Các virus viêm gan (Hepatitis viruses) 1 Virus viêm gan A (HAV)

Một phần của tài liệu Chuyên đề Một số nhóm virus gây bệnh ở động vật và người (Trang 32)

III. Virus gây bện hở ngườ

3. Các virus viêm gan (Hepatitis viruses) 1 Virus viêm gan A (HAV)

- Cấu tạo: Virion không có vỏ ngoài, cấu trúc hình khối đối xứng, đường kính 27nm capsit có 4 polypeptit kí hiệu VP1 (có khối lượng là 30000), VP2 (có khối lượng là 24000 - 27000), VP3 (có khối lượng là 21000 - 23000), VP4 (có khối lượng là 7000 - 14000).

- Lây nhiễm: qua thức ăn, nước uống, nhiễm phân hoặc lây truyền do ăn động vật 2 vỏ như sò chưa nấu chín vì chúng lọc và tích lũy virus trong nước.

- Triệu chứng: thời gian ủ bệnh thường là 2-4 tuần, triệu chứng lúc đầu gồm chán ăn, buồn nôn, nước tiểu sẫm màu và vàng da.

- Phòng bệnh và điều trị:

+ Phòng bệnh: tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường, sớm phát hiện và loại trừ nguồn lây lan, tiêm phòng vaccine.

+ Điều trị: rất may bệnh viêm gan A hiếm khi gây tử vong, người bệnh sẽ hồi phục dần sau 2-6 tuần. Vẫn chưa có thuốc chữa viêm gan A ngoài trừ cho bệnh nhân nghỉ ngơi. Ta có thể ngăn chặn sự phát triển của virus bằng cách tiêm kháng thể miễn dịch chống HAV. Chế phẩm này nhận được từ máu người cho tại ngân hang máu.

3.2. Virus viêm gan B (HBV)

- Cấu tạo: Vỏ ngoài là lipoprotein gồm 3 loại protein trong đó có một protein chiếm đa số gọi là protein chính. Phía trong vỏ ngoài là capsit gồm một loại protein. Genome chứa 32000 nucleotit, được xem là nhỏ nhất trong các virus ADN của động vật có vú. Đây là genome chồng lớp gồm 4 khung đọc mở S, C, P và X.

- Lây nhiễm: Chủ yếu qua những con đường sau

+ Do truyền máu hoặc sử dụng những sản phẩm từ máu đa bị nhiễm HBV.

+ Do tiếp xúc thông qua nước tiểu, nước bọt, do quan hệ tình dục đồng giới và khác giới.

+ Do mẹ truyền cho con qua nhau thai hoặc khi sinh nở.

+ Các con đường khác như tiêm chích ma túy, xăm mình, châm cứu, trầy xước, dao cạo, bàn chải đánh răng,…

- Triệu chứng: có 2 trường hợp xảy ra

+ Dạng cấp tính: thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 6 tháng, ở thời kì này virus có thể truyền sang người hác mà không hay biết. Biểu hiện qua các triệu chứng lâm sang như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, mất cảm giác vị. Vài tuần sau thấy nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, da vàng. Một số trường hợp có thể chuyển sang thể tối cấp, hôn mê, chết sau vài ngày.

+ Dạng mãn tính: không có các biểu hiện triệu chứng trong nhiều năm, do vậy rất dễ lây cho người thân trong gia đình và những người cùng làm việc. Nếu ở thể nhẹ, gan tổn thương ít, sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Nếu ở thể nhiễm dai dẳng, gan sẽ tổn thương vừa phải và nếu ở thể hoạt, gan sẽ bị tổn thương sâu sắc, có thể gây xơ gan và ung thư gan, có tỉ lệ tử vong cao.

- Phòng bệnh và điều trị: Biện pháp hữu hiệu là tiêm phòng. Ở Việt Nam, vaccine viêm gan B huyết tương dã được sản xuất tại Viện Vệ sinh Dịch tễ học Trung ương năm 1997 và đã được sử dụng trong chương trình Quốc gia tiêm chủng mở rộng. Hiện nay, viện này đang chuẩn bị cho ra đời vaccine viêm gan B tái tổ hợp.

3.3. Virus viêm gan C (HCV)

- Heppatitis C virus (HCV) thuộc họ Flaviviridae gây nên các trường hợp bệnh lẻ tẻ và phần lớn xuất hiện sau các trường hợp bệnh nhân có truyền máu hoặc các sản phẩm của máu.

- Cấu tạo: Virus chứa ARN sợi đơn, xoắn (có khoảng 9033 nucleotid) gồm 3 đoạn gen. Vỏ capsid cấu tạo bởi protein và lớp bao ngoài bởi lipid.

