0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT VIẾT CHO HỌC SINH HUYỆN THANH LIÊM TỈNH HÀ NAM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG (Trang 33 -40 )

ở trường phổ thông

Từ thực tiễn mối quan hệ của thầy - trò trong QTDH cho thấy diễn đạt viết có vai trò, ý nghĩa to lớn trong DHLS ở trường phổ thông.

Đối với giáo viên

Qua việc diễn đạt viết của HS từ giải các bài tập, các bài kiểm tra giúp GV biết được khả năng nắm kiến thức của HS, hiểu được việc rèn luyện kĩ năng cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ và nắm vững hệ thống thuật ngữ lịch sử của các em. Đồng thời, thông qua đó, GV có cơ hội nhìn nhận và đánh giá lại kiến thức và PPDH của mình, từ đó có điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS cũng như đảm bảo mục tiêu DHLS ở trường phổ thông. Ví như, khi HS trả lời câu hỏi: Khái niệm công trường thủ

- 29 -

công là gì? Nó xuất hiện ở đâu? Vào thời gian nào? Nó có gì khác biệt so với xưởng thợ? như sau:

“Công trường thủ công là đơn vị sản xuất trên cơ sở phân công lao động và kĩ thuật làm bằng tay là chủ yếu. Nó tồn tại và phát triển ở các thành thị Tây Âu, xuất hiện từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII.

Kĩ thuật sản xuất ở công trường thủ công vừa bằng tay, vừa bằng máy, bước đầu có sự chuyên môn hóa trong các công đoạn làm ra sản phẩm. Quan hệ sản xuất là chủ thợ. Đây là thời kì quá độ, bước chuẩn bị cho việc chuyển sang giai đoạn sản xuất bằng máy móc của chủ nghĩa tư bản ở thời kì sau cách mạng công nghiệp.

So với xưởng thợ thì công trường thủ công có những điểm khác biệt sau đây:

Trước hết về quy mô sản xuất, công trường thủ công có quy mô lớn hơn có khi gồm 2-3 cơ sở sản xuất.

Nếu như trong xưởng thủ công, người chủ vừa trực tiếp lao động, vừa quản lí sản xuất thì trong công trường thủ công, người chủ không lao động mà chỉ giám sát công việc của người làm thuê.

Điểm khác biệt tiếp theo đó là về quan hệ trong lao động sản xuất. Nếu như trong xưởng thủ công, những người thợ (thợ cả, thợ phụ) lao động, người học việc giúp đỡ thì trong công trường thủ công, mọi công việc sản xuất được chia cho từng nhóm người chuyên lao động, tiến hành phân công lao động.

Trong xưởng thủ công thì chủ xưởng và tất cả những người thợ đều là lực lượng lao động còn trong công trường thủ công, chỉ có người làm thuê mới lao động.

Như vậy, nét đặc trưng cơ bản của công trường thủ công là: sản xuất thủ công và có sự phân công lao động.”

Qua kiến thức trả lời câu hỏi của HS như trên, GV có thể biết được rằng

HS đã hiểu rõ thuật ngữ lịch sử công trường thủ công và khả năng diễn đạt của HS trên khá lưu loát, em đã có so sánh, phân tích để chỉ ra sự khác biệt

- 30 -

của công trường thủ công với xưởng thợ. Từ đó, GV cũng thấy được PPDH của mình khi dạy về khái niệm công trường thủ công là hợp lí và đạt được hiệu quả.

