Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty...10 II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết “học đi đôi với hành” là một điều hết sức quan trọng, làbiện pháp đào tạo hết sức đúng đắn giúp sinh viên có thể tiếp cận, tìm hiểu và làmquen với môi trường làm việc thực tế, từ đó có thể vận dụng các kiến thức đã học vàothực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó thông qua đợt thực tập tại công tyTNHH Đầu tư và Phát triển An Duy đã giúp em có được cơ hội thực hành các kiếnthức của mình đã được học tập trên ghế nhà trường, đồng thời qua đó giúp em đánhgiá được hiệu quả đào tạo của mình cũng như đánh giá được trình độ, khả năng tiếpthu, học hỏi và quan sát thực tế của mình
Trong quá trình thực tập, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Vũ Thị Như Quỳnhcùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Duy đãtận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em để hoàn thành tốt được mục tiêu đặt ra của đợtthực tập
Do nhận thức còn hạn chế cùng với khoảng thời gian tương đối ngắn để tìmhiểu và hoàn thành, bản báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong được sự chỉ bảo đóng góp của thầy cô cùng toàn thể các cô chú, anh chịtrong công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Duy
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Vũ Thị Hồng Dung
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC BẢNG BIỂU
I/ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN AN DUY 1
1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Duy 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2
1.2.1 Chức năng 2
1.2.2 Nhiệm vụ 2
1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 3
1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty 4
2 Tình hình sử dụng lao động của công ty 5
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của công ty 5
2.2 Cơ cấu của lực lượng lao động 6
3 Quy mô vốn kinh doanh của công ty 7
3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty 7
4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 10
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN AN DUY 12
1 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị hoạt động quản trị chung của công ty 12
1.1 Chức năng hoạch định 12
1.2 Chức năng tổ chức 13
1.3 Chức năng lãnh đạo 13
1.4 Chức năng kiểm soát 13
1.5 Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị 14
2 Công tác quản trị chiến lược của công ty 14
Trang 32.2 Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát
triển thị trường 15
2.3 Lợi thế và năng lực cạnh tranh của công ty 16
3 Công tác quản trị tác nghiệp của công ty 16
3.1 Quản trị mua 16
3.2 Quản trị bán 17
3.3 Quản trị dự trữ 18
3.4 Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại 18
4.2 Công tác tuyển dụng nhân lực 19
4.3 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực 19
4.4 Công tác đánh giá và đãi ngộ nhân lực 19
5 Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của công ty 20
5.1 Quản trị dự án 20
5.2 Quản trị rủi ro 21
III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng thể hiện số lượng lao động của công ty
Bảng 1.2: Trình độ lao động của công ty năm 2012
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của công ty năm 2012
Bảng 1.4: Bảng phân tích vốn kinh doanh của công ty
Bảng 1.5: Bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh của công ty
Bảng 1.6: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2012
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện doanh thu thuần trong giai đoạn 2010-2012
Trang 5I/ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN AN DUY
1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Duy
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN AN DUY
Tên giao dịch: AN DUY INVESTMENT AND DEVELOPMENT COMPANYLIMITED
Tên viết tắt : AN DUY IAD CO., LTD
bộ, công nhân lành nghề như hiện nay Tuy ra đời và hoạt động chưa lâu nhưng công
ty đã có nhiều cố gắng trong hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường, cạnh tranh lànhmạnh, không ngừng đầu tư trang thiết bị và nâng cao trình độ quản lý, tay nghề củacông nhân… từ đó giúp doanh thu lợi nhuận của công ty không ngừng được nâng cao
và tạo điều kiện mở rộng hoạt dộng sản xuất kinh doanh
