1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn khách sạn du lịch hoàn thiện chính sách xúc tiến của công ty cổ phần đầu tƣ dịch vụ du lịch việt nam

57 101 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 229,11 KB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận gồm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp du lịch - Phân tích và đánh giá thực t

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện chính sách xúc tiếncủa Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam”, ngoài sự cố gắng của bảnthân em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy giáo và của các anh chịtại địa điểm thực tập

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Bùi Xuân Nhàn, người đãtrực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.Bằng kiến thức chuyên môn và sự tận tâm, thầy đã giúp em hiểu rõ nhiều vấn đề và tạođiều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo đang giảng dạy tạitrường Đại Học Thương Mại, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức cơbản vững chắc để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Đồng thời, em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu

tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam và các anh chị thuộc bộ phận kinh doanh – marketing đãtạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp số liệu cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Đặng Minh Nguyệt

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu của khóa luận 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành 5

1.1.2 Marketing và marketing du lịch 6

1.1.3 Khái niệm, vai trò của xúc tiến du lịch 7

1.2 Nội dung của chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp du lịch 8

1.2.1 Các bước khi tiến hành hoạt động xúc tiến trong du lịch 8

1.2.2 Các công cụ xúc tiến cơ bản trong du lịch 10

1.2.3 Các chính sách marketing khác hỗ trợ chính sách xúc tiến 15

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp du lịch 16

1.3.1 Yếu tố bên trong 16

1.3.2 Yếu tố bên ngoài 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM 19

2.1 Một số nét khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 19

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 19

2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 20

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 21

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 21

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 22

Trang 3

2.2 Phân tích thực trạng chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ

Du lịch Việt Nam 24

2.2.1 Sản phẩm và thị trường khách của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 24

2.2.2 Các bước tiến hành hoạt động xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 25

2.2.3 Các công cụ xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam28 2.3 Đánh giá chung 33

2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân 33

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 33

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM 35

3.1 Xu hướng phát triển du lịch, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 35

3.1.1 Xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam 35

3.1.2 Mục tiêu, phương hướng kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 36

3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 38

3.2.1 Hoàn thiện các bước xúc tiến 38

3.2.2 Hoàn thiện các công cụ xúc tiến……… 41

3.2.3 Hoàn thiện chính sách marketing khác hỗ trợ chính sách xúc tiến 44

3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng 45

3.3.1 Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước 45

3.3.2 Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 45

3.3.3 Kiến nghị với Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội 46

KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang 5

4 LĐBQTT Lao động bình quân trực tiếp

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếmmột vị trí quan trọng trên nhiều quốc gia và trên quy mô toàn cầu Cùng với sự pháttriển của thế giới, ngành du lịch Việt Nam cũng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ vàđóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Dulịch không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế và giải quyết một số lượng lớn công ăn việclàm cho người dân mà còn đem lại sự thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, góp phầntăng cường giao lưu văn hóa, phát triển bản sắc dân tộc

Là ngành kinh tế phát triển khá nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ViệtNam, du lịch đã và đang trở thành hiện tượng thu hút nhiều doanh nghiệp tham giakinh doanh Chính sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch mà nó tạonên sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinhdoanh và các chính sách thích hợp để đứng vững trên thị trường hiện nay Chính sáchmarketing chính là công cụ hữu ích và quan trọng, nó vừa là một khoa học cũng là mộtnghệ thuật giúp cho doanh nghiệp chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường, thuhút được khách hàng tiềm năng và kích thích khách hàng hiện tại sử dụng thêm cácdịch vụ của doanh nghiệp

Là một bộ phận cấu thành của marketing – mix, các chính sách xúc tiến từ lâu đãđược các doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của mình tuy nhiên việc

áp dụng vẫn còn hời hợt, chưa có được kế hoạch marketing hoàn hảo cho doanhnghiệp của mình do đó không đem lại được hiệu quả như mục tiêu đặt ra Ngoài ra,kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thì các chính sách xúc tiến luôn được đặt lên hàngđầu bởi lẽ do sản phẩm của du lịch có những đặc trưng khác với các sản phẩm hànghóa, nó mang tính vô hình, khó có thể đo lường mà chỉ có thể cảm nhận và sử dụngsản phẩm trực tiếp nơi sản xuất Do đó, các chính sách xúc tiến luôn có ý nghĩa to lớnvới các doanh nghiệp du lịch, việc hoàn thiện chính sách xúc tiến ở mỗi công ty lữhành càng trở nên cần thiết và nó thực sự phát huy tác dụng đem lại hiệu quả kinhdoanh cho các công ty

Nhận thức được vấn đề trên, công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

đã có sự chú trọng vào công tác xúc tiến – quảng bá sản phẩm cũng như hình ảnh củadoanh nghiệp đến khách hàng để đảm bảo chỗ đứng trên thị trường Tuy nhiên, chínhsách xúc tiến của công ty về các sản phẩm du lịch nói chung và các chương trình dulịch nói riêng vẫn chưa đạt hiệu quả cao, các hoạt động xúc tiến chưa được khai thácmột cách triệt để Chính vì vậy, xuất phát từ những kiến thức thu nạp được và qua mộtthời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam, em quyếtđịnh chọn đề tài “ Hoàn thiện chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ

Trang 7

Du lịch Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn ứng dụng

lý thuyết marketing vào thực tiễn công ty, xác định được những tồn đọng và tìm ranguyên nhân của nó để đưa ra được những giải pháp thỏa đáng nhằm hoàn thiện chínhsách xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay trong các bài báo, tạp chí, giáo trình trong nước và nước ngoài đã đềcập khá nhiều đến hoạt động xúc tiến trong các doanh nghiệp nói chung và các doanhnghiệp kinh doanh du lịch nói riêng Qua tìm hiểu em thấy một số các công trình đãnghiên cứu về chính sách xúc tiến, cụ thể:

Lê Vũ Trường Khánh (2013), “Hoàn thiện chính sách xúc tiến của công ty cổphần du lịch Việt Nam – Hà Nội”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương Mại Luận văn

đã phân tích khá cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách xúc tiến của công ty

cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội thông qua việc nghiên cứu dựa trên các kết quảcủa phiếu điều tra, khảo sát khách hàng Việc nghiên cứu cũng đã đưa ra được các giảipháp và đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế của công ty nhằm hoàn thiện chính sáchxúc tiến

Nguyễn Phương Anh (2012), “Giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến chươngtrình du lịch nội địa của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ du lịch Thanh Niên

Hà Nội”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương Mại Luận văn nghiên cứu tập trungvào các giải pháp là xúc tiến chương trình du lịch nội địa tại Công ty Cổ phần Thươngmại và Dịch vụ Du lịch Thanh Niên Hà Nội

Đỗ Kiều Thương (2017) “Hoàn thiện chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phần

Du lịch Bảo Việt, Quảng Ninh”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương Mại Luận vănnghiên cứu các chính sách xúc tiến tại công ty từ đó đánh giá thành công và hạn chếcủa hoạt động xúc tiến của công ty và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cho hoạtđộng này cũng như có một số kiến nghị tới Tổng cục Du lịch và thành phố Hà Nội.Nhìn chung, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về chính sách xúc tiếntrong doanh nghiệp và các công trình trên đều đã đưa ra các giải pháp giải quyết cácvấn đề tồn tại quanh hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp lữ hành Tuy nhiên, domôi trường hiện nay thay đổi làm nảy sinh những vấn đề mới và các công trình nghiêncứu trên không thể áp dụng một cách máy móc cho các doanh nghiệp du lịch khác.Mặt khác, trong hai năm gần đây chưa một đề tài nào nghiên cứu về Công ty Cổ phầnĐầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam Vì vậy đề tài “Hoàn thiện chính sách xúc tiến củaCông ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam” không trùng với các đề tài đãnghiên cứu trước đó và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 8

