Nhiệm vụ thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng Văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 lớp 12, trường trung học phổ thông (Trang 78)

Xác định nội dung kiến thức dạy học có sử dụng văn kiện Đảng để phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các bài học kiến thức mới, qua kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh lớp 12 – THPT

Thiết kế hình thức tổ chức, hoạt động dạy học và những phương pháp dạy học phù hợp với nội dung kiến thức có sử dụng tài liệu văn kiện Đảng cần cung cấp cho HS chiếm lĩnh, qua đó phát huy được tính tích cực của HS.

Kiểm tra và đánh giá những nội dung và biện pháp đã đề xuất nhằm phát triển năng lực tư duy, tính tích cực, chủ động của học sinh.

Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm để rút ra những kết luận cần thiết.

2.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

2.4.4.1. Kế hoạch

Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã thực hiện các công việc sau:

* Chọn địa bàn thực nghiệm

- Địa bàn: Để tiến hành thực nghiệm sư phạm thuận lợi, chúng tôi chọn 2

trường thực nghiệm và chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Trường THPT Lương Tài 1- Lương Tài, Bắc Ninh. Đây là một môi trường, học sinh có nề nếp học tập tương tối tốt. Ban giám hiệu nhà trường luôn chú ý đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên, nên trong tiêu chí thi đua chung của năm học có một tiêu chí quan trọng là mỗi giáo viên trong năm học phải soạn giảng thành công ít nhất một giáo án điện tử và viết sáng kiến kinh nghiệm. Đây là một yêu cầu nhằm đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đối với các môn học tại trường phổ thông, trong đó có môn lịch sử. Toàn trường có hai giáo viên giảng dạy lịch sử lâu năm, và 1 giáo viên có 8 năm kinh nghiệm, 1 giáo viên có kinh nghiệm 3 năm, các thầy cô đều nhiệt tình trong công tác giảng dạy.

+ Nhóm 2: Trung tâm GDTX Thuận Thành – Thuận Thành – Bắc Ninh. Tôi chọn Trung tâm thực nghiệm để mang tính khách quan của đề tài mà luận văn đề xuất. Bởi lứa tuổi học sinh Trung tâm GDTX cũng nằm trong hệ thống phổ thông,

hơn nữa Trung tâm GDTX Thuận Thành là một ngôi trường được đánh giá là đạt chất lượng trong tỉnh, và đứng thứ 2 trong hệ thống GDTX của tỉnh. Lứa tuổi học sinh đến trường cũng đang trong độ tuổi học sinh phổ thông, nên trình độ nhận thức của các em cũng khá. Hơn nữa, Ban giám đốc cũng luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao trình độ và năng lực của giáo viên. Trong trường có hai giáo viên dạy môn lịch sử: 01 giáo viên có kinh nghiệm 15 năm, 01 giáo viên có kinh nghiệm 3 năm. Các thầy cô đều nhiệt tình trong công tác giảng dạy và trong ý thức nghề nghiệp của mình.

* Chọn mẫu thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm là học sinh khối 12 thuộc 02 trường phổ thông trung học sau đây:

+ Nhóm 1: Trường THPT Lương Tài 1 – Lương Tài – Bắc Ninh

+ Nhóm 2: Trung tâm GDTX Thuận Thành – Thuận Thành – Bắc Ninh Dựa vào những yêu cầu trên, căn cứ vào tình hình thực tế ở các địa phương, chúng tôi đã chọn mẫu và chia các lớp thực nghiệm, đối chứng theo nhóm sau:

Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2

Trƣờng THPT Lƣơng Tài 1 TT GDTX Thuận Thành

Lớp Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng

12A5 12A6 12A2 12A1

Sĩ số HS 45 46 40 38

+ Nhóm 1: Ở trường THPT Lương Tài 1 – Lương Tài – Bắc Ninh: Chúng tôi chọn hai lớp 12A5 làm lớp thực nghiệm và 12A6 làm lớp đối chứng. Số lượng và trình độ nhận thức của học sinh hai lớp này ngang nhau, lớp 12A5 có 45 học sinh, lớp 12A6 có 46 học sinh, bao gồm cả những học sinh có học lực giỏi, khá, trung bình, yếu tương đồng nhau.

+ Nhóm 2: Ở Trung tâm GDTX Thuận Thành – Thuận Thành – Bắc Ninh: Chúng tôi chọn hai lớp 12A2 làm lớp thực nghiệm và 12A1 làm lớp đối chứng. Lớp 12A2 có 40 học sinh, lớp 12A1 có 38 học sinh, bao gồm cả những học sinh có học lực khá, trung bình, yếu tương đồng nhau.

Việc lựa chọn các trường để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi căn cứ vào các yêu cầu đạt được dưới đây:

+ Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học.

+ Nhà trường và địa phương chú ý quan tâm đến hoạt động giáo dục, trường có phong trào học tập và thi đua giảng dạy tốt.

+ Trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của giáo viên tốt.

+ Trình độ và năng lực nhận thức của học sinh phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi THPT.

