Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của chi nhánh là phân phối các sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí như bulông, ốc vít, đinh tán, pass, pedan, đai ốc, đầu chìm, xẻ rãnh… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
Trang 1PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP &
THƯƠNG MẠI LIDOVIT- CHI NHÁNH HÀ NỘI 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Cổ phần & Thương mại LIDOVIT, tên giao dịch: Lidovit Trading & Industrial Joint Stock Company,tên viết tắt: LIDOVIT, tiền thân là Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ốc vít LIDOVIT được thành lập năm 1988 do liên doanh giữa công ty xuất nhập khẩu Quận 1( SUNIMEX ) và Liên hiệp Xí nghiệp Mô tô Xe đạp thuộc sở công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Đến năm 1997 Xí nghiệp LIDOVIT trực thuộc Tổng Công ty Bến Thành ( BTG ) và được cổ phần hóa ngày 15 tháng 01 năm 2004 với vốn vốn điều lệ ban đầu là 15.000.000.000 ( mười lăm tỷ đồng) trong đó Tổng Công ty Bến Thành chiếm tỷ lệ cao nhất là 29%, còn lại là cán bộ công nhân viên và các khách hàng lớn của công ty Công ty LIDOVIT là công ty cổ phần trong hệ thống của Tổng Công ty Bến Thành ( Bến Thành Group) Tính đến năm 2012 vốn điều lệ của công ty đã lên đến 47.024.000.000 (bốn mươi bảy tỷ không trăm hai mươi tư triệu đồng)
Trải qua quá trình hình thành và phát triển với cơ sở vật chất nhỏ bé ban đầu, đến nay LIDOVIT không ngừng lớn mạnh, doanh thu và sản lượng sản xuất tăng gấp
25 lần so với ngày đầu thành lập, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 17 – 20%, LIDOVIT ngày nay đã trở thành một trong những Công ty sản xuất bu lông, ốc vít lớn nhất Việt Nam Để mở rộng sản xuất kinh doanh, năm 2004 công ty đã mở chi nhánh
Hà Nội tại địa chỉ 27C Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố
Hà Nội Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của chi nhánh là phân phối các sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí như bulông, ốc vít, đinh tán, pass, pedan, đai ốc, đầu chìm, xẻ rãnh… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đồng thời phát triển thị trường của công ty ở Hà Nội và các tỉnh lân cận Tính đến năm 2012 LIDOVIT- chi nhánh Hà Nội đã đóng góp 42% doanh thu cho tổng công ty LIDOVIT Trên nền tảng vững chắc bằng nội lực và những chiến lược đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam, LIDOVIT chi nhánh Miền Bắc tin tưởng rằng đơn vị sẽ còn bay cao bay xa hơn nữa trên thương trường, đóng góp ngày càng nhiều vào sự thành công của của tổng công ty nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung
Trang 21.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Công nghiệp & Thương mại
LIDOVIT- chi nhánh Hà Nội.
Công ty Cổ phần Công nghiệp & Thương mại LIDOVIT- chi nhánh Hà Nội và bộ phận Marketing của công ty có cơ cấu tổ chức như sau:
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
Nhận xét về cơ cấu tổ chức công ty: Cơ cấu tổ cức công ty theo mô hình trực tuyến, chức năng Giữa ban giám đốc và các phòng ban có quan hệ chức năng, hỗ trợ lẫn nhau Sơ đồ được bố trí theo từng cấp nên đảm bảo được sự thống nhất, xuyên suốt trong việc quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty Tuy nhiên với cơ cấu này, tổ chức công ty vẫn còn khá cồng kềnh, gây tốn kém cho công tác quản lý nhân sự
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
BỘ PHẬN ISO
KHỐI HỖ
PHÓ TÔNG
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Trang 3
Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ phận marketing
Phòng Marketing bao gồm 12 người trong đó:
- Trình độ thạc sĩ: 01 người
- Tốt nghiệp đại học: 10 người
- Tốt nghiệp cao đẳng: 01 người
Phòng marketing được chia làm 4 bộ phận: Bộ phận hành chính marketing, bộ phận phát triển thị trường và sản phẩm, bộ phận quảng cáo và PR, bộ phận quản lý tiêu thụ Vai trò của từng bộ phận như sau:
- Bộ phận hành chính marketing: Xây dựng kế hoạch công tác cho bộ phận marketing, xây dựng các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về thực hiện nhiệm vụ của bộ phận marketing,thực hiện các mặt công tác hành chính, kế toán, quản lý cơ sở vật chất:
