Virus thần kinh

Một phần của tài liệu Chuyên đề Một số nhóm virus gây bệnh ở động vật và người (Trang 36 - 40)

III. Virus gây bện hở ngườ

4.Virus thần kinh

4.1 Arbovirus

a) Virus Dengue:

- Cấu trúc: Dạng hình cầu , đường kính 40-50nm, vỏ ngoài là lớp lipit kép chứa glycoprotein và protein có nguồn gốc màng sinh chất. Vỏ capsit bao quanh axit nucleic tạo thành nucleocapsit có đường kính 30nm, chưa 32 capsome. Genome là ARN đơn (+) gồm 11000 nucleotit, chứa khung đọc mở duy nhất mã hóa cho các polypeptit của virus.

- Lây nhiễm: lây truyền qua côn trùng. - Triệu chứng: ủ bệnh từ 3-10 ngày có biểu hiện như sốt, nhức đầu, đau họng, chảy

nước mắt, đau các khớp cổ, đến xuất huyết và thoát huyết tương dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, nếu khong xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Bệnh có 4 mức độ:

+ Độ 1: sốt đột ngột, liên tục, kéo dài.

+ Độ 2: xuất huyết từ nhẹ tới nặng như xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất hiện các mảng bầm tím.

+ Độ 3: xuất hiện triệu chứng châm đỏ li ti dưới da ở mắt trước 2 cẳng và mặt trong 2 cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn… Tiếp đó là chảy máu cam, máu lợi, đôi khi xuất huyết ở kết mạc, đi tiểu ra máu, trường hợp nặng thậm chí nôn ra máu.

+ Độ 4: bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, tiểu cầu giảm, bắt đầu biểu hiện sốc sâu, mạch nhỏ và khó bắt, huyết áp bằng không, rất dễ dẫn đến tử vong.

- Phòng bệnh và điều trị: Đến nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, do đó công tác phòng bênh đóng vai trò quan trọng. Các biện pháp phòng chống như: Giữ vệ sinh khu dân cư, dọn dẹp, san lấp chỗ nước đọng, triệt phá ổ bọ gậy và nơi muỗi cư trú…

b) Virus viêm não Nhật Bản:

- Cấu trúc: Virion có dạng hình cầu đường kính trung bình 40-50nm, chứa genome là ARN (+) có khối lượng phân tử là 4x106, chiếm 6% khối lượng hạt virus. Genome chứa khoảng 11kb mã hóa cho 10 protein, trong đó có 3 protein cấu trúc

và 7 protein phi cấu trúc.

- Lây nhiễm: qua động vật trung gian và vectơ. - Triệu chứng: quá trình diễn biến theo 3 giai đoạn

+ Giai đoạn tiền triệu chứng: biểu hiện như sốt cao có hoặc không kèm theo rét run, đau đầu dữ dội, khó chịu, buồn nôn dễ lẫn với các bệnh khác.

+ Giai đoạn viêm não: biểu hiện như rối loạn vận động, trương lực cơ tăng, chân tay co cứng, cử động khó khăn hoặc lên cơn co giật.

+ Giai đoạn muộn: có các dấu hiệu phục hồi chậm các chức năng thần kinh tỏng nhiều tuần hoặc biểu hiện các dấu hiệu tổn thương hệ thần kinh trung ương như liệt nửa người hoặc toàn thân, có thể để lại di chứng rối loạn thần kính suốt đời.

- Phòng bệnh: cần giữ gìn vệ sinh khu dân cư, triệt phá ổ bọ gậy, lăng quăng và nơi cư trú của muỗi, sử dụng biện pháp kết hợp như đưa vào chương trình diệt côn trùng gây hại nông nghiệp hay cải tiến hệ thống tưới tiêu, tẩm màn bằng thuốc diệt muỗi permetrin. Hiện có 3 loại vaccine:

+ Vaccine sống giảm độc lực có hiệu quả tốt, dễ sản xuất, giá thành rẻ nhưng độ an toàn không cao do nguy cơ hồi phục của virus và chưa đạt yêu cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

+Vaccine bất hoạt sản xuất trên tế bào thận chuột đất do Trung Quốc chế tạo và chưa đạt yêu cầu của WHO.

