Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học lịch sử đã nêu rõ: Dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là nguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành nhiều phương pháp dạy học. Nó được vận dụng trong tất cả các khâu của giờ học và là một kiểu học. Theo đó các bước tiến hành nguyên tắc dạy học nêu vấn đề được thực hiện như sau:
- Dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề và nêu câu hỏi
- Tổ chức học sinh giải quyết vấn đề: kết hợp đặt câu hỏi gợi mở, trình bày nêu vấn đề, tổ chức đàm thoại…
Trên cơ sở đó, chúng tôi vận dụng vào việc sử dụng văn kiện Đảng để dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1945 - 1954 ở lớp 12 THPT. Khi thực hiện các biện pháp này, yêu cầu đặt ra là cần giúp HS có được hứng thú trong giờ học, hiểu rõ vấn đề đặt ra khi tiếp thu những nội dung liên quan đến sự kiện lịch sử đang học.
Trong dạy học lịch sử, các bước tiến hành việc dạy học nêu vấn đề khi sử dụng văn kiện Đảng, nhằm mục đích phát huy tính tích cực của học sinh như sau:
+ Tạo tình huống có vấn đề, gợi mở cho học sinh những vấn đề chưa biết trong khuôn khổ bài học.
+ Xác định vấn đề: sử dụng tài liệu văn kiện Đảng như một nguồn nhận thức, kết hợp với tài liệu khác để giải quyết vấn đề được đặt ra.
+ Kiểm tra nhận thức của học sinh nhằm củng cố kiến thức đã học.
Trên cơ sở đó, chúng tôi vận dụng vào việc sử dụng văn kiện Đảng để dạy
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954, và cụ thể là vận dụng vào Bài 18. Mục IV.
Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, phần 1. Hoàn cảnh ta mở chiến dịch.
Trước hết, GV tạo tình huống có vấn đề bằng cách đặt câu hỏi nêu vấn đề
định hướng nhận thức của học sinh: “Bước sang giữa năm 1950, trên cơ sở so sánh
những thuận lợi, khó khăn giữa ta với thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Vậy chúng ta có những thuận lợi và khó khăn gì khi mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950?”.
GV gợi ý HS thông qua việc yêu cầu HS theo dõi SGK, đoạn trích trong tài liệu văn kiện Đảng kèm theo phiếu học tập. HS theo dõi tài liệu, SGK, trao đổi, lựa chọn kiến thức trả lời.
PHIẾU HỌC TẬP
Nhiệm vụ: Đọc sách giáo khoa, kết hợp với tài liệu văn kiện Đảng hoàn thành thông tin còn thiếu về những thuận lợi, khó khăn của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
1.1Thuận lợi
- Lực lượng kháng chiến của ta: ……….…… - 1/10/1949: ……… - Từ năm 1950: ………..……
1.2 Khó khăn
- Pháp liên tiếp thất bại trên chiến trường Đông Dương, nên Mĩ: ……….…… ……….…… - 5/1949: ……….…… ……….…… ……….……
Với tài liệu giáo viên cung cấp cho học sinh, đồng thời GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài liệu, hoàn thành phiếu học tập, kết hợp với phân tích một số nội dung cơ bản về những thuận lợi, khó khăn, HS sẽ hiểu bài hơn.
2.3.3.Kết hợp sử dụng văn kiện Đảng với tổ chức trao đổi thảo luận trong quá trình dạy học
Tổ chức thảo luận được xem là một phương pháp khó, đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức sâu rộng mà phải kết hợp với các phương pháp dạy học, biết sử dụng thời gian hợp lý để giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học, đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục. Học sinh được phát huy tính tích cực trong học tập, không những tiếp thu kiến thức mới mà còn phải có khả năng tái hiện kiến thức cũ, biết so sánh, nhận định, tìm ra điểm kế thừa, phát triển và sáng tạo. Tổ chức thảo luận cùng với việc tham khảo những nhận định của Đảng, của Hồ Chí Minh hay những nhà lãnh đạo đất nước trong các thời kỳ, càng giúp cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh thêm phong phú, các em hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức qua việc được trực tiếp “chứng kiến”, “tham gia” cùng sự kiện.
Ví dụ trao đổi, thảo luận về “Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược của quân và dân ta” sau khi học sinh học hết bài 20, và cũng
là kết thúc giai đoạn lịch sử Việt Nam 1945 – 1954.
Để trao đổi, thảo luận vấn đề này, GV cung cấp đoạn tư liệu văn kiện Đảng có trích dẫn, nội dung trong SGK, kết hợp với cuốn Tiến trình lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc chủ biên.
Để làm sáng tỏ được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, các em cần phân tích, đánh giá, khái quát về sự lãnh đạo của Đảng, về tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vai trò hậu phương với tiền tuyến… qua trao đổi, thảo luận, HS sẽ rút ra được những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Việc làm này có tác dụng củng cố và bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà các em đã được học về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta. Giáo dục lòng khâm phục, niềm tự hào dân tộc, củng cố trong các em HS niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường phát triển đất nước mà Đảng đã chọn. Phát triển được tính tích cực, độc lập của học sinh, kích thích lòng say mê học tập của các em.