- Bộ phận phát triển thị trường và sản phẩm: Định hướng chiến lược Marketing tại công ty,xây dựng chiến lược và các hoạt động marketing cụ thể cho từng sản phẩm trên mỗi thị trường riêng biệt,phối hợp với bộ phận kinh doanh để tho dõi hiện trạng từng mặt hàng của công ty, cập nhập và đưa ra những phản hồi về thị trường, thông tin đối thủ cạnh tranh, đề xuất hoạt động phản ứng lại đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế trên thị trường
KHỐI KINH DOANH
PHÒNG MARKETI PHÒNG KINH DOANH
BỘ PHẬN QUẢNG CÁO VÀ PR
BỘ PHẬN QUẢN LÝ TIÊU THỤ
BỘ PHẬN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
VÀ SẢN PHẨM
BỘ PHẬN
QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH
MARKETING
Trang 4- Bộ phận quảng cáo và PR: Phối hợp với bộ phận kinh doanh trong việc sáng tạo và phát triển các vật phẩm quảng cáo tại các của hàng, các chương trình khuyến mãi, lên
kế hoạch các hoạt động PR và lập ngân sách theo chiến lược ngắn hạn và dài hạn của Công ty Tổ chức các sự kiện (họp báo, hội thảo, soạn thông cáo báo chí, cung cấp thông tin ra bên ngoài) Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền thông Đánh giá kết quả truyền thông dựa trên khảo sát Chăm sóc website, đưa tin bài lên website Tổ chức các hoạt động trong nội bộ công ty nhằm tạo tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong công ty, tạo mối quan hệ với các khách hàng trung gian để thúc đẩy doanh số thông qua việc tổ chức các hội nghị khách hàng, chương trình khách hàng thân thiết…
- Bộ phận quản lý tiêu thụ: Xây dựng, triển khai, kiểm soát các chương trình hỗ trợ cho tất cả các kênh phân phối như khuyến mãi cho các kênh phân phối, trưng bày tại các điểm bán (siêu thị, CH tự chọn, điểm bán sỉ, điểm bán lẻ), phối hợp với bộ phận kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển kênh phân phối mới
1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty
Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
- Sản xuất và kinh doanh các loại phụ tùng xe hơi, xe máy, xe đạp
- Lắp ráp các loại xe máy, dụng cụ đồ cơ khí
- Sản xuất, gia công thiết bị - máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp và nông nghiệp
- Mua bán các mặt hàng gia dụng, kim khí điện máy, điện tử viễn thông, thiết bị phụ tùng, thiết bị văn phòng, máy tính văn phòng
- Đại lý kinh doanh xăng dầu
- Đại lý ký gửi hàng hóa
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
- Sản xuất và kinh doanh các loại phụ tùng xe hơi, xe máy, xe đạp
- Lắp ráp các loại xe máy, dụng cụ đồ cơ khí
Trang 5- Sản xuất, gia công thiết bị - máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp và nông nghiệp
- Mua bán các mặt hàng gia dụng, kim khí điện máy, điện tử viễn thông, thiết bị phụ tùng, thiết bị văn phòng, máy tính văn phòng
1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty trong 3 năm qua
Bảng1: Kết quả hoạt đông kinh doanh 31/12/2009 đến 31/12/2012
Đơn vị: Việt Nam Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu thuần 74.274.000.000 82.301.000.000 81.954.000.000 Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh 2.401.000.000 2.719.000.000 2.704.000.000 Lợi nhuận khác 105.000.000 281.000.000 297.000.000
Lợi nhuận trước
Lợi nhuận sau thuế 2.306.000.000 2.792.000.000 2.783.000.000 Lãi cơ bản trên cổ
phiếu
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, tình hình sản xuất kinh doah của công ty tăng trưởng không được ổn định Năm 2011 doanh thu tăng 8.027 triệu đồng tương đương 12,18%, lợi nhuận sau thuế tăng 486 triệu đồng tương ứng 17,41% so với năm 2010 dẫn đến EPS tăng từ 2.039 VNĐ/ cổ phiếu lên 2.468 VNĐ/cổ phiếu Tuy nhiên năm 2012 tình hình kinh doanh có phần giảm sút nhẹ, so với năm 2011, doanh thu giảm 347 triệu đồng tương đương 0,42%, lợi nhuận sauu thuế giảm 9 triệu đồng tương đương 0,32% Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới cũng như Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành công nghệp cơ khí và dân dụng Có thể nói, giữ được mức doanh thu và lợi nhuận như vậy ở thời điểm này cũng là một thành công lớn của công ty LIDOVIT so với các công ty khác trong ngành Công ty cần nỗ lực hơn nữa để mở rộng thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu
PHẦN 2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT
ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY
Trang 62.1 Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hành trọng điểm của công ty
Đặc điểm ngành hàng cơ khí:
Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT chi nhánh Hà Nội kinh doanh các sản phẩm thuộc ngành cơ khí, công ty cung cấp tư liệu sản xuất ( bu lông, đai ốc, vít, pê đan, trục , trùm, tắc kê, thanh ren…) cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp máy móc cơ khí, xây dựng, điện tử, điện máy, trang trí nội thất Sự hình thành và phát triển của công ty gắn liền với những thăng trầm của ngành cơ khí Việt Nam Ngành công nghiệp cơ khí nước ta có lịch sử hình thành và phát triển hơn 50 năm và luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là một ngành công nghiệp then chốt Năm 1970, giá trị sản lượng cơ khí chiếm 12% tổng giá trị sản lượng của toàn ngành công nghiệp Từ sau năm 1985, ngành cơ khí chịu ảnh hưởng bởi chi chính sách đổi mới kinh tế Các dòng hàng hóa thương mại đã thay đổi và phương thức trợ cấp trực tiếp trước đây của Nhà nước cho ngành cơ khí đã giảm Kết quả là nhiều doanh nghiệp cấp huyện, xã bị tan giã hoặc hợp nhất, hoặc giao lại cho trung ương quản lý Số lượng các cơ sở cơ khí quốc doanh đã giảm từ 610 doanh nghiệp năm 1985 còn 463 doanh nghiệp năm 1996 Theo số liệu của cục thống kê gần đây cả nước có gần 53.000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm cơ khí Có 450 doanh nghiệp quốc doanh,
1250 cơ sở sản xuất tập thể, 156 xí nghiệp tư nhân, còn lại là các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ Hiện tại mô hình tổ chức và lực lượng sản xuất của ngành cơ khí Việt Nam được tập hợp và phân quyền theo quản lý chủ yếu trong ba khu vực:
- Cơ khí quốc doanh: Theo quyết định số 90 và 91 của thủ tướng chính phủ vào năm 1990 gồm có: 1 tổng công ty 91 và 7 tổng công ty 90 của các bộ kinh tế và quốc phòng, hàng trăm công ty cơ khí thuộc các ngành than, điện, hóa chất, nông- lâm-ngư-nghiệp…và các công ty, nhà máy thuộc các cơ sở của thành phố và tỉnh
- Cơ khí ngoài quốc doanh: Với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển khá nhanh ở các thành phố lớn và các tỉnh, nhưng nhìn chung vẫn chưa có tiềm lực tài chính mạnh
và công nghệ cao nên chủ yếu làm phụ tùng, dịch vụ sửa chữa Số doanh nghiệp tư nhân đầu tư công nghệ mới tiên tiến vẫn chưa xuất hiện nhiều
- Cơ khí có vốn đầu tư nước ngoài: Có quy mô và sản lượng lớn, chiếm lĩnh một
số ngành công nhiệp trong nước, chủ yếu trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy
Trang 7Đặc điểm thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty
Sản phẩm công ty tham gia trên thị trường tư liệu sản xuất, bao gồm các phụ tùng, chi tiết cơ khí như: bu lông, đai ốc, các loại vít thường và vít gỗ, pê đan, trục, trùm, pat, tắc ke, thanh ren Đây là các chi tiết máy được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, các làng nghề thủ công mỹ nghệ, các cơ sở sửa cữa, lắp ráp ô tô, xe máy, xe đạp và các máy móc công nông nghiệp, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, dầu khí, phụ liệu cho ngành chế biến gỗ, trang trí nội thất…Đối với mỗi nhóm khách hàng ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau lại có nhu cầu khác nhau về cùng một loại sản phẩm cơ khí Sự khác biệt đó được thể hiện qua thông số kỹ thuật của sản phẩm đòi hỏi danh mục chủng loại sản phẩm của công ty kinh doanh phải tương đối đa dạng, chất lượng
và giá cả cũng cần thích ứng với nhu cầu của từng nhóm khách hàng Thị trường hàng
