Một số yêu cầu chung

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử theo hướng dạy học tích cực trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11, chương trình chuẩn (Trang 69)

Để áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong khi sử dụng BGĐT đạt hiệu quả nên áp dụng từ bậc học thấp đến bậc học cao. Điều này giúp HS có thể tiếp cận được với phương pháp giảng dạy mới có sự hỗ trợ của BGĐT. Bên cạnh đó GV cần kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp dạy học cùng với BGĐT trong tiến trình dạy học tích cực (ví dụ như sử dụng phiếu học tập, phiếu giao việc cho HS).

BGĐT cùng với hệ thống dạy học đa phương tiện chỉ là những phương tiện giúp bài giảng hay hơn, sinh động hơn song nó không phải là tất cả. Hiệu quả của bài học tích cực vẫn tập trung chủ yếu vào vai trò định hướng điều khiển của GV. GV là người định hướng, dẫn dắt cho HS tự khám phá kiến thức mới, tham gia tích cực vào quá trình dạy học. Khi GV dạy học cùng với BGĐT, điều cần tránh lạm dụng BGĐT, phụ thuộc vào công nghệ thông tin, tránh việc chạy chữ trên màn hình trong khi có thể sử dụng hình thức viết bảng hoặc dùng lời nói sinh động. BGĐT chỉ được chỉ được coi là phương Nhóm nút chức

năng phát, dừng, chuyển tiếp

Cấu trúc toàn bài trình chiếu và thời gian mỗi trang trình chiếu

tiện hỗ trợ quá trình dạy học tích cực, là yếu tố quan trọng còn phương pháp dạy học mới là yếu tố quyết định đem đến kết quả cao cho một bài học.

BGĐT trước hết phải đảm bảo sự thuận lợi cho GV trong dạy học và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học.

BGĐT cần có sự chọn lọc hợp lý nguồn tư liệu lịch sử và phải có nguồn hỗ trợ của Multimedia (tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ, các loại bảng biểu...)

BGĐT phải đảm bảo tính sáng tạo của GV, thể hiện bằng việc có thể thay đổi bố cục, nội dung, mở rộng kiến thức... nhằm thực hiện tốt những ý tưởng sư phạm độc đáo, phù hợp với điều kiện và đối tượng dạy học cụ thể.

Để tiết dạy thực sự có hiệu quả, GV cần phối hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống và các phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại (phương pháp dạy học hiện đại) để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn các tiết dạy học tích cực mà không làm mất đi hoặc sai lệch về mục tiêu giảng dạy trong nhà trường phổ thông.

2.4.2. Một số biện pháp sử dụng BGĐT phần Lịch sử thế giới cận đại theo hướng dạy học tích cực

2.4.2.1. Định hướng hoạt động học tập cho HS

Trong thiết kế BGĐT, trước khi đi vào triển khai các nội dung dạy học, GV luôn có một phần xác định mục tiêu HS cần đạt được sau khi tham gia vào bài học. Các mục tiêu được xác định cụ thể, bằng những động từ như “trình bày được”, “đánh giá được”, “so sánh được”, “lập được bảng niên biểu”… với những đơn vị kiến thức cụ thể trong bài học. Ví dụ, trong bài Ấn Độ, GV xác định được mục tiêu cần đạt cho HS:

- Trình bày được tình hình kinh tế; chính trị - xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.

- Trình bày được nguyên nhân, diễn biến chính, tính chất, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859).

- Trình bày được sự ra đời, quá trình phân hóa của Đảng Quốc đại; diễn biến chính của phong trào dân tộc (1885 – 1908).

- Đánh giá được tính chất, ý nghĩa của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ giữa thế kỉ XIX: khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859); phong trào dân tộc (1885 – 1908).

Mục tiêu mà GV đưa ra cho HS giúp cho HS định lượng được khả năng mà mình cần “phải đạt” sau bài học. Từ đó sẽ đưa ra cách học phù hợp nhất, đạt hiệu quả mà không tốn quá nhiều thời gian cho môn học.

