Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết cho học sinh huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương (Trang 90 - 119)

Để đánh giá kết quả nhận thức của HS và có cơ sở để so sánh, đánh giá những biện pháp đã nêu sau khi thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra hoạt động nhận thức của HS qua bài kiểm tra 45 phút (đề kiểm tra xem trong phần phụ lục). Phân loại HS như sau:

Điểm giỏi: 9-10. Điểm khá: 7-8.

Điểm trung bình: 5-6. Điểm yếu kém: dưới 5

- 86 -

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả thực nghiệm

Lớp số

Điểm giỏi Điểm khá Điểm

trung bình Điểm yếu Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Thực Nghiệm 45 0 0 35 77.8 8 17.8 2 4,4 Đối chứng 47 0 0 20 42.6 24 51.1 3 6,3

Từ bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Về khả năng hành văn diễn đạt: Ở lớp thực nghiệm,ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, mạch lạc, hành văn trôi chảy. Các em đã biết cách lập luận vấn đề chặt chẽ và loogic hơn so với lớp đối chứng.

Về nhận thức, sự hiểu biết của HS đối với các nội dung, vấn đề lịch sử:

Ở lớp thực nghiệm, các em hiểu sâu sắc các nội dung và vấn đề lịch sử hơn HS ở lớp đối chứng

Về sửa những lỗi sai thường gặp:Ở lớp thực nghiệm, các lỗi sai về viết

sai chính tả hầu như không có, cách hành văn của các em cũng trôi chảy và mạch lạc hơn nhiều.

* * *

Việc rèn luyện các kĩ năng cho HS trong DHLS ở trường phổ thông là một yêu cầu tất yếu và cũng là một mục tiêu quan trọng của QTDH. Những biện pháp mà đề tài đề xuất vừa có tác dụng giúp HS lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động vừa giúp các em hình thành kĩ năng, đặc

- 87 -

biệt là kĩ năng diễn đạt viết. Tuy nhiên, GV cần lưu ý sử dụng một cách linh hoạt, kết hợp khéo léo các biện pháp để gây hứng thú cho HS trong quá trình dạy học để tránh việc làm chỉ mang tính hình thức. Điều đó không mang lại hiệu quả cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng cho HS.

Rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cần quá trình lâu dài và sự nỗ lực của cả GV và HS. Sự cố gắng từ một phía không mang lại hiệu quả. Việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS không chỉ là yêu cầu, mục tiêu của dạy học mà muốn có hiệu quả cao thì nó phải xuất phát từ ý thức và mong muốn của bản thân GV cũng như HS.

- 88 -

KẾT LUẬN

Chúng ta đang sống trong xã hội với sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ. Đứng trước sự phát triển mau lẹ của khoa học, công nghệ, sự bùng nổ về lượng thông tin trên toàn cầu, ngành giáo dục và nhà trường phải đào tạo và bồi dưỡng thế hệ những con người có được những năng lực mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới mà đời sống xã hội đặt ra. Năng lực là cơ sở hình thành kĩ năng, muốn phát triển năng lực đòi hỏi phải thuần thục các kĩ năng, như tự học, làm việc theo nhóm, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp… Con người khi sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn những kĩ năng mà nó là kết quả của một quá trình rèn luyện, trau dồi trong hoạt động và phải thông qua giao tiếp mà trước tiên là diễn đạt. Đây là một trong những kĩ năng không thể thiếu đối với mỗi người trong cuộc sống và môi trường giáo dục chính là một trong những nơi hình thành và phát triển kĩ năng cho HS.

Đối với mỗi con người nói chung, HS nói riêng, kĩ năng diễn đạt có vai trò rất quan trọng giúp truyền tải thông tin đến người khác dễ hiểu và thuyết phục hơn. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức lịch sử sâu sắc và có hiệu quả hơn mà nó còn là một cách có hiệu quả để HS thể hiện năng lực học tập, rèn luyện tư duy và bộc lộ cảm xúc. Đây sẽ là bước chuẩn bị về mặt kiến thức và kĩ năng cho HS trong học tập và khi bước vào cuộc sống.

Trong thực tế DHLS, GV và HS đều nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết. Tuy nhiên, việc giúp HS rèn luyện kĩ năng này còn ở mức độ hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động. Vấn đề đặt ra ở đây là phải khắc phục những mặt hạn chế, những nguyên nhân tác động tới việc rèn luyện kĩ năng cho HS, đặc biệt là phải xác định được các biện pháp tích cực, có tính khả thi giúp HS rèn luyện kĩ năng này trong quá trình học tập bộ môn lịch sử.

- 89 -

Rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết phải thực hiện theo những yêu cầu nhất định về nội dung như: đạt được mục tiêu bài học, đảm bảo tính khoa học, logic và chính xác, phù hợp với trình độ nhận thức của HS, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và hình thức như: khắc phục những yếu kém thường gặp trong diễn đạt viết như viết sai ngữ pháp, các thuật ngữ; câu văn lủng củng, diễn đạt không sáng sủa, khô khan.

