Rèn kĩ năng hành văn, viết đúng ngữ pháp khi diễn đạt viết về

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết cho học sinh huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương (Trang 70 - 72)

nội dung lịch sử

Ngày nay, do với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, HS sử dụng điện thoại, e -mail, yahoo chat là một chuyện rất đỗi bình thường. Trong quá trình trò chuyện, trao đổi với nhau để tiết kiệm thời gian các em thường viết tắt các kí hiệu, viết hoa không đúng hoặc viết mà không có dấu chấm câu ngắt nghỉ, viết xen lẫn ngôn ngữ tiếng Việt với tiếng nước ngoài nên hiện tượng HS viết sai chính tả, viết không đúng ngữ pháp tiếng Việt diễn ra tương đối phổ biến. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần cách viết tắt đó làm cho HS khi diễn đạt viết thường mắc phải những lỗi diễn đạt về sử dụng bảng chữ cái, chữ viết tắt không đúng qui định. Ví như: “Các quốc jia cổ

đại phương Đông được hình thành in khoảng thời jian thiên niên kỉ III- IV TCN”. Hay “Vào năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc, chế độ PK được thiết lập sau triều Tần là triều Hán do Lưu Bang sáng lập ra”

Một nguyên nhân khác khiến HS thường xuyên mắc lỗi diễn đạt đó là do các em thường hay nói ngọng giữa n và l…nên khi diễn đạt viết thì viết sai chính tả. Đây là lỗi thường xảy ra ngay cả đối với một số vùng của thủ đô Hà Nội - nơi được xem là chuẩn mực của ngữ pháp tiếng Việt. Ví như: “Trong

- 66 -

các em hiểu đúng, diễn đạt đúng nội dung này: “Trong xã hội cổ đại phương

Tây có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ”.

Hành văn không trôi chảy, câu văn sai ngữ pháp (câu không có chủ ngữ, câu quá dài, câu lủng củng không có nghĩa) cũng là một lỗi diễn đạt viết HS hay mắc phải. Ví như: “Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò

quan trọng, người khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử- người nước Lỗ- sống vào thời Xuân Thu Chiến Quốc Nho giáo dù sau này có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn là công cụ cho chế độ phong kiến bởi nó nhắc nhwor phảo thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đình. Nho giáo bảo thủ, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội.”

Những lỗi diễn đạt sai trên nếu không được sửa và rèn luyện kịp thời lâu dần sẽ thành nếp trong HS, thành giá trị văn hóa khuyết thiếu không chọn vẹn và về lâu dài sẽ có ảnh hưởng nguy hại lớn đến thế hệ trẻ. Các em sẽ hiểu sai lệch kiến thức lịch sử hoặc kiến thức của các em hời hợt không sâu sắc. Ngoài ra, năng lực giao tiếp - một năng lực rất cần thiết đối với các em trong cuộc sống sẽ không thể hoàn thiện và phát triển được.

Để khắc phục những lỗi trên, trong QTDH lịch sử, GV cần kết hợp kiến thức của bộ môn Ngữ văn để giúp HS nắm vững một số điểm về ngữ pháp tiếng Việt; chủ yếu là cách hành văn, diển đạt. Ví như, cách chấm câu, cách sắp xếp các mệnh đề trong một câu. Vẫn với ví dụ về các quốc gia cổ đại phương Đông cần được GV uốn nắm, chỉnh sửa hoàn thiện: “Các quốc gia cổ

đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian thiên niên kỉ III- IV TCN”. Hay “Vào năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc, chế độ phong kiến được thiết lập sau triều Tần là triều Hán do Lưu Bang sáng lập ra”. Hoặc ví dụ về Nho giáo như trên cần được chỉnh sửa, hoàn thiện: “Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử - người nước Lỗ- sống vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Nho giáo dù sau này có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ cho chế độ phong kiến. Bởi các quan niệm của Nho giáo một mặt đề

- 67 -

xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức; mặt khác nó giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia, với gia đình. Nhưng về sau, cùng với sự suy đồi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội”

Đồng thời, GV cũng cần chú trọng giảng giải cho HS một số thuật ngữ lịch sử để HS có thể hiểu và sử dụng đúng những thuật ngữ đó. Ví như: trong chương trình lịch sử thế giới cổ đại và trung đại, có một số khái niệm, một số thuật ngữ lịch sử mà HS cần nắm vững: chữ số Ả Rập, chữ số Rô-ma, chữ tượng hình, chữ tượng ý, đẳng cấp, địa tô, địa chủ, nông dân lĩnh canh, phong kiến tập quyền, công trường thủ công,… Tuy nhiên, do thời gian giảng

dạy trên lớp là ít vì vậy có những khái niệm, thuật ngữ lịch sử mà GV không thể cung cấp hết cho HS được nên HS cần trang bị cho mình một cuốn từ điển lịch sử phổ thông để có thể tra cứu và hiểu rõ hơn về các khái niệm, thuật ngữ lịch sử tránh việc diễn đạt sai. Ngoài ra, GV cũng yêu cầu HS cần có một cuốn sổ tay để ghi lại những lỗi diễn đạt sai mà mình hay mắc và cách sửa chữa những lỗi sai đó như thế nào. Đây chính là một cách giúp HS ôn tập lại ngữ pháp, cách diễn đạt.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết cho học sinh huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương (Trang 70 - 72)