Trang 61.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã đề ra, sản xuất kinhdoanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp
Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thựchiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với bạn hàngtrong và ngoài nước
Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi
Bảo toàn và phát triển vốn của chủ sở hữu giao, vốn tự bổ sung, sử dụng hợp lýcác nguồn lực, tối đa hóa lợi nhuận, tích lũy đầu tư và phát triển công ty
Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũngnhư thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường
Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người laođộng, vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bềnvững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kĩ thuật mà công ty áp dụng cũng như nhữngquy định có liên quan đến hoạt động của công ty
Trang 71.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty được thể hiện qua hình 1.1 sau:
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)
- Hội đồng thành viên: gồm 3 thành viên:
+ Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc
+ Một thành viên là Kế toán trưởng
Phó Giám đốc
Phòng kinh doanh Phòng kế toán-tài chính Phòng sản xuất
Các tổ sản xuất
Trang 8+ Phòng kinh doanh: lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện; thiếtlập, giao dich trực tiếp với hệ thống khách hàng; trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiệncác hoạt động tiếp thị - bán hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng củadoanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu về doanh số; phối hợp với các bộ phận liên quannhư kế toán, sản xuất, nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng
+ Phòng kế tài chính-kế toán: chịu trách nhiệm quản lý cấp tiền vốn cho các bộphận cá nhân, hạch toán chi tiết, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phân tíchtình hình tài chính của công ty, cung cấp những thông tin tài chính cho giám đốc công
ty để có quyết định sản xuất kinh doanh thích hợp, lập kế hoạch quỹ tiền lương, cáckhoản trích theo lương…
+ Phòng sản xuất: nghiên cứu phát triển các quy trình sản xuất của nhà máy;chịu trách nhiệm đề xuất và quản lý ngân sách của nhà máy; đảm bảo tiến độ sản xuấttheo kế hoạch đã được hoạch định; đảm bảo các thiết bị, máy móc được vận hành tốt;
sử dụng nguyên vật liệu theo đúng định mức, theo dõi việc thống kê nguyên vật liệu,kiến nghị và thực hiện giải pháp giảm hao hụt nguyên liệu trong sản xuất…
- Các tổ sản xuất: bao gồm 4 tổ sản xuất
Công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn có 3 thành viên nên cơ cấu tổ chức củacông ty vừa mang nét đặc trưng của mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở nên và công ty trong lĩnh vực sản xuất, lại vừa mang nét đặc trưng riêng củacông ty Công ty xây dựng cơ cấu tổ chức theo chức năng chuyên môn có ưu điểm làtập trung năng lực cho các hoạt động chuyên sâu, hiệu quả tác nghiệp cao ; tạo sựđơn giản, trật tự và hài hòa trong tổ chức Nó phù hợp với tình hình hoạt động củacông ty
1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là: sản xuất băng keo (dính), các sảnphẩm về chất kết dính, sản xuất, mua bán các sản phẩm từ giấy, in và các dịch vụ liênquan đến in, kinh doanh thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm
Các sản phẩm chính: băng dính trong đục, băng dính 2 mặt, băng dính in logo
-in chữ, giấy trắng A4…
Trang 92 Tình hình sử dụng lao động của công ty
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của công ty
Vì công ty chủ yếu sản xuất gia công một công đoạn là cắt, sang cuộn và phâncuộn để có thể tạo ra được luôn sản phẩm và nhập các nguồn nguyên liệu là màng, ốnggiấy, lõi giấy nên quá trình sản xuất của công ty hết sức đơn giản và tốn ít nguồn nhânlực Do đó số lượng lao động trong công ty không nhiều Cụ thể số lượng lao động ởmỗi bộ phận như sau:
Bảng 1.1: Bảng thể hiện số lượng lao động của công ty
(Đơn vị: người)
NămChức vụ,bộ phận
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)
Năm 2011 có sự tăng mạnh về tổng số lao động trong công ty, từ 14 người lên
22 người Cụ thể là tăng thêm 2 nhân viên kinh doanh và 6 nhân công sản xuất, dotrong năm 2011 có sự mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Năm 2012 số lượng laođộng có giảm so với năm trước từ 22 lao động xuống còn 21 lao động
Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng nhất của mọi quá trình sản xuất kinhdoanh và không gì có thể thay thế hoàn toàn được lao động Chính vì vậy chất lượngcủa lực lượng lao động có sự ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh
Về chất lượng lao động của công ty được thể hiện qua bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2: Bảng thể hiện trình độ lao động của công ty
Trang 10Trình độ Số
lượng(người)
Tỷtrọng(%)
Sốlượng(người)
Tỷtrọng(%)
Sốlượng(người)
Tỷtrọng(%)
Vì là doanh nghiệp sản xuất nên số lượng lao động phổ thông chiếm tỷ trọnglớn nhất (khoảng 38,09% năm 2012), còn lại đều là những lao động có bằng cấp.Trong đó, số lao động có bằng đại học chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 28,57% năm 2012).Khi công ty mở rộng sản xuất trong năm 2011 gây ra biến động lớn về chất lượng laođộng theo trình độ, công ty có xu hướng gia tăng tỷ lệ lao động phổ thông từ 28,58%(năm 2010) lên 36,37% và tỷ lệ trung cấp từ 7,14 % (năm 2010) lên 18,18%; còn tỷ lệlao động có bằng đại học giảm từ 35,71% xuống 27,27%, tỷ lệ lao động có bằng caođẳng cũng giảm từ 28,57% xuống 18,18% Trong năm 2012 không có biến động lớn
về chất lượng lao động theo trình độ so với năm 2011
2.2 Cơ cấu của lực lượng lao động
Ngoài yếu tố số lượng, chất lượng thì cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổicũng ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vớiđặc điểm là một công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm chủ yếu là băngkeo, công ty có cơ cấu lao động như sau:
Bảng 1.3 Bảng thể hiện cơ cấu lao động của công ty
Trang 11Chỉ tiêu
Số người
Cơ cấu(%)
Số người
Cơ cấu(%)
Số người
Cơ cấu (%)
Qua bảng 1.3 cho thấy số lao động nam cao hơn rất nhiều so với lao động nữ,
cụ thể số lao động nam chiếm 85,71% (năm 2012), điều đó không là điều ngạc nhiênđối với một công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm băng keo là chủ yếu, nên côngnhân sản xuất đều là nam, lao động nữ chỉ hoạt động trong lĩnh vực kế toán – tài chính
và bán hàng Tỷ lệ lao động nam tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2012 từ 78,57%(năm 2010) lên 85,71%
Bên cạnh đó, nhìn vào cơ cấu lao động theo độ tuổi cho thấy lực lượng lao độngtrong công ty tương đối trẻ, hầu hết là trong độ tuổi từ 21- 30, chiếm tới 80,95% (năm2012) Khi công ty mở rộng sản xuất năm 2011 thì tỷ lệ lao động trong độ tuổi nàycàng tăng mạnh từ 71,43% (năm 2010) lên 81,82% Lực lượng lao động trẻ có sứckhỏe tốt, tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình và đầy sự sáng tạo Điều đó giúp nângcao năng suất lao động, tăng hiệu quả lao động
3 Quy mô vốn kinh doanh của công ty
3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Từ bản báo cáo tài chính qua 3 năm 2010-2012 ta rút ra được bảng phân tíchvốn kinh doanh của công ty như sau:
Bảng 1.4: Bảng phân tích vốn kinh doanh của công ty
(Đơn vị: VNĐ)
Chỉ Số tiềnNăm 2010 Tỷ Số tiềnNăm 2011 Tỷ Số tiềnNăm 2012 Tỷ
Trang 12(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Thông qua số liệu trong bảng 1.4 ta nhận thấy tổng vốn của công ty qua cácnăm từ 2010-2012 có sự biến động khá lớn, đặc biệt là năm 2011 đã có sự tăng mạnh
về tổng vốn từ mức hơn 6 tỷ lên hơn 9 tỷ, tức tăng khoảng 49% so với năm 2010 Có
sự tăng mạnh mẽ như vậy là do chiến lược mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suấtchất lượng sản phẩm, từ đó đạt nhằm mục tiêu tăng thị phần trên thị trường của công
ty Do đó công ty đã tăng tài sản ngắn hạn lên gần 1 tỷ, đồng thời đầu tư thêm máymóc thiết bị sản xuất hiện đại hơn đã khiến làm tăng tài sản dài hạn của công ty từ mứcgần 500 triệu đồng lên tới hơn 2 tỷ đồng Còn tới năm 2012 thì không có sự biến độngmạnh so với năm 2010, tài sản ngắn hạn của công ty tăng là do mở rộng thêm sản xuất,còn tài sản dài hạn có sự giảm đi chủ yếu là do có sự khấu hao về tài sản cố định hữuhình
