trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trường Đại Học Luật Hà Nội Vy Tiến Hoàng - 342657 MỤC LỤC I – ĐẶT VẤN ĐỀ … .…………………… .…………………………….1 II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.………….… ……………………… ……….1 1. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… ……1 a. Khái niệm…………………………………………………………………… .1 b. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng….…….2 2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân .4 a. Quy định của pháp luật về năng lực tránh nhiệm bồi thương thiệt hại của cá nhân khi gây thiệt hại ngoài hợp đồng……….……………………………….4 b. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân từ mười tám tuổi trở lên…………………….……………………………… .…5 c. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân chưa thành niên dưới mười năm tuổi…….………………………………… 6 d. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân từ đủ mười năm tuổi đến dưới mười tám tuổi… .…………………………… 10 e. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân đối với trương hợp cá nhân gây thiệt hại bị mất năng lực hành vi dân sự …12 f. Năng lực chịu trách nhiềm bồi thương thiệt hại của cá nhân là người của pháp nhân gây ra………………………………………………………………… 14 3. Thực trạng và giải pháp của việc xác định năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân………….…………………………….16 III – KẾT THÚC VẤN ĐỀ….……… ……………………………………17 Luật Dân Sự Module 2 Bài Tập Lớn Học Kì I – ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, bên cạnh đó việc con người tự do tham gia vào các quan hệ pháp luật cũng tăng lên đáng kể, việc cá nhân trở thành một chủ thể thường xuyên và là chủ thể tham gia nhiều nhất vào trong các quan hệ dân sự được pháp luật dân sự điều chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình tham gia vào đời sống dân sự bên cạnh việc các cá nhân tham gia một cách tự nguyện tự do bày tỏ ý chí của mình để đạt được khách thể mà mình mong muốn trong mối quan hệ pháp luật dân sự đó, còn một dạng quan hệ pháp luật nảy sinh một phần hoặc có thể hoàn toàn không do ý chí chủ quan, do mong muốn của chủ thể đó trong quan hệ pháp luật dân sự đó, bởi lẽ đó là quan hệ pháp luật có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, một dạng trách nhiệm pháp lý, một dạng nghĩa vụ dân sự khi chủ thể đó do cố ý hay vô ý gây ra thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ, từ đó mà chủ thể có lỗi gây thiệt hại phát sinh trách nhiệm dân sự của mình, hay nói cách khác đó chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chủ thể đó phải gánh chịu. Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì, và việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng vì thế mà có ý nghĩa pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam, góp phần bảo vệ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức pháp nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự. II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Luật Dân Sự Module 2 Bài Tập Lớn Học Kì 2 a. Khái niệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một khái niệm có ý nghĩa pháp lý cao trong hệ thống pháp luật của nước ta, nó được đề cập tới rất sớm và được quy định trong Bộ luật Dân sự 1995 và hoàn thiện đầy đủ hơn trong Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể hơn tại Điều 604 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.” Như vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của luật dân sự mà khi được áp dụng sẽ làm hình thành một quan hệ dân sự trong đó người có hành vi xâm phạm đến tài sản, tính mạng sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra b. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Cũng như các quan hệ pháp luật khác, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng quan hệ pháp luật mà trong đó chủ thể trong quan hệ vì hành vi trái pháp luật của mình gây thiệt hại, có lỗi xam phạm đến tính mạng, sức khỏe thân thể, quyền lợi ích hợp pháp của người khác mà chủ thể gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm pháp lý bất lợi. Dó đó có thể nói bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng trách nhiệm pháp lý bất lợi đối với chủ thể có lỗi gây thiệt hại trong quan hệ pháp luật dân sự ngoài hợp đồng, và trách nhiệ đó sẽ phát sinh kho thỏa mãn các dấu hiệu phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng sau đây: - Thứ nhất phải có thiệt hại xảy ra: Luật Dân Sự Module 2 Bài Tập Lớn Học Kì 3 Thiệt hại là các tổn thất được tính thành tiền, bao gồm những mất mát hư hỏng, những hư hại về tài sản, thu nhập thực tế bị mất, chi phí ngăn chặn khắc phục những hậu quả xấu về tính mạng, sức khỏe danh dự nhân phẩm uy tín do hành vi có lỗi gây thiệt hại ,Thiệt hại là căn cứ quan trong để xác định mức độ bồi thường thiệt hại và là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại trong quan hệ bội thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. - Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật gây thiệt hại: Khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại xâm phạm tới các quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thì pháp luật buộc chủ thể gây thiệt hại chị trách nhiệm pháp lý đó là phải bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mìn gây ra. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ. Cơ sở pháp lý của quy định này được thể hiện ở Điều 165 Bộ luật Dân sự 2005. - Có lỗi của người gây thiệt hại: Lỗi trong quan hệ đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng được coi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó về nguyên tắc thì chủ thể gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường cả khi có lỗi cố ý hay vô ý. - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: Trong mối quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân chính, trực tiếp gây ra hậu quả, do đó thiệt hại xảy ra phải là Luật Dân Sự Module 2 Bài Tập Lớn Học Kì 4 kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Như vậy thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Không những thế thiệt hại thực tế còn là cơ sở pháp lý để xác định mức độ bồi thường thiệt hại. Do đó có thể nói trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính là nghĩa vụ pháp lý bất lợi đối với người gây thiệt hại. 2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân: a. Quy định của pháp luật về năng lực tránh nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân: Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân như sau: “1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2.Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ đẻ bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản đó bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của bộ luật này. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người dám hộ thì người dám hộ đó được dùng tài sản của người được dám hộ để bồi thường; nếu người được dám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản đẻ bồi thường thì người dám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người dám hộ chứng Luật Dân Sự Module 2 Bài Tập Lớn Học Kì 5 minh được mình không có lỗi trong việc dám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”. Như vậy ta có thể thấy rằng Điều 606 Bộ luật dân sự không quy định rõ ràng về năng lực hành vi dân sự mà xác định một cá nhân có năng lực hành vi dân sự dựa vào yếu tố độ tuổi và sự phát triển trí lực của cá nhân để từ đó xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ thể là cá nhân gây thiệt hại, hay cha, mẹ của người gây thiệt hại, hoặc người giám hộ của người gây thiệt hại. Bên cạnh đó việc xác định năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân dựa vào khả năng nhận thức của cá nhân là rất phù hợp với pháp luật Việt Nam. Khả năng nhận thức của một cá nhân là tiêu chí cơ bản, quan trong nhất khi xem xét về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân khi gây thiệt hại. b. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân từ mười tám tuổi trở lên: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý và được áp dụng với tất cả các chủ thể và tùy trong từng trường hợp cụ thể. Theo tinh thần đó Điều 606 BLDS năm 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng nhận thức của cá nhân khi gây thiệt hại cho người khác ở ba mức độ khác nhau. Theo đó năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông được quy định như sau: Theo khoản 1 Điều 606 BLDS năm 2005 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Như vậy cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên khi gây thiệt hại cho người khác phải tự chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình cho thiệt hại mà mình gây ra, điểm đặc biệt ở quy định này pháp luật không hề đề cập tới khả năng tài chính của cá nhân từ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự này. Bởi lẽ theo quy định của luật lao động Việt Nam thì những cá nhân từ 15 tuổi Luật Dân Sự Module 2 Bài Tập Lớn Học Kì 6 đã có khả năng bằng sức lực của mình tạo nên những tài sản nhất đinh, và họ có quyền tham gia vào các hợp đồng lao động, nói tóm lại họ đã có thu nhập riêng cũng đồng nghĩa với họ có tài sản riêng. Bên cạnh đó pháp luật còn quy định rõ ràng người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị bệnh tâm thần, không mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức không thể làm chủ được hành vi của minh, tóm lại họ có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự trước Tòa án, yếu tố này quyết định đến việc họ có khả năng tự chịu trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng do hành vi có lỗi của họ gây thiệt hại, và là cơ sở pháp lý để các nhà làm luật quy định về trách nhiệm bội thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với những người đã thành niên gây thiệt hại ngoài hợp đồng. c. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân chưa thành niên dưới mười năm tuổi: Bên cạnh việc quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của người đã thành niên, pháp luật cũng quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với những cá nhân dưới 15 tuổi gây thiệt hại. Theo đó khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 quy định: “Người chưa thành niên dưới mười năm tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ, thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại: nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu…”. Như vậy về nguyên tắc đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cá nhân từ dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thì sẽ do cha, mẹ của họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của cha, mẹ. Bởi lẽ về mặt khác quan thì cha mẹ là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trưởng thành, bảo vệ và tạo mọi điều kiện cho con của mình có được một cuộc sống tốt đẹp theo như luật hôn nhân gia đình và luật bảo vệ quyền trẻ em, Công ước quốc tế về bảo Luật Dân Sự Module 2 Bài Tập Lớn Học Kì 7 vệ Quyền trẻ em. Không những thế cha mẹ phải đồng thời là người có trách nhiệm giáo dục con của mình trở thành công dân có ích cho xã hội, theo quy định tại Điều 17 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Cha, mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra”. Bên cạnh đó về mặt pháp lý, cha mẹ là người Đại diện đương nhiên, thay mặt con trong các quan hệ pháp luật dân sự (Khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự việt Nam 2005), và chịu trách nhiệm thay con cái nếu như con cái gây ra thiệt hại và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người ở độ tuổi này trước pháp luật phải do người đại diện đương nhiên của họ thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của người được đại diện mà cụ thể ở đây là con chưa thành niên dưới mười năm tuổi gây ra. Bên cạnh đó cơ sở pháp lý để quy định việc cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do con cái, người chưa thành niên dưới mười năm tuổi gây ra được quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người dại diện theo pháp luật đồng ý trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hang ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.” Như vậy theo quy định tại Điều 20 của BLDS năm 2005 về năng lực chủ thể của cá nhân thì: - Thứ nhất cá nhân chưa đủ sáu tuổi: Theo pháp luật quy định thì họ là những người không có năng lực hành vi dân sự vì những người này về cấu tạo sinh lý bộ não của họ chưa phát triển toàn diện, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình một cách tự chủ. Theo đó Điều 21 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người dại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. Chính vì lẽ đó cho nên họ không thể tự mình xác lập giao dịch Luật Dân Sự Module 2 Bài Tập Lớn Học Kì 8 dân sự và phải bắt buộc phải thông qua hoặc được sự đồng ý của cha mẹ người đại diện hợp pháp của họ nếu như quan hệ pháp luật đó phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện. Cũng từ quy định đó cho nên khi cá nhân không có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ là người thay mặt chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và một số trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật. - Đối với Cá nhân từ đủ sáu tuổi đến dưới mười năm tuổi: Theo quy định của pháp luật họ là những người có năng lực hành vi dân sự một phần. Bởi lẽ ở lứa tuổi này khả năng nhận thức của họ đang dần dần hoàn thiện nhưng còn nhiều hạn chế, do đó họ chỉ có thể xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Những giao dịch khác khi họ xác lập thực hiện phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Do đó khi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên dưới mười năm tuổi gây thiệt hại thì Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 đã đề cao vấn đề trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật do con chưa thành niên dưới mười năm tuổi gây ra. Như thế có nghĩa là cha, mẹ của người gây thiệt hại trong độ tuổi này là người phải ghánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi trái pháp luật của con chưa thành niên dưới mười năm tuổi gây ra. Bởi lẽ như đã phân tích ở trên, con chưa thành niên dưới mười năm tuổi hoàn toàn không có năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn không có khả năng bồi thường, hơn thế nữa khi đứng trước Tòa họ không có năng lực hành vi. Do đó có thể nói cha mẹ là người đại diện hợp pháp đương nhiên cho con, nên cha, mẹ có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của con; Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định cụ thể hướng giải quyết đối với một số trường hợp cha mẹ không đủ khả nămg bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng như sau: “nếu tài sản của cha, mẹ không đủ dể bồi thường mà con chưa thành niên dưới Luật Dân Sự Module 2 Bài Tập Lớn Học Kì 9 mười năm tuổi đó có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu…” Do đó có thể kết luân lại vấn đề như sau: Để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ thì pháp luật quy định: Về mặt pháp lý con chưa thành niên gây thiệt hại ngoài hợp đồng, hoàn toàn không có trách nhiệm phải bồi thường, mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc về cha mẹ của người đó vì họ chính là người đại diện đương nhiên theo pháp luật của con chưa thành niên. Bên cạnh đó cha, mẹ là người chăm sóc giáo dục con cái và cũng chính là người quản lý tài sản của con chưa thành niên, vì vậy việc cha, mẹ dùng tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu không có nghĩa là trách nhiệm bồi thường được chuyển sang cho con vì lẽ đó về mặt pháp lý cha mẹ vẫn là chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp này. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định cặn kẽ rõ ràng về trường hợp cha mẹ không còn hoặc cha, mẹ còn sống nhung không đủ điều kiện làm người đại diện cho con tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005, thì trách nhiệm đại diện, giám hộ theo pháp luật đương nhiên sẽ thuộc về những người cùng hàng thừa kế của con chưa thành niên dưới mười năm tuổi, tức là anh, chị ruột đã thành niên có đủ năng lực hành vi dân sự có đủ điều kiện làm người đại diện, giám hộ cho em chưa thành niên mà gây thiệt hại. Nếu không có anh, chị, em ruột , hoặc anh chị em ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nôi, ông ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Không dừng lại ở đó pháp luật cũng có quy định thêm về vấn đề chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại của cá nhân chưa thành niên, dưới mười năm tuổi gây ra trong thời gian theo học tại trường học được quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2005 quy định: “ Người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy Luật Dân Sự Module 2 Bài Tập Lớn Học Kì 10 [...]... vấn đề năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân: Hiện nay vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra đang là một vấn đề nổi cộm của xã hội Xung quanh việc xác định mức độ lỗi, và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai, Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 đã có nhiều quy định cụ thể về từng trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi... trường hợp trách nhiệm bồi thường phát sinh do hành vi gây thiệt hại của người đại điện của pháp nhân gây ra Vì thế cho nên trong thời gian gần đây các nhà làm luật đã và đang không ngừng hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra để từ đó từng bước hoàn thiện những thiếu sót của pháp luật trong việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cá nhân gây ra đồng thời... nằy không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho người mất năng lực hành vi dân sự, khi đó chính người giám hộ theo pháp luật của họ sẽ phải chịu bồi thường thay người mất năng lực hành vi dân sự cho dù người giám hộ có lỗi hay không có lỗi (khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2005) Như vậy ta thấy việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người mất năng... hành vi thiệt hại đó không phải phát sinh từ nhiệm vụ mà pháp nhân giao cho thì cá nhân đó phải tự bồi thường thiệt hại Và nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại do hành vi do người của pháp nhân gây ra thì cá nhân gây thiệt hại đó có trách nhiệm hoàn bù đối với pháp nhân nếu cá nhân đó có lỗi gây ra thiệt hại Quy định trên đây rất phù hợp với quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp... gây thiệt hại thì cha mẹ trước tiên là người có trách Luật Dân Sự Module 2 13 Bài Tập Lớn Học Kì nhiệm bồi thường thiệt hại thay con mất năng lực hành vi gây ra Nếu không còn cha mẹ thì người giám hộ sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của người được giám hộ, nếu tài sản của người được giám hộ không đủ để bồi thường thì người giám hộ có trách nhiệm dung tài sản củ mình để bồi. .. trường hợp cụ thể việc xác định mức độ lỗi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai đang là một vấn đề nan giải và tương đối khó khăn, bởi lẽ có nhiều trường hợp có thiệt hại sảy ra nhưng trách nhiệm bồi thường không thuộc về người gây ra thiệt hại mà thuộc về người giám hộ, đại diện, thuộc về gia đình, nhà trường, bệnh viên tổ chức y tế quan lý chăm sóc giáo dục người gây thiệt hại trong trường hợp. .. bị thiệt hại d Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân từ đủ mười năm tuổi đến dưới mười tám tuổi Khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 quy định: Người từ đủ mười năm tuổi đến dưới mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ sẽ phải bồi thường phần còn thiếu vằng tài sản của họ... gây thiệt hại ngoài hợp đồng thì nhà trường phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại Bên cạnh đó nếu học sinh dưới mười năm tuổi gây thiệt hại trong thời gian thời gian thuộc nhà trường quản lý hoặc trong các hoạt động ngoại khóa, thăm quan, vui chơi, giải trí do nhà trường tổ chức thì nhà trường phải bồi thường Cũng từ đó để xác định được đúng một cách triệt để trách nhiệm thuộc về ai trong trường hợp. .. họ cũng có khả năng tự chịu trách nhiệm bồi thường trước hành vi của mình gây ra thiệt hại Khi này họ là một chủ thể trong quan hệ pháp luật, và nếu gây thiệt hại thì họ sẽ độc lập với tư cách là bị đơn đứng trước Tòa Hơn nữa theo quy định tại điều 606 BLDS năm 2005 quy định độ tuổi là đủ 15 tuổi trở lên nếu có hành vi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khác Bởi lẽ căn... đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.” Theo đó nếu thành viên của pháp nhân gây thiệt hại trong khi thực hiện công vụ được pháp nhân được giao thì pháp nhân đó phải bồi thường thiệt hại Tuy nhiên cũng như trong quy định của pháp luật như trên thì: Nếu người đại diện của pháp nhân gây ra thiệt hại . chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân khi gây thiệt hại. b. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của. thiệt hại ngoài hợp đồng đối với những người đã thành niên gây thiệt hại ngoài hợp đồng. c. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng