Phương hướng đổi mới việc sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch

Một phần của tài liệu Sử dụng Văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 lớp 12, trường trung học phổ thông (Trang 43)

và thực tiễn dạy học lịch sử, chúng tôi đề xuất phương hướng đổi mới sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

1.2.2. Phương hướng đổi mới việc sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường THPT trường THPT

Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, việc đổi mới sử dụng văn kiện Đảng cần được thực hiện theo những định hướng sau:

Thứ nhất, bám sát với yêu cầu thực hiện mục tiêu bộ môn lịch sử

Bộ môn lịch sử cùng với các bộ môn khoa học khác trong nhà trường phổ thông không chỉ trang bị những kiến thức phổ thông cơ bản khoa học mà còn hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, rèn luyện kĩ năng hành động cho học sinh. Học tập và nghiên cứu lịch sử nhằm nhận thức đúng đắn tất cả những gì đã xảy ra trong đời sống xã hội loài người từ nguồn gốc đến nay. Các lĩnh vực hoạt động của con người: kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự… được khôi phục trên cơ sở các tài liệu lịch sử.

Việc bám sát với yêu cầu thực hiện mục tiêu bộ môn lịch sử đặt ra có ý nghĩa quan trọng trong dạy học. Các mục tiêu dạy học đặt ra đối với môn lịch sử là toàn diện trên các mặt nhận thức, kĩ năng và giáo dục tư tưởng, thì sử dụng văn kiện Đảng vào dạy học cũng phải đáp ứng mục tiêu dạy học đề ra.

Thứ hai, thực hiện theo phương châm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử.

Lý luận dạy học hiện đại luôn nhấn mạnh việc dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh”. Như vậy, bản chất của quá trình dạy học càng được làm sáng tỏ qua khẳng định vai trò tổ chức, hướng dẫn của thầy và sự chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức của học sinh. Do đó, việc đổi mới phương pháp lịch sử trong những năm gần đây được thực hiện theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”. Và trong dạy học nó được diễn đạt theo các cách, quan

niệm khác khau như: “Dạy học theo tình huống”, “Dạy học giải quyết vấn đề”,

“Dạy học phát hiện”, “Dạy học tập trung vào học sinh”… song các nhà phương

pháp dạy học lịch sử đều nhấn mạnh việc phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm tích cực hóa và cá nhân hóa quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh. Trên cơ sở đó,

năng lực tư duy của học sinh phát triển, các em lĩnh hội tri thức một cách chủ động, sáng tạo và biết vận dụng tri thức lịch sử vào thực tiễn đời sống xã hội.

Do vậy, để thực hiện tốt quá trình nhận thức của học sinh: Biết – Hiểu – Vận dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói chung, đổi mới phương pháp sử dụng văn kiện Đảng nói riêng càng trở nên cần thiết.

Đổi mới dạy học lịch sử theo hướng “tích cực hóa hoạt động nhận thức” “một trong

những phương hướng cơ bản của việc cải tiến phương pháp dạy học lịch sử”. [ 49. tr 45] Theo tinh thần đó, văn kiện Đảng không chỉ là tài liệu để minh họa sự kiện mà còn thực sự trở thành nguồn nhận thức đối với học sinh. Việc tiếp xúc, nghiên cứu văn kiện Đảng, một trong những nguồn tài liệu sinh động, hấp dẫn, chính xác sẽ làm tăng thêm hứng thú học tập lịch sử phát huy được năng lực nhận thức của HS, đồng thời hình thành tư tưởng tình cảm đúng đắn.

Gắn với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh có nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, chúng ta lưu ý rằng, nguồn tài liệu văn kiện Đảng hết sức phong phú, đa dạng, do vậy việc sử dụng cần được tiến hành theo các hướng chủ yếu: sử dụng đúng theo tinh thần của đoạn trích; hoặc sử dụng nguyên các đoạn trích trong văn kiện. Qua đó, giáo viên có thể thiết kế hình thức sử dụng văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh như:

+ Học sinh tự đọc văn kiện Đảng để lĩnh hội kiến thức lịch sử.

+ Giáo viên sử dụng VKĐ để thiết kế các bài tập lịch sử, bài tập thực hành. + Giáo viên sử dụng văn kiện Đảng tạo tình huống có vấn đề, tổ chức học sinh tham gia giải quyết vấn đề.

+ Giáo viên sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với tài liệu khác.

Từ các hình thức nêu trên, việc sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử nhằm phát huy tính tích cực của học HS cần hướng vào những nội dung chủ yếu sau:

+ Dựa vào tài liệu văn kiện Đảng và tài liệu khác có liên quan, giúp học sinh khôi phục được hình ảnh quá khứ một cách sinh động.