Đưa ra một số đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách xúctiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận gồm:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp du lịch

- Phân tích và đánh giá thực trạng về chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phầnĐầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam Qua đó nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế vàchỉ ra nguyên nhân tồn tại trong chính sách xúc tiến của công ty

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách xúc tiến củaCông ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn vềchính sách sách xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến lý luận vàthực tiễn về hoàn thiện chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp lữ hành Bao gồm hệthống lý luận, phân tích thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiếncủa doanh nghiệp lữ hành

Về thời gian: Khảo sát trong khoảng thời gian 2 năm 2016 và 2017 và đề xuấtgiải pháp, kiến nghị đến năm 2020

Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chính sách xúc tiến tạiCông ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Để có được những thông tin và kết quả về tình hìnhkinh doanh và hoạt động xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch ViệtNam, đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua báo cáo về kết quả kinh doanh tronghai năm 2016 và 2017, sử dụng các số liệu trong các báo cáo tài chính của công ty.Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp trong đề tài còn được thu thập từ các ấn phẩm, sách báo, sửdụng một số thông tin trên các web du lịch Từ đó kế thừa và hoàn chỉnh công trìnhnghiên cứu của mình

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Trong khóa luận này em đã sử dụng phương pháp điềutra trắc nghiệm với đối tượng là khách hàng và số lượng phiếu là 100 phiếu để điều tranghiên cứu về chính sách xúc tiến của Công ty CP Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam.Qua đó nhằm đưa ra các biện pháp cụ thể để hoàn thiện chính sách xúc tiến của công

ty Thời gian phát phiếu từ ngày 18/3/2018 đến ngày 30/3/2018 Phiếu được thu hồi lại

Trang 9

ngay sau khi khách hàng điền xong các câu trả lời Thu hồi được 86 phiếu để xử lý kếtquả nghiên cứu.

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp:

Phương pháp thống kê: Khóa luận có sử dụng phương pháp thống kê nhằm thống

kê đầy đủ các số liệu để phản ánh toàn bộ thực trạng về tình hình hoạt động kinhdoanh cũng như thực trạng chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ

Du lịch Việt Nam

Phương pháp so sánh: Từ các số liệu thu thập được từ phòng nhân sự của công

ty, tiến hành so sánh tương đối và tuyệt đối về chi phí, doanh thu qua hai năm 2016 và

2017 để đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả của chính sách xúc tiến củacông ty

Phương pháp phân tích: Thống kê các dữ liệu thu thập được để phân tích lựachọn các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đồng thời loại bỏ những thông tin haytài liệu không còn phù hợp với tình hình hiện nay

- Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp:

Phương pháp thống kê: Sau khi phát phiếu điều tra và thu hồi các phiếu đạt yêucầu, tiến hành tổng hợp lại các câu trả lời

Phương pháp phân tích: Từ kết quả của cuộc điều tra, tiến hành phân tích thựctrạng của chính sách xúc tiến của Công ty CP đầu tư dịch vụ du lịch Việt Nam để đưa

ra các giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến này tại công ty

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận kết cấu thành 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp dulịch

Chương 2: Thực trạng chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ

Du lịch Việt Nam

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sáchxúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN

TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành

a, Kinh doanh lữ hành

- Khái niệm về kinh doanh lữ hành

Hiện nay đã có rất nhiều những khái niệm khác nhau về kinh doanh lữ hành, dướiđây là hai khái niệm cơ bản thường được dùng trong du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán

và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”.Theo định nghĩa của Tổng cục du lịch Việt Nam: “Kinh doanh lữ hành là việcthực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọngói hay từng phần, quảng cáo và bán chương trình này một cách trực tiếp hay gián tiếpthông qua các trung gian và các văn phòng đại diện, tổ chức các chương trình du lịch

và hướng dẫn”

Nhìn chung, cả hai khái niệm trên đều nhắc tới các hoạt động thiết lập và xâydựng các chương trình du lịch của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu khách hàngnhằm mục đích lợi nhuận

b, Doanh nghiệp lữ hành

- Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành

“Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổnđịnh, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuậnthông qua việc tổ chức xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịchcho khách du lịch Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt độngtrung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt độngkinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầutiên đến khâu cuối cùng” [6]

- Phân loại doanh nghiệp lữ hành

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) doanh nghiệp lữ hành chia làm hai loại đó làdoanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa

Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, báncác chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếpthu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ởViệt Nam đi du lịch Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷthác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây

Trang 11

dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thựchiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữhành quốc tế đưa vào Việt Nam.

- Các nội dung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành

Kinh doanh chương trình du lịch: chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu vàđặc trưng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Kinh doanh chương trình du lịch làviệc thực hiện hoạt động thiết kế các chương trình, tổ chức quảng cáo… để cung cấpcho khách du lịch các chương trình du lịch trọn gói hoặc các chương trình du lịch bánphần, từng phần theo yêu cầu khách hàng nhằm mục đích sinh lời

Kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và dịch vụ đại lý khác: Đây là loại dịch vụ màdoanh nghiệp lữ hành không chỉ bán các chương trình du lịch do mình tự sản xuất màcòn làm trung gian giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm dulịch khác để hưởng hoa hồng Hầu hết các sản phẩm này được tiêu thụ một cách đơn lẻthỏa mãn độc lập nhu cầu của khách

Kinh doanh các dịch vụ khác: Tùy thuộc vào điều kiện của mình, các doanhnghiệp lữ hành có thể tự mình tổ chức, cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng Vídụ: Dịch vụ vận chuyển du lịch, tổ chức sự kiện, du học…

1.1.2 Marketing và marketing du lịch

a, Khái niệm về marketing

Trên Thế giới đã có rất nhiều các khái niệm nói về marketing, theo Hiệp hộimarketing Hoa kỳ cho rằng: “Marketing là quá trình lên kế hoạch, tạo dựng mô hìnhsản phẩm, hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch xúc tiến nhằm tạo ra những sảnphẩm hoặc dịch vụ có khả năng thỏa mãn nhu cầu các cá nhân và tổ chức nhất định”.Định nghĩa về marketing còn được hiểu như sau: “Marketing là quá trình tạodựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mụcđích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”[5]Trên thực tế còn rất nhiều những định nghĩa về marketing khác nhau, nhưng cóthể thấy rằng, mọi định nghĩa marketing đều hướng đến các nội dung cơ bản đó là quátrình quản lý xã hội, các hoạt động của doanh nghiệp nhằm hài lòng khách hàng mụctiêu của mình, từ đó tạo ra chỗ đứng vững chắc trong tâm trí của khách hàng

b, Khái niệm về marketing du lịch

Trên thực tế, đã có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về marketing du lịch.Theo tổ chức du lịch Thế giới (World Tourism Organization): “Marketing du lịch

là một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dự trên nhu cầu của dukhách Nó có thể đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù hợp với mục đíchthu nhiều lợi nhuận cho các tổ chức du lịch đó”

Một định nghĩa khác cho rằng: “Marketing du lịch là quá trình liên tục tiếp, nối

Trang 12

nhau qua đó bộ phận marketing của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịchlập kế hoạch, nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát, đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãnnhu cầu, mong muốn của khách hàng và đạt được những mục tiêu của công ty” [7].Như vậy, marketing du lịch là quá trình nghiên cứu, lập kế hoạch và phân tíchnhu cầu của khách hàng, sản phẩm của doanh nghiệp để đưa đến khách hàng nhữngsản phẩm làm thoản mãn nhu cầu của họ đồng thời đạt được mục tiêu doanh nghiệp.