- Lây nhiễm: Chủ yếu chúng được lây nhiễm qua đường máu, rất hiếm gặp các trường hợp lây qua đường tiêu hóa.

- Triệu chứng: Sau khi nhiễm virus, từ 14 ngày tới 3 - 4 tháng (dài nhất 21 tuần, ngắn nhất 4 - 5 ngày) 95% không có biểu hiện rõ ràng, 5% còn lại có rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi và các tế bào gan bắt đầu bị tổn thương. 50% - 70% chuyển thành thể mạn tính, men transaminase tăng, từ đó dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

- Phòng bệnh:

+ Hiện tại chưa có vacxin phòng chống cho chủng virus này. + Phòng chống không đặc hiệu:

+ Tránh dùng chung kim tiêm hay những vật dụng tương tự (như xăm mình, tiêm chích thuốc, kim châm cứu…)

+ Tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu và tránh giao hợp khi hành kinh (sử dụng bao cao su làm giảm nguy cơ)

+ Làm sạch vết máu (dùng găng cao su và chất khử trùng)

+ Tránh sử dụng chung những vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo, cắt móng tay) vì chúng có thể dây máu

+ Phụ nữ nên cẩn thận khi hành kinh và nên vứt bỏ băng vệ sinh vào nơi an toàn + Kiểm tra kĩ trước khi sử dụng máu hoặc các sản phẩm truyền máu trước khi sử dụng.

- Điều trị: Có hai loại thuốc được dùng để điều trị viêm gan C mãn tính: interferon và ribavirin.

+ Interferon có 2 loại:

•Interferon thông thường - bị cơ thể phân hủy nhanh chóng và phải chích ít nhất 3 lần mỗi tuần.

•“Pegylated” interferon (interferon được kết hợp với PEG: Poly Ethylene Glycol) dạng thuốc được điều chỉnh để có thời gian tác dụng trong cơ thể dài hơn để diệt virus. Hiện có hai dạng - Pegasys‚ (peginterferon alfa-2a [40KD]), và Peg-Intron (peginterferon alfa-2b). Khi chích thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, pegylated interferon tồn tại trong cơ thể ở một nồng độ đủ để diệt virus. Những interferons này tốt hơn dạng interferon thông thường về tác dụng diệt virus và dễ sử dụng hơn vì chỉ cần chích 1 tuần 1 lần. Những bệnh nhân không đáp ứng với interferon qui

ước có thể đáp ứng tốt hơn với điều trị pegylated interferon.

+ Ribavirin: Thuốc có dạng viên nén hay viên nang dùng để uống 2 lần một ngày. Ribavirin có thể tăng cường tác dụng điều trị của interferon (dạng qui ước hay dạng được pegylate hóa) khi sử dụng kết hợp. Thuốc làm tăng hiệu quả của interferon, và làm giảm khả năng tái phát. Sử dụng ribavirin đơn thuần không diệt được virus.

+ Thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên, ăn khẩu phần lành mạnh và tránh hút thuốc hay uống rượu.

3.4. Virus viêm gan D (HDV)

- Cấu tạo: Virion có kích thước nhỏ 35-37nm, có vỏ ngoài. Sử dụng protein vỏ ngoài do HBV cung cấp để bao bọc genome ARN của mình. Nghĩa là chúng chỉ xuất hiện ở cơ thể đã bị nhiễm HBV mãn tính, những người bị nhiễm HBV thường đồng nhiễm thêm HDV. Genome của HDV là ARN đơn, khép vòng, có kích thước 1700 nucleotit. Protein bên trong có khối lượng phân tử 68000đvC.

- Lây nhiễm: Khi cơ thể bị nhiễm HBV thì có thể đồng nhiễm thêm HDV, hay nói cách khác, HDV chỉ xuất hiện khi có mặt HBV.

- Triệu chứng: Khi có mặt HDV tính nghiêm trọng của viêm gan B sẽ tặng cao so với việc chỉ nhiễm HBV. Khi nhiễm đồng thời cả 2 loại sẽ xuất hiện thể bạo phát và có tỉ lệ gan bị tổn thương cao, tỉ lệ phát triển thành bệnh gan tăng và vì thế trong vòng 5 năm, bệnh nhân sẽ bị xơ gan.

- Phòng bệnh và điều trị: Cho đến nay, không có thuốc đặc trị chống HDV nên các biện pháp chống HBV cũng có thể áp dụng đối với HDV. Việc tiêm phòng HBV là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn sự đồng nhiễm. Tuy nhiên, không có cách nào bảo vệ cơ thể đã bị nhiễm HBV khỏi sự đồng nhiễm HDV. Cách tốt nhất là ngăn chặn và tránh các nguồn lây nhiễm.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Một số nhóm virus gây bệnh ở động vật và người (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w