1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

22 1,7K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 133 KB

Nội dung

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang 1

NỘI DUNG 1

I Một số lý luận về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1

1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2

2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3

II LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 6

1 Khái niệm lỗi trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 6

2 Các hình thức lỗi theo quy định của BLDS 11

Theo quy định của pháp luật phân chia hình thức lỗi ra thành hai loại: đó là lỗi cố ý và lỗi vô ý Vậy việc phân chia hình thức lỗi như vậy có ý nghĩa như thế nào? Để làm rõ vấn đề này ta sẽ phân tích các hình thức lỗi sau: 11

3 Ý nghĩa của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 13

III THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 15

1 Một số vụ việc thực tế áp dụng quy định của pháp luật về việc xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 15

2 Nhận xét về những quy định hiện hành của pháp luật về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 18

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Pháp luật không khuyến khích các hành vi xâm phạm quyền và lợiích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội Người có hành vi gâythiệt hại cho các chủ thể khác thì phải bị xử lý, trừng trị nhằm ngăn ngừa

và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật Cơ sở pháp lý của trách nhiệmnày quy định trong Bộ luật dân sự về chế định bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng, nhằm điều chỉnh các quan hệ trong những trường hợp có thiệthại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngườikhác mà giữa người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và người bị thiệthại không có giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệthại không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng Ngày nay, do sự phát triểncủa xã hội, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không cònđược coi là hình phạt mà là một nghĩa vụ hay trách nhiệm Xuất phát từ ýnghĩa quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lýluận cũng như trong thực tiễn, bài viết dưới đây tập trung nghiên cứu về:

“Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng- một

số vấn đề lí luận và thực tiễn.”

NỘI DUNG

I Một số lý luận về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi

thường thiệt hại được quy định tại Điều 307 BLDS 2005, về trách nhiệm

bồi thường thiệt hại nói chung và chương XXI về trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu

Trang 3

rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phátsinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thờihạn hưởng bồi thường…

Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗingười sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội,không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp phápcủa người khác Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổnhại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi củamình gây ra Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thấtcho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại

Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp

lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hạiđược phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Phạm vi bài viết này chỉ đề cậpđến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Khi nhận thức về lỗi, có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểmcho rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phải do pháp luật quiđịnh về hình thức và mức độ Nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng; lỗitrong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng còn do suy đoán Tuy nhiên, haiquan điểm khác nhau trong việc nhận thức về lỗi vẫn tồn tại, do đó vấn đề

Trang 4

này cần phải được làm rõ để có sự thống nhất trong việc nhận thức về lỗi

và do pháp luật qui định trước hay do suy đoán mà có?

Điều 309 BLDS xác định rất rõ về lỗi và hình thức lỗi trong trách

nhiệm dân sự Khoản 1 Điều 309 qui định: "Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác."

Như vậy, trong trách nhiệm dân sự nói chung, điều kiện lỗi không thểthiếu được trong việc xác định trách nhiệm dân sự Hơn nữa, tại khoản 2điều 309 BLDS đã qui định rất rõ về hình thức lỗi, nó vừa có ý nghĩa làm

rõ khoản 1, đồng thời nội dung của nó cũng giải thích làm rõ lỗi là gì cơ

sở để xác định lỗi, hình thức lỗi do pháp luật qui định trước, nên không thể

là do suy đoán Bởi vì, lỗi "cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện

và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra".

Và lỗi "vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được"

Như vậy, đã quá rõ ràng rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng do pháp luật qui định cả về cơ sở xác định lỗi lẫnhình thức lỗi Từ những cơ sở pháp lý trên, ta có thể nhận định lỗi trongtrách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là dosuy đoán, mà do pháp luật qui định trước Khi xác định trách nhiệm bồi

Trang 5

quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật - người có hành vi cólỗi phải bồi thường thiệt hại Bên cạnh đó, cũng cần phải phân biệt nhữngtrách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và những chủ thểnhất định của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ thể, Nhưvậy, không cần thiết phải đưa ra quan điểm trong việc nhận thức về lỗitrong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là do suy đoán Nhận thức nhưtrên không chuẩn xác về mặt khoa học, bởi vì lỗi, hình thức lỗi đã được quiđịnh rất rõ và đầy đủ tại Điều 309 BLDS Những suy diễn ngoài nội dungĐiều 309 BLDS, do vậy không cần thiết và cũng không đúng.