1.1.3 Khái niệm, vai trò của xúc tiến du lịch

a, Khái niệm xúc tiến du lịch

Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, trong ngành du lịch khái niệm về xúctiến du lịch có thể hiểu là quá trình truyền thông do người bán thực hiện nhằm gây ảnhhưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của người mua và cuối cùng là thuyết phục họmua những sản phẩm du lịch của mình

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiêncứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơhội phát triển và thu hút khách du lịch”

Tóm lại, xúc tiến du lịch có thể hiểu là những nỗ lực của doanh nghiệp du lịch đểthông tin, thuyết phục và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm cũng như hiểu rõhơn về các sản phẩm du lịch của doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội phát triển doanhnghiệp trên thị trường

b, Vai trò của xúc tiến du lịch

Xúc tiến là một trong những yếu tố của marketing – mix, nó vai trò vô cùng quantrọng đối với mọi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng Đối vớingành kinh doanh du lịch, xúc tiến có tầm quan trọng đặc biệt vì lý do chủ yếu sau:Thứ nhất, nhu cầu về các sản phẩm du lịch thường mang tính thời vụ rõ nét, dovậy cần phải có các kích thích cần thiết để tăng nhu cầu vào những lúc trái vụ

Thứ hai, nhu cầu về sản phẩm du lịch thường co dãn theo giá và nó thay đổi rấtlớn tùy thuộc vào tình hình biến động của tình hình kinh tế xã hội tổng quát

Thứ ba, khách hàng khi mua các sản phẩm du lịch thường đã được rỉ tai muatrước khi thấy được sản phẩm Thông tin xúc tiến bán sẽ giúp khách hàng lựa chọnđiểm đến khi có sự cạnh tranh về giá

Thứ tư, do đặc điểm của sản phẩm du lịch, khách hàng thường ít trung thành vớicác nhãn hiệu Chính vì đặc điểm này mà các công cụ trong xúc tiến càng phải đượcđẩy mạnh và hoạt động có hiệu quả để giữ chân khách hàng hiện tại cũng như thu hútnhững khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp

Thứ năm, hầu hết các sản phẩm du lịch đều bị cạnh tranh gay gắt và có nhiều sảnphẩm thay thế Theo tháp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu đi du lịch thuộc nhóm nhucầu bậc cao, chính vì thế nó dễ bị thay thế và chi phối bởi nhóm nhu cầu cơ bản Do

Trang 13

đó, nhu cầu di du lịch sẽ bị nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi… thay thế Như vậy, cácdoanh nghiệp cần khéo léo áp dụng chính sách xúc tiến một cách phù hợp ngay lúc này

để kích thích người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ du lịch

Tóm lại, xúc tiến trong du lịch giúp lôi kéo sự chú ý, tạo dựng sự quan tâm,mong muốn và dẫn đến việc quyết định mua của khách, thu hút khách hàng tiềm năng

và nhắc nhở khách hàng hiện tại của doanh nghiệp

1.2 Nội dung của chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp du lịch

1.2.1 Các bước khi tiến hành hoạt động xúc tiến trong du lịch

Từ xưa đến nay, xúc tiến du lịch là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết đốivới các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Để thực hiện hoạt động xúc tiến một cách cóhiệu quả thì các doanh nghiệp cần tiến hành qua 6 bước sau:

Bước 1: Xác định người nhận tin

Doanh nghiệp khi tiến hành truyền thông phải xác định rõ người tiếp nhận thôngtin và đặc điểm của họ bao gồm khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, nhữngngười quyết định hay người có ảnh hưởng Đối tượng nhận tin có thể là từng cá nhân,những nhóm người, một giới công chúng cụ thể hay quảng đại công chúng nói chung.Đây được coi là bước đầu tiên quan trọng nhất của quá trình xúc tiến Việc xácđịnh đúng đối tượng nhận tin và tất cả các đặc điểm trong quá trình tiếp nhận thông tincủa khách hàng mục tiêu có ý nghĩa rất lớn đối với những quyết định của chủ thểtruyền thông Nó chi phối tới phương thức hoạt động, soạn thảo nội dung thông điệp,chọn lựa phương tiện truyền tin…

Bước 2: Xác định phản ứng đáp lại của người nhận tin

Khi đã xác định được thị trường mục tiêu, nghĩa là đã xác định được đối tượngtruyền tin để thông tin cho họ về sản phẩm du lịch hay về doanh nghiệp Những ngườitruyền tin phải xác định được những phản ứng đáp lại của họ Hành vi mua là kết quảcủa một quá trình để thông qua quyết định của khách hàng Người truyền tin marketing

có trách nhiệm dẫn dắt khách hàng lên từng bậc của bậc thang hành vi mua và dẫn đếnbậc thang cuối cùng là hành động mua hay đưa họ đến một nhận thức, tình cảm mớivới sản phẩm hay với hình ảnh của doanh nghiệp Thông thường có 4 mô hình được sửdụng để đo lường phản ứng đáp lại của khách hàng là:

Mô hình AIAD: Chú ý – Quan tâm – Mong muốn – Hành động

Mô hình hiệu quả: Biết đến – Hiểu biết – Thích – Ưa thích – Tin tưởng – Mua

Mô hình chấp nhận đổi mới: Biết – Quan tâm – Đánh giá – Dùng thử - Chấp nhận

Mô hình truyền tin: Tiếp xúc – Tiếp nhận – Phản ứng đáp lại về hình thức – Thái

độ - Có ý định – Hành vi

Doanh nghiệp lữ hành cần xác định trạng thái hiện tại của khách hàng và việctruyền thông muốn đưa họ đến trạng thái nào Dựa vào trạng thái của họ mà lựa chọn

Trang 14

các biện pháp truyền thông thích hợp Lựa chọn truyền thông thích hợp lúc này có thể

là thông báo cho khách hàng về sự hiện hữu của sản phẩm, các chương trình du lịchmới, kích thích khách hàng mua khi nhu cầu giảm, thu hút thêm khách hàng từ đối thủcạnh tranh…

Bước 3: Thiết kế thông điệp

Sau khi đã xác định được phản ứng đáp lại của người nhận tin, người truyền tinphải xây dựng lên được một thông điệp có hiệu quả Một thông điệp có hiệu quả đượcxây dựng theo mô hình AIAD bao gồm các vấn đề sau:

Nội dung của thông điệp: Có thể do chủ thể truyền tin soạn thảo hay do các tổchức trung gian soạn thảo Nội dung của thông điệp chủ yếu bao gồm việc nêu lên một

số lợi ích kinh tế của người mua, động cơ, đặc điểm hay lý do người mua cần nghĩ đếnhay nghiên cứu sản phẩm…

Kết cấu của thông điệp: Hiệu quả của thông điệp phụ thuộc vào bố cục cũng nhưnội dung của nó Kết cấu của thông điệp phải logic và hợp lý nhằm tăng cường nhậnthức và tính hấp dẫn về nội dung đối với người nhận tin

Hình thức của thông điệp: Thông điệp được đưa qua các phương tiện truyềnthông để tới người nhận tin, vì vậy thông điệp cần có những hình thức sinh động Đểthu hút sự chú ý, thông điệp cần mang tính mới lạ tương phản, hình ảnh và tiêu đề phảilôi cuốn, kích cỡ và vị trí phải đặc biệt

Bước 4: Lựa chọn kênh truyền tin

Kênh truyền tin trực tiếp: là kênh đòi hỏi có hai người tiếp xúc trực tiếp với nhauhay giữa người truyền tin và công chúng trực tiếp Hình thức biểu hiện khá đa dạng,phong phú như người bán tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, khách hàng rỉ tai nhau,các chuyên viên độc lập nêu đánh giá của mình