Đối với học sinh

Diễn đạt viết có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập nói chung và học tập lịch sử nói riêng. Bởi khi trình bày viết một vấn đề lịch sử nào đó thì kiến thức của HS một lần nữa lại được củng cố, khắc sâu. Đồng thời, các em sẽ kiểm tra được kiến thức của mình về sự kiện, vấn đề lịch sử đó đã chính xác, đầy đủ hay còn có những thiếu xót, hạn chế gì. Từ đó, sẽ định hướng cho các em phương pháp học tập tiếp theo. Ngoài ra, trong quá trình diễn đạt viết vấn đề lịch sử, HS còn phải vận dụng đầy đủ các thao tác của tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh để trình bày. Như vậy qua đó, tư duy của HS sẽ ngày càng phát triển và ngôn ngữ của HS ngày càng được gọn rũa, trau chuốt. Ví như, khi HS trả lời câu hỏi: “chứng minh thời kì Ăng-co là thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia” như sau: “Thời kì Ăng – co (802-1432) là thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia. Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X-XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á”. Qua câu trả lời trên, HS có thể nhận thấy rằng cách trả lời của em

còn chung chung. Em chưa chứng minh được sự phát triển về kinh tế và sự ổn định về xã hội của đất nước Cam-pu- chia thời kì Ăng-co. Ngoài ra về chính trị thì em còn thiếu những dẫn chứng chứng minh việc các vua Cam- pu-chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài. Từ đó, nó sẽ giúp em điều chỉnh phương pháp học tập cũng như cách diễn đạt của mình để có thể đạt được kết quả cao hơn.

Từ vai trò của việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS trong dạy học cho thấy việc rèn luyện kĩ năng kĩ năng này có ý nghĩa to lớn đối với việc học tập bộ môn lịch sử ở trường THPT.

- 31 -

Về giáo dưỡng

HS chỉ có thể diễn đạt một cách logic và mạch lạc khi các em nắm vững và hiểu sâu sắc kiến thức. Trong học tập lịch sử, khi HS trình bày những hiểu biết và suy nghĩ của mình về một vấn đề lịch sử nào đó cũng đồng nghĩa với việc các em đã tri giác tài liệu về những sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan. Quá trình tri giác tài liệu cùng với sự uốn nắn của GV giúp HS trình bày, nhận thức vấn đề sâu sắc hơn, kiến thức sẽ được in sâu vào trong trí nhớ của các em “Không nên quên một nguyên lý sau đây: chúng ta chỉ có thể hiểu

rõ cái mà chúng ta có thể nói lên được, chúng ta chỉ hiểu rõ cái mà chúng ta có khả năng diễn tả thành lời” [40; tr. 69]. Sau khi hoàn tất ngôn ngữ diễn đạt

viết, HS có khả năng vận dụng để giải quyết nhiệm vụ học tập mới đặt ra, như trả lời câu hỏi của GV, làm bài tập, giải thích những sự kiện, hiện tượng có liên quan. Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết còn giúp HS lĩnh hội kiến thức sâu và có hiệu quả hơn, sẽ ghi nhớ kiến thức lâu bền hơn. Cụ thể, khi diễn đạt viết, khả năng ngôn ngữ của HS cũng được rèn luyện. Tư duy của HS được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ (nói và viết), được hoàn thiện trong quá trình trao đổi trong trình bày miệng và làm bài. Sác -đa - côp trong

cuốn “Tư duy của học sinh” đã viết: “Khi phát triển ngôn ngữ rõ ràng, khúc chiết và chính xác ở học sinh, giáo viên đồng thời cũng phát triển tư duy chính xác và đúng đắn ở học sinh. Trong quá trình bồi dưỡng tư duy thì ngôn ngữ cũng phát triển và nhờ đó mà những ý nghĩ của học sinh cũng được thể hiện trong những hình thức ngôn ngữ khúc chiết” [43; tr.25].

Như vậy, diễn đạt viết là cách tốt nhất hình thành cho các em khả năng ngôn ngữ, cách diễn đạt logic, mạch lạc để từ đó các em hoàn thiện vốn từ, có được một hệ thống từ ngữ, thuật ngữ phong phú, góp phần củng cố, hoàn thiện kiến thức đã được tiếp thu vững chắc hơn.

Về giáo dục

Hoàn thiện nhân cách, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường phổ thông. Trong đời sống xã hội, lịch

- 32 -

sử đóng vai trò quan trọng, nó vừa là một công cụ của công tác sư phạm, lại có tác dụng giáo dục trí tuệ và thái độ tình cảm, tư tưởng cho HS“Tri thức

lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của nhân loại và không có bộ phận quan trọng này thì không thể coi việc giáo dục con người đã hoàn thành đầy đủ” [24; tr.185].

