Những yêu cầu khi rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết cho học sinh huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương (Trang 40 - 46)

Rèn luyện kĩ năng nói chung và kĩ năng diễn đạt viết nói riêng cho HS nằm trong mục tiêu của giáo dục và dạy học, do đó trong quá trình rèn luyện kĩ năng này cho HS, GV phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định của môn học và cấp học. Trong quá trình rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS, GV cần đảm bảo các yêu cầu:

Về nội dung

Đạt được mục tiêu của việc học tập lịch sử. Mục tiêu của việc học tập lịch sử được thể hiện ở mục tiêu đặt ra cho mỗi bài học học đạt được cả ba mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ. Nó cũng chính là thước đo chất lượng học tập HS cần đạt và hiệu quả của việc dạy học. Do vậy, trong quá trình DHLS, để rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS dù GV có sử dụng PPDH nào và vì mục đích gì thì cũng phải đạt được mục tiêu trên. Ví như, rèn kĩ năng diễn đạt viết cho HS khi học Bài 9: “Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc

Lào” ở lớp 10 trườngTHPT (Chương trình chuẩn), cần phải đáp ứng đầy đủ

các mục tiêu sau:

Về kiến thức

Nêu được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam là Lào và Cam-pu-chia.

Trình bày được các giai đoạn phát triển lịch sử của hai vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

Chứng minh được mặc dù chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ nhưng hai quốc gia này vẫn xây dựng cho mình được một nền văn hóa dân tộc đặc sắc.

- 36 -

Về kĩ năng

Kĩ năng phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử về các giai đoạn phát triển của vương quốc Lào và Cam-pu-chia

Kĩ năng lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của hai vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

Về thái độ, tư tưởng

Bồi dưỡng HS tình cảm yêu quý, trân trọng những giá trị lịch sử truyền thống của hai dân tộc láng giềng gần gũi với Việt Nam.

Giúp các em hiểu rõ được mối quan hệ mật thiết của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia từ xa xưa, từ đó giúp HS hiểu rõ việc xây dựng quan hệ láng giềng tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau là cơ sở từ trong lịch sử và cần thiết cho cả ba nước, ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương.

Học sinh phải nắm vững nội dung kiến thức sẽ trình bày. Việc trình bày nội dung một đơn vị kiến thức lịch sử không phải là công việc dễ dàng và đơn giản. Nếu HS không nắm vững nội dung kiến thức sẽ trình bày thì bài viết của các em chỉ là sự gom nhặt, chắp ghép lại những nội dung kiến thức có trong SGK hay bài giảng của GV, các em trình bày mà không hiểu sâu sắc vấn đề. Do đó, yêu cầu đặt ra khi rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS là GV phải định hướng cho HS hiểu nội dung kiến thức sẽ trình bày bằng những câu hỏi, bài tập rõ ràng, tường minh. Đồng thời, cùng với việc lĩnh hội kiến thức, HS phải có sự chuẩn bị kĩ càng, trình bày những điều đã hiểu biết một cách khúc chiết với nội dung phong phú, chính xác cao. Ví như, GV yêu cầu HS: chứng minh nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ, HS cần phải hiểu những nội dung kiến thức sẽ trình bày gồm có:

Thứ nhất, cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác, kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ: kiến trúc Hin-đu và Phật giáo và kiến trúc Hồi giáo.

Thứ hai, những dẫn chứng về các công trình kiến trúc của Đông Nam Á

- 37 -

Hin-đu ở Đông Nam Á là tháp Chàm ở Việt Nam và Ăng -co Vát ở Cam- pu-chia. Còn tổng thể kiến trúc Bô-rô-bu-đua ở In-đô-nê-xi-a và tháp Thạt Luổng ở Lào chịu ảnh hưởng của kiến trúc tháp Xtuppa –một loại kiến trúc Phật giáo.

Thứ ba, tuy nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ của kiến trúc Ấn Độ song không phải là sự “rập khuôn”. Trên nền chung của kiến trúc Ấn Độ, mỗi dân tộc Đông Nam Á thậm chí mỗi di tích kiến trúc lại có những nét riêng độc đáo của mình.