Kênh truyền tin gián tiếp: là những kênh mà truyền tải thông tin không cần sựtiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp bao gồm các phương tiện truyền thông như: báo, đài, ápphích, các sự kiện như buổi họp báo, lễ khai trương…

Bước 5: Ấn định thời gian xúc tiến

Khi các mục tiêu xúc tiến được xác định rõ ràng thì thời gian xúc tiến cũng đượctiến hành Đối với các công ty du lịch khi muốn bán được tour du lịch trọn gói thì thờigian xúc tiến thường được xác định từ mùa trái vụ và tăng cường tần suất xúc tiến vàothời kỳ chính vụ

Bước 6: Xác định ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến

Đây là bước cuối cùng trong quá trình xúc tiến Doanh nghiệp thành công haythất bại phụ thuộc lớn vào hiệu quả của việc xác định ngân sách dành cho hoạt độngxúc tiến Thông thường doanh nghiệp sử dụng các phương pháp xúc tiến sau:

Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán: Đây là phương pháp hay được

Trang 15

các doanh nghiệp sử dụng Doanh nghiệp thường ấn định ngân sách cho hoạt động xúctiến theo tỷ lệ nào đó trên doanh số bán dự kiến, có thể lấy trên doanh số bán của nămtrước hay kỳ kinh doanh trước.

Phương pháp căn cứ khả năng: Các doanh nghiệp xác định ngân sách dựa trênmức mà họ cho rằng có khả năng Tuy nhiên, khi lập ngân sách theo phương pháp này

sẽ gây khó khăn trong việc lập kế hoạch truyền thông marketing dài hạn

Phương pháp cạnh tranh: các doanh nghiệp du lịch lập ngân sách dựa theonguyên tắc đảm bảo ngang bằng với ngân sách của các đối thủ cạnh tranh

Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ: Xác định ngân sách trên cơ sởxác định những mục tiêu cụ thể của mình, xác định những nhiệm vụ cần hoàn thành đểđạt được những mục tiêu đó, từ đó ước tính chi phí để thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra

1.2.2 Các công cụ xúc tiến cơ bản trong du lịch

1.2.2.1 Quảng cáo

a, Khái niệm

“Quảng cáo là mọi hình thức trình bày gián tiếp và khuếch trương ý tưởng, hànghóa hay dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền” [5] Như vậy, trong kinh doanhquảng cáo chính là việc doanh nghiệp dùng các phương tiện truyền thông có trả tiền đểtruyền đi thông tin về sản phẩm của mình đến khách hàng

b, Quy trình quảng cáo

Khi xây dựng chương trình quảng cáo các doanh nghiệp du lịch phải tuân theonhững quy trình nhất định và thông thường sẽ trải qua 5 bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu quảng cáo

Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ những quyết định về thị trường mục tiêu,xác định vị trí trên thị trường và marketing mix Mục tiêu của quảng cáo là mục tiêutruyền bá thông tin được thiết kế để tiếp cận với những đối tương quan tâm với tin tứcphù hợp Mục tiêu quảng cáo có cơ sở từ mục tiêu marketing Mục tiêu của quảng cáo

có thể bao gồm tăng sự nhận biết về sản phẩm, tăng sự ưa thích về sản phẩm… Có thểphân loại mục tiêu quảng cáo là quảng cáo thông tin, quảng cáo thuyết phục và quảngcáo nhắc nhở

Bước 2: Quyết định ngân sách quảng cáo

Từ việc xác định được mục tiêu của quảng cáo doanh nghiệp có thể xây dựngngân sách dành cho quảng cáo cho từng sản phẩm của mình Có thể nói ngân sáchdành cho quảng cáo là một khoản đầu tư Khi xây dựng ngân sách cần xem xét kỹnhững yếu tố như thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, tình trạng cạnh tranh, tầnsuất quảng cáo và khả năng thay thế của sản phẩm

Bước 3: Quyết định thông điệp quảng cáo

Nội dung quảng cáo phải nói lên được điều đáng mong ước hay thú vị của sản

Trang 16

phẩm, khác biệt so với các sản phẩm khác Thông điệp quảng cáo thường được đánhgiá dựa trên tính độc đáo, hấp dẫn và đáng tin cậy Song, để xây dựng nội dung truyềnđạt, các doanh nghiệp phải trải qua 3 bước: sáng tạo về nội dung, cách để tạo ra các ýtưởng diễn đạt; sau đó đánh giá và tuyển chọn nội dung truyền đạt và cuối cùng là thựchiện thông điệp quảng cáo.

Bước 4: Quyết định phương tiện truyền thông

Doanh nghiệp cần lựa chọn phương tiện quảng cáo để truyền tải thông điệpquảng cáo Quá trình này bao gồm các bước: quyết định về tầm ảnh hưởng, tần số,mức độ tác động; lựa chọn những phương tiện truyền thông chủ yếu; lựa chọn phươngtiện truyền thông cụ thể; quyết định lịch sử dụng các phương tiện truyền thông; quyếtđịnh phân bố phương tiện truyền thông theo địa lý

Bước 5: Đánh giá chương trình quảng cáo

Đây là bước rất cần thiết nhưng cũng vô cùng khó khăn Các doanh nghiệp cầnthường xuyên đánh giá hiệu quả của quảng cáo nhằm đo lường về hiệu quả của việctruyền thông và doanh số do quảng cáo tạo ra Ngoài ra hiệu quả của quảng cáo cònđược đánh giá qua số người ưa thích và nhớ thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp

c, Các hình thức quảng cáo doanh nghiệp lữ hành thường áp dụng

Do đặc điểm của kinh doanh du lịch vì vậy doanh nghiệp thường chọn cácphương tiện truyền thông có tuổi thọ cao Một số hình thức mà doanh nghiệp thường

áp dụng như:

Quảng cáo bằng in ấn: Nó được thể hiện trên các ấn phẩm như tập gấp, tập sáchmỏng, panô, áp phích, báo, tạp chí…Đây là hình thức quảng cáo phổ biến và truyềnthống trong các doanh nghiệp bởi nó có khả năng chứa đựng lớn và cung cấp thông tinphù hợp với đặc điểm của chương trình du lịch và có giá thành rẻ

Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: đài, truyền hình,truyền thanh, trưng bày du lịch và phim ảnh du lịch, thư điện tử hoặc các website hoặcqua các băng video, phim quảng cáo…

Các hoạt động khuếch trương như tổ chức các buổi tối quảng cáo, tham gia hộichợ… Hoặc doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức quảng cáo trực tiếp gửi các sảnphẩm quảng cáo đến tận nơi địa chỉ của khách du lịch

1.2.2.2 Khuyến mại (Xúc tiến bán)

a, Khái niệm

Từ mỗi góc độ khác nhau, người ta lại cho ra các định nghĩa khác nhau vềkhuyến mại Khóa luận này sử dụng định nghĩa về khuyến mại theo giáo trìnhMarketing du lịch của PGS.TS Bùi Xuân Nhàn

“Khuyến mại bao gồm một loạt các biện pháp nhằm đến việc kích thích nhu cầucủa thị trường trong ngắn hạn hay khuyến mại là cải thiện tạm thời các điều kiện mua

Trang 17

hàng nhằm giúp làm cho nó hấp dẫn hơn và nhờ đó thúc đẩy ngay lập tức mức tiêu thụsản phẩm” [7]

b, Những quyết định chủ yếu trong khuyến mại

Xác định các mục tiêu khuyến mại: Các mục tiêu khuyến mại được xây dựng trêncác mục tiêu xúc tiến và các mục tiêu marketing chung, những mục tiêu cụ thể củakhuyến mại thay đổi theo từng thị trường để lôi kéo, khuyến khích khách hàng hoặckích thích tiêu thụ trái mùa

