Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử theo hướng dạy học tích cực trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11, chương trình chuẩn (Trang 78 - 112)

Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên hai phương diện định tính và định lượng.

Về mặt định tính, kết quả thực nghiệm được đánh giá dựa trên:

- Quan sát nhận xét của GV thực nghiệm về ý thức/thái độ học tập, mức độ tham gia các hoạt động trên lớp/ở nhà, mức độ hoàn thành các bài tập hay phiếu học tập sau mỗi giờ dạy của HS.

- Ý kiến phản hồi của HS sau giờ dạy.

Về mặt định lượng, kết quả thực nghiệm được đánh giá dựa trên thông tin về mức độ đạt mục tiêu bài học (kiến thức, kỹ năng) qua kết quả các bài

kiểm tra, phiếu học tập sau giờ học và các sản phẩm học tập của HS; kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của GV, HS.

Các thức tiến hành của lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác nhau nên kết quả có sự phân hóa.

a. Kết quả định tính

Trong bài học ở lớp đối chứng, giờ học được tiến hành theo cách truyển thống, không sử dụng BGĐT, chủ yếu thông qua việc GV thuyết trình lại kiến thức kết hợp hỏi đáp. GV quan sát và nhận xét chung: hầu hết HS chưa tích cực, chủ động tham gia vào bài học. Khảo sát ý kiến của HS sau giờ học cho thấy HS chưa thấy hứng thú với bài học vì các hoạt động còn chưa phong phú, chủ yếu là HS ghi chép bài, nghe GV giảng bài, đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. GV có chú ý rèn luyện kỹ năng tư duy cho HS, song các kỹ năng cần thiết như kỹ năng thuyết trình, sử dụng bản đồ, lập bảng biểu, sử dụng phương tiện công nghệ chưa được chú ý đến.

Giờ học thực nghiệm bài 6 được triển khai bằng việc GV sử dụng BGĐT. GV sử dụng nhiều phương pháp trong giờ học (trực quan, làm việc nhóm, sử dụng bài tập, phiếu học tập…), trong giờ học, chủ yếu là HS làm việc, GV chỉ là người hướng dẫn, tổng hợp, đánh giá kết quả của HS. Tổng hợp ý kiến cả HS sau giờ học cho thấy hầu hết các em cảm thấy hứng thú với bài học, tích cực chủ động đối với các nhiệm vụ học tập GV giao. Khi tham gia vào bài học Lịch sử, HS được định hướng những kiến thức mà mình cần đạt, do đó HS không mất quá nhiều thời gian cho môn học, nhưng việc học tập vẫn đạt hiệu quả.

Thái độ học tập của HS sau giờ học thực nghiệm và đối chứng được đánh giá qua bảng tổng hợp từ phiếu điều tra sau giờ học (phụ lục 8):

Bảng 2.8. Tổng hợp mức độ hứng thú học tập và hiểu bài của HS

Tiêu chí Giờ học đối chứng Giờ học thực nghiệm

Mức độ hứng thú Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) a. Rất hứng thú 2 5 21 48.8 b. Hứng thú 5 12.5 17 39.6 c. Bình thường 27 76.5 5 11.6 d. Không hứng thú 6 15 0 0 Tổng số 40 100 43 100 Mức độ hiểu bài a. Rất hiểu 11 27.5 36 83.7 b. Hiểu 9 22.5 5 11.6 c. Bình thường 17 42.5 2 4.7 d. Không hiểu 3 7.5 0 0 Tổng số 40 100 43 100

Qua bảng thống kê trên ta thấy, ở lớp học thực nghiệm số HS hiểu bài và hứng thú với bài học cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ việc sử dụng BGĐT trong giờ học đã mang lại hiệu quả, thúc đẩy tinh thần học tập của HS.