Lỗi - một điều kiện xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng làcần thiết Vì đối với ngành Toà án khi giải quyết những tranh chấp liênquan đến trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải hiểu rõ cơ sở

lý luận về lỗi để áp dụng chuẩn xác các quy phạm pháp luật về trách nhiệmdân sự ngoài hợp đồng, qua đó đưa ra những nhận định và quyết địnhchuẩn xác, đúng pháp luật

Điều 604, BLDS 2005 quy định: “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi

thường thiệt hại

1 Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác

mà gây thiệt hại thì phải bồi thường

2 Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Trang 6

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu

là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa

vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi íchhợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra Nếutrách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phátsinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đốivới người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợppháp của người khác Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu vềtrách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạmđến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cánhân và tổ chức khác

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 604 BLDS quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nghị quyết số 03/2006 hướng dẫn

áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các

điều kiện: có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; có lỗi của người gây thiệt hại Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự

thì lỗi được coi là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng

• Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thườngthiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nóiriêng bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp,khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó nếu không

Trang 7

có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường Theo đó,khoản 1 Điều 307 BLDS quy định: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại baogồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường

bù đắp tổ thất về tình thần” Như vậy, thiệt hại được xác định bao gồm thiệthại về vật chất và thiệt hại về tinh thần

• Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại được hiểu là những hành vi mà pháp luật cấm, không chophép thực hiện Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào cácquy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể

• Mối quan hệ nhân quả giửa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảyra: đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi tráipháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả Về mặtnguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau

• Có lỗi của người gây ra thiệt hại: bao gồm cả lỗi cố ý hay vô ý gây

ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

II LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

NGOÀI HỢP ĐỒNG.

1 Khái niệm lỗi trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Lỗi hiểu theo góc độ luật học, từ xưa đến nay có nhiều học giả, trong

đó có các luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác địnhthế nào là yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng Ví dụ như: Theo học thuyết cổđiển, lỗi định nghĩa là “một hành vi bất hợp pháp có thể quy trách nhiệm

Trang 8

cho người làm hành vi ấy” Hoặc như luật dân sự La Mã cũng như Luậtdân sự; khoa học pháp luật dân sự của các nước Châu Âu lục địa đềukhông đề cập đến trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi của mình vàhậu quả do hành vi đó gây ra khi xác định lỗi Mà theo Luật La Mã, lỗi(Culpa) là sự không tuân thủ hành vi mà pháp luật yêu cầu: “Không có lỗinếu như tuân thủ tất cả những gì được yêu cầu”

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, lỗi được thống nhất hiểu là làtrạng thái tâm lý của con người có thể làm chủ, nhận thức được hành vi củamình và hậu quả do hành vi đó mang lại Việc đánh giá hình thức, mức độlỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng nói riêng khác với trách nhiệm hình sự Trong trách nhiệmhình sự, hình thức và mức độ lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc địnhtội danh và quyết định hình phạt Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phảixác định kẻ phạm tội có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội Trongkhi đó, đối với trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại vấn đề hình thức lỗi vàmức độ lỗi ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệthại Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi ngườigây thiệt hại có lỗi, bất kể lỗi đó là lỗi cố ý hay lỗi vô ý

Xung quanh vấn đề lỗi, một câu hỏi thường được đặt ra đó là: Mọitrường hợp trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng đều tiên niệm có sự thiệthại, nhưng có phải mọi sự thiệt hại có đều phát sinh trách nhiệm không?Hay sự thiệt hại đó còn cần phải do một lỗi gây ra? Về vấn đề này có haiquan điểm: một quan điểm cố điển cho rằng phải có lỗi mới có tráchnhiệm, một quan điểm khác lại chủ trương trách nhiệm khách quan khôngcần điều kiện lỗi

Trang 9

Khuynh hướng thứ nhất: là khuynh hướng cổ điển, khuynh hướngnày đặt cơ sở của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng trên ý niệm lỗi củangười gây ra thiệt hại cho người khác Theo đó, lỗi là một trong bốn điềukiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường Chỉ khi nào một người do lỗicủa mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của ngườikhác thì mới phải bồi thường Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồithường là họ phải chứng minh được lỗi của người gây ra thiệt hại Đây

cũng là quan điểm của Điều 604 BLDS: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi

vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”