Lựa chọn các công cụ khuyến mại: Khi lựa chọn công cụ khuyến mại phải xemxét đến kiểu thị trường, các mục tiêu kích thích tiêu thụ, cạnh tranh, hiệu quả chi phícủa từng công cụ

Xây dựng chương trình khuyến mại: Khi xây dựng chương trình cần quan tâmđến thời gian kéo dài của đợt khuyến mại, lựa chọn phương tiện phân phát, lịch triểnkhai khuyến mại và ngân sách dành cho khuyến mại

Thử nghiệm trước chương trình khuyến mại: Công việc này giúp doanh nghiệpxác định xem các công cụ có phù hợp không, mức độ khuyến khích có tối ưu không,phương pháp giới thiệu có hiệu quả không để đưa ra việc thực hiện chương trình.Thực hiện kiểm tra, đánh giá chương trình khuyến mại: Doanh nghiệp cần chuẩn

bị các kế hoạch thực hiện và kiểm tra cho từng biện pháp Bên cạnh đó, tổ chức đánhgiá chương trình thực hiện so với mục tiêu đã đề ra để có những điều chỉnh phù hợp

c, Các công cụ khuyến mại chủ yếu

Khuyến mại với người tiêu dùng: Có thể sử dụng các hình thức khuyến mại nhưdùng thử miễn phí, tham quan, tư vấn chương trình, phiếu thưởng giảm giá, quà tặng,giảm giá khi mua trọn gói, phiếu mua hàng, khuyến mại chéo, phần thưởng cho cáckhách hàng thường xuyên

Khuyến mại nhằm vào các trung gian phân phối: Một số hình thức doanh nghiệphay áp dụng như triết giá, hỗ trợ, tăng tỷ lệ hoa hồng trong thời gian ngắn, tổ chức cáccuộc thi bán hàng

Khuyến mại nhằm khuyến khích kinh doanh thường có các hình thức sau: Triểnlãm thương mại và hội thảo, thi bán hàng, quảng cáo bằng quà tặng

1.2.2.3 Quan hệ công chúng

a, Khái niệm

“Quan hệ công chúng là một công cụ xúc tiến gián tiếp nhằm mục đích xây dựngmột hình ảnh tốt đẹp trong con mắt công chúng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ” [3]Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không những phải có quan hệ tốtvới khách hàng mà còn phải có những mối quan hệ tốt với công chúng, nhà cung ứngcủa mình để xây dựng hình ảnh tốt về doanh nghiệp

b, Những quyết định chủ yếu trong quan hệ công chúng

Trang 18

Xác định mục tiêu quan hệ với công chúng: Các mục tiêu này xuất phát từ mụctiêu marketing, có thể tạo ra sự biết đến, tạo dựng sự tín nhiệm.

Lựa chọn thông điệp và công cụ quan hệ công chúng: Thông điệp thường là cácbài viết về sản phẩm của doanh nghiệp, các câu chuyện, lời khen của khách hàng.Công cụ lựa chọn có thể là các phương tiện truyền thông đại chúng hay thông qua buổibiểu diễn thời trang, ca nhạc…

Thực hiện kế hoạch quan hệ công chúng phải có những quan tâm đặc biệt, phảitạo các mối quan hệ tốt với các biên tập viên của phương tiện thông tin để các thôngđiệp trong doanh nghiệp được đăng tải

Đánh giá kết quả quan hệ công chúng để đo lường sự thay đổi doanh số và lợinhuận, đo lường số lần thông tin xuất hiện…

c, Các công cụ chủ yếu trong quan hệ công chúng

Trong các doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng công cụ quan hệ công chúng mộtcách trực tiếp hoặc qua các trung gian như: Quan hệ với báo chí, xuất bản phẩm, tạocác sự kiện để thu hút sự chú ý của công chúng, thực hiện bài nói chuyện trước cácdiễn giả, hoạt động công ích cho xã hội

1.2.2.4 Bán hàng cá nhân

a, Khái niệm

“Bán hàng cá nhân là sự giới thiệu bằng miệng về sản phẩm và dịch vụ củangười bán hàng qua đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mụcđích bán hàng” [3]

Như vậy ta có thể hiểu, bán hàng cá nhân chính là một phần của công tác truyềnthông và truyền thông mang tính cá nhân Người bán hàng là người thường xuyên phảitiếp xúc với khách hàng và đối mặt một cách trực tiếp để giới thiệu sản phẩm củadoanh nghiệp nhằm thuyết phục họ mua hàng

Tiền tiếp xúc: Người bán phải tìm cách tiếp cận tốt nhất với khách hàng như điệnthoại, thư từ, thăm viếng từ đó phác thảo ra mục tiêu bán của mình

Tiếp xúc: Đây là giai đoạn quan trọng và để lại ấn tượng đầu tiên sâu sắc vớikhách hàng chính vì thế khi tiếp xúc với khách hàng cần ăn nói lịch sự, phân tích đúngnhu cầu của khách và có tác phong chuyên nghiệp, nhanh nhẹn

Giới thiệu và chứng minh: Người bán cần nhấn mạnh vào lợi ích và điểm nổi bật

Trang 19

của sản phẩm để làm cho khách hàng thực sự chú ý vào sản phẩm của mình, duy trìđược sự quan tâm và kích thích ham muốn từ đó nảy sinh quyết định.

Xử lý những từ chối: Đây là việc thường xuyên diễn ra nên đòi hỏi người bánphải xử lý khéo léo và tìm ra lý do mà khách hàng từ chối dịch vụ của doanh nghiệp.Kết thúc: Người bán cần nhanh nhạy nhận ra sự kết thúc của người mua Nhânviên bán hàng có thể kết thúc thử và sử dụng kỹ thuật kết thúc như: nhắc lại điều kiệngiao hàng, nêu ra lợi ích của người mua để học có thể kết thúc sớm…

Các hành động sau bán hàng: Đây là bước quan trọng mà doanh nghiệp cần làm

để kiểm tra sự hài lòng về sản phẩm dịch vụ mà khách hàng đã tiêu dùng của doanhnghiệp và là yếu tố quan trọng để tạo mối quan hệ tốt trong thời gian tiếp theo

1.2.2.5 Marketing trực tiếp

a, Khái niệm

“Marketing trực tiếp là việc sử dụng một hay nhiều công cụ truyền thôngmarketing để ảnh hưởng đến quyết định mua trực tiếp ở khách hàng và tạo nên cácgiao dịch kinh doanh ở mọi địa điểm” [3]

b, Những quyết định chủ yếu trong marketing trực tiếp

Xác định mục tiêu marketing trực tiếp: Làm cho khách hàng tiềm năng mua hàngngay lập tức qua mức độ phản ứng đáp lại hay lập lại danh sách khách hàng triển vọngcho lực lượng bán hàng, cung cấp thông tin để củng cố hình ảnh của doanh nghiệp.Xác định khách hàng mục tiêu: Doanh nghiệp phải xác định được đặc điểm củakhách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng có mong muốn và sẵn sàng mua sảnphẩm nhất từ đó đánh giá và tuyển chọn danh sách khách hàng triển vọng

Lựa chọn chiến lược chào hàng: Khi lựa chọn chiến lược chào hàng doanhnghiệp cần phối hợp giữa các yếu tố như sản phẩm, chào hàng, phương tiện truyềnthông, phương pháp phân phối và chiến lược sáng tạo Tùy theo từng công cụmarketing được sử dụng mà kết hợp với các yếu tố trên sao phù hợp để đảm bảo việclựa chọn là tối ưu nhất và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp

Thử nghiệm các yếu tố markting trực tiếp: Công việc thử nghiệm giúp doanhnghiệp đánh giá được kết quả của việc sử dụng các yếu tố markting trực tiếp trước khi

áp dụng cho toàn bộ thị trường

Đánh giá kết quả của chiến dịch marketing trực tiếp qua tỷ lệ đặt các chươngtrình du lịch, mua các sản phẩm của doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp phảitính toán đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận cho chiến dịch marketing trực tiếp, khảnăng tạo lập quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và khách hàng

c, Các công cụ của chủ yếu của marketing trực tiếp

Cũng như các công cụ xúc tiến khác, để thực hiện tốt và có hiệu quả marketingtrực tiếp thì các doanh nghiệp thường lựa chọn các công cụ chủ yếu trong marketing

Trang 20

trực tiếp để tiếp cận khách hàng gồm: Marketing bằng catalog, thư trực tiếp, điện thoạihoặc thông qua truyền thanh và tạp chí.