Ngoài ra ta có thể nhận thấy rằng tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dàihạn có sự chênh lệch rất lớn Đặc biệt là trong năm 2010, tài sản dài hạn chỉ chiếm có6,61%, còn lại là tài sản ngắn hạn Nó cũng có thể là dễ hiểu cho một doanh nghiệpsản xuất đơn thuần, không có tham gia các hoạt động đầu tư tài chính dài hạn hoặc bấtđộng sản đầu tư, mà tài sản dài hạn của công ty chỉ có tài sản cố định và tài sản dài hạnkhác, trong khi năm 2010 máy móc dường như được khấu hao gần hết nên mới có sựchênh lệch lớn như vậy Còn tới năm 2011 và 2012 thì mức độ chênh lệch giảm xuốngchủ yếu là do có sự đầu tư mới các máy móc thiết bị sản xuất
3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
Bên cạnh bảng phân tích tổng mức và cơ cấu vốn ta cũng rút ra được bảng phântích tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh từ bản báo cáo của công ty như sau:
Trang 13Bảng 1.5: Bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh của công ty
Số tiền Tỷ
trọng(%)
Số tiền Tỷ
trọng(%)Nợ
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)
Nhìn vào bảng 1.5 ta nhận thấy tổng nguồn vốn tương tự như tổng tài sản tănglên rõ ràng trong năm 2011 so với 2010, tới năm 2012 thì có sự giảm nhẹ Xét về cơcấu, ta nhận thấy trong năm 2010, vốn chủ sở hữu chiếm chủ yếu trong tổng nguồnvốn, chiếm tới 88,99%, điều đó cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/nợ phải trả là rất cao,xấp xỉ 8 lần, từ đó cho thấy công ty có mức độ an toàn về vốn và khả năng thanh toánrất cao Tới năm 2011 và 2012 thì tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả giảm đi rấtmạnh nhưng vẫn lớn hơn 1 (cả hai năm đều xấp xỉ khoảng 1,5 lần) nên công ty vẫn ởtrạng thái có mức độ an toàn về vốn và khả năng thanh toán cao Nguyên nhân của sựgiảm tỷ lệ này là do sự gia tăng mạnh mẽ nợ phải trả, vì năm 2011 công ty có sự đầu
tư lớn về máy móc thiết bị sản xuất nên phải đi vay nợ nhiều
Trang 144 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 1.6: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: VNĐ)
ST
T
1 Doanh thu thuần về bán
7 Lợi nhuận sau thuế 8.770.844 69.671.590 37.010.932
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện doanh thu thuần trong giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: triệu đồng)
Trang 15Qua bảng 1.6 và hình 1.1 ta nhận thấy rõ sự biến động tăng giảm rất lớn vềdoanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-
2012 Doanh thu thuần năm 2011 tăng gần gấp đôi so với năm 2010 và năm 2012 đãgiảm xuống một lượng tương đối Cụ thể năm 2011 tăng hơn 10 tỷ đồng tức tăng xấp
xỉ 70% so với năm 2010 Có được điều này là do chiến lược mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh, tăng thị phần trên thị trường Nhưng tới năm 2012 thì doanh thu lại
có sự giảm nhẹ, một phần do sự ảnh hưởng của nền kinh tế nước nhà trong tình trạngkhủng hoảng từ năm 2011 Do đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty là các doanhnghiệp sản xuất nên khi nền kinh tế khủng hoảng ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sảnxuất kinh doanh của các công ty khách hàng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động kinhdoanh của công ty
Một điều đáng buồn là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty trongsuốt 3 năm đều trong tình trạng bị âm và lại còn có xu hướng tăng dần Điều đó chothấy chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là rất lớn, một phần là dohoạt động sản xuất của công ty chỉ đi sản xuất một công đoạn để tạo ra sản phẩm cuốicùng nên tạo ra được ít giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất, hơn nữa nguồn nguyênliệu lại nhập từ nhà cung cấp trong miền Nam, khiến cho chi phí nguyên vật liệu đầuvào rất cao, làm giảm lợi nhuận
Tuy nhiên do có được các nguồn lợi nhuận khác bù vào nên tổng lợi nhuậntrước thuế của công ty mang dấu dương và nó tăng mạnh trong năm 2011 rồi lại giảmxuống khá nhiều trong năm 2012
Như vậy công ty cần xem xét lại một cách toàn diện quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình trong mọi khâu từ đầu vào tới quá trình sản xuất tới đầu ra
để hợp lý hóa các khoản chi phí, đảm bảo hoạt động của mình đạt hiệu quả và thuđược lợi nhuận tốt hơn Đồng thời tích cực tìm kiếm khách hàng hơn nữa để mở rộngquy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như mở rộng thêm và kéo dàichuỗi sản xuất của mình như thêm quá trình sản xuất các nguồn nguyên liệu đang phải
đi nhập là màng keo, ống giấy… để gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, hoặc tìmkiếm nhà cung cấp phù hợp hơn