Tiết dạy thực nghiệm của chúng tôi có sự tham gia dự giờ của GV dạy Lịch sử ở trường THPT Lục Nam. Về cơ bản, ý kiến nhận xét của GV tập trung trên các phương diện: nội dung, phương pháp và kết quả. Nhìn chung, bài thực nghiệm đảm bảo tính chính xác, khoa học về kiến thức. Ngoài ra còn có những nội dung kiến thức mở rộng, nâng cao và bổ ích, kích thích được hứng thú của HS. Bài dạy sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại;

không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Qua đó, phát huy được TTC chủ động của HS. HS được rèn luyện những kỹ năng quan trọng, chất lượng bài dạy được nâng cao rõ rệt. Qua thực tế triển khai giờ học thực nghiệm, cả GV đứng lớp và GV dự giờ đều khẳng định ưu điểm của việc sử dụng BGĐT trong dạy học bộ môn Lịch sử nhằm tạo hứng thú, động lực học tập bộ môn cho HS. Nhiều GV cũng đề xuất được hướng dẫn thiết kế và sử dụng BGĐT môn học.

* Ý kiến đánh giá của GV đối với việc sử dụng BGĐT phần Lịch sử thế giới cận đại theo hướng dạy học tích cực:

Khi tiến hành thực nghiệm sử dụng BGĐT trong dạy môn Lịch sử ở trường THTP Lục Nam, chúng tôi đã nhận được phản hồi của GV trực tiếp sử dụng trên một số mặt sau:

- Thuận lợi:

Bài giảng có nhiều tư liệu trực quan (hình ảnh, phim tư liệu, âm thanh, bản đồ có nhiều hiệu ứng…) đã làm cho HS trở nên hào hứng với bài học.

GV thiết kế đa dạng nhiều hoạt động học tập, làm cho HS chủ động hơn trong học tập.

Phần củng cố bài học được thiết kế với các câu hỏi trắc nghiệm có thể hiện thi ngay kết quả sau kho HS làm xong, khiến HS hứng thú, chủ động trong việc làm bài.

- Hạn chế:

Phòng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế, do vậy để triển khai rộng rãi BGĐT đến với tất cả các lớp học trong bộ môn Lịch sử sẽ không khả thi.

Do đây là lần đầu tiên GV được sử dụng BGĐT được thiết kế trên phần mềm mới, nên các thao tác trong việc chuyển trang trình chiếu, từ trang này liên kết tới trang khác còn lúng túng.

Còn một số trang trình chiếu, lời thuyết minh của GV còn nhỏ, chưa nhấn mạnh được nhiệm vụ học tập của HS. Một số trang trình chiếu nên có lời thuyết minh thì lại thiếu.

Để sử dụng BGĐT hiệu quả hơn trong thực tiễn dạy học, GV trường THPT Lục Nam cũng đưa ra một số đề xuất cải tiến:

Thứ nhất, tăng cường cơ sở vật chất trong dạy học để GV cũng như HS

được tiếp cận với công nghệ trong dạy học.

Thứ hai, với BGĐT được thiết kế trên phần mềm “mới” nên có các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

buổi tập huấn, hướng dẫn GV cách thiết kế và sử dụng.

Thứ ba, với nhiều trang trình chiếu, thay vì dùng lời thuyết minh, GV

có thể thiết kế bằng văn bản với các hiệu ứng khác nhau để không ảnh hưởng đến bài học, nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu của bài giảng.

b. Kết quả định lượng

Sau giờ học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra ở nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm. Bài kiểm tra được chấm theo cùng đáp án, biểu điểm và đánh giá theo các mức: giỏi (điểm 9-10), khá (điểm 7-8), trung bình (điểm 5-6), yếu (dưới 5). Số liệu thu được được xử lý theo phương pháp thống kê toán học.

Bảng 2.9. Bảng thống kê kết quả kiểm tra lớp 11A4 và 11A7 (theo nhóm điểm và tỷ lệ %)

Nhóm điểm Lớp đối chứng 11A7 (40 HS) Lớp thực nghiệm 11A4 (43 HS) Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) Giỏi (9-10) 9 22,5 16 37,1 Khá (7-8) 19 47,5 23 53,5 TB (5-6) 12 30 4 9,4 Yếu (<5) 0 0 0 0

Hình 2.1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra của hai lớp 11A4 và 11A7 (đơn vị: %) 0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, ở lớp thực nghiệm số HS đạt điểm khá, giỏi có tỉ lệ cao hơn nhiều ở lớp đối chứng, lớp thực nghiệm tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi qua bài kiểm tra cuối giờ là 90.6%, trong khi đó ở lớp đối chứng mới chỉ đạt 70%. Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình ở lớp đối chứng vẫn còn ở mức cao (30%), trong khi đó tỉ lệ này ở lớp thực nghiệm chưa đầy 10%.