Thực tế dạy học ở trường phổ thông cho thấy tất cả các môn học (cả tự nhiên và xã hội) ở những mức độ khác nhau đều góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, thực hiện một phần mục tiêu dạy học của nhà trường. Môn Địa lí dạy cho HS hiểu rõ đất nước mình để tăng thêm lòng yêu Tổ quốc, yêu quê hương, nâng cao trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên. Môn Văn học, giúp HS hiểu giá trị, yêu thích thơ văn, để càng quý hơn con người, dân tộc và văn hóa Việt Nam. Cũng như các môn học khác, lịch sử có nhiều ưu thế trong giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng, đạo đức, thẩm mĩ… Những con người và những việc thực của quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với các thế hệ trẻ phải được thể hiện qua ngôn ngữ, qua những hành động cụ thể. Một bài viết cảm động về tấm gương hy sinh của một nhân vật lịch sử nào đó, một lời chú thích thể hiện sự khâm phục, tin yêu trước bức ảnh về những việc làm lặng thầm của những người chiến sĩ giữ đảo Trường Sa… Rõ ràng, bằng ngôn ngữ diễn đạt viết các em đã thể hiện được thái độ, tình cảm của mình đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử và tình yêu đó cứ lớn dần, vun đắp tình yêu quê hương đất nước qua các bài học lịch sử.

Việc HS trình bày được những hiểu biết của mình về khả năng diễn đạt viết trong quá trình DHLS không chỉ đơn giản là các em diễn đạt lại những kiến thức có sẵn hay trả lời câu hỏi của GV mà nó còn chứng tỏ các em đã chú ý, quan tâm và hiểu được sâu sắc bản chất vấn đề lịch sử đó. Khi hiểu lịch sử cũng đồng nghĩa với việc các em tự rút ra cho mình những bài học quý giá, biết đánh giá, nhận xét sự kiện, nhân vật lịch sử. Các em sẽ tự nhận thức được cho bản thân những điều cần học và nên học. Đồng thời, việc trình bày được những kiến thức lịch sử còn giúp các em HS bày tỏ được cảm xúc của mình

- 33 -

khi đứng trước một vấn đề, một sự kiện, một nhân vật lịch sử như: lòng say mê cái đẹp, yêu quý lao động, sự khâm phục sức sáng tạo và tài năng của con người hay lòng căm ghét sự áp bức bóc lột… Ví như, khi HS tìm hiểu những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông thời cổ đại, các em viết được một bài giới thiệu ngắn về một thành tựu văn hóa cụ thể: quá trình xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập, việc xây dựng hệ thống dẫn nước tưới ở vườn treo Babilon… các em không chỉ đơn thuần hiểu về các thành tựu lao động của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng các công trình kiến trúc, văn hóa đồ sộ, nguồn gốc của các phát minh khoa học, kĩ thuật để lại cho nhân loại một di sản quí giá mà qua đó các em còn thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự khâm phục tài năng, sức sáng tạo của con người. Đồng thời, các em xác định trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng đất nước, khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức bảo vệ, phát huy di sản văn hóa dân tộc và tinh hoa nhân loại.

Về phát triển

Hoạt động rèn kĩ năng thực hành diễn đạt viết không chỉ được đặt dưới sự hướng dẫn của GV mà nó còn đòi hỏi HS phải bỏ nhiều công sức để tự rèn luyện và xem đây như một năng lực tự học. Trong quá trình học tập nói chung, học tập lịch sử nói riêng, để diễn đạt được một nội dung nào đó một cách mạch lạc thì điều tiên quyết là các em phải hiểu sâu sắc nội dung mình muốn diễn đạt. Để làm được điều đó đòi hỏi HS phải xây dựng ý thức tự học độc lập nghiên cứu SGK, tài liệu học tập, chú ý nghe giảng và quan trọng là tự mình khám phá kiến thức mới. Khi HS diễn đạt được nội dung đó thành lời tức là các em đã thực hiện quá trình tự học đạt hiệu quả, các mức độ đạt được phụ thuộc vào sự hướng dẫn của GV và năng lực tư duy sáng tạo của các em.