Đảm bảo tính khoa học, logic và chính xác. Nhận thức lịch sử là dựa trên những sự kiện, hiện tượng có thật xảy ra trong quá khứ và đã được khoa học chứng minh nên các em không thể diễn đạt một cách qua loa, đại khái. Khi trình bày một sự kiện, vấn đề lịch sử, HS phải tuân theo logic của sự nhận thức lịch sử, như trình bày theo đúng tiến trình lịch sử (theo trình tự thời gian, theo loogic của vấn đề từ nguyên nhân, diễn biến đến kết quả…). Không một sự kiện lịch sử nào lại không có nguyên nhân xuất hiện của nó. Do đó, khi trình bày, HS phải trình bày có ngọn nguồn của vấn đề, không thể và không nên trình bày “nhảy cóc”. Trong quá trình rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết những kiến thức lịch sử đã tiếp thu được thì công việc đầu tiên bao giờ cũng là xác định mục đích diễn đạt, tri giác tài liệu hay xác nhận nguồn thông tin (có thể do GV cung cấp). Sau đó, HS sẽ sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… về sự kiện, vấn đề lịch sử đó để hiểu bản chất của sự kiện và cuối cùng là lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt sao cho chính xác, logic và hiệu quả.

Chính yêu cầu này đã đặt ra cho GV phải luôn chú ý tới việc định hướng diễn đạt cho HS và sửa lỗi diễn đạt cho các em. Đây là công việc cần làm thường xuyên và rất cần thiết đối với GV. Song, để làm được điều này trước tiên, GV phải là người có kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm, đặc biệt là năng lực diễn đạt một vấn đề lịch sử (dù nói hay viết) đều cần chính xác, khoa học và logic, bởi lẽ GV chính là tấm gương để HS học tập. Việc đặt câu hỏi khi giao bài tập và trong kiểm tra của GV phải có nội dung

- 38 -

rất cụ thể, có tính gợi mở, có định hướng rõ ràng, xác định ngôn ngữ diễn đạt khoa học nhất để sau khi HS thực hiện xong các hoạt động cấu thành kĩ năng thì tri thức khoa học đã được HS lĩnh hội ở những mức độ nhất định. Mỗi GV phải chú ý cách diễn đạt của mình sao cho khoa học và logic.

Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Để cải thiện chất lượng lĩnh

hội kiến thức cho HS thì việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS được xem là nguyên tắc cơ bản. Không phải HS nào cũng có khả năng diễn đạt kiến thức một cách trôi chảy, mạch lạc, nhất là đối với những kiến thức cần sự phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Ở lứa tuổi HS THPT, các em đã phát triển tư duy lý luận nhưng trong một lớp học thì khả năng này là không đồng đều ở tất cả các HS. Ngôn ngữ diễn đạt đảm bảo văn phong khoa học nhưng phải phù hợp với các em, tránh đòi hỏi diễn đạt bằng những từ ngữ trừu tượng, cao siêu, tránh ngôn ngữ nói, ngôn ngữ địa phương…

Muốn đảm bảo nguyên tắc này, các câu hỏi mà GV đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng HS. Đối với những HS có lực học trung bình thì chỉ nên yêu cầu các em trình bày nội dung kiến thức có trong SGK, không nên đưa ra những câu hỏi quá khó hay khai thác quá sâu một vấn đề nào đó. Bởi nếu đưa ra những câu hỏi vượt quá khả năng sẽ làm cho HS luống cuống, gây tâm lý sợ sệt và không dám trình bày ý kiến của mình.Còn đối với những HS khá, giỏi, GV có thể đưa ra những câu hỏi yêu cầu các em phải phân tích, lập luận giải thích vấn đề. Điều đó sẽ giúp HS có hứng thú hơn trong học tập, kích thích những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và những hoạt động tích cực của các em. Ví như, sau khi học xong Bài 6: “Các quốc gia Ấn và văn hoá truyền

thống Ấn Độ”, GV có thể nêu câu hỏi dành cho HS có năng lực trung bình: Nêu những thành tựu chủ yếu của nền văn hoá Ấn Độ?. Nhưng đối với những HS khá giỏi thì GV sẽ có câu hỏi khó hơn dành cho các em để tăng thêm sự hứng thú học tập. Cụ thể: Nêu những thành tựu chủ yếu của nền văn hoá Ấn Độ và phân tích tác động, ảnh hưởng của nó đối với các nước Đông Nam Á. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 39 -

Rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết phải phát huy tính được tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Những kiến thức mà HS chủ động

lĩnh hội trong quá trình học tập sẽ là những kiến thức mà các em nhớ lâu và bền vững hơn so với những kiến thức mà GV cung cấp sẵn. Trong quá trình rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS, nếu GV tạo điều kiện cho các em được chủ động, sáng tạo tìm hiểu, khám phá kiến thức lịch sử thì các em sẽ hiểu sâu sắc vấn đề để từ đó tự tự hình thành khả năng diễn đạt thành lời hoặc diễn đạt viết những nội dung này một cách trôi chảy, mạch lạc, logic. Ví như, khi học Bài 10: “Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây

Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)”, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

trong học tập khi rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS, GV có thể nêu yêu cầu: Các em đọc SGK mục 2: Xã hội phong kiến Tây Âu, sau đó hãy sử dụng phương pháp đóng vai lãnh chúa và nông nô để viết một đoạn văn ngắn từ 10- 15 dòng kể về cuộc sống của họ trong các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.