Như vậy, với giáo án thực nghiệm có sử dụng BGĐT, HS thu nhận được kiến thức chắc hơn, sâu hơn. Sử dụng BGĐT trong dạy và học phần lịch sử thế giới cận đại nhằm theo hướng tích cực của HS bước đầu đã đạt được hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Dựa trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 (chương trình Chuẩn), nghiên cứu về quy trình xây dựng BGĐT bằng phần mềm Adobe Presenter, chúng tôi đã thiết kế được hai BGĐT theo hướng dạy học tích cực trong môn Lịch sử ở trường THPT.

Trước khi tiến hành thiết kế BGĐT cho phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11, chúng tôi xác đinh vị trí, mục tiêu và kiến thức cơ bản của chương này để có định hướng xây dựng tư liệu, kịch bản công nghệ cũng như các hoạt động học tập phù hợp.

Để xây dựng được BGĐT đạt hiệu quả cao, GV cần tuân theo quy trình xây dựng BGĐT. Mặc dù, PTCN đóng vai trò quan trọng trong quá trình này nhưng người GV cũng cần nhận thức rõ vai trò, vị trí không thể thay thế của mình. Cách thức xây dựng đơn giản, quy trình sử dụng không phức tạp, BGĐT có thể được sử dụng phổ biến hơn trong DHLS nếu người GV có ý tưởng và thành thạo những thao tác tin học cơ bản.

Để sử dụng BGĐT một cách khoa học và đạt các mục tiêu dạy học, vai trò định hướng của GV rất quan trọng. BGĐT cùng với hệ thống dạy học đa phương tiện chỉ là những phương tiện giúp bài giảng hay hơn, sinh động hơn song nó không phải là tất cả. GV là người định hướng, dẫn dắt cho HS tự khám phá kiến thức mới, tham gia tích cực vào quá trình dạy học. BGĐT chỉ được coi là phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học tích cực, là yếu tố quan trọng còn phương pháp dạy học mới là yếu tố quyết định đem đến kết quả cao cho một bài học.

Quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường THPT bước đầu khẳng định việc sử dụng BGĐT trong DHLS lớp 11 bước đầu đã mang lại hiệu quả dạy học. Để sử dụng BGĐT hiệu quả, cần chú trọng vai trò của GV trong việc định hướng học tập cho HS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sau khi thiết kế và tiến hành thực nghiệm sử dụng BGĐT trong dạy học phần Lịch sử cận đại lớp 11 theo hướng phát huy TTC học tập của HS, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

1.Trong bối cảnh CNTT và những thành tựu cách mạng khoa học kĩ thuật đã thâm nhập và ngày càng chi phối mạnh mẽ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục đào tạo, thì việc dạy và học muốn theo kịp cuộc sống nhất thiết phải cải cách theo hướng vận dụng, tích hợp công nghệ và các thiết bị dạy học hiện đại để phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của HS nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Thiết kế và sử dụng BGĐT với sự hỗ trợ của PTCN trong dạy học LS nói chung và LS lớp 11 là cần thiết và phù hợp với quan điểm dạy học mới hiện nay.

2. Việc thiết kế và sử dụng BGĐT trong dạy học phần Lịch sử cận đại lớp 11 - chương trình chuẩn sẽ phát huy được TTC trong học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn trong bối cảnh hiện nay.

3. Tuy vậy, trong quá trình xây dựng và thực nghiệm sử dụng BGĐT ở trường THPT, chúng tôi cũng phát hiện một số khó khăn và hạn chế như sau:

Đối với nhà trường THPT: Một phần lớn trường THPT hiện nay tuy đã được trang bị về cơ bản các phương tiện và thiết bị DH hiện đại để có thể sử dụng BGĐT, nhưng số lượng các thiết bị, phòng máy còn hạn chế và chưa có sự đầu tư thỏa đáng.