Như vậy, đây là một môi trường tốt, phù hợp để chúng tôi tiến hành giảng dạy thực nghiệm theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học đang được thực hiện.

* Trao đổi với giáo viên thực nghiệm

Chọn giáo viên thực nghiệm: Qua việc trao đổi trực tiếp với Ban giám hiệu,

tổ bộ môn, và giáo viên giảng dạy, chúng tôi lựa chọn 02 giáo viên tham gia thực nghiệm đều là những người có trình độ Đại học, có kinh nghiệm giảng dạy:

- Nguyễn Thị Anh – GV lịch sử trường THPT Lương Tài 1- Lương Tài - Bắc Ninh.

- Lê Thị Chuyên (tác giả luận văn) – GV lịch sử Trung tâm GDTX Thuận Thành – Thuận Thành – Bắc Ninh.

Ngoài 02 giáo viên tham gia thực nghiệm, chúng tôi còn trao đổi với một số giáo viên trường THPT khác ở trong tỉnh và một số giáo viên tỉnh khác như Hải Dương, Hải Phòng về những biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất trong luận văn.

* Nội dung thực nghiệm sư phạm

Để bài thực nghiệm đạt kết quả cao, khẳng định thực chất, trung thực tính khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT qua bài

17: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19 –

12- 1946” ( tiết 1). Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc cơ bản sau:

- Thứ nhất: Chuẩn bị giáo án theo hai kiểu:

+ Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm như dự kiến của luận văn, sử dụng tài liệu văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

+ Kiểu 2: Giáo án đối chứng do GV của trường chuẩn bị được soạn và giảng dạy theo phương pháp bình thường, không tổ chức đầy đủ các hoạt động học tập của học sinh thông qua tài liệu lịch sử.

- Thứ hai: Kiểm tra chất lượng dạy học bằng cách cho học sinh cả lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiểm tra, đánh giá trong 10 phút cuối bài học.

2.4.4.2. Quá trình thực nghiệm sư phạm

- Tháng 10/2012, tiến hành soạn giáo án; tháng 11/2012 tiến hành thực nghiệm. Đối với bài giảng thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với hai giáo án khác nhau đã được chuẩn bị theo kế hoạch. - Ở 02 trường được chọn, mỗi trường chúng tôi chọn 02 lớp: một lớp thực nghiệm, một lớp đối chứng. Yêu cầu: HS được chọn ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có số lượng và trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý và điều kiện học tập tương đồng nhau.

- Sau khi giảng xong, để đánh giá được kết quả cuối cùng của bài học, chúng tôi tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh các lớp ở 2 trường trên bằng bài kiểm tra 10 phút cuối tiết dạy. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng có nội dung hoàn toàn giống nhau theo bài học.

Tiêu chuẩn đánh giá câu hỏi: Học sinh tìm được những ý trả lời đúng, lựa chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào đáp án, và trình bày đầy đủ ý trong câu hỏi tự luận cuối bài. Điểm tối đa của bài là 10 điểm. GV căn cứ vào đáp án và thang điểm để cho điểm đúng với bài làm của học sinh.

Gợi ý đáp án nhƣ sau: A. Trắc nghiệm ( 6 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 D 1 2 A 1 3 C 1 4 A 1 5 C 1 6 D 1 B. TỰ LUẬN ( 4 điểm)

Khó khăn về đối ngoại: Quân đội các nước Đồng minh , dưới danh nghĩa

giải giáp quân đội Nhật đã lần lượt kéo vào nước ta:

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: có 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Chúng kéo theo bọn tay sai từ các tổ chức phản động như bọn Việt Quốc, Việt Cách.

2

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân đội Anh chiếm đóng, ra sức mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình đó bọn phản động trong nước ngóc đầu dạy làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng.

Sau khi giảng dạy thực nghiệm, kiểm tra nhanh học sinh, chúng tôi đã chấm bài, đánh giá kết quả của hai lớp thực nghiệm và đối chứng theo các mức điểm quy định như sau: Điểm Xếp loại 9 -10 Giỏi 7 - 8 Khá 5 - 6 Trung bình 1- 4 Yếu 2.4.4.3. Giáo án thực nghiệm BÀI 17

NƢỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÕA TỪ SAU NGÀY 2-9-1945 ĐẾN TRƢỚC NGÀY 19-12-1946 (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức

- Biết được những thuận lợi và khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945.

- Nêu và phân tích được những biện pháp trước mắt và lâu dài của chính quyền cách mạng trong việc giải quyết những khó khăn (về xây dựng chính quyền, diệt giặc đói, giặc dốt, tài chính, tàn dư xã hội phong kiến).

- Biết, hiểu rõ những chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ trong việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc, bọn phản cách mạng và thực dân Pháp từ sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước 19/12/1946.

- Nêu được ý nghĩa và bài học bảo vệ và xây dựng chính quyền nhân dân trong thời kì 1945 – 1946.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến tình hình Việt Nam ở năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945.

- Kĩ năng làm việc với tài liệu văn kiện Đảng. - Kĩ năng tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ.

- Kĩ năng hợp tác nhóm thông qua hình thức thảo luận, làm việc nhóm.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, trung thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng.