2.3.4. Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan để tạo biểu tượng lịch sử sinh động, chính xác lịch sử sinh động, chính xác
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có ý nghĩa lớn trong dạy học lịch sử, đặc biệt trong việc tạo biểu tượng sinh động cho học sinh. Các nhà lí luận về phương pháp dạy học lịch sử đã chỉ rõ rằng: “Việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử bao giờ cũng kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng lời nói, tài liệu viết”. Ở một mức độ nào đó, giáo viên cần chú ý kết hợp sử dụng tốt văn kiện Đảng với các phương tiện trực quan sẽ giúp học sinh huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, phát triển năng lực chú ý, quan sát, tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành, kích thích hứng thú học tập, qua đó nâng cao chất lượng giờ học và hiệu quả giáo dục.
Việc sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với tài liệu trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 có thể thực hiện với các biện pháp chủ yếu sau:
2.3.4.1. Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với tranh, ảnh lịch sử, phim tư liệu
Tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu là đồ dùng trực quan có ý nghĩa lớn trong quá trình dạy học, nếu biết khai thác hợp lý sẽ kích thích hứng thú, say mê tìm tòi sáng tạo của học sinh, tạo ra những biểu tượng chân thực sinh động về quá khứ, là nguồn kiến thức bổ sung tốt cho bài học. Khi sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu sẽ có ưu thế trong việc nâng cao nhận thức của học sinh, bồi dưỡng tình cảm đúng mực đối với sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Khi tìm hiểu nội dung bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp xâm lược kết thúc ( 1953- 1954), mục II- phần 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh, tìm hiểu về diễn biến của chiến dịch, GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về: anh hùng Tô Vĩnh Diện, tướng Đờ Caxtơri bị bắt, lá cờ chiến thắng bay trên nóc hầm Đờ Caxtơri... kết hợp với một số câu hỏi kích thích tư duy học sinh. Và để học sinh hiểu rõ hơn, sau khi tìm hiểu nội dung trên, Giáo viên trình chiếu đoạn phim ngắn về diễn biến chiến dịch Điện Biên phủ, sau đó GV minh họa bằng đoạn trích trong Văn kiện Đảng về diễn biến chiến dịch và giao nhiệm vụ cho học sinh:
Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ vào hạ tuần tháng 11 – 1953. Âm mưu của chúng không những là đánh chiếm cánh đồng Mường Thanh mà lại là yểm hộ cho Lai Châu và giữ Lai Châu rồi từ đó nhanh chóng tấn công lấy Nà Sản đánh chiếm lại cả vùng hữu ngạn sông Đà. Cho nên Điện Biên Phủ có một vị trí cực kì quan trọng trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của địch …..
Ngày 13-3, cuộc chuẩn bị đã hoàn thành, tiếng súng tấn công của ta bắt đầu nổ. Sau hai đêm 13 và 14 quân ta tiêu diệt vị trí Him Lam và Độc lập, tiếp đó là bức hàng vị trí Bản Kéo. Cả phân khu miền Bắc của địch bị xóa sạch trên bản đồ. Tuy vậy, lực lượng địch còn rất mạnh, phạm vi của chúng còn rất rộng, từ trận địa của ta đi vào tới giáp khu Mường Thanh còn cách từ 3 đến 5 cây số, càng đi gần vào, nhất là ở phía tây và phía bắc lại là địa hình cách đồng bằng phẳng, đại bác, xe tăng và phi cơ của địch rất dễ hoạt động.
Đêm 30-3 đến 4-4, quân ta mở đợt tấn công thứ hai, tiêu diệt bốn ngọn đồi ở phía đông và hai vị trí ở phía tây. Cuộc chiến đấu càng đi vào gần trung tâm của địch càng ác liệt, đặc biệt là trên hai ngọn đồi số 4, và số 5… Ở đó, quân ta đã tranh đoạt từng tấc đất một với quân địch trong hơn một tháng.
Trong đêm 6-5, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở cuộc tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Mường Thanh. Quân ta đánh chiếm ngọn đồi số 5 là ngọn đồi kiên cố nhất của địch, đánh chiếm vị trí Nà Noong là con ngươi của địch ở phía tây nam đến sáng mồng 7, đánh chiếm ngọn đồi Yên Ngựa là cao điểm cuối cùng của địch ở phía đông, số phận quân địch ở Điện Biên Phủ đã định đoạt từ lúc đó.
3 giờ chiều, quân ta mở cuộc tấn công cuối cùng, 3 giờ 30 chiếm đầu cầu Mường Thanh, 4 giờ tấn công qua cầu trong khi từ phía đông nam, từ phía tây quân ta đều giáp công lại. Các chiến sĩ của ta không quản đầu tên mũi đạn băng băng vượt qua các cứ điểm của địch đánh róc vào cơ quan tư lệnh của Đờ cáxtơri. 4 giờ 20 Bộ Tham mưu của địch bị bắt sống…. Trong một không khí phấn khởi lạ thường, các chiến sĩ anh dũng của ta hô cao khẩu hiệu: “Tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ” rồi cứ thế mà bao vây chia cắt địch. Lá cờ đỏ “Quyết chiến quyết thắng” tiến đến đâu thì cờ trắng lại xuất hiện đến đấy. Chúng tan rã một cách rùng rợn, Mường Thanh đã đầu hang, 5 giờ lệnh giới nghiêm được ban hành, các đơn vị bộ đội ta chiếm lĩnh Mường Thanh theo từng khu vực đã định từ trước.
Phân khu miền Nam lúc đó còn 2000 địch. Chúng mưu mô chạy trốn nhưng quân ta lập tức truy kích tiêu diệt toàn bộ quân địch trước 22 giờ. Toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã thu được thắng lợi vĩ đại.
( Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, nhà nước, tr. 807 – 808)
Sau khi xem đoạn phim xong, kết hợp với tài liệu văn kiện Đảng GV cung cấp cho HS và tài liệu SGK, GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập với nhiệm
vụ như sau: Hoàn thành bảng tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ? Và cho
biết kết quả của chiến dịch, theo bảng gợi ý dưới đây.
Thời gian Diễn biến chính
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 - Kết quả? ………...…. ………..….
Từ những kiến thức mà học sinh tiếp thu được thông qua hệ thống tranh ảnh minh họa, phim tư liệu cùng với tài liệu cụ thể về diễn biến chiến dịch ĐBP 1954, thì học sinh nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách có hiệu quả. Và cũng từ đó, học sinh ghi nhớ nhanh các sự kiện về diễn biến chiến dịch.
2.3.4.2. Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với việc lập các bảng biểu
Sử dụng bảng biểu so sánh kiến thức, niên biểu là một biện pháp sư phạm khá phổ biến trong dạy học lịch sử, có tác dụng kích thích tư duy học sinh phát triển, trong đó bao gồm cả tư duy tái tạo và tư duy sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng giờ học và hiệu quả giáo dục.
Tìm hiểu nội dung bài 19:“Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1951 – 1953) – Mục IV: Những chiến dịch tiến công giữ
vững quyền chủ động trên chiến trường.
Để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cung cấp tư liệu văn kiện Đảng về các chiến dịch, kết hợp với tài liệu khác, SGK, GV yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhiệm vụ: Lập niên biểu những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên
chiến trường từ sau Biên giới thu – đông 1950 đến xuân – hè năm 1953? Và cho biết ý nghĩa của các chiến dịch đó?
* Niên biểu các chiến dịch:
Thời gian Chiến dịch Kết quả chính
Đông xuân 1950- 1951 Đông xuân 1951- 1953 Thu – đông 1952 Xuân – hè 1953 * Ý nghĩa: ………..……. ………...……. ………...…….
2.3.5. Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với hệ thống câu hỏi phát triển tư duy độc lập của học sinh
Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi được xem là rất quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, nó có ưu thế lớn trong việc phát triển tư duy, tính chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Tùy thuộc vào nội dung của từng bài, giáo viên có thể sử dụng phương pháp này kết hợp với sử dụng văn kiện Đảng để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hứng thú học tập cho các em.
Thời gian trong quá trình dạy học để đưa ra các câu hỏi, giáo viên có thể linh hoạt đưa ra kiểm tra như có thể câu hỏi đầu giờ học hoặc giữa, cuối giờ học. Giáo viên hướng dẫn học sinh vào kiến thức trọng tâm của bài, huy động cao nhất tính tích cực tư duy của học sinh trong quá trình học tập. Câu hỏi này được giải đáp sau khi giáo viên cung cấp kiến thức cơ bản cho các em học sinh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng của từng học sinh, từ những câu hỏi lớn hoặc khó, giáo viên nên thiết kế những câu hỏi nhỏ, mang tính chất gợi ý, kích thích hứng thú của học sinh.
Với cách kết hợp sử dụng tài liệu văn kiện Đảng với việc nêu câu hỏi đầu giờ hoặc trong giờ học như vậy sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn và sâu hơn, sự trao đổi, thảo luận làm cho không khí lớp học sôi nổi, hào hứng; các em cảm nhận về lịch sử tốt hơn, hiệu quả giáo dưỡng, giáo dục từ đó cũng được nâng lên nhiều.
Khi học bài 18:“Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp ( 1946 – 1950)”. Mục I- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. GV nêu
câu hỏi – bài tập nhận thức: “Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào đêm 19/12/1946?”; “Để tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng và Chính phủ ta đã
thực hiện đường lối nào? Nội dung của đường lối kháng chiến đó là gì?”. Những
câu hỏi này là những kiến thức trọng tâm của bài học, trong quá trình lĩnh hội kiến thức, các em không chỉ nắm được nội dung cơ bản của bài, mà còn tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền bảo vệ chính đáng, sẵn sàng chống lại hành động chống phá của quân xâm lược. Sau đó, GV có thể cung cấp cho HS tham