tích cực chủ động của học sinh trong dạy học lịch sử
Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham khảo (ngoài SGK) góp phần nhất định vào việc khôi phục lại lịch sử. Do vậy, các loại tài liệu nói chung, văn kiện Đảng nói riêng là những căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, phong phú của sự kiện lịch sử mà học sinh cần thu nhận. Tài liệu lịch sử là
phương tiện cần thiết đối với việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông. Văn kiện Đảng có vị trí cụ thể trong việc sử dụng và có vai trò nhất định đối với hiệu quả bài học. Trong dạy học lịch sử ở trường PT, văn kiện Đảng có ý nghĩa thiết thực với việc nhận thức đúng đắn và toàn diện tri thức lịch sử đối với học sinh, giúp các em nhận thức đúng quá khứ và tin tưởng vào con đường phát triển tương lai.
Từ chỗ tổng hợp các quan niệm về văn kiện Đảng, TS. Đỗ Hồng Thái đã xác
định: văn kiện Đảng được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bao
gồm những tài liệu cơ bản, tiêu biểu, điển hình trong các văn kiện Đảng được công bố, phù hợp với nội dung chương trình, ý nghĩa thiết thực đối với việc giáo dục, giáo dưỡng và phát triển học sinh. [37. tr 20]
Đối với học sinh, Văn kiện Đảng không chỉ thể hiện các sự kiện lịch sử chính xác, khách quan trong quá trình đấu tranh cách mạng, mà còn phản ánh quá trình nhận thức lịch sử, được thể hiện qua những quyết sách của Đảng để giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng đặt ra. Điều này có ý nghĩa thiết thực với việc nhận thức đúng đắn và toàn diện tri thức lịch sử đối với học sinh. Cho nên, tài liệu văn kiện Đảng là một nguồn cung cấp tri thức lịch sử, là một trong những cơ sở quan trọng, cần thiết để hiểu kiến thức mới, củng cố ôn tập kiến thức cũ, hoàn thành các bài tập thực hành góp phần rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập, sáng tạo trong học tập lịch sử, phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử.
Đối với giáo viên dạy học lịch sử, tài liệu văn kiện Đảng là những cứ liệu quan trọng, sinh động, chính xác góp phần vào việc xây dựng những biện pháp sư phạm có hiệu quả trong quá trình dạy học bộ môn. Việc sử dụng các văn kiện Đảng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường PT là rất cần thiết, song không nên biến giờ dạy lịch sử dân tộc thành giờ dạy lịch sử Đảng, tránh tình trạng quá tải, khô khan, công thức, gây tâm lý chán nản đối với HS.
Sử dụng tài liệu VKĐ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn về ba mặt: kiến thức; thái độ, tư tưởng; kĩ năng:
* Về kiến thức
Sử dụng văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa rất lớn về mặt bồi dưỡng kiến thức cho học sinh. Lịch sử là bộ môn nghiên
cứu về những vấn đề quá khứ và nó không tái diễn lần thứ hai cho học sinh trực tiếp quan sát, tri giác và tư duy. Trong dạy học lịch sử, để dựng lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, chân thực, chính xác là yêu cầu không hề đơn giản, mặc dù việc sử dụng phương tiện trực quan rất phong phú, đa dạng, lời nói của giáo viên rất sinh động, giàu hình ảnh thì cũng không thể thuyết phục học sinh, tạo không khí học tập sôi nổi, lôi cuốn các em hứng thú học tập bằng việc sử dụng các tài liệu tham khảo về các sự kiện lịch sử.
Trong học tập lịch sử, văn kiện Đảng có ý nghĩa quan trọng về mặt nhận thức đối với học sinh. Văn kiện Đảng là một cơ sở khoa học quan trọng để tạo biểu tượng chân thực, có hình ảnh về quá khứ, bổ sung, hoàn chỉnh, củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, có tác dụng phát triển tư duy cho học sinh. Dựa vào những đoạn trích trong văn kiện Đảng, học sinh có thể hiểu sâu sắc nguyên nhân xuất hiện, tiến trình phát triển và ý nghĩa lịch sử của nhiều sự kiện diễn ra trong các thời kì đấu tranh cách mạng do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
Việc sử dụng các đoạn trích trong văn kiện Đảng qua các thời kì lịch sử giúp học sinh nhận thức rõ bước phát triển của cách mạng, cuộc đấu tranh đầy hi sinh, gian khổ của nhân dân ta để giành được độc lập tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội. Những văn kiện Đảng liên quan đến cuộc đấu tranh cách mạng nước ta trong những năm 1930 - 1975, phản ánh đúng đắn hiện thực lịch sử của cuộc đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Điều này thể hiện niềm tin sắt đá của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, tính khoa học của đường lối, chủ trương của Đảng, phù hợp với sự phát triển hợp quy luật của lịch sử, với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Ví dụ với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), được phản ánh trong nhiều tài liệu văn kiện Đảng đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Việc sử dụng tài liệu văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh tiếp xúc với tài liệu gốc, đáng tin cậy mà tốn ít công sức, thu nhận có hiệu quả kiến
thức lịch sử. Thông qua những đoạn trích ngắn gọn, súc tích giúp học sinh xích lại gần hơn với hiện thực và quá khứ, các em có cảm giác như đang chứng kiến tận mắt các sự kiện lịch sử đó.