- Lên án những hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù, sự phản bội Tổ quốc của bọn phản cách mạng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- SGK và giáo án

- Tranh ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu sau cách mạng tháng Tám, về “Tuần lễ vàng”, một số hình ảnh của chính quyền cách mạng trong việc giải quyết giặc đói, giặc dốt; hình ảnh về Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên.

- Phiếu học tập phát cho HS - Tài liệu tham khảo:

+ Tiến trình LSVN, Kiến thức lịch sử lớp 12, Kênh hình lịch sử 12.

+ Tài liệu Văn Kiện Đảng liên quan đến nội dung bài học: Tình hình Việt Nam sau

cách mạng tháng Tám 1945, Sáu nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa sau cách mạng tháng Tám, Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên, …

2. Chuẩn bị của Học sinh

- Đọc trước bài 17: Tìm hiểu về hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945, chủ trương biện pháp của chính phủ ta trong đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. - Sưu tầm các tư liệu về nội dung bài học như: tài liệu văn kiện Đảng

III. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định và tổ chức lớp học

2. Kiểm tra bài cũ ( Tùy theo sự sáng tạo của Giáo viên mà đưa ra những hình thức

kiểm tra kiến thức phù hợp với hoàn cảnh, trình độ học sinh)

Hoạt động dạy – học của thày, trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Cá nhân - Tìm hiểu về thuận lợi

nƣớc ta sau cách mạng tháng Tám 1945

GV: Nêu câu hỏi:

Sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước ta có những thuận lợi cơ bản nào? Theo em, thuận lợi nào là cơ bản nhất?

HS: Tìm hiểu SGK và trả lời

GV: Nhận xét, trình bày bổ sung, chốt ý (có 3 thuận lợi cơ bản). Ở đây, GV nhấn mạnh đến yếu tố có Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo nên nhân dân ta rất tin tưởng. Chính nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, phong trào đánh Pháp, Nhật đã giành thắng lợi, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, phát xit.

HS: theo dõi và tự ghi chép vào vở ghi

Hoạt động 2: Kết hợp hoạt động nhóm với cá

nhân - Tìm hiểu về những khó khăn nƣớc ta

sau cách mạng tháng Tám 1945

GV: Nêu vấn đề: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, tình hình nước ta những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám cũng gặp muôn vàn khó khăn. Nhiều người đã nhận định: Cách mạng Việt

Nam bấy giờ ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi

tóc”, giống như Lê-nin từng nhận định về nước

Nga sau cách mạng tháng Mười năm 1917: Giành chính quyền đã khó, nhưng giữ vững được chính

I. Tình hình nƣớc ta sau cách mạng tháng Tám 1945

* Thuận lợi

- Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang hình thành…

- Nhân dân ta được làm chủ nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ

- Cách mạng có Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đây là thuận lợi cơ bản nhất.

quyền còn khó khăn bội phần. Vì sao vậy? Nước Việt Nam Dân chủ cộng Hòa đã gặp phải những khó khăn gì sau cách mạng Tháng Tám 1945?

GV: chia lớp thành 3 nhóm và nêu nhiệm vụ, phát tài liệu tham khảo cho các nhóm. Yêu cầu HS đọc trong 3 phút, trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Nêu khó khăn về kẻ thù + Nhóm 2: Nêu khó khăn về tình hình chính quyền cách mạng, tàn dư chế độ cũ + Nhóm 3: Nhận xét về những khó khăn do kẻ thù, do chính quyền cách mạng non trẻ và khó khăn do chế độ cũ để lại.

HS: Nghiên cứu SGK, TLLS, TL văn kiện Đảng, trao đổi trả lời câu hỏi.

Nhóm 1: trình bày nhiệm vụ của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và phân tích. GV

sử dụng Lược đồ nước Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945 để

hướng dẫn HS quan sát, hình dung về mối đe dọa của kẻ thù từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc (quân Trung Hoa Dân Quốc, Việt Quốc, Việt Cách), từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam (6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, đế quốc Anh mở đường cho Pháp xâm lược).

GV: gọi nhóm 3 trình bày “Em có nhận xét gì về

kẻ thù trên đất nước ta lúc bấy giờ?”

- Nhóm 3 trả lời, học sinh thảo luận

GV kết luận vấn đề: Kẻ thù đông và mạnh, chúng chia làm 2 khối: Phía Bắc có Tưởng, Mĩ và tay sai; phía Nam có Anh, Pháp, và tay sai. Chúng

- Kẻ thù:

+ Phía Bắc: 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách muốn cướp chính quyền cách mạng.

+ Phía Nam: Hơn 1 vạn quân Anh kéo đến, giúp Pháp trở lại xâm lược. Ngoài ra còn có 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, bọn Tờrốtkít…

mâu thuẫn nhau về quyền lợi, nhưng lại cùng thống nhất âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam. Cùng một lúc, nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù nguy hiểm.

GV chuyển ý: Còn những khó khăn do chính

Một phần của tài liệu Sử dụng Văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 lớp 12, trường trung học phổ thông (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)