Ở Việt Nam, trước khi có BLDS 1995, pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới chỉ đề cập trong một số văn bản hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao như Thông tư số 173/ TANDTC ngày 23/3/1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Thông tư số 03/TANDTC ngày 05/04/1983 hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô
Trang 1A ) LỜI NÓI ĐẦU
Ở Việt Nam, trước khi có BLDS 1995, pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng mới chỉ đề cập trong một số văn bản hướng dẫn của Toà án nhân dân tối caonhư Thông tư số 173/ TANDTC ngày 23/3/1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng; Thông tư số 03/TANDTC ngày 05/04/1983 hướng dẫn giải quyết một số vấn đề vềbồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô Cùng với sự ra đời của BLDS 1995 và đến nay là BLDS
2005, các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được ghi nhận mộtcách tương đối đầy đủ, số lượng các văn bản hướng dẫn về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng đã tăng lên đáng kể, tạo ra cơ sở pháp lý cho các Toà án trong công tác xét xử nhữngtranh chấp liên quan tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trong đời sống xãhội, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân là vấn đề đượcpháp luật điều chỉnh, song lại chịu nhiều ảnh hưởng của các quan hệ đạo đức, truyền thống,phong tục tập quán Hơn nữa, các quy định của pháp luật nước ta về trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng chưa có sự gắn kết với các quy định trong những phần khác của BLDSgây ra tình trạng khó áp dụng luật trong thực tiễn tại các Toà án, nhất là các vụ việc có liên quanđến xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo hợp đồng và ngoàihợp đồng Với nhu cầu cấp bách và tầm quan trọng như vậy, nên em chủ yếu tập trung làm rõ
một khía cạnh của vấn đề về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:“ Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng ”.
B ) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I) Lý luận chung về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân :
1 ) Giải thích một số khái niệm :
1.1 ) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân :
Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 BLDS năm 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự ”
1.2 ) Năng lực hành vi dân sự của cá nhân :
Căn cứ vào Điều 17 BLDS năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”
1.3 ) Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng :
Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, các quyền nhân thân mà trước đó giữangười gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có giao kết hợp đồng hoặc giữa họ có giao kếthợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi vi phạm hợp đồng
1.4 ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân sự trong đóngười xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợiích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người
bị thiệt hại
1.5 ) Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :
- có thiệt hại xảy ra
- hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi trái pháp luật
- người gây ra thiệt hại có lỗi;
- mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
2) Đặc điểm :
Trang 2Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng cũng mangnhững đặc điểm của trách nhiệm dân sự như sau:
Thứ nhất : Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm mang tính
chất tài sản, nó có thể dựa trên sự cưỡng chế của nhà nước hoặc thoả thuận giữa các bên chủ
thể Đó là loại trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục thiệt hại của người bị thiệt hại do cơ quannhà nước có thẩm quyền áp dụng Hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mangđến những bất lợi về tài sản cho người gây ra thiệt hại để bù đắp những tổn thất mà họ gây racho những chủ thể khác Tuy nhiên, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây thiệt hạikhông thể bồi thường và người bị thiệt không thể phục hồi lại tình trạng ban đầu
Thứ hai: Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt này có thể là những công dân hay các
pháp nhân.Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng cũng cóthể trở thành bên có quyền hoặc bên có trách nhiệm Người bị thiệt hại ( người có quyền ) vàngười gây ra thiệt hại ( người có trách nhiệm) là các bên tham gia vào quan hệ bồi thường thiệthại Chủ thể có quyền cũng như chủ thể có trách nhiệm có thể là một hoặc nhiều người Tráchnhiệm bồi thường có thể là liên đới, riêng rẽ, hoặc theo phần, tuỳ điều kiện hoàn cảnh và đốitượng bị xâm hại Khi xác định trách nhiệm của chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
cần làm rõ ba nhóm chủ thể: chủ thể trực tiếp gây ra thiệt hại; chủ thể bị thiệt hại và chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mặc dù họ không phải là người gây ra thiệt hại
Ngoài ra, để làm rõ thêm những đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vigây thiệt hại trái pháp luật, việc phân biệt giữa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có một số đặc điểm khác biệt sau:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh dokhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng Đặc điểmcủa loại trách nhiệm này là giữa hai bên có quan hệ hợp đồng và thiệt hại phải do hành vi khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng Trong trường hợpcác bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa
vụ theo hợp đồng, trách nhiệm này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý bắtbuộc phải thực hiện, các bên chỉ có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường.Ngược lại, trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận, trừtrường hợp các bên có quy định khác
- Việc thực hiện nhiệm vụ trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thôngthường sẽ làm chấm rứt nghĩa vụ, những đối với nghĩa vụ trong hợp đồng thì việc bồi thườngthiệt hại ngược lại không làm giải phóng ngươi có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụmột cách thực tế ( nghĩa vụ giao vật: tại Điều 303 BLDS 2005 )
- Theo quy định của pháp luật về hợp đồng, mức bồi thường có thể vượt quá mức thiệt hạithực tế có thể xảy ra, còn mức bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng thì chỉ có thể thấp hơn hoặc bằng với mức thiệt hại thực tế xảy ra
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh ngay khi phát sinh nghĩa vụbồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật mà không dựa trên cơ sở sự tự do thoả thuậngiữa các bên như trong quan hệ hợp đồng
- Trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh do lỗi của người kháccòn trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm có thể phát sinh cả khikhông có lỗi nếu như pháp luật có quy định
- Một điểm quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đều là trách nhiệm phát sinh
Trang 3do những hành vi trái pháp luật gây ra Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm điềuchỉnh các quan hệ phát sinh do có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tínhmạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà giữa người có hành vi gây thiệt hại vàngười bị thiệt hại không có việc giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệthại không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng.
