Mục tiêu cơ bản

Một phần của tài liệu Sử dụng Văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 lớp 12, trường trung học phổ thông (Trang 47)

Học xong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954, học sinh cần đạt được:

* Về kiến thức

Hiểu rõ tình hình nước ta sau khi cách mạng tháng Tám thành công bên cạnh những thuận lợi, chúng ta gặp không ít những khó khăn như tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng ta đã có những biện pháp hết sức khéo léo để phát huy những thuận lợi khắc phục những khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến: bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, đề ra các biện pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, đặc biệt luôn mềm dẻo, khéo léo trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản để bảo vệ chính quyền cách mạng, hết sức tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

Biết và hiểu được khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương càng ngày càng hung hăng, lấn tới, Trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được hình thành. Quân dân cả nước đã quyết tâm chống thực dân Pháp với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Mở đầu là cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thủ đô Hà nội và các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở vào Bắc; cùng với đó là quá trình chuẩn bị về kinh tế, chính trị quân sự và văn

hóa cho cuộc kháng chiến lâu dài. Tiếp sau cuộc chiến đấu ở các độ thị, chiến dịch

Việt Bắc thu – đông năm 1947 đã làm phá sản bước đầu chiến lược “đánh nhanh

thắng nhanh” của thực dân Pháp. Từ năm 1948 đến năm 1950, ta đã đẩy mạnh xây

dựng hậu phương kháng chiến về mọi mặt (kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục). Bước vào thu – đông năm 1950, Đảng ta đã mở chiến dịch Biên giới và kết quả đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Trong các năm từ 1951 đến 1952, công cuộc xây dựng hậu phương kháng chiến về mọi mặt có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với cuộc kháng chiến nói chung, với chiến trường nói riêng. Sau chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, một loạt các chiến dịch đã được mở ở các địa bàn để nhằm giữ vững thế chủ động trên chiến trường như chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc…

Trong bối cảnh đó, thực dân Pháp cùng với đế quốc Mĩ đã đề ra những âm mưu và thủ đoạn mới thể hiện trong kế hoạch Nava – quyết tâm giành thắng lợi quyết định và “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Để đối phó lại kế hoạch Nava của địch, ta tiến hành cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hiệp định Giơ–ne-vơ được kí kết đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta giành thắng lợi hoàn toàn. Qua đó, học sinh nắm vững được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Hình thành được các khái niệm: phổ thông đầu phiếu, chiến lược, sách lược, chế độ Dân chủ cộng hòa, cách mạng dân chủ nhân dân…

* Về kĩ năng

Học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954, HS sẽ phát triển các năng lực của nhận thức như tri giác, tưởng tượng, trí nhớ và đặc biệt là tư duy. Bên cạnh đó còn có những thành phần nhân cách như niềm hứng thú, say mê với công việc học tập, nghiên cứu và đặc biệt là phát triển các kĩ năng, kĩ xảo trong học tập bộ môn như sử dụng bản đồ, tranh ảnh, làm việc với tài liệu lịch sử (văn kiện Đảng,)…

Dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945 – 1954 giúp HS nâng cao phương pháp học tập lịch sử qua việc phát huy tính tích cực, nắm vững kiến thức cơ bản, tìm hiểu mối quan hệ của lịch sử Việt Nam giai đoạn này với các giai đoạn

trước và sau nó cùng với lịch sử thế giới, liên hệ kiến thức đã học với hiện tại của Việt Nam. Nâng cao trình độ sưu tầm, biết phân tích, khái quát và rút ra quy luật về các sự kiện đang học. Đồng thời các em sẽ tăng cường được các kĩ năng thực hành bộ môn, kiểm tra đánh giá.

* Về thái độ

Có lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tin vào sức mạnh của nhân dân ta với sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, giải phóng dân tộc, có tinh thần đoàn kết quốc tế.

Có niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với những anh hùng, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Từ đó có trách nhiệm đối với quê hương đất nước, xác định động cơ học tập vì lý tưởng cao đẹp, phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

Bồi dưỡng cho các em niềm say mê học tập và cống hiến cho tổ quốc, phát huy tinh thần của người công dân trong tương lai thời hiện đại. Bồi dưỡng thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng, hình thành tư tưởng chính trị và đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Sử dụng Văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 lớp 12, trường trung học phổ thông (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)