2.4.2.2. Tổ chức, hướng dẫn HS tự học trên lớp

Để tổ chức cho HS tự học trên lớp, khi thiết kế các hoạt động dạy học, GV thiết kế các nhiệm vụ học tập để định hướng cho HS thực hiện. Ví dụ như khi sử dụng phim tư liệu trong bài giảng của mình, GV cần định hướng nhiệm vụ học tập rõ ràng cho HS trước khi xem phim. Trong bài giảng Chiến tranh thế giới thứ nhất, trước khi cho HS xem đoạn phim tư liệu nói về nguyên nhân của chiến tranh, GV đưa ra nhiệm vụ “ Sau khi xem xong đoạn phim tư liệu,

các em tìm ra hai nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới, nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp”.

BGĐT có hướng dẫn học tập thông qua các bài tập, phiếu học tập. GV cũng có thể thiết kế các bài tập định hướng sau một bài học hoặc sau mỗi hoạt động học tập, để HS củng cố lại kiến thức vừa học. Những bài tập này được thiết kế phù hợp với mục tiêu bài học mà GV đặt ra. Trong bài Chiến tranh thế giới thứ nhất, GV đưa ra mục tiêu HS cần đạt là “Trình bày được diễn biến của cuộc chiến tranh trong giai đoạn 1 (1914 – 1916) qua 5 sự kiện chính; giai đoạn 2 qua 6 sự kiện chính” . Trong BGĐT, GV thiết kế bài tập:

Hãy điền thông tin tƣơng ứng với các sự kiện:

Thời gian Mặt trận Hoạt động của các nước tham chiến

Kết quả

Ngày 3/8/1914 …………... ……… ………

……….. ………… Nga tấn công Đông Phổ ………

Đầu tháng 9/1914 ………….. ……….. ………

Phía Đông Đức cùng Áo – Hung tấn công Nga ……… …………. Hai bên đưa phương tiện chiến

tranh mới: xe tăng; hơi độc; máy bay trinh sát ném bom

………

Tháng 2-12/1916 Phía Tây ……….. ………

Cuối năm 1916 …………. ……….. ………

Với bài tập này, sau khi HS tự hoàn thành được, tức là HS đã đạt được mục tiêu bài học. Với những dạng bài tập được thiết kế có định hướng sẽ giúp HS tự học dễ dàng và hiệu quả. Với những bài tập dạng này, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, hoặc cũng có thể coi đây là nhiệm vụ của bài cũ, cho HS hoàn thành đến lớp GV kiểm tra.

Trong bài những thành tựu văn hóa thời cận đại, để giúp HS tự học về chủ nghĩa xã hội khoa học, GV thiết kế phiếu học tập:

Hoàn thành các nội dung sau về sự ra đời, phát triển của CNXH khoa học từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX:

1. Hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời của CNXHKH: 2. Nội dung cơ bản:

3. Điểm khác với các học thuyết trước đây: 4. Vai trò của CNXHKH:

Như vậy, với cách định hướng của GV theo từng nội dung cụ thể, GV có thể giao bài tập này cho HS về nhà tự hoàn thành.

2.4.2.3. Tổ chức, hướng dẫn HS tự học ở nhà

Tổ chức, hướng dẫn HS tự học ở nhà thông qua các tiêu chí đánh giá:

Với mỗi một nhiệm vụ giao cho HS, GV thiết kế các tiêu chí đánh giá cụ thể, qua đó HS sẽ biết được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ví dụ như khi thiết kế hoạt động nhóm, tìm hiểu những hoạt động và đóng góp của Tôn Trung Sơn đối với cách mạng Trung Quốc, GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng bảng tiêu chí đánh giá nhiệm vụ nhóm:

Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá bài viết: Hoạt động và đóng góp của Tôn Trung Sơn đối với cách mạng Trung Quốc

ST T

Mức đạt Tiêu chí

Có Không Không biết

Nhận xét

1 Dung lượng hợp lý, đúng yêu cầu 2 Cấu trúc lô gic, dễ hiểu

3 Nội dung trình bày chính xác, đúng chủ đề. 4 Hình ảnh phù hợp với nội dung trình bày 5 Có đánh giá các sự kiện khi trình bày. 6 Trình bày mạch lạc, người nghe dễ theo dõi 7 Có sử dụng tài liệu tham khảo