Đối với GV: Mặc dù nhận thức rất rõ việc sử dụng BGĐT trong dạy học Lịch sử sẽ tăng hứng thú và khắc sâu kiến thức cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, nhưng tư tưởng “sợ” công nghệ hiện đại, “ngại” đổi mới và trình độ tin học hạn chế… là những rào cản khiến việc thiết kế và sử dụng BGĐT gặp không ít những khó khăn.

4.Qua kết quả thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, chúng tôi bước đầu khẳng định được sự hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng BGĐT trong

DHLS nói chung và dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11 nói riêng. HS đã tỏ ra hứng thú với giờ học, tích cực tham gia vào hoạt động học tập. GV dễ dàng triển khai bài dạy theo ý tưởng của mình.

Trên cơ sở kết quả của quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

1.Nhà trường phải đóng vai trò tích cực trong quá trình đổi mới PPDH nói chung và PPDHLS nói riêng. Các trường THPT cần phải xây dựng phòng học đa năng với thiết bị nghe nhìn hiện đại, tối thiểu như: máy vi tính nối Internet và kết nối với máy chiếu (projector), loa, màn hình. Ngoài phòng học đa năng, mỗi trường nên trang bị thêm một số máy chiếu, màn hình và loa “di động”, tạo điều kiện cho GV thực hiện những giờ dạy “lưu động”.

2.GV và nghiệp vụ sư phạm của mình là yếu tố đóng vai trò quyết định tới hiệu quả ứng dụng công nghệ và phương tiện hiện đại vào DHLS do vậy GV nhất thiết phải biết Tin học. Sở GD-ĐT các tỉnh và các trường THPT cần phải nhanh chóng đào tạo một đội ngũ GV sử dụng thành thạo máy vi tính và biết cách tích hợp công nghệ vào DH, làm chủ công nghệ và phương tiện hiện đại. Bên cạnh đó, tự bản thân mỗi GV cần ý thức sâu sắc hơn về việc đổi mới PPDH theo định hướng trên và không ngừng trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng Tin học của mình.

3.Vai trò của các trường Sư phạm cũng hết sức quan trọng vì việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT gắn liền với việc đổi mới PP đào tạo ở các trường Sư phạm. Các trường sư phạm cần làm tốt công tác giáo dục về mặt nhận thức và tăng nội dung giảng dạy về PP công nghệ dạy học để có được đội ngũ GV tương lai thành thạo về công nghệ và xây dựng BGĐT. Bên cạnh việc trang bị cho sinh viên cơ sở lý luận vững chắc về việc áp dụng công nghệ trong DH thì cần đặc biệt lưu ý đến việc giới thiệu các phần mềm tin học đơn giản nhưng hữu ích trong soạn giảng BGĐT ngoài phần mềm “quen thuộc” PowerPoint… Từ đó, sinh viên nảy sinh các ý tưởng, sáng kiến sư phạm giúp cho quá trình DH sau này đạt hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Alêcxêep M (1976), Phát triển tư duy học sinh. NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên) (2010), Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Thị Côi, Trần Bá Đệ, Đặng Thanh Toán, Trịnh Đình Tùng, Trần Thị Vinh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên

của giáo viên THPT chu kì III (2004-2007) môn Lịch sử. NXB Giáo dục, Hà

Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện

chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử. NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Đổi mới phương pháp

dạy học và kiểm tra đánh giá môn Lịch sử 10. NXB Hà Nội, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

trình dạy học. NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) (1996), Bài học lịch sử ở trường PTTH, Đại

học Huế, Huế.

8. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy

học lịch sử ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) (2009), Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm

môn Lịch sử. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

10. N.G. Đai ri (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?. NXB Giáo

dục, Hà Nội.

11. Giáo trình Dạy học cho tương lai của Intel (Intel Teach to the Future)

(2005), Viện công nghệ máy tính, Tập đoàn Intel.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử theo hướng dạy học tích cực trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11, chương trình chuẩn (Trang 78 - 112)