1.2.3 Các chính sách marketing khác hỗ trợ chính sách xúc tiến

a, Chính sách sản phẩm

“Chính sách sản phẩm là tổng thể những quy tắc chỉ huy việc tạo ra và tung sảnphẩm vào thị trường để thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàngtrong thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả.” [7]Chính sách sản phẩm đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong các doanh nghiệp

du lịch Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh, nếu chínhsách này không đúng tức là doanh nghiệp đã đưa ra loại sản phẩm không đúng với nhucầu của khách hàng thì chính sách sản phẩm có hay đến đâu cũng sẽ thất bại trên thịtrường kinh doanh Bên canh đó chính sách sản phẩm gắn bó chặt chẽ với quá trình táisản xuất mở rộng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu chiếnlược kinh doanh tổng quát

Như vậy, chỉ khi thực hiện tốt chính sách sản phẩm thì các chính sách khác củamarketing mới có thể triển khai hiệu quả Bởi nếu công ty đưa ra thị trường những sảnphẩm không phù hợp với mong muốn của khách hàng thì các hoạt động xúc tiến sẽ trởnên vô nghĩa với doanh nghiệp

b, Chính sách giá

Giá là một trong những yếu tố linh hoạt nhất của marketing mix bởi nó phụ thuộcvào chính sách của doanh nghiệp và sự thay đổi của nền kinh tế Ngày nay, khôngnhững chất lượng sản phẩm được khách hàng và doanh nghiệp đặt lên hàng đầu mà giácũng là yếu tố quan trọng làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Do đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần đặc biệt quan tâm đến chính sách giá.Chính sách giá có thể hiểu là tổng thể các nguyên tắc chỉ đạo việc định giá và điềuchỉnh giá của doanh nghiệp trong một thời kỳ kinh doanh xác định

Chính sách giá có vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp hiện naybởi lẽ giá là yếu tố duy nhất trong marketing mix tạo ra thu nhập còn các yếu tố kháctạo nên giá thành của sản phẩm Vì vậy quyết định mua về giá chính là quyết định thunhập và lợi nhuận của công ty Chính sách giá còn đặc biệt có vai trò quan trọng đốivới các doanh nghiệp mới ra nhập thị trường bởi nếu doanh nghiệp định giá quá cao sẽmất đi khách hàng ngay từ ban đầu hay nếu doanh nghiệp định giá quá thấp sẽ làm mất

đi lợi nhuận và uy tín

Như vậy có thể thấy chính sách giá là vô cùng quan trọng Nếu có một chính sáchgiá phù hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp, nhất là khicầu về sản phẩm trên thị trường giảm

c, Chính sách phân phối

Trang 21

Theo PGS.TS Bùi Xuân Nhàn: “Phân phối là việc đưa đến cho người tiêu dùngnhững sản phẩm mà họ có nhu cầu ở những thời điểm, thời gian, chất lượng, chủngloại mong muốn Hay nói cách khác nó chính là phương hướng thể hiện các biện pháp,thủ thuật nhằm đưa sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng cuối cùng đảm bảo 5đúng và yếu tố văn minh phục vụ” [7]

Khi thiết kế kênh marketing thì bước đầu tiên phải tìm hiểu xem khách hàng mụctiêu mua những gì, ở đâu, mua như thế nào Mục tiêu của chính sách phân phối là đảmbảo tiêu thụ được nhiều sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt, chi phí thấp, hiệu quảkinh doanh cao Tuy nhiên, do đặc điểm của sản phẩm du lịch, khách hàng phải đếntrực tiếp doanh nghiệp để sử dụng các sản phẩm và trả tiền chứ không thể mang sảnphẩm đến tận nhà như các ngành khác do đó ngành du lịch cần nhiều trung gian phânphối Chính sách phân phối sẽ hỗ trợ chính sách xúc tiến khi hoạt động xúc tiến đạthiệu quả, khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp thì lúc đó cần có chính sáchphân phối thuận tiện cho khách hàng tới mua sản phẩm

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách xúc tiến trong doanh nghiệp du lịch

1.3.1 Yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp có tác động và ảnh hưởng lớn đến hoạt độngxúc tiến Chính vì vậy mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần quan tâm và kiểmsoát tốt những tác động của nó để việc thực hiện hoạt động xúc tiến có hiệu quả cao.Khả năng tài chính: Việc doanh nghiệp thực hiện chiến lược marketing phải đảmbảo bằng nguồn tài chính nhất định Đây là yếu tố quan trọng quyết định ngân sáchcho các hoạt động của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: Do tính chất vô hình của dịch vụ mà yếu tố

về cơ sở vật chất càng được đẩy lên quan trọng Các hoạt động xúc tiến trở nên hiệuquả hơn khi có đầy đủ cơ sở vật chất và hiện đại về công nghệ

Nhân viên: Nhân viên trong doanh nghiệp là nguồn lao động sống cần thiết và có

ý nghĩa lớn Trong hoạt động kinh doanh du lịch, nhân viên là những người trực tiếptiếp xúc với khách hàng, giới thiệu cho khách về dịch vụ của công ty Chính vì thếtrình độ và đạo đức của nhân viên sẽ gây ấn tượng đầu tiên cho khách hàng Ngoài ra,

sự sáng tạo của nhân viên cũng là yếu tố khiến việc sử dụng các công cụ trong xúc tiếntrong doanh nghiệp được linh hoạt và tạo sự khác biệt trên thị trường

Quyết định của nhà quản trị: Bản chất của hoạt động xúc tiến là các hoạt độngnhằm truyền thông tin từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, tìm cách phù hợp đểtruyền đạt và thuyết phục khách, thu hút khách đến với công ty thông qua các hoạtđộng quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân.Hoạt động này vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật đòi hỏi nhà quản trịphải khéo léo sử dụng nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao với chi phí thấp

Trang 22

1.3.2 Yếu tố bên ngoài

Bên cạnh những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến của doanhnghiệp du lịch thì những yếu tố bên ngoài cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp cầnquan tâm và kiểm soát nó một cách tốt nhất có thể

Yếu tố chính trị và pháp luật: Một đất nước có nền chính trị ổn định và điều kiện

về môi trường pháp luật thuận lợi sẽ là tiền đề cho sự phát triển của du lịch Điều kiệnthuận lợi về chính trị, pháp luật sẽ dễ dàng cho việc xúc tiến hoặc ngược lại nếu xã hộikhủng hoảng, bạo động chính trị xảy ra sẽ không có cơ hội cho việc thực hiện chínhsách xúc tiến và chính sách có hay đến đâu cũng sẽ không thể thu hút khách du lịch.Yếu tố về kinh tế: Sự phát triển về kinh tế giúp đời sống người dân được cảithiện, nhu cầu của họ ngày một cao hơn Đồng thời sự phát triển kinh tế kéo theo sựcạnh tranh gay gắt trên thị trường Mặt khác, những diễn biến của môi trường kinh tếbao giờ cũng chứa đựng những thách thức và cơ hội khác nhau cho từng doanh nghiệp