+ Hiểu được mỗi sự kiện lịch sử trong mối liên hệ chặt chẽ, logic, biện chứng giữa các yếu tố: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Biết so sánh, phân tích, liên hệ các sự kiện, hiện tượng lịch sử làm sáng tỏ những biểu hiện đa dạng của các quy luật phổ biện và tính đặc thù của lịch sử.

+ Biết vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn cuộc sống, nhằm giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.

Để làm được điều đó, khi sử dụng văn kiện Đảng cần phải kết hợp chặt chẽ với sách giáo khoa, nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: tài liệu trực quan (tranh, ảnh, phim tư liệu…), tài liệu văn học, tài liệu lịch sử…

Tóm lại, tài liệu lịch sử nói chung, tài liệu văn kiện Đảng nói riêng là một phương tiện quan trọng để cụ thể hóa kiến thức lịch sử đang học, nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng, cụ thể, có hình ảnh, tăng thêm tính chất sinh động, gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của các em. Tài liệu văn kiện Đảng là một nguồn tài liệu kiến thức quý báu, đáng tin cậy, cho nên đòi hỏi mỗi giáo viên bộ môn luôn phải biết khai thác và sử dụng nó một cách hợp lý. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc sử dụng tài liệu văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những biện pháp tốt góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu bộ môn.

***

Chương 1 đã tập trung vào một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc sử dụng văn kiện Đảng trong DHLS ở trường THPT.

Từ việc tìm hiểu rõ quan niệm về phát huy tính tích cực của học sinh và yêu cầu đổi mới về PPDH hiện nay để thấy được yêu cầu sử dụng tài liệu lịch sử nói chung – tài liệu văn kiện Đảng nói riêng trong DHLS là vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu thực trạng DHLS ở trường THPT, các phương pháp GV sử dụng và mức độ hứng thú của HS đối với các PPDH hiện nay, thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT đã có những chuyển biến về vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử, tài liệu văn kiện Đảng song việc sử dụng có tính hình thức hoặc truyền đạt kiến thức có sẵn vẫn còn phổ biến. Vì vậy, cần thiết phải tìm ra các biện pháp sử dụng tài liệu văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải quyết ở chương II.

CHƢƠNG 2

CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG VĂN KIỆN ĐẢNG THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 LỚP 12 –TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chƣơng trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954

2.1.1.Vị trí

Lịch sử lớp 12 THPT, chương trình chuẩn gồm 2 phần: Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000 Phần II: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000

Nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) giúp học sinh nắm vững được những vấn đề chủ yếu của Lịch sử dân tộc thời kì kháng chiến chống Pháp. Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 có vai trò làm “cầu nối” giữa kiến thức lịch sử dân tộc các giai đoạn trước với các giai đoạn sau, tạo thành một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh giúp học sinh có những tri thức cơ bản, sâu rộng hơn về Lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại, thể hiện sự phát triển thống nhất và riêng biệt của xã hội Việt Nam một cách hợp quy luật, theo con đường phát triển đi lên. Từ đó, các em sẽ có cái nhìn toàn diện, đúng đắn và khoa học về bức tranh lịch sử Việt Nam đã và đang diễn ra. Từ những hiểu biết vững chắc về kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954, các em sẽ tạo được những biểu tượng lịch sử cụ thể, những tấm gương quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, hiểu được các khái niệm quan trọng, rút ra được những bài học và quy luật lịch sử để vận dụng vào học tập và thực tiễn. Thông qua đó để giáo dục cho các em niềm tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống đấu tranh, lòng biết ơn sâu sắc với những người có công với nước và thái độ tích cực học tập, lao động để noi gương các thế hệ cha anh đi trước. Đặc biệt giai đoạn lịch sử này thể hiện sáng ngời sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua sóng gió, thác ghềnh để giành lấy thắng lợi.

Do vậy, học tập giai đoạn lịch sử này có tác dụng thiết thực giáo dục học sinh niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng thời với những hoạt động thực hành trong giờ học, đặc biệt là làm việc với tài liệu lịch sử nói chung và tài liệu văn kiện Đảng nói riêng qua sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, học sinh sẽ phát triển các năng lực tư duy ngôn ngữ, ý thức độc lập, tích cực… dần dần hình thành một phương pháp nghiên cứu – học tập khoa học, tích cực và sáng tạo.

