Virus gây Hội chứng suy giảm miễn dịc hở người – H

Một phần của tài liệu Chuyên đề Một số nhóm virus gây bệnh ở động vật và người (Trang 40 - 41)

III. Virus gây bện hở ngườ

6. Virus gây Hội chứng suy giảm miễn dịc hở người – H

- Cấu trúc: Có dạng hình cầu, kích thước 100-120nm. Vỏ ngoài có cấu tạo từ lớp lipit kép có các gai glycoprotein. Mỗi gai có 2 tiểu đơn vị glycoprotein có khối lượng 41kDa (gp41) cắm xuyên qua màng lipit kép và glycoprotein có khối lượng 120kDa (gp120) gắn với gp41 nhờ cầu nối disunfua tạo thành gp160. Phía trong vỏ ngoài có cấu trúc hình cầu được cấu tạo từ protein có khối lượng 17kDa năm giữa vỏ ngoài và lõi. Bên trong là vỏ capsid hình trụ cấu tạo bởi protein có khối lượng 24kDa. Trong cấu trúc hình trụ là 2 sợi

ARN (+), protein lõi (P7 và p9) và enzyme phiên mã ngược. - Lây nhiễm: có 3 con đường chính

+Lây truyền qua đường tình dục đồng giới hoạc khác giới, trong đó nam truyền cho nữ cao hơn nữ truyền cho nam.

+Qua đường máu và các sản phẩm từ máu, bơm tiêm, tiêm chích ma túy, ghép tạng, xăm mình… đã nhiễm HIV.

+Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ.

*Chú ý: HIV không truyền qua côn trùng và nước bọt trừ khi miệng bị viêm. - Triệu chứng: Gồm có 5 giai đoạn

+ Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn sơ nhiễm, sốt cấp nhất thời liên quan đến biến đổi huyết thanh. Thời gian ủ bệnh từ 2-4 tuần, người bệnh thường bị sốt, viêm họng, nổi hạch, nhức đầu, khó chịu, phát ban nhưng không biểu hiện dấu hiệu đặc trưng, dễ bị nhầm với các bệnh khác. Ở giai đoạn này, một số bệnh nhân khi kiểm tra huyết thanh vẫn là âm tính, để chắc chắn cần kiểm tra lại sau 6 tuần.

+ Giai đoạn 2: Nhiễm HIV nhưng không biểu hiện triệu chứng hay biểu hiện triệu chứng nhẹ như nhức đầu và nổi hạch.

+ Giai đoạn 3: Nhiễm HIV có triệu chứng giai đoạn sớm. Việc chuyển giai đonạ từ không triệu chứng sang có triệu chứng thông qua biểu hiện sốt, vã mồ hôi về đêm, tiêu chảy mãn tính, nổi hạch và đau đầu. Bắt đầu xuất hiện các bệnh cơ hội đặc biệt là Candida albicans nơi miệng, tăng bạch câu niêm mạc miệng, nhiễm trùng đường hô hấp và viêm quanh răng.

+ Giai đoạn 4: Nhiễm HIV có triệu chứng giai đoạn muộn. Số lượng tế bào T CD4+ càng giảm nên nguy cơ mắc bệnh cơ hội càng tăng. Khi giảm còn 200tb/ml dễ bị viêm phổi và các bệnh liên quan tới não. Khi cỏn 100tb/ml dễ bị nhiễm hỗn hợp Mycobacterium avium- intracellulare hoắc CMV, phát triển Candida thực quản, viêm phổi do herpes khi cơ thể đã suy kiệt. Việc giải phóng TNF là dấu hiệu bước vào giai đoạn AIDS và cơ thể đã kiệt sức.

+ Giai đoạn 5: Nhiễm HIV giai đoạn tiến triển. Lượng tế bào T CD4+ giảm chỉ còn 50tb/ml làm mất hoàn toàn khả năng miễn dịch. Biểu hiện như:

* Nhiễm trùng cơ hội

* Hội chứng suy kiệt tiến triển ở người lớn nhưng tốc độ suy kiệt lại diễn ra chậm ở thanh thiếu niên.

* Với bệnh nhân AIDS là thanh niên thì các nhiễm trùng thường xuyên không được xem là nhiễm trùng cơ hội.

* Một số ung thư như Kaposi, u lympho được coi là đặc trưng của AIDS. * Các bệnh tâm thân như bệnh não, viêm chất trắng não.

* Viêm phổi kẽ mô lympho.

- Phòng bệnh và điều trị: Hóa trị liệu

+ Các chất ức chế enzyme phiên mã ngược.

+ Các chất tương tác với protein điều hòa của HIV. + Các chất ức chế protease.

+ Liệu pháp phối hợp. + Liệu pháp dự phòng.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Một số nhóm virus gây bệnh ở động vật và người (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w