Do đó, cần phải xây dựng được chính sách xúc tiến dựa trên điều kiện về kinh tế cũngnhư lợi ích của khách hàng

Yếu tố về tự nhiên, văn hóa, xã hội: Các điều kiện về tự nhiên là yếu tố tạo nênsản phẩm du lịch do vậy hoạt động xúc tiến cần phù hợp với môi trường tự nhiên đểxây dựng được nội dung, cách thức truyền tin và chi phí cho hoạt động xúc tiến Ngoài

ra, việc thực hiện chính sách xúc tiến cần xem xét, tìm hiểu về văn hóa xã hội tại nơi

đó bởi lẽ mỗi một điểm đến, một quốc gia có một phong tục tập quán khác nhau, cáiphù hợp ở điểm đến này nhưng chưa chắc đã phù hợp ở điểm đến kia Chính vì thế cầnlựa chọn công cụ xúc tiến cũng như cách thức xúc tiến cho phù hợp

Yếu tố về khoa học công nghệ: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động xúc tiến Khoa học công nghệ phát triển đồng nghĩa với việc doanhnghiệp cũng phải phát triển về các công cụ xúc tiến và có các chính sách xúc tiến phùhợp với tình hình hiện tại Công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp thực hiện các chínhsách xúc tiến một cách dễ dàng và hiệu quả hơn

Bên cạnh những yếu tố trên không thể không kể đến các yếu tố thuộc môi trườngngành như: đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, khách hàng, các trung gian marketing

Đó là những yếu tố bên ngoài cũng có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến hoạt độngxúc tiến của doanh nghiệp

Nhà cung ứng: Là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với doanh nghiệp do đódoanh nghiệp cần phải nắm bắt được tất cả các thông tin quan trọng cần thiết để đưa ranhững phương pháp giải quyết tốt nhất khi gặp vấn đề

Đối thủ cạnh tranh: Trong bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào cũng vậy, đối thủcạnh tranh luôn được coi là động lực của sự phát triển đối với mỗi doanh nghiệp Kinhdoanh du lịch cũng vậy, các doanh nghiệp muốn khẳng định tên tuổi của mình trên thị

Trang 23

trường không còn cách nào khác ngoài việc phải củng cố và nâng cao tính cạnh tranh.Những người làm marketing cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

và quan tâm xem đối thủ đang sử dụng công cụ xúc tiến như thế nào để trên cơ sở đóhoạch định các chiến lược marketing có hiệu quả

Khách hàng: Đây là nhân tố vô cùng quan trọng và đặc biệt ảnh hưởng đến hoạtđộng xúc tiến của doanh nghiệp Tùy vào từng loại khách hàng mà doanh nghiệp dulịch phải lựa chọn công cụ xúc tiến cho phù hợp Nhu cầu về sản phẩm của khách hàngcàng tăng lên thì doanh nghiệp càng phải quan tâm đến chính sách xúc tiến để khuyếnkhích và thu hút khách hàng sử dụng

Trung gian marketing: Trong doanh nghiệp du lịch trung gian marketing lànhững cơ sở kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bán hàng, cung cấp dịch vụđến người tiêu dùng Do đó, trung gian marketing và doanh nghiệp du lịch cần thốngnhất về việc sử dụng các công cụ xúc tiến đến với khách hàng

Trang 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM 2.1 Một số nét khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

Tên quốc tế: Viet Nam Tourism Service Investment Joint Stock Company

Giám Đốc: Bà Phí Thị Hương Quỳnh

Trụ sở chính: 126 Trần Vỹ, Cầu Giấy, Hà Nội

Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam là một công ty trẻ thành lậpnăm 2015 mới đi vào hoạt động được 3 năm, nhưng càng ngày Công ty Cổ phần Đầu

tư Du lịch Việt Nam càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định mình trên thị trường dulịch nước nhà Lĩnh vực kinh doanh của công ty rất đa dạng: kinh doanh du lịch trong

và ngoài nước, cung cấp vé máy bay, đặt phòng khách sạn, nhà hàng, dịch vụ làm visa,

tổ chức sự kiện, cho thuê xe ôtô… Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

có văn phòng tại Hà Nội địa chỉ là 126 Trần Vĩ, Cầu Giấy, Hà Nội Văn phòng tại SàiGòn nằm ở Lầu 1, tòa nhà Nam Việt, số 9 Phan Kế Bính, Quận 1, Tp HCM Ngoài ra,công ty còn có mạng lưới các văn phòng đại diện và văn phòng ủy quyền ở Hải Phòng,

Đà Nẵng, Cần Thơ Hơn nữa, công ty còn có văn phòng tại Mỹ để quảng bá hình ảnhcông ty rộng rãi trên thế giới

2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

Trang 25

Để công ty hoạt động có tổ chức và việc quản lý, kiểm tra của ban lãnh đãoxuống các cấp, các phòng ban được khoa học và dễ dàng Công ty đã xây dựng sơ đồ

cơ cấu tổ chức như sau:

Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ

Ưu điểm: Cơ cấu đơn giản nên tối giản được chi phí kinh doanh Với kiểu phâncông bộ phận theo mô hình này sẽ phát huy được sự chuyên môn hóa, các nhân viênđược làm việc với đúng chuyên môn của mình nên hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn,nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc Ngoài ra nó còn thể hiện tínhthống nhất chỉ huy Đảm bảo được hiệu lực điều hành của giám đốc công ty xuống các

bộ phận phòng ban và nguồn thông tin được truyền đi nhanh chóng, chính xác và kịpthời do mệnh lệnh được truyền theo chiều dọc của cơ cấu tổ chức

Hạn chế: Do mang tính chất của mô hình trực tuyến - chức năng nên giám đốc

Phòng kinh doanh (sale)

Phòng marketing

Phòng marketing

Phòng tài chính- kế toán

Phòng tài chính- kế toán

Phòng hành chính- tổng hợp

Phòng hành chính- tổng hợp

Bộ phận kinh doanh

du lịch

Bộ phận kinh doanh

du lịch

Bộ phận

DV visa, đặt phòng

KS, vé máy bay…

Bộ phận

DV visa, đặt phòng

KS, vé máy bay…

Marketing thương hiệu

Marketing thương hiệu

Marketing truyền thống

Marketing truyền thống

Marketing online

Marketing online

Trang 26

của công ty cần có kiến thức toàn diện, kinh nghiệm dày dặn và tính quyết đoán cao để

có thể chỉ đạo tất cả các bộ phận chuyên môn Ngoài ra, người lãnh đạo phải thườngxuyên giải quyết mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng và các bộ phận trực tuyến

do hạn chế về mặt liên kết giữa các bộ phận Do giám đốc là người điều hành vì thếcòn hạn chế về mặt ủy quyền và san sẻ công việc cho các bộ phận dẫn đến công việckhông đạt hiệu quả cao trong một vài các tình huống

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam được du khách yêu mến vàlựa chọn ngay từ khi công ty đi vào hoạt động Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tưDịch vụ Du lịch Việt Nam đang hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như:

Kinh doanh du lịch trong nước và nước ngoài Đây là lĩnh vực kinh doanh chủyếu của công ty hiện nay Các tour du lịch nước ngoài đang được công ty khai thác chủyếu là: tour Thái Lan, tour Hàn Quốc, tour Sing - Mã, tour Châu Mỹ, tour Châu Úc Các tour nội địa của công ty chủ yếu khai thác là tour du lịch Tây Bắc, tour Hạ Long,tour Sapa, tour Nha Trang… Với hoạt động kinh doanh lữ hành công ty chịu tráchnhiệm xây dựng, quảng bá, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch chokhách du lịch nội địa, khách du lịch inbound và outbound

