Đảng nói riêng trong dạy học lịch sử ở THPT
Ngày nay, trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, nếu chúng ta không khẳng định
được những giá trị bản sắc truyền thống của dân tộc mình, thì nguy cơ “hòa tan” là điều
khó tránh khỏi. Mà lịch sử của một dân tộc chính là làm nên những giá trị văn hóa truyền thống đó. Tuy nhiên, hiện nay trong xã hội vẫn còn tình trạng thờ ơ, xem nhẹ với môn Lịch sử, trong nhà trường HS không thích học môn Lịch sử, coi môn Lịch sử là môn phụ vẫn là phổ biến. Số lượng HS yêu thích môn Lịch sử ngày càng ít, số lượng HS thi vào
các trường khối C hiện nay đang giảm dần. Trong các kì thi vào Đại học gần đây, kết quả thi tuyển sinh môn Lịch sử đã thực sự gây “sốc” đối với toàn thể xã hội: Tỷ lệ thí sinh có điểm thi dưới trung bình chiếm hơn 80%, trong đó, hơn 60% có điểm thi dưới 1 (1/10), kéo theo điểm đầu vào của các trường Đại học, Cao đẳng của khối C tụt giảm đáng kể. Việc HS Việt Nam không biết về lịch sử Việt Nam, hoặc nhớ nhầm, nhớ sai các sự kiện lịch sử là vấn đề đáng được các nhà giáo dục quan tâm.
Những năm gần đây, chủ trương đổi mới phương pháp giáo dục đã được triển khai sâu rộng, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. GV THPT đã có ý thức đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của HS, phần nào hạn chế cách giảng dạy thụ động, theo lối tiếp nhận kiến thức thụ động, một chiều. Chất lượng học tập môn LS của HS đang có chiều hướng dần nâng cao. Đặc biệt, vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo nói chung - tài liệu liệu văn kiện Đảng vào dạy học lịch sử nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh đang được nhà trường quan tâm và chú trọng.
Tuy vậy, thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế về thực trạng dạy học lịch sử và thực trạng sử dụng tài liệu văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử tại 03 trường THPT ở tỉnh: Bắc Ninh. Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn giáo viên môn Lịch sử, các em học sinh, dự giờ thăm lớp.
Chúng tôi tiến hành điều tra 11 Giáo viên, 145 Học sinh và thu được kết quả về tình hình thực tế như sau: STT Tỉnh Trƣờng Số GV đƣợc hỏi ý kiến Số HS đƣợc hỏi ý kiến 1 Bắc Ninh TTGD TX Thuận Thành 2 40 2 THPT Thuận Thành 1 5 60 3 THPT Lương Tài 1 4 45 Tổng 11 145
1.2.1.1. Đối với học sinh
Chúng tôi tiến hành điều tra 145 học sinh lớp 11 thuộc 3 trường: TT GDTX Thuận Thành (Huyện Thuận Thành – Bắc Ninh), THPT Lương Tài 1 (Huyện
Lương Tài – Bắc Ninh), THPT Thuận Thành 1 (Huyện Thuận Thành - Bắc Ninh). Nội dung điều tra tập trung vào mấy vấn đề sau đây:
- Thái độ học tập của học sinh đối với môn lịch sử - Tình hình học tập môn lịch sử ở nhà trường - Phương pháp học tập môn lịch sử của học sinh
- Quan niệm và những hiểu biết sơ bộ của HS về tài liệu văn kiện Đảng. Kết quả điều tra như sau:
Khi được hỏi “Thái độ của em đối với môn Lịch sử?” thì kết quả thu được như sau:
Bảng 1.1: Thống kê mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Lịch sử
Mức độ Rất thích Thích Bình thƣờng Không thích
Số lượng 17 33 72 23
Tỉ lệ(%) 11,7 22,8 49,7 15,8
Với số liệu bảng thống kê trên, chúng ta thấy số lượng HS thực sự thích học môn lịch sử chiếm tỉ lệ không đáng kể: 11,7%; tỉ lệ HS không thích học và có thái độ bình thường đối với môn Lịch sử chiếm tỷ lệ lớn: 65,5%.