Trong giới hạn phạm vi của đề tài, trên cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học lịch sử ở các trường phổ thông, đề tài đã đề xuất một số biện pháp giúp HS rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS như: Rèn kĩ năng diễn đạt trong cách hành văn, viết đúng ngữ pháp; Rèn kĩ năng diễn đạt thông qua việc đọc sách, báo chuẩn bị kiến thức nền; Tăng cường luyện tập cách diễn đạt viết qua các bài tập về nhà ;Xây dựng sổ tay tư liệu lịch sử để rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết; Sử dụng các bài kiểm tra, đánh giá để rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết. Những biện pháp mà đề tài đề xuất vừa có tác dụng giúp HS lĩnh hội

tri thức một cách tích cực, chủ động vừa giúp các em hình thành rèn luyện kĩ

năng diễn đạt viết. Tuy nhiên, GV cần lưu ý sử dụng một cách linh hoạt, kết

hợp khéo léo các biện pháp để gây hứng thú cho HS trong quá trình dạy học để tránh việc làm chỉ mang tính hình thức.

Việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS phải thực hiện trong một thời gian lâu dài ở các cấp học và lớp học, tất cả là do tâm huyết của người thầy cùng với sự nỗ lực của bản thân mỗi HS. Thời lượng học trên lớp có hạn, do đó các em phải tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình. GV đóng vai trò là người định hướng và uốn nắn các em trong quá trình rèn luyện.

Để rèn luyện cho HS kĩ năng diễn đạt viết đạt hiệu quả, trước hết, GV cũng phải tự hoàn thiện kĩ năng diễn đạt viết của bản thân, thầy sẽ là tấm gương cho trò noi theo. Tự bản thân GV phải ý thức trước tiên về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng cho HS. Bên cạnh đó, GV phải áp dụng các biện pháp dạy học tích cực vừa giúp phát triển toàn diện HS vừa tạo hứng thú cho các

- 90 -

em trong quá trình học tập. Giờ học gây hứng thú cho HS sẽ giúp GV áp dụng những biện pháp mới hiệu quả và tạo được sự ủng hộ từ phía HS.

Để rèn luyện các kĩ năng nói chung và việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS nói riêng trong DHLS, bên cạnh việc GV phải áp dụng những PPDH tích cực, nhà trường và xã hội cũng cần quan tâm tới bộ môn lịch sử, và đầu tư có hiệu quả cho việc giảng dạy môn lịch sử ở trường phổ thông.

- 91 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Đức An (2002), Những mẩu chuyện về lịch sử thế giới, Nxb Giáo dục.

2. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1993 –

1996 cho giáo viên PTTH, Bộ GD-ĐT, Vụ giáo viên).

3. Bộ GD&ĐT – Vụ THPT (11/1999), Tài liệu Hội nghị Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn lịch sử ở trường THPT và THCS – Tập 1, Hà Nội.

4. Nguyễn Gia Cầu (2007), “Dạy học phát triển các kỹ năng cơ bản cho

học sinh”, Tạp chí Giáo dục (162).

5. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Côi (cb) (2009), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn

lịch sử, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Côi – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Mạnh Hƣởng (2009),

Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK LS lớp 10 THPT, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

8. Dự án Việt - Bỉ nâng cao chất lượng giáo dục 14 tỉnh miền núi phía Bắc.

9. Nguyễn Thị Hằng (2008), “Một số biện pháp nhằm gây hứng thú học

tập lịch sử cho học sinh trường trung học phổ thông”, Luận văn Thạc sĩ

khoa học Giáo dục, Hà Nội.

10. Hội giáo dục lịch sử (1996), Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Thúy Hồng (2006), “Rèn luyện và phát triển kỹ năng nói cho học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Giáo dục (131).

- 92 -

13. Kiều Thế Hƣng (1999), Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch

sử ở trường phổ thông trung học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Hƣơng (2007), “Một số biện pháp nhằm nâng cao tính

biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, Luận văn

Thạc sĩ khoa học Giáo dục, Hà Nội.

15.. Khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội (1971-1972), Tài liệu

tập huấn chuyên đề “Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp III”.

16.Phan Thị Thanh Loan (2011), “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng

trình bày miệng cho HS trong dạy học chương Các cuộc Cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII – Lớp 10 THPT- Chương trình chuẩn”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Sử, Đại học sư phạm Hà Nội.

17.Phan Ngọc Liên – Phạm Kỳ Tá (1975), Đồ dùng trực quan trong việc

dạy, học lịch sử ở trường phổ thông cấp II (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Phan Ngọc Liên (cb) (2000), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi – Trần Vĩnh

Tƣờng (2000), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

20. Phan Ngọc Liên (cb) (2003), Nhập môn sử học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Phan Ngọc Liên (cb) (2006), Kiến thức Lịch sử 10, Nxb Đại học Quốc

Gia TP. Hồ Chí Minh.