3) Ý nghĩa của việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :
3.1 ) Về mặt lý luận :
Việc cần thiết đầu tiên phải xem xét khi có thiệt hại cụ thể xảy ra có làm phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại hay không? Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải gồm đủbốn yếu tố : có thiệt hại xảy ra, thiệt hại đó là do hành vi trái pháp luật gây ra, có mối quan hệnhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, người gây ra thiệt hại phải có lỗi Cácđiều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xem xét trong mối quan hệbiện chứng, thống nhất và đầy đủ
3.2 ) Về mặt thực tiễn :
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm khắc phục những hậu quả về tàisản, phục hồi tình trạng tài sản của người thiệt hại trong phạm vi, khả năng nhất định, đảm bảolợi ích cuả người bị thiệt hại Giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là áp dụngmột biện pháp trách nhiệm dân sự, được thể hiện theo một bản án dân sự hay một quyết định
dân sự, trong một bản án dân sự về nguyên tắc thì thiệt hại phải được bồi thường một cách toàn
bộ và kịp thời ( Điều 605 BLDS 2005 ) Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi thiệt hại về tính
mạng, sức khoẻ của cá nhân bị xâm hại Việc quyết định bồi thường kịp thời có ý nghĩa rất quantrọng đối với nạn nhân trong việc cứu chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâmphạm Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất
đã gây ra, mà con giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủnghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
4 ) Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân :
Việc quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là thật sự rấtcần thiết Việc xác định ai là người phải bồi thường thiệt hại do cá nhân là người đã thành niên,người chưa thành niên hoặc là người mất năng lực hành vi dân sự khi họ gây thiệt hại là mụcđích điều chỉnh của pháp luật Một mặt, để xác định rõ chủ thể có trách nhiệm phải bồi thườngthiệt hại để quy trách nhiệm cho người đó, mặt khác còn là căn cứ xác định tư cách chủ thểtrong tố tụng dân sự, ai là bị đơn dân sự phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự trước Toà ántrong trường hợp cá nhân gây thiệt hại cho người khác? Nó còn có ý nghĩa bảo vệ lợi ích củangười bị thiệt hại, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật BLDS chỉ quy định về năng lựcchịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân mà không quy định về năng lực bồi thườngcủa các chủ thể khác Bởi vậy, các chủ thể khác đương nhiên được coi là có năng lực chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theopháp luật hiện hành được quy định tại Điều 606 BLDS 2005 và hướng dẫn tại tiểu mục 3 mục I
NQ 03/2006/HĐTP - TANDTC ngày 8/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tốicao, dựa trên mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản, khả năng bồi thường của cá nhân vàxác định cá nhân gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại theo cácmức độ năng lực hành vi dân sự khác nhau Pháp luật căn cứ vào những điều kiện về độ tuổi và
sự phát triển của trí tuệ, nhận thức ; căn cứ vào khả năng tạo lập tài sản của cá nhân để có cơ sở
Trang 4xác định trong trường hợp cá nhân khi gây thiệt hại cho người khác, thì trách nhiệm bồi thườngđược thực hiện với những mức độ nào.
II) Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật hiện hành:
Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự,Điều 606 BLDS 2005 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngphụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường thiệt hại của
cá nhân Như vậy, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân không đồng nhấtđối với năng lực hành vi dân sự của cá nhân Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
cá nhân có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với năng lực hành vi dân sự của cá nhân.Nhưng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân có hành vi trái pháp luật gâythiệt hại ngoài hợp đồng thì không thể không căn cứ vào khả năng nhận thức của cá nhân đó,tức là không thể không căn cứ vào năng lực hành vi của cá nhân Điều 606 BLDS 2005 khôngquy định về năng lực hành vi dân sự nhưng lại dựa vào yếu tố độ tuổi và sự phát triển trí lực của
cá nhân để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ thể là cá nhân trực tiếp gâythiệt hại hay là cha, mẹ hoặc người giám hộ của cá nhân gây thiệt hại
Theo em, việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân dựatrên tiêu chí khả năng nhận thức của cá nhân là rất khoa học và biện chứng phù hợp với bảnchất và tinh thần của pháp luật Dựa vào khả năng nhân thức được coi là tiêu chí cơ bản, là hạtnhân, còn những tiêu chí khác chỉ có ý nghĩa tham khảo bổ sung khi xem xét đến chủ thể cótrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì lý do sau:
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và xác định nănglực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, phải căn cứ vào các yếu tố lỗi của ngườigây thiệt hại quy định về lỗi tại Điều 308 BLDS 2005 và quy định về căn cứ phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại tại điều 604 BLDS 2005 có ý nghĩa quan trọng trong việc xác địnhnăng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Về xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, còn có nhữngquan điểm không dựa trên khả năng nhận thức của cá nhân gây thiệt hại như đã đưa ra ở trên,
mà lại dựa vào khả năng tạo lập tài sản của cá nhân mới được coi là tiêu chí cơ bản Quan
niệm này là không có tính thuyết phục bởi lẽ nguyên tắc quan trọng nhất của bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng là bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều
605 BLDS 2005 “ Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”, chính vì vậy khả năng
tạo lập tài sản của cá nhân không thể được coi là tiêu chí cơ bản khi xây dựng năng lực chịutrách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân Điều 606 BLDS 2005 quy định về năng lực tráchnhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi và sự phát triển nhận thức trí tuệ của cánhân khi gây thiệt hại cho người khác ở ba mức độ khác nhau theo đó chủ thể có trách nhiệmbồi thường thiệt hại được xác định :
1 ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân từ dưới 15 tuổi và người bị mất năng lực hành vi dân sự gây ra :
1.1 ) Cha mẹ có trách nhiệm bồi thường :
Theo quy định tại khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 thì đối với những thiệt hại do hành vi tráipháp luật của người từ dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thì sẽ do cha
mẹ của họ có trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của cha mẹ Trong trường hợp này người gây
ra thiệt hại trực tiếp và chủ thể có trách nhiệm bồi thường là khác nhau Những người ở độ tuổi
Trang 5này không có năng lực hành vi tố tụng dân sự và không thể tự mình có khả năng thực hiệnquyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự Vì vậy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người ở độtuổi này tại tòa án phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Trước hết đối với những người dưới 15 tuổi theo quy định tại Điều 19, Điều 20 BLDS
2005 về năng lực chủ thể của cá nhân thì điều kiện của cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ là cá nhân đó phải thỏa mãn hai yếu tố là độ tuổi trưởng thành( từ 18 tuổi trở lên), và yếu tốnhận thức trí lực( bộ não phát triển hoàn toàn bình thường) Điều 20 BLDS 2005 quy địnhngười dưới 15 tuổi chưa thỏa mãn điều kiện thứ nhất về độ tuổi trưởng thành nhưng được hiểu
là đã thỏa mãn điều kiện thứ hai về nhận thức trí lực là những người có bộ não phát triển hoàntoàn bình thường bao gồm hai nhóm:
- Cá nhân chưa đủ 6 tuổi không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình được coi là những người không có năng lực hành vi dân sự Họ không thể tự mình xác lập giao dịch dân sự
vì họ chưa đủ lý trí để nhận biết những hành vi của mình và hậu quả của những hành vi đó Mọigiao dịch của họ đều phải được người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.Như vậy cá nhân không có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì cha mẹ lànhững người đại diện đương nhiên của họ với tư cách bị đơn dân sự trước tòa
- Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần, những người thuộc lứa tuổi này khả năng nhận thức của họ đang dần hoàn thiện nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế, họ chỉ có thể xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trongmột giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định Những giao dịch phù hợp nhu cầu sinhhoạt và phù hợp với lứa tuổi, tuy pháp luật không quy định rõ là những giao dịch nào nhưngnhững giao dịch dân sự phục vụ cho nhu cầu đó có thể hiểu đó là những giao dịch có giá trị nhỏphục vụ cho nhu cầu vui chơi, học tập… ngoài ra những giao dịch khác khi họ xác lập thực hiệnphải được người đại diện theo pháp luật đồng ý Phải chăng vì thế mà sự nhìn nhận của nhữngnhà làm luật đối với những người trong độ tuổi này đều rất đặc biệt, ngay cả với các quy địnhcủa pháp luật hình sự cũng thể hiện thái độ giảm nhẹ, khoan hồng đối với những người trong độtuổi này khi họ có hành vi phạm tội
Điều 25 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định : “Cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra Trong trường hợp cha mẹ không
có khả năng mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường.