Tóm lại, nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) có vị trí rất quan trọng giúp HS có được những tri thức lịch sử dân tộc, rèn luyện cho các em năng lực, phẩm chất cá nhân, định hướng thế giới quan, nhân sinh quan, góp phần bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết cho những con người Việt Nam, có lý tưởng trong sáng, yêu nước tha thiết, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và ham mê học hỏi.

2.1.2. Mục tiêu cơ bản

Học xong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954, học sinh cần đạt được:

* Về kiến thức

Hiểu rõ tình hình nước ta sau khi cách mạng tháng Tám thành công bên cạnh những thuận lợi, chúng ta gặp không ít những khó khăn như tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng ta đã có những biện pháp hết sức khéo léo để phát huy những thuận lợi khắc phục những khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến: bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, đề ra các biện pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, đặc biệt luôn mềm dẻo, khéo léo trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản để bảo vệ chính quyền cách mạng, hết sức tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

Biết và hiểu được khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương càng ngày càng hung hăng, lấn tới, Trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được hình thành. Quân dân cả nước đã quyết tâm chống thực dân Pháp với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Mở đầu là cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thủ đô Hà nội và các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở vào Bắc; cùng với đó là quá trình chuẩn bị về kinh tế, chính trị quân sự và văn

hóa cho cuộc kháng chiến lâu dài. Tiếp sau cuộc chiến đấu ở các độ thị, chiến dịch

Việt Bắc thu – đông năm 1947 đã làm phá sản bước đầu chiến lược “đánh nhanh

thắng nhanh” của thực dân Pháp. Từ năm 1948 đến năm 1950, ta đã đẩy mạnh xây

dựng hậu phương kháng chiến về mọi mặt (kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục). Bước vào thu – đông năm 1950, Đảng ta đã mở chiến dịch Biên giới và kết quả đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Trong các năm từ 1951 đến 1952, công cuộc xây dựng hậu phương kháng chiến về mọi mặt có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với cuộc kháng chiến nói chung, với chiến trường nói riêng. Sau chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, một loạt các chiến dịch đã được mở ở các địa bàn để nhằm giữ vững thế chủ động trên chiến trường như chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc…

Trong bối cảnh đó, thực dân Pháp cùng với đế quốc Mĩ đã đề ra những âm mưu và thủ đoạn mới thể hiện trong kế hoạch Nava – quyết tâm giành thắng lợi quyết định và “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Để đối phó lại kế hoạch Nava của địch, ta tiến hành cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hiệp định Giơ–ne-vơ được kí kết đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta giành thắng lợi hoàn toàn. Qua đó, học sinh nắm vững được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Hình thành được các khái niệm: phổ thông đầu phiếu, chiến lược, sách lược, chế độ Dân chủ cộng hòa, cách mạng dân chủ nhân dân…

* Về kĩ năng

Học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954, HS sẽ phát triển các năng lực của nhận thức như tri giác, tưởng tượng, trí nhớ và đặc biệt là tư duy. Bên cạnh đó còn có những thành phần nhân cách như niềm hứng thú, say mê với công việc học tập, nghiên cứu và đặc biệt là phát triển các kĩ năng, kĩ xảo trong học tập bộ môn như sử dụng bản đồ, tranh ảnh, làm việc với tài liệu lịch sử (văn kiện Đảng,)…

Dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945 – 1954 giúp HS nâng cao phương pháp học tập lịch sử qua việc phát huy tính tích cực, nắm vững kiến thức cơ bản, tìm hiểu mối quan hệ của lịch sử Việt Nam giai đoạn này với các giai đoạn

trước và sau nó cùng với lịch sử thế giới, liên hệ kiến thức đã học với hiện tại của Việt Nam. Nâng cao trình độ sưu tầm, biết phân tích, khái quát và rút ra quy luật về các sự kiện đang học. Đồng thời các em sẽ tăng cường được các kĩ năng thực hành bộ môn, kiểm tra đánh giá.

* Về thái độ

Có lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tin vào sức mạnh của nhân dân ta với sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, giải phóng dân tộc, có tinh thần đoàn kết quốc tế.

Có niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với những anh hùng, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Từ đó có trách nhiệm đối với quê hương đất nước, xác định động cơ học tập vì lý tưởng cao đẹp, phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

Bồi dưỡng cho các em niềm say mê học tập và cống hiến cho tổ quốc, phát huy tinh thần của người công dân trong tương lai thời hiện đại. Bồi dưỡng thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng, hình thành tư tưởng chính trị và đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Sử dụng Văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 lớp 12, trường trung học phổ thông (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)