tư liệu sản xuất có những đặc điểm nhất định khác hẳn với thị trường hàng tiêu dùng Thị trường này có ít người mua hơn nhưng họ là những người mua có tầm cỡ, khách hàng có sự tập trung về mặt địa lý hầu hết là ở những vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh, sự tập trung này giúp cả khách hàng và công ty giảm được chi phí giao dịch Nhu cầu về hàng tư liệu sản xuất này cũng bắt nguồn từ nhu cầu về hàng tiêu dùng, nếu nhu cầu về hàng tiêu dùng giảm thì nhu cầu về hàng tư liệu sản xuất cũng giảm theo Một đặc điểm nữa của mặt hàng tư liệu sản xuất là có nhu cầu ít co giãn theo giá, bởi các khách hàng công nghiệp khó thay đổi nhiều thứ trong công nghệ sản xuất của mình khi giá tư liệu tăng hoặc giảm
Khách hàng trọng điểm của công ty là khách hàng công nghiệp cụ thể họ là các cơ
sở lắp ráp máy móc cơ khí, các xưởng cơ khí, các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng ô tô, xe máy…Họ mua từ công ty các tư liệu sản xuất là các chi tiết máy như bu lông , đai ốc , thanh ren, vít…, các chi tiết không thể thiếu trong việc lắp ráp, thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị , sản phẩm Đây là các chi tiết máy mà họ không thể tự sản xuất được, vì cần đầu tư một dây chuyền sản xuất quy mô lớn, theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định Hành vi mua công nghiệp rất phức tạp, bị ảnh hưởng của việc ra quyết định từng bước, có thể hình thành trung tâm mua chính thức hoặc không chính thức, đại diện bởi các thành viên của tổ chức có chuyên môn về hàng mua và có thẩm quyền Quy trình mua của khách hàng công nghiệp được tiến hành như sau:
Trang 8Bước 1: Xác định nhu cầu về vật tư cần mua.
Bước 2: Tìm và xác định các nhà cung ứng tiểm năng
Bước 3: Đánh giá marketing- mix của các nhà cung ứng tìm được
Bước 4: Đàm phán và đưa đến thỏa thuận về các điều khoản mua
Bước 5: Hoàn thành việc mua hàng
Bước 6: Đánh giá sau mua
Như vậy hành vi mua của khách hàng công nghiệp có sự tương tác của người mua, người sử dụng, người có ảnh hưởng đến việc cung cấp và những người có liên quan khác Những khách hàng công nghiệp thường mua với số lượng lớn, họ có trình độ chuyên môn kỹ thuật về sản phẩm mua đồng thời cũng là người có kinh nghiệm mua,
có thể gọi họ là những chuyên gia mua
Bên cạnh khách hàng công nghiệp, một bộ phận nhỏ các khách hàng cá nhân cũng khách hàng của công ty Họ là các cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy, các xưởng thủ công mỹ nghệ, các xưởng cơ khí quy mô vừa và nhỏ, các cá nhân mua phục vụ nhu cầu tiêu dùng hộ gia đình…Họ mua với số lượng không lớn nhưng mua khá thường xuyên
2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động marketing của công ty.
2.2.1 Môi trường bên ngoài
2.2.1.1 Môi trường vĩ mô
Nhân khẩu học: Thị trường của công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại
LIDOVIT- chi nhánh Hà Nội hướng đến là Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam Hưng Yên, Bắc Giang…Đây là khu vực tập trung dân
cư với mật độ cao vì vậy nhu cầu cho các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành xây dựng, nội thất, phụ tùng ô tô, xe máy xe đạp… nữa đây là nơi tập trung các khu công nghiệp, các làng nghề thủ công mỹ nghệ
Môi trường kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội khá cao và ổn định, nếu quy
thị trường tiêu thụ của LIDOVIT chi nhánh Hà Nội là đồng bằng sông Hồng thì đây là khu vực có kinh tế phát triển mạnh mẽ Năm 2012 tốc độ tăng trưởng toàn vùng là 10,3% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ Đây chính là điều kiện thuận lợi để ngành hàng cơ khí tăng
Trang 9trưởng về doanh thu và lợi nhuận, mở rộng quy mô Tuy nhiên ngành cơ khí vẫn không nằm ngoài ảnh hưởng tiêu cực bởi suy thoái kinh tế bởi các ngành tiếp nhận sản phẩm của ngành hàng cơ khí là ngành xây dựng, công nghiệp, thủ công nghiệp…
bi chững hoặc tăng trưởng chậm Đây là khó khăn cho công ty LIDOVIT nói riêng và các công ty cùng ngành nói chung trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm
Môi trường chính trị- pháp luật: Việt Nam là nước có môi trường chính trị- xã hội ổn
