Các virus về đường ruột (Enterovirus)

Một phần của tài liệu Chuyên đề Một số nhóm virus gây bệnh ở động vật và người (Trang 29)

III. Virus gây bện hở ngườ

3. Các virus về đường ruột (Enterovirus)

Enterovirus là nhóm virus lây bệnh ở ống tiêu hóa mang những tính chất sinh học giống nhau. Chúng dễ dàng phát hiện từ họng hay phân.

Chúng có cùng các đặc điểm về cấu trúc như: + Hình dạng là khối đa diện đều.

+ Kích thước 20 – 30 nm

+ Lõi Nucleotic là ARN sợi đơn chiếm 20 – 30% khối lượng hạt virus, vỏ capsid hợp bởi 32 capsome và protein khác chiếm 70 – 80%, không glucid, lipid.

+ Tính chất đề kháng với ether, cồn, natri deoxycholat – chúng đều là dung môi hòa tan lipid.

+ Bền vững ở pH 2 – 10.

+ Bất hoạt ở 50oC, formol, chất oxy hóa mạnh (Cl, KMnO4, H2O2), nhưng có khả năng tồn tại 1 giờ ở 50 oC nếu có hiện diện của cation (MgCl2)

2.1. Virus bại liệt

Bệnh bại liệt được phát hiện sớm tử thế kỉ XVI. Là một bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do virus gây ra. Tuy vậy, trong ổ dịch chỉ xuất hiện những triệu chứng đường ruột và hô hâp, phần nhỏ mắc chứng liệt.

- Lây nhiễm: Đây là loại bệnh mang tính theo mùa ở vùng ôn đới, với đỉnh lây nhiễm vào mùa hè và thu. Các hạt virus sẽ được bài tiết trong phân sau vài tuần khi nhiễm đầu tiên. Bệnh được truyền chủ yếu qua đường miệng, thông qua việc ăn thức ăn hoặc nước bị nhiễm virus. Nó bùng phát thành dịch ở những vùng có điều kiện vệ sinh bẩn và môi trường ô nhiễm.

- Triệu chứng: Theo chuẩn đoán lâm sàng, người ta chia ra làm 2 thể: + Thể điển hình: gồm các giai đoạn:

•Nung bệnh: từ 5 – 6 ngày, không có triệu chứng rõ rệt

•Khởi phát: từ 2 – 3 ngày, người bệnh xuất hiện sốt cao từ 38 – 40°C nhưng không có co giật và rét run. Rối loạn tiêu hoá (nôn, buồn nôn, đi ngoài phân táo hoặc lỏng), li bì hoặc vật vã, hay kêu khóc (đối với trẻ em); đau và co cứng các cơ vùng cổ, thân mình và sau đùi làm mệt mỏi, sức cơ yếu, đôi khi có hiện tượng co giật nhẹ ở những cơ sau này sẽ bị liệt.

•Toàn phát: Liệt mềm tối đa 48 giờ. Trường hợp nặng thì bị liệt cơ hô hấp, dẫn đến suy hô hấp và có thể tử vong.

Di chứng: Tùy theo những mức độ khác nhau: cơ thoái hóa, teo nhỏ; Xương không phát triển; tàn tật vĩnh viễn.

+ Thể không điển hình: Khi mắc phải thể này, người bệnh không biểu hiện các triệu chứng liệt hay chỉ có các triệu chứng nhẹ về hô hấp, tiêu hóa. Đây là nguyên nhân quan trọng cho sự lây lan khó phát hiện để phòng ngừa.

- Phòng chống:

+ Phòng chống đặc hiệu: Trên thế giới đã có 2 loại vaccine là Salk và Sabin để phòng chống căn bệnh này một cách hiệu quả cao. Việt Nam phần lớn đều sử dụng loại vaccine Sabin để thanh toán hiệu quả từ năm 2000.

+ Phòng bệnh chủ động cho trẻ dưới 5 tuổi bằng uống vaccine phòng bệnh bại liệt ít nhất 3 lần theo hướng dẫn của Bộ Y Tế.

+ Người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh.

sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa (chloramin 1% trong 1 giờ).

Khi trẻ có dấu hiệu sốt, buồn nôn, cứng gáy, đau chi và cơ bắp hoặc liệt mềm cấp đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

+ Đối với đường truyền nhiễm: Đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế ra môi trường. Phân của trẻ em cũng phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Điều trị: Chủ yếu là nâng cao thể trạng và điều trị các di chứng: + Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường.