8 Trình bày sáng tạo trên cả bài viết và thuyết trình

9 Trả lời được các câu hỏi của GV và thành viên trong lớp.

10 Có kết luận, đánh giá chung về vai trò của nhân vật

Hướng dẫn tự học thông qua giao bài tập về nhà

Để đạt được mục tiêu dạy học, GV có thể giao cho HS các bài tập về nhà để HS hoàn thiện với những định hướng rõ ràng thay vì nhắc nhở HS học thuộc những kiến thức trong vở ghi. Ví dụ, trong bài Các thành tựu văn hóa

thời cận đại, thời lượng một tiết học trên lớp có 45 phút, nhưng nội dung kiến

thức lại nhiều. Do đó, thay vì triển khai tất cả các hoạt động trên lớp, GV có thể giao cho HS bài tập như “trình bày về trào lưu Triết học Ánh sáng với hai nội dung: Đại diện tiêu biểu và Vai trò của trào lưu Triết học Ánh sáng đối với lịch sử.

2.4.2.4. Sử dụng BGĐT hướng dẫn HS tự KTĐG

Hướng dẫn HS tự đánh giá qua bảng tiêu chí đánh giá

Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cũng như hướng dẫn HS tự học ở nhà, GV cần khuyến khích và tạo cơ hội cho HS tự kiểm tra, đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Căn cứ vào mục tiêu cần đạt, nhiệm vụ học tập của HS cần hoàn thành, GV đưa ra bảng tiêu chí đánh giá cụ thể. Với bảng tiêu chí đánh giá, GV chỉ ra các tiêu chí và mức đạt cho từng tiêu chí. HS dễ dàng chọn lựa và đưa ra các mức đánh giá cụ thể. Khi giao nhiệm vụ cho HS, GV đồng thời sẽ thiết kế và cung cấp công cụ đánh giá để giúp HS biết được mình cần phải làm gì, làm như thế nào là tốt nhất.

Khi thiết kế BGĐT theo hướng phát huy TTC của HS, các hoạt động học tập chủ yếu là để HS làm việc, GV chỉ là người hướng dẫn, đánh giá. Do đó, khi thiết kế các hoạt động, để định hướng HS tự hoàn thành nhiệm vụ, GV đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành. Ví dụ như trong bài Các thành tựu văn hóa thời cận đại, GV thiết kế HS làm việc nhóm và đưa ra những tiêu chí để chấm điểm:

Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm Mức đạt Tiêu chí Giỏi (9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Không đạt (<5 điểm) Nội dung - Xác định được nội dung chính cần trình bày. - Nội dung được minh họa phù hợp, phong phú.

- Xác định được nội dung chính cần trình bày.

- Nội dung được minh họa cụ thể. - Nội dung trình bày dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm. - Thiếu minh họa cụ thể cho nội dung. - Chưa biết cách trình bày, sắp xếp thông tin. - Nội dung nghèo nàn. Cách trình bày - Tự tin khi trình bày, nói to, rõ ràng, không vấp, có điểm nhấn, cuốn hút người nghe. - Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ phía GV hoặc bạn học. - Khá tự tin khi trình bày, thu hút người nghe, nói to, rõ ràng, song chưa có điểm nhấn.

- Trả lời được phần lớn các câu hỏi thêm từ phía GV hoặc bạn học.

- Trình bày thông tin khá lôgic, chưa thu hút người nghe; nói to, rõ ràng song chưa có điểm nhấn. - Trả lời được rất ít câu hỏi thêm từ phía GV hoặc bạn học. - Trình bày lộn xộn, thông tin không chính xác. - Không trả lời được câu hỏi thêm từ phía GV hoặc bạn học. Tổng điểm

Như vậy với bảng tiêu chí trên, sau khi hoàn thiện nhiệm vụ của mình, HS có thể tự đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của bản thân cũng như của HS khác trong lớp. Việc thiết kế các tiêu chí đánh giá cụ thể giúp HS luôn được định hướng đúng, hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay cả khi không có GV.