Về hình thức

Để rèn luyện cho HS kĩ năng diễn đạt viết cần khắc phục những yếu

kém thường gặp sau:

Viết sai ngữ pháp. Có nhiều dạng viết sai ngữ pháp thường gặp trong

các bài viết của HS. Trước hết là sai chính tả dùng từ sai giữa ch và tr, n và l, viết hoa không có ý thức. Dạng thứ hai là chấm câu không đúng. Ví như một đoạn viết sai ngữ pháp: “… Người sáng lập ra nho giáo là Khổng Tử. Từ thời

Hán, nho giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Quốc phong kiến.Các quan niệm về quan hệ Vua – Tôi, Cha- Con, Chồng- Vợ. Làm tôi phải hết lòng tuân theo lệnh nhà Vua. Con phải nghe theo lời cha mẹ mới có hiếu. Vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng. Là giềng mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến…”.

Viết sai ngữ pháp, hiểu sai các thuật ngữ… nhiều khi dẫn tới sai kiến thức cơ bản. Do đó, bảo đảm viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp là yêu cầu cơ

- 40 -

nhiều thuật ngữ, khái niệm lịch sử khó. Nếu không hiểu được những khái niệm này HS sẽ khó lĩnh hội đầy đủ kiến thức cơ bản. Do đó, khi tìm hiểu phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại, GV cần từng bước hình thành khái niệm, thuật ngữ, giúp các em nắm vững nội hàm của nó và vận dụng trong quá trình làm bài kiểm tra, tránh những lỗi sai đáng tiếc liên quan đến những thuật ngữ, khái niệm. Ví như, khi tìm hiểu Bài 3. Các quốc gia cổ đại Phương

Đông, GV cần giúp HS hiểu rõ khái niệm: chế độ Quân chủ chuyên chế cổ

đại, nô lệ, Bài 4. Các quốc gia cổ đại Phương Tây có nhiều khái niệm: dân

chủ chủ nô, cộng hoà quý tộc, đại hội công dân… Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến cần làm rõ khái niệm: nông dân lĩnh canh, chế độ quân điền, tô,

dung, điệu, tiết độ sứ… Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ

phong kiến ở Tây Âu với các khái niệm: lãnh chúa, nông nô, lãnh địa phong

kiến, phong kiến phân quyền…

Việc hình thành các khái niệm cần tuân theo đúng qui luật, phải đi từ sự kiện lịch sử cụ thể đến tạo biểu tượng, gọi tên khái niệm rồi rút ra qui luật, bài học (nếu có). Có như vậy những khái niệm được hình thành trong óc HS mới vững chắc, các em mới có thể hiểu sâu sắc những kiến thức cơ bản của bài học.

Câu văn lủng củng, diễn đạt không sáng sủa, không làm nối bật được ý cần nêu. Lỗi diễn đạt này do HS nắm nội dung kiến thức không chắc hay diễn

đạt kém. Hoặc HS tuy có kiến thức nhưng các em lại nêu lên rất nhiều ý kiến, các ý sắp xếp lộn xộn không ăn nhập với nhau khiến người đọc không thể hiểu người viết muốn nói gì qua câu văn đó. Ví như đoạn viết: “Phật giáo là

một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới. Nó đề cao lòng từ bi, bác ái, làm điều thiện trong cuộc sống hàng ngày để đi đến cõi Niết bàn. Niết bàn theo Phật giáo là cõi cực lạc,không tồn tại trên trần thế mà chỉ dành cho những người tu hành đắc đạo. Sau khi chết, những người tu hành đắc đạo được lên Niết bàn. Người sáng lập là hoàng tử Sít-đác- ta. Đạo Phật phát triển và trở thành quốc giáo ở nhiều nước trong đó có Đông Dương. Phật giáo được truyền bá

- 41 -

rộng rãi ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản… là Phật giáo Đại thừa. Phái Đại thừa cho rằng không phải chỉ những người tu hành mà cả những người trần tục quy y theo Phật cũng được cứu vớt…”.

Diễn đạt khô khan, công thức chỉ nói lí luận chung chung và cách lập luận không chặt chẽ khi lí giải một vấn đề lịch sử. Ví như: “Thời kì Gúp - ta là thời kì định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ bốn vị thần chủ yếu là thần Brama (Thần sáng tạo), thần Si-va (thần huỷ diệt), thần Vis-nu (thần bảo hộ), thần In-đra (Thần sấm sét). Văn học cũng phát triển…”.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết cho học sinh huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương (Trang 40 - 46)