+ Thuốc kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng thứ cấp (không cho poliovirus). + Thuốc giảm đau cho bệnh đau.

+ Thiết bị máy thở để hỗ trợ thở.

+ Tập thể dục (vật lý trị liệu) để ngăn chặn biến dạng và mất chức năng cơ bắp. + Một chế độ ăn uống dinh dưỡng.

2.2 Coxsackie virus

Coxsackie virus được phát hiện từ năm 1948. Dựa vào nghiên cứu về các đặc điểm tổn thương bệnh lý ở chuột, người ta chia chúng ra làm 2 nhóm: A & B.

- Cấu tạo: Cũng như virus bại liệt, với kích thước 28nm, coxsackie mang đầy đủ các đặc điểm sinh học chung của nhóm virus đường ruột. - Lây nhiễm: Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp, sau đó virus vào máu. Giai đoạn này có thể tìm thấy virus ở họng và máu trong vài ngày đầu biểu hiện bệnh. Sau đó virus được đào thải ra phân trong vòng 2 – 5 tuần. Ngoài ra, virus gây tổn thương thần kinh trung ương, cơ tim và các cơ quan khác. Bệnh thường gặp vào mùa hè và đầu mùa thu.

- Triệu chứng: Theo lâm sàng, giai đoạn ủ bệnh từ 2 – 9 ngày. Do Coxackie virus có đến 2

nhóm A, B và có nhiều type nên mỗi loại gây ra những bệnh cũng như các triệu chứng khác nhau:

+ Bệnh viêm họng mụn nước (Herpangina): •Do virus nhóm A, type 2, 4, 5, 6, 8 và 10.

•Biểu hiện: sốt đột ngột, đau họng, chán ăn, nôn hoặc đau bụng. Xung huyết ở họng, mũi, amiđan và lưỡi. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

+ Bệnh viêm màng não vô khuẩn và liệt nhẹ: •Do virus nhóm B, type A7, A9 & A24.

•Biểu hiện: sốt, đau đầu, buồn nôn, đau bụng. Sau đó 1 – 2 ngày có hội chứng màng não và có thể dẫn đến đau cơ và liệt nhẹ.

+ Bệnh đau nhói ngực (Pleurodynia): •Do virus nhóm B

•Biểu hiện: sốt và đau ngực đột ngột, đôi khi sốt rét. Đau ngực, có thể đau tại chỗ hoặc lan xuống xương ức, đau dữ dội chóc lát hoặc có thể kéo dài từ 2 ngày đến 2 tuần.

•Do virus nhóm B

•Biểu hiện: ngủ nhiều, nước khó, nôn có sốt hoặc không, có thể tiêu chảy nặng. + Viêm nội và ngoại tâm mạc

•Sốt, ớn lạnh, tiếng tim thổi mới hoặc thay đổi, âm thanh bất thường của máu đổ qua trái tim. Mệt mỏi, đau nhức khớp xương và cơ bắp, đổ mồ hôi đêm, khó thở, tái da. Ho dai dẳng, phù chân hoặc bụng. Máu trong nước tiểu, đau ở lá lách, các nút đỏ của Osler, các điểm dưới da của các ngón tay. Đốm xuất huyết nhỏ xíu màu tím hoặc đốm đỏ trên da, lòng trắng mắt hoặc bên trong miệng.

+ Các bệnh khác: Coxsackie nhóm B gây viêm cơ tim, B4 gây bệnh đái tháo đường, A24 gây viêm kết mạc chảy máu cấp, A4, A5, A7, A9, A16 gây viêm loét miệng, họng, phát ban lòng bàn tay, lòng bàn chân, cánh tay, cẳng chân,…

- Phòng chống:

+ Hiện tại chưa có vaccine phòng chống cho chủng virus này.

+Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

+ Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.

+ Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

+ Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có Clo.

+ Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. + Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

- Điều trị: Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là:

+ Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng.

+ Chăm sóc bệnh nhân.

+ Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao.

+ Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.

+ Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

+ Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.

3. Các virus viêm gan (Hepatitis viruses)3.1. Virus viêm gan A (HAV)

Một phần của tài liệu Chuyên đề Một số nhóm virus gây bệnh ở động vật và người (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w