược kinh doanh, nó khác nhau ở tính bao quát và cụ thể. - Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, trên cơ sở nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp sẽ quyết định đưa ra các sản phẩm phù hợp. Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xây dựng cho mình các phương án kinh doanh như đã nói ở trên. Các chiến lược kinh doanh này không thể theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mà nó phải đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường khách mục tiêu của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, việc đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng sẽ đem lại kết quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Nếu như chiến lược kinh doanh trả lời câu hỏi “sản xuất cho ai?” thì chính sách sản phẩm sẽ giúp xác định cụ thể chất lượng, số lượng sản phẩm cho đối tượng khách hàng đó. Chính vì vậy, khi xây dựng chính sách sản phẩm thì các doanh nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, môi trường kinh doanh của mình để có những quyết định về loại sản phẩm cung ứng như thế nào là hợp lý, vừa tối đa hoá lợi nhuận, vừa có khả năng thu hút khách. - Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch nhiều khi phát hiện thấy những khoảng thị trường còn trống, nhưng mỗi doanh nghiệp đều bị ràng buộc, hạn chế nhất định, do vậy doanh nghiệp cần phải thấy hết mặt mạnh, mặt yếu của mình khi lựa chọn, quyết định chính sách sản phẩm. Khả năng của doanh nghiệp bao gồm cả mặt mạng và mặt yếu, cả nhân tố khách quan và chủ quan. Khi các doanh nghiệp những điều kiện thuận lợi về nguồn lực thì việc thực hiện các quyết định về sản phẩm sẽ thuận lợi hơn. 2.2.3. Phương pháp xây dựng chính sách sản phẩm: Khi xây dựng chính sách sản phẩm, các doanh nghiệp thường phải lựa chọn một số phương án để có được phương án tốt nhất. Thông thường khi xây dựng chính sách sản phẩm người ta có ba cách, đó là phương pháp dựa vào kinh nghiệm, phương pháp dựa vào thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu, phân tích. Cụ thể: - Phương pháp dựa vào kinh nghiệm: Phương pháp này được đánh giá là một phương pháp đơn giản, dễ áp dụng. Các nhà quản trị có thể căn cứ vào những thành công hay thất bại trong thời gian trước đó của các doanh nghiệp khác và doanh nghiệp của mình để có thể lựa chọn được phương án tốt nhất cho chính sách sản phẩm của mình. Khi thực hiện phương pháp này, doanh nghiệp đã đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân của chúng. Để từ đó, doanh nghiệp có những điều chỉnh sao cho thật phù hợp với chiến lược kinh doanh, với nhu cầu khách hàng và phù hợp với những nguồn lực của mình. Mặc dù phương pháp này có những ưu điểm đã kể trên, tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn khá nhiều hạn chế: do phương pháp vẫn chưa chú trọng vào nghiên cứu nhu cầu khách hàng trên thị trường với những tác động của môi trường kinh doanh, mà chỉ là những ý kiến chủ quan. Do đó, phương pháp này có độ rủi ro rất cao, những chính sách sản phẩm là những chính sách mang nặng tính chủ quan. - Phương pháp dựa vào thực nghiệm: Đây là phương pháp mà doanh nghiệp tiến hành triển khai sản phẩm trên một đoạn thị trường nào đó rồi đánh giá kết quả thực hiện và tiến hành điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường mục tiêu. Phương pháp này có ưu điểm là dựa vào thực nghiệm nhiều hơn và được tiến hành trên cơ sở triển khai thử và có sự đánh giá kết quả thực hiện của các phương án. Sau đó tiến hành lựa chọn phương án tối ưu. Tuy nhiên, do cần phải kiểm nghiệm tất cả các phương án nên chi phí thực hiện là rất lớn. Phương pháp dựa vào thực nghiệm nên được thực hiện cùng các phương pháp khác để khẳng định lại lần cuối trước khi đưa ra các quyết định sao cho đạt kết quả tốt nhất. - Phương pháp nghiên cứu phân tích: Phương pháp này đánh giá được mọi yếu tố của môi trường, nghiên cứu kỹ lưỡng các biến cố, các ràng buộc có liên quan đến mục tiêu cần hướng tới. Doanh nghiệp sử dụng các mô hình toán học, kỹ thuật nghiên cứu phân tích cũng như các cách thức khác nhau như cho điểm theo tiêu chuẩn, xét hiệu quả kinh tế… để tìm ra chính sách sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp của mình. Đây là phương pháp hiện đại, tuy nhiên lại mất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Khi tiến hành nghiên cứu chính sách sản phẩm cần phải đặc biệt quan tâm tới các phương án sao cho thích hợp, dễ thực hiện và có tính linh hoạt cao. Bởi chính sách sản phẩm đóng vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh và ảnh hưởng đến các chính sách khác. 2.2.4. Các chính sách marketing khác hỗ trợ cho chính sách sản phẩm Chính sách sản phẩm được đánh giá là xương sống của các chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất các doanh nghiệp cần xây dựng được chiến lược marketing – mix trên cơ sở phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp đã xác định. Chính sách sản phẩm là một trong các yếu tố của marketing – mix, do vậy các chính sách marketing khác có liên quan mật thiết với chính sách sản phẩm của khách sạn. a. Chính sách giá: [...]... sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ: Từ năm 2001, khách sạn Sông Nhuệ chính thức đạt tiêu chuẩn khách sạn 2 sao và đang hướng tới đạt chuẩn khách sạn 3 sao Do đó, khách sạn đã và đang có sự đầu tư khá lớn về trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như phát triển sản phẩm dịch vụ mới làm cho danh mục sản phẩm của khách sạn trở nên phong phú, đa dạng hơn Mỗi danh mục sản phẩm. .. khách sạn cần phải có những quyết định về chính sách sản phẩm cũng như các chính sách marketing khác thật phù hợp cho đối tượng khách này c Đặc điểm của thị trường khách tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ: Qua phân tích doanh thu lưu trú theo cơ cấu khách ở trên thì khách lưu trú tại khách sạn chủ yếu là khách công vụ, khách du lịch thuần tuý cũng khá nhiều nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn Khách. .. hút khách công vụ tại khách sạn Vị Hoàng – Công ty cổ phần du lịch Nam Định” của Đặng Vân Duyên, K41B5 Luận văn đã có sự tổng hợp lý luận cơ bản về khách sạn, kinh doanh khách sạn, sản phẩm, chính sách sản phẩm trong kinh doanh khách sạn Luận văn cũng đã vận dụng giữa lý thuyết vào thực tiễn một cách logic để từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân tồn tại trong chính sách sản phẩm của. .. mức độ đa dạng hoá cao Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN DU LỊCH SÔNG NHUỆ 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu: 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: Trong quá trình nghiên cứu về chính sách sản phẩm tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ, đề tài sử dụng cả 2 nguồn thông tin: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp a Thu thập... cạnh tranh với khách sạn Với khách sạn Sông Nhuệ, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với khách sạn pahỉ kể đến là: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất là khách sạn Anh Quân nằm ngay bên cạnh khách sạn Đây là khách sạn 2 sao với trang thiết bị hiện đại, có nhiều sản phẩm mới, phù hợp với phong cách sống hiện đại Một số khách sạn khác như khách sạn Cầu Am, khách sạn Nhuệ Giang Sản phẩm của những khách sạn này không... tra 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ 3.2.1 Giới thiệu khái quát hoạt động kinh doanh của khách sạn: a Khái quát quá trình hình thành và phát triển: * Khái quát chung: - Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ - Tên giao dịch quốc tế: Song Nhue Tourist Hotel Company - Địa chỉ:... doanh nghiệp Nhà nước Khách sạn Sông Nhuệ chuyển thành Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ theo quyết định số 373/QĐ-UB của UBND Tỉnh Hà Tây Đến tháng 7 năm 2001, Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ chính thức được công nhận đạt tiêu chuẩn 2 sao Khách sạn là một toà nhà 5 tầng với 64 phòng ngủ, một hội trường lớn có sức chứa lên đến 300 khách, 2 phòng hội thảo sức chứa từ 50 đến 80 khách, 1 khu nhà bếp,... với Bộ công an cho phép các khách sạn phục vụ các dịch vụ giải trí tới 2h sáng cũng đã góp phần vào việc phát triển các dịch vụ bổ sung của khách sạn như karaoke, bar, café, bi-a… 3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn về chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ 3.3.1 Đánh giá kết quả điều tra khách hàng (xem Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm về chính sách sản phẩm. .. dùng sản phẩm của khách sạn d Chính sách con người: Bên cạnh những chính sách Marketing trên, chính sách con người cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng Do đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn là sử dụng nhiều lao động sống, chính vì thế sự thành công của chính sách sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, đặc biệt là những nhân viên tiếp xúc với khách hàng của khách sạn Chính sách con... họ còn có các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ phục vụ công việc của họ và đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí Khách sạn cũng đón khách nước ngoài nhưng với số lượng không nhiều, chủ yếu là khách đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đến Việt Nam tham quan du lịch và công tác 3.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ a Môi trường bên ngoài: . và phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong đề tài Hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ là chính sách sản phẩm, nhu cầu và. cạnh tranh của khách sạn. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ Đề. Sông Nhuệ. Chương4: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ. Chương 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN

Ngày đăng: 01/04/2015, 18:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w