Bên cạnh đó, việc sử dụng văn kiện Đảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh còn làm cho trình độ văn hóa chung của học sinh được nâng lên rõ rệt. Lịch sử phản ánh những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, khi học sinh “dựng lại bức tranh quá khứ” cũng là lúc các em đã tự trau dồi cho mình những kiến thức của nhân loại qua các thời kì lịch sử và vô hình chung, trình độ nhận thức của các em cũng được nâng lên rõ rệt.
* Về thái độ, tư tưởng
Việc dạy học lịch sử có ưu thế trong công tác giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng cho học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục lịch sử càng được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Nền kinh tế thị trường với những mặt tích cực ngày càng được khẳng định trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, song cũng có những ảnh hưởng tiêu cực, cần có biện pháp khắc phục. Những yếu tố hiện đại, những giá trị tiến bộ đích thực của nước ngoài cần được khai thác để làm phong phú thêm đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân ta, song phải lựa chọn để tiếp thu những tinh hoa của nhân loại mà vẫn gìn giữ và phát huy những nét bản sắc độc đáo của dân tộc mình. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã chỉ rõ ý nghĩa giáo dục tư tưởng thái độ của học sinh trong dạy học lịch sử, đó là luôn phải coi trọng giáo dục lịch sử của dân tộc, lịch sử cách mạng, lịch sử quân đội, phải in nhiều sách lịch sử phổ biến rộng, phải coi trọng lịch sử là tài liệu giáo khoa số một trong nhà trường... Nếu không làm tốt giáo dục lịch sử, thanh niên sẽ chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi ích khác, có hại cho sự nghiệp chung.
Văn kiện Đảng góp phần thực hiện chức năng giáo dục của bộ môn Lịch sử và mục tiêu giáo dục của trường THPT trong việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có kiến thức khoa học phổ thông cơ bản, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực hành động, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng. Mục tiêu giáo dục của Đảng ta được thể chế hoá trong Luật Giáo
toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [54. tr 8]
Việc cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử cơ bản và hệ thống có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành kiến thức văn hoá phổ thông trước khi các em bước vào cuộc sống tự lập. Những nhận thức về tính quy luật trong sự phát triển của lịch sử, những bài học kinh nghiệm quý báu, những diễn biến phức tạp của sự kiện, là cơ sở cho việc phát triển năng lực trí tuệ, kĩ năng tư duy lịch sử và hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho HS.
Mục tiêu giáo dục của trường phổ thông hiện nay là sự cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng, nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng đại là hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ đó gắn liền với việc đổi mới khoa học, công nghệ, phát triển giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: Cùng với khoa học công nghệ, giáo
dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Nghị quyết của Hội nghị Trung trung 2 khoá VIII của Đảng cũng
nhấn mạnh việc cần thiết phải tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, coi trọng hơn nữa các môn học về khoa học xã hội, nhân văn, tiếng Việt và lịch sử dân tộc.
Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước ở Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế ráo riết tìm cách phá hoại công cuộc đổi mới đất nước của nhân dân ta. Việc kiên trì con đường XHCN đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho HS trong nhà trường nói chung, trong dạy học lịch sử nói riêng.