+Vaccine bất hoạt sản xuất từ não chuột do Nhật Bản nghiên cứu thành công, đảm bảo độ an toàn và khả năng miễn dịch 100%. Hiện nay duy nhất chỉ có vaccine sản xuất theo công nghệ này được WHO công nhận về tính an toàn và công hiệu.

- Điều trị: Hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị.

4.2. Virus dại

- Cấu trúc: có hình đầu viên đạn, cấu trúc đối xứng xoắn, dài 180nm đường kính 75nm. Genome là chuỗi ARN đơn, (-), có dạng lượn song, được bao bọc bởi capsit. Capsit lại được bao bọc bởi vỏ ngoài với các gai bề mặt dài 10nm. Giữa capsit và vỏ ngoài là protein nền M. Có 5 loại protein là N, L, NS, M, G.

- Lây nhiễm: do virus từ những loài động vật máu nóng khác nhau truyền cho con người, thông thường nhất là chó thông qua vết cắn hoặc các vết trầy xước

- Triệu chứng: ủ bệnh từ 4-12 tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào vị trí vết cắn. Các triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, lo âu, giãn đồng tử, tiết nước bọt, dễ bị kích thích, sợ ánh sang và tiếng ồn. Triệu chứng tiếp theo là co cứng, đau họng khi nuốt, do vậy rất sợ nước. Bệnh

nhân ở giai đoạn cuối đôi khi chỉ nhìn thấy nước cũng bị co thắt dẫn đến nghẹt thở mà chết. Khi đã lên cơn thì coi như cầm chắc cái chết.

- Phòng bệnh và điều trị: Khi bị động vật cắn (kể cả động vật nuôi) đều phải rửa vết thương rất kĩ bằng xà phòng để loại nước bọt chưa virus. Nếu là động vật nuôi thì có thể làm test kháng thể quỳnh quang của mô não để xác định kháng nguyên virus trong nước bọt, tủy sống hoặc não. Đồng thời theo dõi con vật trong vòng 10 ngày, nếu không biểu hiện triệu chứng thì không nhất thiết phải đi tiêm chủng. Đối với động vật hoang dại, do không theo dõi được nên việc tiêm chủng là bắt buộc.

5. Herpesviridae

5.1. Herpes simplex virus

Gồm type 1 và type 2 có cấu trúc chung: phức tạp, gồm 4 đơn vị hình thái khác nhau. Có vỏ ngoài với các gai nhỏ trên bề mặt, đương kính 150nm. Bên trong là capsit có dạng hình khối đa diện gồm 162 capsome. Mỗi capsome lại gồm một số protein riêng biệt. Bao phía ngoài vỏ capsit và nằm phía trong vỏ ngoài là lớp bọc vô dịnh hình gọi là tegument. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở giữa là một lõi chứa phân tử AND chuỗi kép, dạng thẳng, gồm 152-260 cặp bazơ, có thể mã hóa cho ít nhất 84 protein khác nhau. a) Type 1(HVS-1):

- Lây nhiễm: Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp

- Triệu chứng: thường gây loét lạnh, mụn rộp nơi miệng-mặt. Thời gian ủ bệnh ngắn, thường chỉ 3-5 ngày.

- Phòng bệnh và điều trị: Các tổn thương sẽ phục hồi sau 3-5 tuần mà không cần chữa trị.

b) Type 2 (HVS-2):

- Lây nhiễm: truyền bệnh qua đường sinh dục.

- Triệu chứng: Tạo ra các bọng nước gây ngứa, đau rát vùng sinh dục ở cả nam lẫn nữ.

