Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
87,52 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Ths Lã Tiến Dũng I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Tên công ty: Công ty TNHH Bình Dương. Mã số thuế: 0500556483. Địa chỉ trụ sở chính: Di trạch – Hoài Đức – Hà Nội. Giám đốc: Ông Nguyễn Đức Dũng. Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH. Vốn điều lệ: 6.900.000.000đ (sáu tỷ chin trăm triệu đồng). Công ty được thành lập vào ngày 27/8/2005, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu và trụ sở riêng, độc lập về tài sản. Công ty hoạt động dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn. Với tổng số cán bộ nhân viên 24 người. Bước đầu hình thành có rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, tổ chức xây dựng bộ máy, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các cán bộ nhân viên, với chính sách kinh doanh hợp lí, công ty đã đạt được nhiều thành tựu. Sau 8 năm hoạt động công ty đã mở rộng được thị trường khách hàng, vị thế của công ty ngày càng tăng, tạo được uy tín với khách hàng, khẳng định được khả năng, chất lượng cung cấp vật liệu xây dựng. Trải qua tám năm hình thành và phát triển, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô để đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. Hiện nay công ty đã có thêm 2 chi nhánh: - Chi nhánh 1: Trại Xa – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội. - Chi nhánh 2: Cụm 4 – Phúc Thọ - Hà Nội. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. 1.2.1. Chức năng. Tổ chức kinh doanh các mặt hàng theo như giấy phép kinh doanh mà công ty đã đăng ký. Công ty TNHH Bình Dương chuyên bán vật liệu xây dựng. Công ty chuyên bán buôn và bán lẻ các mặt hàng sắt thép xây dựng ( Thép MIỀN NAM, Thép VIỆT ÚC, Thép VIỆT - Ý POMINA, Thép VIỆT NHẬT VinaKyoei ) và các loaị vật tư xây dựng ( nhựa đường, Sinh viên: Nguyễn Đức Thị Vân Page 1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Ths Lã Tiến Dũng dây buộc thép 1 ly ủ, dây buộc thép 1 ly mạ kẽm, 2 ly mạ kẽm, 3 ly mạ kẽm , các loại đinh, các loại lưới thép , và các loại vật liệu xây dựng khác). 1.2.2. Nhiệm vụ. - Thực hiện tốt các chính sách, quyết định về tổ chức quản lý cán bộ, bảo vệ môi trường, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. - Báo cáo đầy đủ trung thực, hạch toán chính xác theo các chế độ Nhà nước quy định. - Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo và đào tạo lại, khen thưởng kỷ luật, cho thôi việc đối với lao động. Lựa chọn hình thức trả lương, thưởng phù hợp với yêu cầu kinh doanh và các quy định của pháp luật lao động. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động. - Tham gia các phong trào xã hội và hoạt động từ thiện. 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức. Sơ đồ 1.1.Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Bình Dương. (Nguồn: phòng hành chính – tổ chức). Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng. Với cấu trúc tổ chức này thì việc thống nhất chỉ huy sẽ được thực hiện tốt, giám đốc sẽ dễ dàng quản lý hơn. Tuy nhiên với cấu trúc này thì người lãnh đạo phải bao quát tất cả mọi việc nên chưa sử dụng hết được những chuyên môn, kinh nghiệm của cấp dưới. Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty, có toàn quyền nhân danh công ty đưa ra các quyết định, chịu trách nhiệm toàn bộ những hoạt động của công ty. Dưới tổng giám đốc có một phó giám đốc, tham mưu đưa ra ý kiến đóng góp cho tổng giám đốc và sẽ thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng. Sinh viên: Nguyễn Đức Thị Vân Page 2 Tổng giám đốc Phó giám đốc Phòng vận chuyểnPhòng TC- HCPhòng kế toánPhòng kinh doanh Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Ths Lã Tiến Dũng Công ty có 4 phòng ban chính, các bộ phận này có nhiệm vụ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Nhìn