Giá trị của khuynh hướng cổ điển khi đặt trách nhiệm trên nền tảnglỗi là đã xác định phạm vi của tự do cá nhân: mọi người trong xã hội đềuđược tự do hoạt động, sự tự do ấy chỉ bị giới hạn bởi quyền lợi của ngườikhác; vậy chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà xâm phạm đến quyền,lợi ích hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường Song trong tìnhtrạng kinh tế xã hội ngày nay, khuynh hướng cổ điển nhiều khi tỏ ra hạnchế và không đáp ứng được một cách có hiệu quả quyền lợi cho nạn nhântrong khi việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, là một đòi hỏicấp thiết và chính đáng Đúng vậy, trong trường hợp thiệt hại xảy ra màkhông có ai chứng kiến, hoặc xảy ra mà không do lỗi của ai cả, nếu buộcnạn nhân phải dẫn chứng lỗi, tức là gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi thườngcủa nạn nhân Ngoài ra khuynh hướng cổ điển cũng không giải thích đượctrách nhiệm của người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi vềcác thiệt hại do họ gây ra

Trang 10

Khuynh hướng thứ hai: đó là khuynh hướng chủ trương trách

nhiệm khách quan, không cần điều kiện lỗi Khuynh hướng này đặt ra tráchnhiệm khách quan cho người gây ra thiệt hại, do đó, trong mọi trường hợp,người này đều phải chịu trách nhiệm bồi thường Khuynh hướng này cũngkhông thỏa đáng vì bảo đảm sự bồi thường cho nạn nhân trong mọi trườnghợp không hẳn là một giải pháp ích lợi cho xã hội Trên lập trường lợi íchcông cộng còn phải quan tâm đến quyền tự do hoạt động của cá nhân, nếuthừa nhận sự bồi thường mà không đòi hỏi lỗi, mọi sự hoạt động của cánhân sẽ bị tê liệt vì ai nấy đều không khỏi e sợ gây thiệt hại phải bồithường mặc dầu không phạm lỗi

Từ những lập luận trên, cùng với thực tế cho thấy các tai nạn mangtính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con ngườingày càng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ giớihóa, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người,

để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân BLDS Việt Nam được xâydựng trên cơ sở dung hòa cả hai khuynh hướng trên Bên cạnh những điềukhoản quy định yếu tố lỗi là một trong những điều kiện bắt buộc làm phátsinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, BLDS Việt Namcũng áp dụng chế định trách nhiệm khách quan đối với các thiệt hại do tácđộng của các phương tiện cơ giới, của súc vật và vật vô tri thức khác Theo

đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp có thể phátsinh mà không cần điều kiện lỗi Ví dụ tại Khoản 3 Điều 623 quy định là:

“Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi” Hoặc Điều 624 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm

Trang 11

môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật,

kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.”

Khi xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phảiphân biệt với những hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi

cố ý hoặc vô ý gây ra Đó là hành vi gây thiệt hại được xác định là sự kiệnbất ngờ Sự kiện bất ngờ được qui định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được dẫn chiếu vì điều luật nàykhông những được áp dụng trong lĩnh vực luật hình sự, mà còn có ý nghĩatrực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại ngoài hợp

đồng Sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm phát sinh trách nhiệm dân sự, cụ thể là không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi tạo ra sự kiện đó.

Đối với sự kiện bất ngờ thì người gây thiệt hại cũng không bị coi là có lỗi

vì họ không thể thấy trước, không buộc phải thấy trước hậu quả xảy ra dohành vi của mình, vì ở đây họ không có đủ điều kiện để lựa chọn tránh sựthiệt hại Sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của

nó không làm phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi tạo ra sựkiện đó Cụ thể tại Điểm a và điểm b khoản 3 Điều 623 BLDS có quy định:

“a) thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, b) thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Ngoài ra, đối với người tâm thần, người chưa thành niên dưới 15tuổi, hoặc người bị người khác cố ý dùng chất kích thích làm cho mất khảnăng nhận thức, không điều khiển được hành vi của mình, khi họ có hành

vi trái pháp luật mà gây thiệt hại thì cũng không bị coi là có lỗi, do đó họ

Ngày đăng: 03/04/2013, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. CAND
2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
4. TS.Phùng Trung Tập, “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí tòa án, số 10/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
5. TS. Phùng Trung Tập, “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng”, Nxb. Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng”
Nhà XB: Nxb. Hà Nội
6. Ths. Phạm Kim Anh, “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự” (nguồn: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com)7. Website: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w