- Phòng bệnh và điều trị: Bệnh có đặc tính dễ tái phát và dễ lây khi các bọng nước vỡ ra phóng thích virus sang cơ qua sinh dục của đối tác khi quan hệ vì vậy cách điều trị là không quan hệ tình dục khi bị bệnh, sử dụng bao cao su để tránh lan truyền virus…

5.2.Varicella-zoste Virus (VZV)

- Cấu tạo: Đường kính khoảng 150-200 nm gồm capsit hình khối đa diện 20 mặt tam giác đều gồm 162 capsome. Bao quanh capsit là lớp protein vô định hình (tegument). Phía ngoài cùng là vỏ ngoài gồm 2 hoặc hơn 2 lớp màng. Genome là chuỗi ADN gồm 125000 cặp bazơ, dạng thẳng, xoắn kép, có khối lượng phân tử khoảng 180 x 106 Da, cấu tạo gồm một đoạn ADN dài duy nhất, ký hiệu là UL găn kèm với

các đoạn lặp lại trái chiều ở hai đầu và ở giữa.

Genome có tất cả 4 đoạn đồng phân, hai đoạn lớn chiếm 95%, hai đoạn nhỏ chiếm 5%. - Gây bệnh thủy đậu và bệnh Zona.

a) Khi gây bệnh thủy đậu:

- Lây nhiễm: Bệnh thường lây qua các sol khí chứa virus, thường vào mùa mát. - Triệu chứng: Thường gặp ở trẻ em 5-9 tuổi, ít gặp ở người lớn. Thời kì ủ bệnh từ 2- 3 tuần với biểu hiện phát ban, ngứa, sốt nhẹ, có mụn màu đỏ sẫm, lan rộng từ thân mình đến mặt, đầu và các chi, chúng phát triền phồng rộp lên rồi đóng vảy và rụng sau khoảng 12 ngày.

- Phòng bệnh: cách ly người bệnh:

+ Thời gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, học sinh và Sinh Viên phải nghỉ học trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày).

+ Để người bệnh ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời.

- Điều trị: bệnh Thủy đậu thường nhẹ và tự khỏi nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng:

- Để người bệnh nằm trong phòng riêng, thoáng khí., có ánh sáng mặt trời.

- Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o.

- Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho người bệnh bằng nước ấm trong phòng tắm - Cho ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả. - Nếu bệnh nhân có ngứa nhiều, khó chịu nên đưa đến khám tại các cơ sở y tế.

- Trường hợp bệnh nhân sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường theo hướng dẫn của thầy thuốc.

- Dùng dung dịch xanh Milan để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

- Dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mũ, tấy đỏ vùng da xung quanh...

- Nên tránh những quan điểm và việc làm không đúng như:

+ Kiêng gió, kiêng nước, để người bệnh ở trong phòng quá kín, cho mặc quần áo quá dày, không tắm rửa vệ sinh hằng ngày khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, sẽ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.

+ Sử dụng các loại lá cây… đắp lên nốt rạ của người bệnh.

+ Không được dùng những loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da khi không có chỉ định của thầy thuốc.

+ Dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.

b) Khi gây bệnh Zona: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lây nhiễm: Không do tiếp xúc với người nhiễm bệnh mà do sự tái hoạt hóa của virus tiềm ẩn. Sau khi nhiễm lần đầu, VZV di chuyển đến thần kinh tủy sống và tiềm ẩn trong hệ thần kinh tủy sống. Sau nhiều năm, virus sẽ tái hoạt hóa di chuyển chuyển đến da để gây bệnh.

- Triệu chứng: Bệnh bắt đầu bằng phản ứng sốt, mệt mỏi, khó chịu, ban đỏ rát sần phát triển nhanh chóng hình thành nang tạo mụn nước, sau đó tạo tahnhf mụn mủ nếu bị

nhiễm khuẩn. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh zona là đau do viêm dây thần kinh sau nhiễm

- Phòng bệnh và điều trị:

+ Phòng bệnh: Tiêm kháng thể đặc hiệu chống bệnh zona lấy từ bệnh nhân bị bệnh zona. Tiêm trong vòng 10 ngày sau khi bị phơi nhiễm.

+ Điều trị: Nghỉ ngơi tại giường và bôi thuốc nước calcamin vào vết đốm để ngăn gãi. Chú ý chóng choáng, chống hạ nhiệt đột ngột và xuất huyết ồ ạt. Bên cạnh đó, có thể dùng acyclovir hoặc famciclovir.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Một số nhóm virus gây bệnh ở động vật và người (Trang 36 - 40)