chung cơ cấu tổ chức này khá phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh của công ty. Chức năng của các phòng ban: - Phòng kinh doanh: Tìm kiếm khai thác thị trường mới, tìm các chiến lược mới cho phòng, chăm sóc khách hàng cũ. Tiếp nhận yêu cầu và xử lý các yêu cầu của khách hàng. Làm và phân tích báo giá. Làm theo các chỉ thị của ban giám đốc về công việc của phòng - Phòng kế toán: hạch toán thu chi, quản lý công nợ, và quản lý các hóa đơn đầu ra vào của công ty. Làm báo cáo và làm việc với cơ quan thuế. Làm theo các chỉ thị của sếp về các vấn đề của phòng - Phòng tổ chức – hành chính: quản lý tiền lương, quản lý ngày công của công nhân viên, làm công tác tuyển dụng, và thực hiện đúng các chế độ cho người lao động. quản lý chung các công việc hành chính như: thư từ ra vào công ty, quản lý văn phòng phẩm và làm các thông báo của công ty. - Phòng vận chuyển: đảm báo quá trình vận chuyển cho khách nhanh chóng, đúng thời hạn mà khách hàng yêu cầu. 1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty TNHH Bình Dương chuyên bán vật liệu xây dựng. Công ty chuyên bán buôn bán lẻ các mặt hàng sắt thép xây dựng ( Thép MIỀN NAM, Thép VIỆT ÚC, Thép VIỆT - Ý POMINA, Thép VIỆT NHẬT VinaKyoei ) và các loaị vật tư xây dựng ( nhựa đường, dây buộc thép 1 ly ủ, dây buộc thép 1 ly mạ kẽm, 2 ly mạ kẽm, 3 ly mạ kẽm,các loại đinh, các loại lưới thép , và các loại vật liệu xây dựng khác). Công ty sẽ giao hàng đến tận nơi dù là số lượng ít. 2. Tình hình sử dụng lao động của công ty. 2.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty. 2.1.1 Số lượng lao động của công ty Bảng 1.1. Số lượng lao động ST T Bộ phận Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Sinh viên: Nguyễn Đức Thị Vân Page 3 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Ths Lã Tiến Dũng lượng % lượng % 1 Tổng giám đốc 1 1 1 0 0 0 0 2 Phó giám đốc 1 1 1 0 0 0 0 3 Phòng TC -HC 4 5 5 1 25 0 0 4 Phòng kế toán 5 6 6 0 0 0 0 5 Phòng kinh doanh 3 4 4 1 33,33 0 0 6 Phòng vận chuyển 10 11 13 1 10 2 18,18 Tổng lao động 24 28 30 4 8,33 2 7,14 (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy số lượng lao động của công ty hàng năm đều tăng, cụ thể: Năm 2011 số lao động tăng 8,33% tương ứng với 4 lao động so với năm 2010. Năm 2012 số lao động tăng 7.14% tương ứng với 2 lao động so với năm 2011. Trong thời gian tới, công ty vẫn có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động để tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh cũng như mới có thể đáp ứng được hết yêu cầu của công ty. 2.1.2. Chất lượng lao động của công ty. Bảng 1.2. Chất lượng lao động của công ty. Đơn vị: người. Trình độ LĐ 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng 24 100 28 100 30 100 4 16,67 2 7,14 ĐH 6 25 6 21,43 7 23,33 0 0 1 16,67 CĐ 7 29,17 9 32,14 8 26,67 2 28,57 -1 -11,11 PT 11 45,83 13 46,43 15 50 2 18,18 2 15,38 (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính). Nhận xét: Hiện nay công ty có 30 cán bộ công nhân viên lao động nhưng lao động có trình độ phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong 8 năm qua công ty đã và đang từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình. Tuy vậy, những kĩ năng như chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế nhưng chưa được cấp quản lý chú ý đào tạo. Đào tạo nhân viên của công Sinh viên: Nguyễn Đức Thị Vân Page 4 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Ths Lã Tiến Dũng ty hiện này mới chỉ thông qua hình thức nhân viên cũ hướng dẫn nhân viên mới mà chưa có chính sách đào tạo cụ thể để nâng cao chất lượng nhân lực. 2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Bảng 1.3.Cơ cấu lao động của doanh nghiệp theo giới tính. Cơ cấu lao động 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng 24 100 28 100 30 100 4 16,67 2 7,14 Nam 19 79,17 21 75 21 