Khi chúng tôi hỏi “Nguyên nhân vì sao không thích học lịch sử?”. Ngoài lý
do học lịch sử để phụ vụ thi tốt nghiệp, đại học, thì các em cũng đưa ra ý kiến phản
hồi và cho rằng: “Môn lịch sử có nhiều sự kiện, không thể học thuộc được, có thuộc
nhưng cũng nhanh quên”, hay “chúng em không biết học như thế nào để nắm vững
nội dung lịch sử”; “Bài học lịch sử dài và khô khan, thiếu tài liệu sinh động hấp
dẫn”. Do quan niệm học lịch sử là học thuộc lòng của học sinh nên các em khó tiếp
nhận kiến thức, không hứng thú tìm hiểu, việc phát triển tư duy bị hạn chế, kết quả học tập không cao.
Qua quan sát giờ học lịch sử cho thấy, các em học sinh đến giờ học lịch sử thường uể oải, đối phó, không ghi chép, không làm bài tập và thường xuyên sử dụng tài liệu khi kiểm tra, việc HS xung phong trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra hầu như không có, nếu có là rất ít, chỉ tập trung vào một vài em tích cực xây dựng bài, hoặc có khi giáo viên lấy sổ điểm cá nhân để gọi theo danh sách. Các em HS còn lại ngồi ghi chép và tiếp thu bài học một cách thụ động, các em học sinh rất
ngại thắc mắc hay đưa ra ý kiến cá nhân của bản thân. Ngoài ra, một số em học sinh khác không chép bài mà ngồi nói chuyện trong giờ học. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy những ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự mở cửa giao lưu văn hóa quốc tế… cũng góp phần làm cho học sinh “quay lưng” lại với môn lịch sử.
Thông qua phỏng vấn điều tra về phương pháp học tập của học sinh:
Bảng 1.2: Phƣơng pháp học tập lịch sử của học sinh
Phƣơng pháp học tập Lịch sử của HS Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Học thuộc lòng bài ghi trên lớp 72 49,7
Đọc SGK kết hợp với bài ghi trên lớp 47 32,4
Đọc SGK kết hợp với bài ghi trên lớp, đọc tài liệu tham khảo
10 6,9
Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa 16 11,0
Ý kiến khác 0 0
Qua bảng tổng hợp ý kiến trên, chúng ta nhận thấy các em chủ yếu là đọc SGK và học thuộc nội dung kiến thức ở vở ghi GV cho chép. Hầu như học sinh không có khái niệm hứng thú với tài liệu lịch sử, đặc biệt là tài liệu văn kiện Đảng. Cách học của các em với mục đích vì điểm: nếu em học sinh nào mà chưa có điểm kiểm tra thì chăm chỉ học bài ở nhà, một số em có đủ điểm kiểm tra thì không học bài nữa. Như vậy, các em rất thụ động trong việc tiếp thu kiến thức của mình. Qua đó, rõ ràng việc dạy và học môn Lịch sử còn nhiều vấn đề, nhưng đại đa số các em học sinh không quan tâm đến môn học này, cho nên đầu tư cho lịch sử, cho tài liệu lịch sử còn hạn chế.
Khi được hỏi về tài liệu lịch sử, tài liệu văn kiện Đảng được vận dụng trong học tập lịch sử, thì kết quả thu được như sau:
Khi được hỏi “Em đã đọc hoặc biết đến tài liệu văn kiện Đảng chưa?” 24%
Học sinh trả lời “đã biết, đã đọc”, còn lại học sinh trả lời chưa từng biết, và chưa
từng đọc. Qua dự giờ quan sát cùng với kinh nghiệm dạy học của bản thân, chúng tôi nhận thấy học sinh chưa hứng thú học tập lịch sử, càng kém hào hứng với các loại tài liệu lịch sử, đặc biệt là tài liệu văn kiện Đảng. Qua trao đổi thân tình, các em
học sinh đã bộc bạch: “Nội dung lịch sử được trích từ văn kiện Đảng rất hay, đó là
lịch sử khác nhau, nhưng cách diễn đạt trong văn kiện Đảng có sử dụng nhiều từ Hán Việt, nên chúng em rất khó đọc, khó tiếp thu”.
Do quan niệm học lịch sử là học thuộc lòng, nên học sinh rất khó tiếp thu nội dung của văn kiện Đảng, không hứng thú tìm hiểu, chủ động tích cực, phát triển tư duy bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu giáo viên biết phân tích, bình luận tài liệu văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử thì học sinh sẽ tích cực, hứng thú học tập, nâng cao chất lượng môn học.