Hoạt động rèn kĩ năng thực hành diễn đạt viết còn góp phần phát triển tư duy HS. Một trong những đặc trưng của tư duy là tính gián tiếp, gắn bó với ngôn ngữ một cách hữu cơ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt. Không có ngôn ngữ thì không có tư duy. Những tư tưởng và sự trừu tượng hóa không thể tồn tại

- 34 -

độc lập mà nhất thiết phải được vật chất hóa dưới dạng âm thanh (ngôn ngữ nói) hay kí hiệu (ngôn ngữ viết). Tư duy trở thành ý nghĩ của bản thân mình cũng như ý nghĩ của người khác qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nhờ ngôn ngữ, tư duy con người không mất đi mà trở thành hệ thống tri thức truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các Mác cho rằng ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư

tưởng. Tư tưởng chỉ có thể thể hiện một cách hiện thực trong ngôn ngữ. Mặc dù

vậy, sự phát triển của tư duy cũng không làm cho hình thức vật chất bên ngoài của ngôn ngữ mất đi mà ngược lại, nó luôn được duy trì và phát triển. Có thứ ngôn ngữ sắc gọn như toán học, trừu tượng, phức hợp như triết học nhưng tất cả ngôn ngữ đều dựa trên tư duy. Tư duy là nền tảng của văn minh nhân loại.

Để có thể trình bày được nội dung kiến thức thành lời, HS cần phải vận dụng các thao tác của tư duy, như phân tích, tổng hợp, so sánh – đối chiếu, khái quát hóa - trừu tượng hóa, hệ thống hóa, diễn dịch, quy nạp, cụ thể hóa kiến thức… Trên cơ sở đó, các em lựa chọn từ ngữ diễn đạt kết quả thực hiện các quá trình tư duy đó sao cho phản ánh được bản chất khoa học của nội dung kiến thức lĩnh hội được. Vì vậy, khi HS tìm được ngôn ngữ, từ ngữ diễn đạt hiệu quả nhất đối với một nội dung lịch sử nào cũng đồng nghĩa với việc HS đã thành thạo ở mức cao hơn các thao tác tư duy cần thiết. Ví như, khi yêu cầu HS trình bày về khái niệm “Nền dân chủ chủ nô A-ten” sau khi học xong Bài 4: “Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma”, ngoài việc HS phải đọc những kiến thức về hình thành khái niệm này trong SGK, thì các em còn phải tìm đọc những cuốn tài liệu tham khảo khác như Thuật ngữ lịch sử

phổ thông hay Tư liệu lịch sử lớp 10 để có thêm thông tin. Như vậy, qua đó

năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS sẽ dần dần hình thành và phát triển. Ngoài ra, khi trình bày về khái niệm “Nền dân chủ chủ nô A-ten”, HS phải

tiến hành phân tích, so sánh chỉ ra được sự khác biệt giữa khái niệm “chuyên

chế cổ đại” ở phương Đông với khái niệm “Nền dân chủ chủ nô A-ten”,

- 35 -

Như vậy, diễn đạt viết có ý nghĩa và vai trò to lớn trong DHLS ở trường phổ thông. Viết lủng củng, chưa đúng ngữ pháp thì người đọc không thể hiểu được. Song, nếu khi diễn đạt HS viết mạch lạc, rõ ràng, đúng ngữ pháp thì sẽ giúp người đọc hiểu sâu sắc những ý cần thiết và khơi dậy trong tâm hồn họ những xúc cảm qua những lời văn hay, ý đẹp.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT VIẾT CHO HỌC SINH HUYỆN THANH LIÊM TỈNH HÀ NAM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG (Trang 33 -40 )

×