Tiếp xúc với văn kiện Đảng, học sinh sẽ nhận thấy rõ rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nêu tấm gương mẫu mực về việc sử dụng tri thức lịch sử để tuyên truyền, giáo dục, thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Điều đó được thể hiện ngay trong nội dung tài liệu văn kiện Đảng và cách sử dụng tài liệu văn kiện Đảng được tiến hành trong quá trình hoạt động cách mạng. Khi tìm hiểu “Chánh cương vắn tắt”,
“Sách lược vắn tắt”, học sinh thấy rõ tài liệu do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 ở Hương Cảng - Trung Quốc đã thể hiện tư tưởng đoàn kết toàn dân để tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng đề ra: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng…”. Đảng phải hết sức làm cho các đoàn thể, thợ thuyền và dân cày nghèo (công hội, nông hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực, ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản trí thức, trung nông (Thanh Niên, Tân Việt, phải Nguyễn An Ninh...) để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung nông tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nữa làm cho họ trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ. Trong khi liên lạc tạm thời với giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút quyền lợi gì của công nông mà đi vào con đường thoả hiệp”. [15.tr 4]
Hay như, cuộc kháng chiến anh dũng của chúng ta trải qua giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), và kháng chiến chống Mĩ (1954- 1975), là những cuộc kháng chiến oai hùng của một dân tộc đoàn kết, anh dũng, kiên cường, chiến đấu vì chính nghĩa, vì độc lập tự do cho nước nhà. Chính những thắng lợi vẻ vang ấy, đã vang dội vào trái tim học sinh những tự hào, ngưỡng mộ, và tinh thần giữ gìn, phát huy truyền thống quý báu ấy trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Những tài liệu này giúp học sinh nhận thức được tư tưởng đoàn kết toàn dân của Đảng là một chiến lược lớn - chiến lược đại đoàn kết dân tộc, không chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ mà cả trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều này có tác động đến tư tưởng học sinh ngày nay qua học tập các bài lịch sử. Do đó, tiếp xúc với những tư liệu cụ thể, sinh động, học sinh có những xúc cảm, và tình cảm trong sáng, đúng mực, nhất là việc củng cố niềm tin vào Đảng, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, sự tôn kính lãnh tụ.
Những bước thăng trầm trong lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng, được thể hiện rõ trong một số văn kiện Đảng, giúp học sinh có cách nhìn nhận đúng đắn về tính chất quyết liệt, về sự hi sinh gian khổ của các thế hệ cha ông trong đấu tranh cách
mạng, từ đó bồi dưỡng niềm tin, lòng tự hào về quá khứ vẻ vang của dân tộc, biết tôn trọng những giá trị vật chất, văn hoá tinh thần mà thế hệ cha ông để lại. Những bài học của lịch sử còn góp phần rèn luyện nghị lực, bản lĩnh và niềm tin, ý chí vượt khó vươn lên của thế hệ trẻ hôm nay, xứng đáng là nhịp cầu nối liền quá khứ vẻ vang của dân tộc với tương lai huy hoàng của đất nước.
Việc sử dụng tài liệu văn kiện Đảng cùng với các tài liệu tham khảo khác trong dạy học lịch sử còn giúp cho học sinh nhận thức rằng, cha ông đã đấu tranh kiên cường, bất khuất, chẳng quản hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn nên đã liên tiếp đánh tan các thế lực ngoại xâm, dẫu chúng đông, mạnh hơn mình gấp bội. Sự nghiệp cách mạng mà các thế hệ thanh niên thế kỉ XX cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp (1945-1954), kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) là sự kế thừa và phát huy truyền thống kiên cường của cha ông trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước từ ngàn xưa. Truyền thống đó được lí luận cách mạng của học thuyết Mác - Lênin soi gương, đã kết hợp với sức mạnh của thời đại để đưa cách mạng từng bước đi lên thắng lợi. Thắng lợi đó, trước hết và chủ yếu là do con người có phẩm chất, đạo đức cách mạng đem lại.
Nhiều văn kiện Đảng nêu rõ hoàn cảnh lịch sử cụ thể giúp cho học sinh nhận thức rõ hơn về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, phong trào đấu tranh ở địa phương với toàn quốc. Đó là cơ sở để bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào chân chính về quê hương, nơi xảy ra những sự kiện có tính chất toàn quốc, giữ gìn những di tích lịch sử, cách mạng tiêu biểu, nhận thức rõ truyền thống địa phương là một bộ phận của truyền thống chung dân tộc cách mạng Việt Nam có mối quan hệ với cách mạng thế giới - cuộc đấu tranh của nhân dân ta nhận được sự giúp đỡ của nhân dân các nước và có tác động, ảnh hưởng trở lại đối với phong trào cách mạng thế giới. Điều này làm cho học sinh nhận thức được những đặc điểm chung, phổ biến và các yếu tố đặc thù trong phong trào cách mạng của địa phương, của dân tộc và thế giới. Do đó, tài liệu, văn kiện Đảng còn bồi dưỡng cho