70 2 10,53 0 0 Nữ 5 20,83 7 25 9 30 2 40 2 28,57 (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính) Nhận xét về cơ cấu lao động theo giới tính: Qua bảng số liệu trên cho ta thấy cơ cấu lao động tại công ty nhìn chung tương đối hợp lí, tỷ lệ Nam chiếm nhiều hơn Nữ, do đặc thù công việc cần nhiều lao động Nam hơn. Ta thấy tỷ lệ lao động nam nhiều gấp hơn 3 lần tỷ lệ lao động nữ. Tuy nhiên công ty cần đánh giá lại công tác bố trí và sử dụng lao động tạo ra sự cân đối hơn trong tỷ lệ giới tính lao động. Sự cân bằng này có thể sẽ tạo động lực và hiệu quả tốt hơn trong một số vấn đề đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận. Nhận xét cơ cấu lao động theo độ tuổi: Qua bảng số liệu dưới cho ta thấy lao động trong công ty qua các năm phần lớn là trẻ, lao động có tuổi đời từ 23-35 tuổi, đây vừa là điều kiện thuận lợi cũng là bất lợi cho công ty. Bên cạnh đó số lao động từ 36 tuổi trở lên chiếm 16,67% (năm 2012) nhưng họ là những người có trình độ cũng như kinh nghiệm dày dặn. Bảng 1.4.Cơ cấu lao động theo độ tuổi. S T T Độ tuổi lao động Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2010 Số LĐ Tỷ lệ % Số LĐ Tỷ lệ % Số LĐ Tỷ lệ SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 18 - 22 4 16,67 6 21,43 6 20 2 50 0 0 Sinh viên: Nguyễn Đức Thị Vân Page 5 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Ths Lã Tiến Dũng 2 23 - 27 9 37,5 10 35.71 11 36,67 1 11,11 1 10 3 28 -35 7 29,17 6 21.43 6 20 -1 14,29 0 0 4 36 - 45 3 12,5 4 14,29 5 16,67 1 33,33 1 25 5 46 - 55 1 4,16 2 7,14 2 6,67 1 100 0 0 6 Tổng 24 100 28 100 30 100 4 16,67 2 7,14 (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) 3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 1.5: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty TNHH Bình Dương. (Đơn vị: ngàn VNĐ) Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn cố định 5.334.661 62,77 7.057.798 68,25 8.256.479 71,68 Vốn lưu động 3.163.667 37,23 3.283.077 31,75 3.261.591 28,32 Tổng vốn 8.498.328 100 10.340.875 100 11.518.070 100 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Dựa vào bảng trên ta thấy được công ty TNHH Bình Dương có cơ cấu vốn cố định nhiều hơn, do đặc trưng của hoạt động của công ty là chuyên bán vật liệu xây dưng do đó yêu cầu về các tài sản cố định, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị cần phải được trang bị đầy đủ. Tỷ lệ vốn cố định của công ty luôn ở mức trên 60% để đảm bảo cung cấp nhanh chóng dịch vụ cho khách hàng. Cũng theo số liệu trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy, cơ cấu vốn kinh doanh của công ty qua các năm có những sự thay đổi nhất định, nhưng nhìn chung tổng mức vốn của công ty không ngừng tăng qua các năm. Công ty TNHH Bình Dương thành lập với vốn điều lệ ban đầu 6.900.000.000đ, trải qua nhiều năm ổn định và phát triển hoạt động sản xuất, tới năm 2012, tổng mức vốn của công ty đã tăng lên 11.518.070.000đ. Qua đó ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của công ty và có xu hướng tăng lên qua các năm. 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 1.6:Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH Bình Dương. (Đơn vị: ngàn VNĐ) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Sinh viên: Nguyễn Đức Thị Vân Page 6 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Ths Lã Tiến Dũng Giá trị % Giá trị % Giá trị % A.Nợ phải trả 3.958,168 46,82 4.913,755 49,68 4.037,939 36,47 1.Nợ ngắn hạn 3.958,168 46,82 4.913.755 49,68 4.037,939 36,47 2.Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 B.Vốn chủ sở hữu 4.496,219 53,18 4.976,592 50,32 7.033,592 63,53 1.Vốn chủ sở hữu 4.496,219 50,66 4.976,592 50,32 7.033,592 63,53 2.Nguồn KPQ 213,529 2,52 0 0 0 0 Tổng nguồn vốn 8.454,387 9.890,706 11.071,531 (Nguồn: phòng kế toán). Nhận xét: Qua bảng dưới ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng nguồn vốn. Nó cho thấy hiện tại công ty đang không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, một giải pháp an toàn khi mà hiện nay lãi suất cho vay đang ở mức cao và nó sẽ tác động đến lợi nhuận của công ty. Ngoài ra công ty cũng không có khoản nợ dài hạn nào trong ba năm này chứng tỏ công ty có nguồn vốn tương đối tốt. Trong 2 năm 2011 và 2012 nguồn kinh phí và quỹ của công ty là không có, đây là nguồn quỹ phòng ngừa và khắc phục các rủi ro. Do đó, công ty cần xây dựng nguồn kinh phí và quỹ này để có thể chủ động khắc phục trong các trường hợp sau này 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bảng 1.7: Phân tích kết quả kinh doanh của công ty TNHH Bình Dương từ năm 2010 đến năm 2012. (Đơn vị: VNĐ) S T T Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011/2010 Chênh lệch (%) Chênh lệch 1 DT bán hàng và CCDV 32.350.217.15 2 41.254.604.63 8 72.179.176.935 8.904.387.486 27,52 30.924.572.31 2 DT thuần bán hàng và CCDV 32.350.217.15 2 41.254.604.63 8 72.179.176.935 8.904.387.486 27,52 30.924.572.31 3 Giá vốn hàng bán 30.460.258.18 3 40.350.217.20 9 70.879.841.909 9.889.959.026 32,47 30.529.624.71 4 Lợi nhuận gộp 740.564.215 903.386.729 1.299.335.726 162.822.514 21,99 395.948.997 5 Chi phí quản lý DN 480.714.256 613.745.431 923.030.385 133.031.175 27,67 309.284.954 6 Chi phí tài chính 165.200.174 220.156.666 277.976.668 54.956.492 33,27 57.820.002 7 Lợi nhuận trước thuế 54.321.167 76.896.025 106.900.217 22.574.858 42,59 30.004.192 8 Thuế 13.580.219 19.224.006 26.725.054 5.643.787 42,59 9 Lợi nhuận sau thuế 40.740.750 57.572.679 80.250.025 16.831.929 42,59 22.677.346 Sinh viên: Nguyễn Đức Thị Vân Page 7 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Ths Lã Tiến Dũng (Nguồn: phòng kế toán) Theo số liệu thống kê được về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Bình Dương trong 3 năm gần đây, ta nhận thấy rằng công ty Bình Dương luôn hoạt động kinh doanh có lãi và lãi năm sau cao năm trước, cụ thể như sau: Về doanh thu: Trong 3 năm từ năm 2010 đến 2012, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đều tăng so với năm trước. Cụ thể: lấy năm 2011, doanh thu thuần đạt 41.254.604.638 VNĐ, tăng 27,52%, tương ứng với 8.904.387.486.916.110 VNĐ so với năm 2010, doanh thu năm 2012 tăng 74.96%, tương ứng 30.924.572.31 VNĐ so với năm 2011. Về lợi nhuận sau thuế: doanh thu thuần của công ty tăng đều qua các năm, điều đó khiến cho lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên, cụ thể năm 2011, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 57.572.679, tăng 42,59 %, tương ứng 16.831.929 VNĐ so với năm 2010, năm 2012 tăng 39,38 %, tương ứng 22.677.346 VNĐ so với năm 2011. Sinh viên: Nguyễn Đức Thị Vân Page 8 II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI DOANH NGHIỆP. 1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị. 1.1. Hoạch định. Công tác hoạch định được Ban giám đốc và các trưởng bộ phận phòng ban họp bàn xây dựng sửa đổi và bổ sung hằng năm để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty. Các định hướng, kế hoạch, mục tiêu phát triển của từng đơn vị phòng ban đều được xây dựng cụ thể để trên cơ sở đó triển khai thực hiện công việc của từng cá nhân, đơn vị phòng ban tại công ty. Ưu điểm: Việc họp bàn sẽ giúp cho Việc phân chia này giúp dễ phân công nhiệm vụ, phù hợp với từng vị trí và tạo điều kiện cho việc phối hợp giữa các nhà quản trị cũng như nhân viên với nhau. Nhược điểm: Đôi lúc những chiến lược kinh doanh không được thuận lợi và thất bại một phần do công tác hoạch định chưa tốt do trình độ các nhà quản trị chưa đồng đều, bất đồng ý kiến 1.2. Tổ chức. Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu chức năng, nhà quản trị cấp cao như Giám đốc có tầm hạn quản trị rộng nhất, quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. Qua sơ đồ tổ chức ta thấy công ty có 4 phòng ban, chịu trách nhiệm điều hành chung là giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng. Đi sâu cụ thể từng phòng ban ta thấy mỗi người có một nhiệm vụ nhất định được cấp trên giao phó. Công ty cũng đã chú trọng đến công tác tổ chức sao cho đúng lúc, kịp thời. Ưu điểm: chuyên môn hóa công việc của từng bộ phận và dễ quản lý, báo cáo hơn. Nhược điểm: Về hợp tác giữa các phòng ban chức năng ở công ty vẫn còn thả lỏng, trong khi làm việc vẫn còn duy trì phong cách quan liêu, chưa có tác phong công nghiệp. Việc chồng chéo nhiệm vụ giữa các nhân viên trong phòng và chồng chéo nhiệm vụ giữa các phòng ban này với phòng ban khác cũng là thực trạng mà công ty đang gặp phải. 1.3.Lãnh đạo. Công tác lãnh đạo tại công ty được phân quyền theo từng cấp, từng phòng ban, mỗi phòng ban sẽ được phân cấp thực hiện mỗi chức năng, nhiệm vụ nhất định tại công ty dưới sự điều hành của Ban giám đốc mà trực tiếp là Tổng giám đốc. Hầu hết các nhà quản trị đều sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ. Bên cạnh đó cũng có kết hợp với phong cách lãnh đạo chuyên quyền, đặc biệt là ban giám đốc. Còn các nhà quản trị cấp thấp thường sử dụng các phương pháp lãnh đạo bằng công cụ mệnh lệnh, thuyết phục, động viên… Ưu điểm: về lãnh đạo của công ty là đã có sự kết hợp giữa các phong cách lãnh đạo với nhau, trong đó chủ đạo là phong cách dân chủ phù hợp với xu hướng hiện nay. Nhược điểm: đôi khi việc vận dụng phong cách này khó kiểm soát được nhân viên, nếu không cẩn thận sẽ biến tướng sang phong cách lãnh đạo tự do, “dân chủ quá đà”. 1.4. Kiểm soát. Kiểm soát là công tác quan trọng, do đó công tác kiểm soát luôn được công ty đặc biệt chú trọng. Các nhà quản trị của công ty kiểm soát công việc qua việc so sánh kết quả thực tế so với kế hoạch đề ra, áp dụng trong từng dự án, chương trình, đối với từng nhân viên… để có thể đánh giá chính xác nhất hiệu quả mà công ty đạt được. Với ngành bán sản phẩm vật liệu xây dựng như công ty, việc kiểm tra thường xuyên các số liệu như số tồn kho, số lượng bán được, doanh số, lợi nhuận, các sai lệch ngay khi chúng mới xuất hiện là rất cần thiết. Ưu điểm: giúp ban quản trị có thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp hơn. Nhược điểm: việc kiểm soát nhân viên khá chặt chẽ vì cấp trên sợ họ lơ là, chậm tiến độ công việc. Bên cạnh đó công ty cũng chưa có chính sách khuyến khích xứng đáng với nhân viên để họ phát huy hết năng lực của mình mà lại kiểm soát họ chặt chẽ khiến hiệu quả công việc không cao. 1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị. Thông tin có một vai trò hết sức to lớn trong quản trị. Chính vì thế, công ty cũng đã có sự đầu tư mua sắm những phương tiện kỹ thuật điện tử hiện đại như máy tính, mạng internet…nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hệ thống thông tin trong quản trị [...]... tài 1: Hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty TNHH Bình Dương Đề tài 2: Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường của công ty TNHH Bình Dương Đề tài 3: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Bình Dương KẾT LUẬN Trên đây là báo cáo thực tập qua 4 tuần thực tập tổng hợp của em tại Công ty TNHH Bình Dương Qua thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty em đã học hỏi được... chế trong công tác đánh giá là mặc dù đã nhìn nhận được những vấn đề cần thay đổi trong công tác mua hàng, nhưng công ty chưa thực sự có những giải pháp hữu hiệu nhất và tri n khai rộng rãi, do đó công tác mua hàng của công ty chưa thực sự được cải thiện Quản trị tác nghiệp bán hàng Ưu điểm: - Công ty đã có các kế hoạch bán hàng chi tiết, phù hợp với năng lực hiện tại của mình - Các kết quả dự báo bán... quyết định có tri n khai hay không Việc kết hợp giữa các cấp quản lý trong hoạch định dự án sẽ đảm bảo