Khi được hỏi:“Trong giờ học lịch sử, thầy (cô) thường sử dụng tài liệu lịch
sử nói chung tài liệu văn kiện Đảng nói riêng để giúp các em làm gì?”, thì đa số học sinh đưa ra câu trả lời như sau:
Bảng 1.3: Mục đích sử dụng tài liệu lịch sử của GV trong giờ học lịch sử
Mục đích sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Nghiên cứu kiến thức mới 93 64,1
Củng cố, ôn tập kiến thức 25 17,2
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 27 18,7
Tiến hành bài học ngoại khóa 0 0
Hướng dẫn tự học ở nhà 0 0
Như vậy, hầu như ý kiến của các em học sinh cho rằng: Thầy cô giáo khi sử dụng tài liệu lịch sử - tài liệu văn kiện Đảng trong dạy học chủ yếu là giúp học sinh nghiên cứu kiến thức mới, và thông qua kiểm tra đánh giá cũng như củng cố kiến thức cho học sinh. Rất ít khi giáo viên sử dụng tài liệu để giúp các em học sinh tự học, hoặc tiến hành các bài ngoại khóa.
Và tương ứng với câu hỏi, câu trả lời trên, thì khi được hỏi “Cách thức học
tập của các em qua tài liệu lịch sử – tài liệu văn kiện Đảng như thế nào?”, thì kết
quả thu được như sau:
Bảng 1.4: Cách thức học tập của HS qua tài liệu lịch sử
Cách thức học tập của HS Số lƣợng Tỉ lệ (%)
HS tìm hiểu tài liệu qua câu hỏi hướng dẫn của GV 57 39,3
Học sinh nghe thầy (cô) trình bày nội dung tài liệu 62 42,7
HS tiếp cận tài liệu thông qua các hoạt động học tập 21 14,5
Một vấn đề quan trọng được làm sáng tỏ ở đây, chính là trong phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử của giáo viên, học sinh cho rằng thầy (cô) giáo của mình thường dùng tài liệu để nghiên cứu kiến thức mới và rất ít sử dụng tài liệu trong các khâu học tập khác. Đồng thời, khi sử dụng tài liệu trong nghiên cứu kiến thức mới, GV tự trình bày nội dung để minh họa cho sự kiện lịch sử (42,7%), ít thiết kế các hoạt động học tập thông qua hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài liệu, thậm chí có GV không sử dụng tài liệu lịch sử, nên không hướng dẫn các em HS tìm hiểu tài liệu.
Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi “Trong quá trình học tập lịch sử, em thích học
những phương pháp dạy học nào của thầy (cô) giáo?”, thì 65% học sinh tỏ ra thích hoạt động ngoại khóa, 52% thích phương pháp tường thuật, kể chuyện; 51% thích phương pháp trao đổi, thảo luận; 46% thích phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, 32% thích sử dụng tài liệu tham khảo, 19% thích phương pháp thày đọc – trò ghi chép. Từ kết quả trên, chúng tôi thấy học sinh rất thích học những phương pháp dạy học mới, vì nó phát huy được khả năng tư duy, nhận thức chủ động, độc lập của học sinh. Các em cảm thấy hứng thú hơn khi tự mình tìm ra và nắm bắt tri thức của nhân loại.
Như vậy, qua điều tra chúng tôi có thể tìm được cho mình một lời giải đáp về sự thiết kế các hoạt động học tập kết hợp các phương pháp dạy học mới hiện nay, đặc biệt là những phương pháp dạy học “phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình nhận thức” là phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hơn cả.