22. Phan Ngọc Liên (Tổng cb) (2007) , SGK Lịch sử 10, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

23. Phan Ngọc Liên (cb) (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

24. Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi (2009), Phương pháp dạy học lịch sử - Tập 1, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

- 93 -

25. Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi (2009), Phương pháp dạy học lịch sử - Tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

26. Luật giáo dục 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27.Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học- Tập 1, Nxb Giáo

dục, Hà Nội

28.Lƣơng Ninh - Nghiêm Đình Vỳ - Trần Văn Trị (2002), Lịch sử 10 - Sách

giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29.Lƣơng Ninh- Đinh Ngọc Bảo - Đặng Quang Minh -Nguyễn Gia Phu - Nghiêm Đình Vỳ (2001), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội

30.Nguyễn Thị Nƣơng (2011), “Vai trò của sách và đổi mới giáo dục”, Hội

thảo “Sách và chấn hưng Giáo dục”, Hà Nội

31.Phạm Trung Thanh (cb), Nguyễn Thị Lí (2008), Rèn luyện nghiệp vụ

sư phạm thường xuyên, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

32.Nguyễn Thu Quyên (2010), “Tổ chức cho HS thuyết trình – một biện

pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục (233).

33.Trịnh Đình Tùng (cb) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 10, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

34. Vũ Ánh Tuyết (2009), “Phát triển năng lực thực hành cho HS trung học phổ thông trong dạy học lịch sử”, Tạp chí Giáo dục (216).

35. Phạm Hồng Việt (2009), Dạy – học lịch sử 10 qua các nhân vật (Phần

lịch sử thế giới), Nxb Giáo dục Việt Nam.

36.M.Alecêep – V.Onhisuc – M.Crugliăc – V.Zabôtin – X.Vecxcle (1976), Phát triển tư duy học sinh, Nxb Giáo dục.

37.Charles Maccio (4/1999), Thực hành diễn đạt (Tài liệu dịch), Dự án Việt – Bỉ, hỗ trợ học từ xa, Bản đánh máy lưu tại Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội.

- 94 -

39.Iakovlev (1983), Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

40. I.F.Kharlamốp (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội

41.I.Ia. Lecne (1982), Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

42.M.A.Đanilôp & M.N. Xcatkin (1980), Lý luận dạy học ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43.M.N.Sacđacov, (Phan Ngọc Liên, Phạm Hồng Việt, Dƣơng Đức Niệm dịch) (1970), Tư duy của học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội

44.N.A.Êropheep (1981), Lịch sử là gì? Nxb Giáo dục, Hà Nội.

45.N.G. Đairi, ( Đặng Bích Hà - Nguyễn Cao Luỹ dịch) (1980),Chuẩn bị

giờ học lịch sử như thế nào?, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

46.T.A.Ilina (1973), Giáo dục học tập 2, Nxb Giáo dục.

- 95 -

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho Giáo viên)

Họ và tên: ...Số năm công tác... Trường: ... Huyện:... Tỉnh (Thành phố):... Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông, xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh. Nếu đồng ý, thầy (cô) đánh dấu (X) vào một ô trống:

1. Thầy (cô) quan niệm nhƣ thế nào về việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh?

1. Là nhằm giúp học sinh biết thể hiện năng lực trình bày vấn đề. Giúp học sinh viết đúng ngữ pháp để diễn đạt kiến thức của mình. Giúp học sinh diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, đúng ngữ pháp, hành văn hay để hiểu sâu kiến thức và bộc lộ xúc cảm lịch sử của mình.

2. Theo thầy (cô), rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh có ý nghĩa gì?

Là con đường để học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh và có hiệu quả hơn. Giúp giáo viên đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh.

Là một cách có hiệu quả để học sinh thể hiện năng lực học tập, rèn luyện tư duy và bộc lộ cảm xúc.

3. Thầy (cô), có quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh không?

Không quan tâm. Hiếm khi.

Luôn quan tâm.

4. Để học sinh diễn đạt viết tốt, giáo viên cần:

khuyến khích học sinh tăng cường các hoạt động tổ, nhóm.

- 96 -

thường xuyên kiểm tra khả năng diễn đạt của học sinh trong giờ học. Khuyến khích học sinh tự rèn luyện, tích lũy vốn kiến thức, kĩ năng. giúp học sinh khắc phục những yếu kém thường gặp trong diễn đạt viết (về ngữ pháp, hành văn, cách diễn đạt khô khan, công thức).

5. Khi đánh giá về cách trình bày viết một vấn đề lịch sử của học sinh,

thầy (cô) thƣờng yêu cầu các em:

viết lại đúng nguyên xi những gì có trong vở ghi và sách giáo khoa.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết cho học sinh huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương (Trang 90 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)