Hướng dẫn HS tự đánh giá qua câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm có thể được GV sử dụng để đánh giá nhanh trong phần củng cố bài học. Câu hỏi trắc nghiệm được GV soạn trên BGĐT, trong một thời gian ngắn HS có thể tự kiểm tra được nhiều nội dung, kết quả đánh giá khách quan, không cần GV trực tiếp chấm điểm, HS vẫn có thể biết được điểm số của mình, qua đó HS sẽ đánh giá được mức độ thu nhận kiến thức của bản thân. Ví dụ, trong bài Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), GV đưa ra cho HS năm câu hỏi trong phần củng cố bài học để HS tự kiểm tra, nếu hoàn thiện chính xác được các câu hỏi, HS sẽ có tối đa 10 điểm, nếu sai một câu sẽ bị trừ 5 điểm. Khi kiểm tra lại các câu hỏi sai, HS sẽ biết được đáp án nào mới là đáp án chính xác. Nếu HS chọn đáp án sai, phần mềm sẽ có dòng chỉ dẫn thông báo HS đã chọn sai và khi HS xem lại câu hỏi sẽ có dòng chỉ dẫn câu trả lời chính xác.

2.5. Thƣ̣c nghiệm sƣ phạm

2.5.1. Mục đích

Thực nghiệm là cơ sở khẳng định tính đúng đắn, phù hợp hay không của cơ sở lý luận về sử dụng BGĐT trong dạy học tích cực được nêu ra trong nghiên cứu này.

Thông qua các thực tiễn dạy các bài thực nghiệm, kết quả kiểm tra và ý kiến phản hồi của GV, HS là căn cứ phân tích, xác định tính hiệu quả, khả thi và mở rộng triển khai việc sử dụng BGĐT nhằm tổ chức dạy và học theo hướng phát huy TTC của HS trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông.

Kết quả thực nghiệm còn là cơ sở đánh giá và kết luận khái quát về tình hình sử dụng BGĐT ở trường phổ thông nói chung, lịch sử lớp 11 nói riêng.

Từ đó bổ sung, làm phong phú hơn nhận thức của GV và HS về vấn đề này, góp phần làm thay đổi các dạy, cách học nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử.

2.5.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Sử dụng BGĐT trong dạy và học môn lịch sử theo hướng phát huy TTC của HS được thực nghiệm tại trường THPT Lục Nam (Bắc Giang): Là trường nằm ở huyện vùng núi, HS chủ yếu là con em nông dân theo học. Tuy nhiên đây là trường điểm của huyện với tỉ lệ HS đỗ đại học qua các năm có tỉ lệ cao trong tỉnh, HS hiếu học. Trường có môi trường học tập tích cực, đội ngũ GV nhiệt tình, các em rất năng động, có khả năng tổ chức và sáng tạo trong việc thể hiện các ý tưởng.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của thì trường vẫn có những đặc điểm như các trường khác: Về cơ sở vật chất của trường: chỉ có 2 phòng máy phục vụ chung cho tất cả các môn, các tổ bộ môn không có máy tính, máy chiếu riêng.

Mặt khác, trong việc thiêt kế và sử dụng BGĐT với HS trường THPT Lục Nam lại gặp phải những khó khăn như: khối lượng kiến thức HS phải học là rất lớn và tập trung nhiều vào các môn tự nhiên nên thời gian các em dành cho việc học Lịch sử là khá eo hẹp. Do đặc thù của trường (chủ yếu các em theo khối A, B, D) nên các em rất ít hứng thú với môn lịch sử. Điều này gây khó khăn trong việc yêu cầu HS chuẩn bị giờ học lịch sử một cách kỹ lưỡng.

2.5.3. Nội dung thực nghiệm

- Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã chuẩn bị giáo án bài 6: “Chiến

tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918”.

- Giáo án thực nghiệm soạn theo cấu trúc của BGĐT trong phát huy

TTC trong học tập bộ môn của HS.

- Giáo án đối chứng soạn theo phương pháp bình thường, không áp

2.5.4. Phương pháp thực nghiệm

Ở lớp đối chứng, GV soạn giáo án và tiến hành bình thường, ở lớp thực nghiệm chúng tôi thiết kế giáo án, trao đổi với GV thực nghiệm về ý tưởng của bài dạy, cách thức triển khai, kiểm tra kết quả đạt được, điều chỉnh và rút kinh nghiệm kịp thời. Sau mỗi bài học, thu thập ý kiến đánh giá phản hồi từ phía HS, GV về bài dạy thực nghiệm; ý kiến nhận xét của GV về thái độ học tập, kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS; bài kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử theo hướng dạy học tích cực trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11, chương trình chuẩn (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)