tính thống nhất trong công ty và có những quyết định đúng đắn nhất về dự án - Tổ chức thực hiện dự án: Dự án phải được thực hiện bởi tất cả các phòng ban trong công ty Điều đó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban Tuy nhiên, thực tế tại công ty TNHH Bình Dương sự liên kết giữa các phòng ban... tác quản trị chiến lược ở công ty 2.1 Tình thế môi trường chiến lược Công ty TNHH Bình Dương đã có sử dụng mô thức TOWS để phân tích tình thế chiến lược với mục tiêu tổng hợp được tất cả các cơ hội, thách thức từ môi trường bên ngoài, điểm mạnh, điểm yếu của công ty để có thể kết hợp, đưa ra những chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp nhất Điểm mạnh: Sau 8 năm hoạt động công ty đã có danh tiếng, uy tín,... hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai Em xin cảm ơn nhà trường và thầy cô trong khoa Quản trị doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp em thực tập tại Công ty Bình Dương Em cũng xin cảm ơn các anh chị trong Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tổng hợp này ... cầu của họ Quản trị dự trữ Ưu điểm: Để công tác dự trữ được hiệu quả thì công ty đã đầu tư hệ thống cở sở vật chất sân bãi với đội ngũ công nhân viên có kinh nghiệm trong hệ thống kho bãi Nhược điểm: - Công ty thường dự trữ các sản phẩm thông qua hệ thống kho tại xí nghiệp, tuy nhiên hiện tại do hạn chế về kho bãi nên việc dự trữ sản phẩm chưa thực sự đảm bảo nhu cầu kinh doanh của công ty - Bên cạnh... điều khó tránh khỏi Do đó, Công ty cần đưa ra nhiều chiến lược khác nhau dựa trên cơ sở mục tiêu chiến lược ban đầu để giúp Công ty có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau tùy thuộc vào môi trường hiện tại 3 Công tác quản trị tác nghiệp Quản trị tác nghiệp mua hàng: - Xây dựng kế hoạch mua hàng: Căn cứ vào số lượng đơn hàng ký kết của công ty và năng suất của lao động mà công ty xây dựng kế hoạch mua... tác kiểm tra, đánh giá dự án của công ty TNHH Bình Dương được thực hiện khá tốt 5.2 Công tác quản trị rủi ro Ưu điểm: Công ty khá chú trọng việc đối phó với nhiều loại rủi ro trong công tác lập kế hoạch, dự tính chi phí, dự đoán sự thay dổi công nghệ, sự thay đổi cơ cấu tổ chức Nhược điểm: - Tuy nhiên còn chưa chú trọng đến công tác quản lý rủi ro, xây dựng các kế hoạch, tri n khai thường xuyên các biện... kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất - Tổ chức kế hoạch mua hàng: được thực hiện bởi phòng kinh doanh Dựa trên kế hoạch mua hàng được xây dựng, phòng kinh doanh phân bổ nhân viên thực hiện tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp và thực hiện mua hàng Do công ty TNHH Bình Dương đã hoạt động được 8 năm, do đó công ty đã có những nhà cung cấp truyền thống, vì vậy công việc tìm kiếm nhà cung cấp được rút gọn Một thực. .. thời, tổng hợp, xử lý thông tin còn chậm… ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty 1.6 Kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp quản trị Nhà quản trị cấp cao: là các thành viên Ban giám đốc, có chức năng xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động và phát tri n của công ty Là những người có chuyên môn về ngành kinh doanh và được đào tạo chính quy, kiến thức của các nhà quản . Bình Dương. KẾT LUẬN Trên đây là báo cáo thực tập qua 4 tuần thực tập tổng hợp của em tại Công ty TNHH Bình Dương. Qua thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty em đã học hỏi được nhiều kiến. hàng tại công ty TNHH Bình Dương. Đề tài 2: Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường của công ty TNHH Bình Dương. Đề tài 3: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Bình Dương. KẾT. trong khoa Quản trị doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp em thực tập tại Công ty Bình Dương. Em cũng xin cảm ơn các anh chị trong Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tổng hợp