định so với các nước trong khu vực và trên thế giới Hệ thống pháp luật cuả nhà nước cũng đang dần hoàn thiện và chặt chẽ hơn Nhằm giúp doanh nghiệp cơ khí trong nước có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp đang có những chính sách, biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành cơ khí Ngoài ra để tạo cơ hội cho ngành cơ khí phát triển, chính phủ đã tạo nhiều ưu đãi cho ngành cơ khí, đây là điều kiện thuận lợi để ngành cơ khí Việt Nam phát triển xứng với tiềm năng của nó
Môi trường kỹ thuật, công nghệ: Đây chính một trong những yếu tố môi trường có sự
ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành cơ khí Theo bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường, trình độ công nghệ của Việt Nam chỉ tương đương với thời kỳ cách đây 30- 50 năm của các nước trung bình trên thế giới, lạc hậu hơn các nước tiên tiến từ 50 đến 100 năm Cơ khí tuy là ngành công nghiệp quan trọng nhưng vốn đầu tư cho ngành lại không đáng kể, các thiết bị được đầu tư từ thời bao cấp, phần lớn là các thiết bị nhỏ
lẻ, không đồng bộ và đã hết khấu hao Trong khi đó các doanh nghiệp rất khó khăn về vốn để đầu tư đổi mới công nghệ
Môi trường văn hóa -xã hội: Hành vi mua của khách hàng và đối thủ cạnh tranh bị chi
phối rất nhiều bởi yếu tố văn hóa xã hội của đất nước Kinh tế phát triển cùng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt xã hội Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tai được trong môi trường đầy tính cạnh tranh Môi trường văn hóa Việt Nam rất đa dạng, có sự pha trộn văn hóa phương Đông và phương Tây ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa gioa tiếp, văn hóa làm việc…nhất là Hà Nội lại
là trung tâm văn hóa kinh tế chính trị của cả nước Khi kinh doanh ở khu vực này công
ty cần chú ý để thích nghi với môi môi trường văn hóa đa dạng
2.2.1.2 Môi trường vi mô
Trang 10Đối thủ cạnh tranh: Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT có các
đối thủ cạnh tranh cùng ngành bao gồm: Công ty TNHH Thiên Hà, công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại Tân Đạt, công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp Thương mại Nam Việt, công ty cổ phần Thương mại và Công nghiệp Văn Linh…theo nghiên cứu của công ty các dối thủ cạnh tranh này có quy mô kinh doanh nhỏ hơn hoặc tương đương với quy mô của công ty, cạnh tranh trực tiếp với công ty ở thị trường khách hàng công nghiệp, bên cạnh đó một số công ty còn mở rộng thị trường sang các khách hàng cá nhân có nhu cầu nhỏ lẻ khác Đặc điểm canh tranh của ngành là các đối thủ canh tranh đều sử dụng giá thấp để canh tranh với nhau Lợi thế cạnh tranh của công ty chính là chất lượng và uy tín của sản phẩm và thâm niên hoạt động trên thị trường ngành hàng cơ khí
Khách hàng: Khách hàng trọng điểm của công ty là khách hàng công Với khách
hàng công nghiệp, họ tạo áp lực cho công ty về giá thấp và yêu cầu cao về dịch vụ kỹ thuật, chiết khấu thương mại cao, thời gian thanh toán linh hoạt, bảo hành tốt Họ mua sản phẩm của công ty làm tư liệu sản xuất, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, dịch
vụ của mình, không mua với mục đích bán lại Tuy với số lượng ít nhưng những khách hàng công nghiệp thường mua với số lượng lớn, tần suất mua ổn định
2.2.2 Môi trường bên trong
Nguồn nhân lực: Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT có nguồn
nhân lực trẻ và trình độ cao Tổng số người lao động trong công ty là 872 lao động Hơn 80% tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, trường công nhân kỹ thuật Tổ chức công tác nhân lực có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng Công ty có phòng kinh doanh và phòng marketing cùng phối hợp hoạt đông để tìm kiếm và phát triển thị trường của công ty Phương pháp quản lý của công ty là trực tuyến- chức năng, giữa các bộ phận
có sự phối hợp nhằm đạt hiệu quả chung cho toàn công ty
Tài chính: Giai đoạn mới thành lập doanh nghiệp chỉ có số vốn ít ỏi cho hệ thống cơ
sở vật chất, trang thiết bị Trải qua quá trình không ngừng nỗ lực phát triển hiện nay công ty có vốn chủ sở hữu là 19.446.000.000 đồng ( mười chín tỷ bốn trăn bốn mươi sáu triệu đông), lợi nhuận trước thuế đạt 2.783.000.000 đồng ( hai tỷ bảy trăm tám mươi ba triệu đông) Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển phù hợp với