Ngoài ra, công ty cũng kinh doanh các dịch vụ trung gian như: Dịch vụ đặt vémáy bay; dịch vụ cho thuê xe du lịch, xe vận chuyển, xe sử dụng cho các dịp đặc biệt;dịch vụ làm visa, hộ chiếu; dịch vụ đặt phòng khách sạn, đặt chỗ nhà hàng để phục vụcho khách trong nước và quốc tế

Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh các dịch vụ khác như: Tổ chức hội nghị,hội thảo, triển lãm, lễ kỉ niệm, chương trình ra mắt sản phẩm; tổ chức các sự kiện như

lễ khánh thành, khởi công Công ty luôn cố gắng đem đến cho khách dịch vụ tốt nhất

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam là công ty thành lập được 3năm tính đến thời điểm hiện nay, các kết quả kinh doanh trong 2 năm gần đây được thểhiện trong phụ lục 1 (Xem phụ lục 1)

Qua phụ lục 1 (xem phụ lục 1) ta thấy, công ty kinh doanh ngày càng có hiệuquả Tổng doanh thu năm 2017 tăng 8.771 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng15,41% Cụ thể: Doanh thu tour outbound năm 2017 tăng 4.551,21 triệu đồng so vớinăm 2016 tương ứng tăng 13,71% Doanh thu tour inbound năm 2017 tăng 1.339,63triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 16,63% Doanh thu tour nội địa năm 2017tăng 2.318 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 18,89% Doanh thu dịch vụkhác năm 2017 tăng 562,16 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 16,57%

Trang 27

Tổng chi phí của công ty năm 2017 tăng 5.765,26 triệu đồng so với năm 2016tương ứng tăng 12,62% Trong đó: Chi phí cho tour outbound tăng 2.104,63 triệu đồngtương ứng tăng 10,78% Chi phí cho inbound tăng 1.523,02 triệu đồng tương ứng tăng14,56% Chi phí cho nội địa tăng 1.910,03 triệu đồng tương ứng tăng 15,73% Chi phícho dịch vụ khác tăng 227,58 triệu đồng tương ứng tăng 6,42%.

Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam 2năm gần đây khá hiệu quả Lợi nhuận tăng cao, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng1.653,13 triệu đồng qua một năm chứng tỏ công ty đang làm ăn hiệu quả, cần cố gắngduy trì và phát huy để khẳng định tên tuổi trên thị trường Bên cạnh đó, doanh thu củacông ty chủ yếu từ outbound (chiếm 58.33% năm 2016 và 57.47% năm 2017) và nộiđịa (chiếm 21.56% năm 2016 và 22.21% năm 2017) Đây là hai mảng kinh doanh cókhả năng đem lại lợi nhuận cao Do đó công ty cần phải chú trọng phát triển, khai thácthêm các tour, điểm du lịch mới để thu hút thêm khách Doanh thu từ inbound củadoanh nghiệp chưa cao so với tour outbound và nội địa mặc dù chi phí bỏ ra cho tourinbound là không nhỏ Vì vậy công ty cần cải thiện hoạt động xúc tiến, tăng cường cácphương pháp quảng bá giới thiệu để thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến công ty

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

2.1.5.1 Yếu tố bên trong

Khả năng tài chính: Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam có tổng

số vốn đầu tư là 42 tỷ VNĐ Như vậy có thể thấy công ty thuộc nhóm công ty có quy

mô vừa so với thị trường hiện nay Để duy trì hoạt động của công ty một cách ổn định,

bộ phận kế toán của công ty luôn thống kê tổng kết các kết quả kinh doanh đạt đượctheo quý, theo năm sau đó giải trình với giám đốc về tình hình hiện tại của công ty.Căn cứ vào các kết quả đó để đưa ra các chính sách xúc tiến hợp lý đảm bảo nguồn tàichính của công ty cũng như đảm bảo hiệu quả của việc thực hiện chính sách

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Các văn phòng làm việc của công ty đều được trang bịđầy đủ các thiết bị phục vụ cho quá trình làm việc như: máy tính, máy fax, mạnginternet, máy scan… Tuy nhiên với hạn chế về không gian và diện tích nên công tycũng gặp phải một vài các khó khăn trong việc đón tiếp khách hàng Chính vì thế hoạtđộng bán hàng cá nhân tại công ty chưa được quan tâm và thực hiện tốt Để đáp ứngđược nhu cầu cao của khách cũng như môi trường làm việc thoải mái, công ty phải cảithiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

Nguồn nhân lực: Các hoạt động xúc tiến luôn đòi hỏi nguồn nhân lực trẻ và cótrình độ cao, nguồn nhân lực trong Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam

đã đáp ứng được điều này Đội ngũ nhân viên làm trong bộ phận marketing hầu hết từ

độ tuổi 22 đến 28 và có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao do đó áp dụng công

Trang 28

nghệ về chính sách xúc tiến sẽ dễ dàng hơn

2.1.5.2 Yếu tố bên ngoài

Môi trường kinh tế: Hiện nay, Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển kinh

tế và đặc biệt nhu cầu về du lịch của người dân ngày càng tăng cao Với môi trườngkinh tế như vậy việc thực hiện và áp dụng các chính sách về marketing của công tyđang đi theo chiều hướng tốt Chính vì thế, lượng khách du lịch đến với công ty đang

có dấu hiệu tích cực Tuy nhiên, yếu tố về môi trường kinh tế lại luôn nhạy cảm vàthay đổi do đó để công ty có thể hoạt động và ứng phó tốt với sự thay đổi của kinh tếđòi hỏi công ty luôn phải theo dõi, phân tích và dự báo tình hình biến động của nềnkinh tế để thực hiện chính sách xúc tiến hiệu quả

Môi trường chính trị - pháp luật: Cũng như các công ty du lịch khác trên thịtrường hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam may mắn đượcphát triển trong một môi trường chính trị ổn định với những văn bản pháp luật quyđịnh rõ ràng về hoạt động kinh doanh du lịch Đây là yếu tố rất quan trọng để doanhnghiệp phát huy tối đa năng lực của mình trong việc thực hiện chính sách xúc tiến.Môi trường công nghệ: Hiện nay mạng xã hội đang là một trong những công cụhữu hiệu nhất để thực hiện các hoạt động marketing Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ

Du lịch Việt Nam đã áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến thiết lập nên một trang webriêng để quảng bá hình ảnh của công ty, các hoạt động xúc tiến phần lớn được công tythực hiện quảng cáo qua mạng Internet hoặc tiến hành các giao dịch trên mạng vớikhách hàng

Khách hàng: Mục tiêu hoạt động của công ty là hướng đến thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng Chính vì vậy, khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng tác độngđến các quyết định của công ty cũng như việc đưa ra các chính sách xúc tiến Công tyluôn nỗ lực thực hiện các chính sách xúc tiến để củng cố dòng khách hàng hiện tại vàthu hút các tập khách hàng trong tương lai

Đối thủ cạnh tranh: Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến công ty và đặt ra nhiềuthách thức cho công ty Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các công ty với quy môvừa do đó công ty sẽ gặp phải những vấn đề như: chất lượng sản phẩm, giá cả, tậpkhách hàng… Để nâng cao năng lực và vị thế công ty không những cần tập trung pháttriển vào chất lượng dịch vụ mà các chính sách xúc tiến được công ty áp dụng như thếnào mới là yếu tố khiến công ty cạnh tranh được trước đối thủ trên thị trường hiện nay

2.2 Phân tích thực trạng chính sách xúc tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ

Ngày đăng: 04/02/2020, 19:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w