1.2.1.2. Đối với giáo viên
Chúng tôi đã xây dựng 10 câu hỏi điều tra kết hợp với trao đổi, phỏng vấn thăm dò ý kiến của GV dạy lịch sử ở trường phổ thông với nội dung sau:
- Tình hình sử dụng tài liệu văn kiện Đảng ở trường phổ thông hiện nay. - Những biện pháp sư phạm chủ yếu khi sử dụng VKĐ trong dạy học lịch sử. - Những thuận lợi và khó khăn của thầy (cô) khi tiến hành sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Kết quả thu được từ điều tra như sau:
Đối với tình hình sử dụng tài liệu văn kiện Đảng ở trường phổ thông hiện nay. Có nhiều ý kiến băn khoăn, lo lắng về chất lượng giảng dạy lịch sử ở trường
phổ thông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu mà nhiệm vụ đặt ra như vậy, là vì giáo viên bộ môn lịch sử cũng như một vài giáo viên môn khác trong nhà trường phổ thông luôn bị tác động bởi những quan niệm sai lầm về môn chính và môn phụ ở nhà trường. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, môn lịch sử trong nhà trường chưa được coi trọng đúng mức, nhìn chung chất lượng dạy học lịch sử vẫn còn thấp: trong giờ học lịch sử, các em học sinh chỉ xây dựng bài khi thầy cô giáo gọi đến, học chỉ vì điểm bài kiểm tra, và chứng minh một phần qua kết quả kì thi tuyển sinh cao đẳng, đại học trong những năm gần đây là rất thấp. Xét về mặt nào đó, lỗi này không hoàn toàn từ phía giáo viên. Bởi 70% giáo viên cho rằng, sử dụng tài liệu lịch sử nói chung, văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử nói riêng sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức, có ý nghĩa về mặt giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh và phát triển kĩ năng tư duy, nhận thức cũng như kích thích hứng thú học tập bộ môn.
Khi hỏi các thầy cô về “Vị trí của văn kiện Đảng trong dạy học môn Lịch
sử ?”, thì các thầy cô đều xác định tài liệu văn kiện Đảng là một tài liệu tham khảo trong quá trình dạy học, nhưng lại được xem nhẹ trong quá trình dạy học.
Khi được hỏi về phương pháp, cách thức, hình thức sử dụng văn kiện Đảng trong quá trình dạy học lịch sử. Kết quả thu được cho thấy, 90% giáo viên cho rằng sử dụng văn kiện Đảng để dạy các bài học nội khóa, và cách thức sử dụng văn kiện Đảng trong bài nội khóa như sau:
Bảng 1.5: Phƣơng pháp sử dụng văn kiện Đảng của GV trong dạy học
Phƣơng pháp sử dụng văn kiện Đảng Số lƣợng Tỉ lệ (%)
a. Minh họa sự kiện lịch sử 11 100
b. Giải thích sự kiện lịch sử 10 90,9
c. Phân tích sự kiện lịch sử 9 81,8
d. Thảo luận 7 63,6
e. Dùng để so sánh, đối chiếu nội dung lịch sử 4 36,4
f. Hướng dẫn học sinh tự học 3 27,2
Từ kết quả trên, khi phỏng vấn 11 Giáo viên của 3 trường thì đa số giáo viên có sử dụng tài liệu lịch sử - tài liệu văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử. Đa số các ý kiến của các GV khẳng định có sử dụng tài liệu lịch sử thông qua việc minh họa
kiến thức lịch sử và để giải thích cho sự kiện lịch sử cho học sinh, còn đối với việc thiết kế các hoạt động gắn liền với sử dụng tài liệu còn rất hạn chế, chiếm tỉ lệ ít. Đặc biệt là sử dụng tài liệu để tổ chức thảo luận, so sánh, đối chiếu nội dung lịch sử, hướng dẫn học sinh tự học. Qua đó chúng ta cũng nhận thấy đó là những tồn tại, hạn chế và những khó khăn trong công tác giảng dạy của giáo viên THPT.
Khi được hỏi về việc sử dụng văn kiện đảng trong dạy học ở trường phổ thông, cô giáo: Nguyễn Thị Anh (giáo viên lịch sử - trường THPT Lương Tài 1, Lương Tài, Bắc Ninh) là một giáo viên đã và đang sử dụng tài liệu văn kiện Đảng
trong quá trình dạy học, cho biết ý kiến: “Văn kiện Đảng là tài liệu quan trọng
trong dạy học lịch sử. Chương trình lịch sử 12 có rất nhiều bài liên quan trực tiếp đến văn kiện Đảng, do vậy không thể dạy tốt các bài lịch sử nếu như thiếu nguồn tài
liệu này”. Nhưng giáo viên cũng cho biết ngay những băn khoăn và khó khăn khi sử