Con chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình đối với các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra Nếu con không có tài sản riêng thì cha mẹ phải bồi thường.”
Sau này, khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 ra đời thay thế luật 1986 thì vấn đề bồi
thường thiệt hại do con gây ra lại được quy định tại Điều 40 như sau: “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự.” Ngoài ra Điều 17 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 12/08/1991 cũng quy định “Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra.”
không chỉ trong quy định pháp luật Việt Nam vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng của cá nhân trong độ tuổi này cũng được thể hiện trong BLDS Pháp: “ cha và mẹ với tư cách là người thực thi quyền trông giữ con phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do con chưa thành niên sống với họ gây ra”.( luật số 70-459 ngày 4/6/1970) trên những cơ sở đó
BLDS 2005 khi quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất coi trọng trách nhiệm vànghĩa vụ của cha mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con từ dưới 15tuổi gây ra Chính vì thế cha mẹ của những người gây thiệt hại trong độ tuổi này có tư cách bị
Trang 6đơn dân sự, cha mẹ là những người đại diện hợp pháp đương nhiên cho con, cha mẹ có nghĩa vụbồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của con; còn chính cá nhân gây thiệthại lại hoàn toàn không có năng lực hành vi tố tụng dân sự trước tòa án Tuy nhiên luật cũngquy định thêm trường hợp nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà người con dưới
15 tuổi đó có tài sản riêng thì lấy tài sản của người con đó để bồi thường phần còn thiếu Ngườicon trong độ tuổi chưa thành niên này, gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường mà tráchnhiệm bồi thường thuộc về cha mẹ của người đó trách nhiệm của cha mẹ là trách nhiệm pháp lýkhông cần điều kiện lỗi Đây cũng là một trong những quy định của pháp luật gây ra nhiều tranhcãi và vướng mắc trên thực tế giải quyết các vụ án dân sự đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng tại các tòa án phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các Thẩm phán thụ lý vụ án, có ý kiến chorằng cha mẹ của người chưa thành niên dưới 15 tuổi phải bồi thường thiệt hại do con gây ra làcăn cứ vào yếu tố lỗi của cha mẹ đã không quản lý giám sát con mình mà để họ vi phạm phápluật gây ra thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường Hiểu như vậy là không đúng bản chất củanhững quy định pháp luật mà chỉ dựa trên cơ sở suy đoán Trách nhiệm bồi thường thiệt hại củacha mẹ do con dưới 15 tuổi gây ra là một trách nhiệm pháp lý không cần điều kiện lỗi của cha
mẹ trong việc quản lý giám sát hành vi của con mình Quy định này có ý nghĩa không chỉ vềmặt lý luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười bị thiệt hại được bồi thường theo nguyên tắc toàn bộ và kịp thời Lấy tài sản riêng củacon để bổ sung cho phần cha mẹ còn thiếu cũng không có ý nghĩa bồi thường là trách nhiệm bồithường thuộc về người con hoặc hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này làtrách nhiệm theo phần Những cách hiểu như vậy đều không đúng với tinh thần của các nhà làmluật Đối với tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu hoặc toàn bộ thiệt hại cha mẹ không
đủ tài sản hoặc không có tài sản để bồi thường trong trường hợp này không thể được hiểu lànghĩa vụ bổ sung Bởi vì chủ thể có nghĩa bổ sung theo quy định của pháp luật là chủ thể đóphải thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của mình, trong trường hợp người có nghĩa vụ chính khôngthực hiện hoặc không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ với bên có quyền khi đến hạn thực hiệnnghĩa vụ Ở đây, theo Điều 606 BLDS 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại của cá nhân, thì không phải con dưới 15 tuổi là chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm phảithực hiện mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn luôn trực tiếp thuộc về cha mẹ, trong quan
hệ bồi thường thiệt hại thì cha mẹ của người dưới 15 tuổi có trách nhiệm bồi thường, còn ngườicon trực tiếp gây thiệt hại không phải là chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại này Việc lấytài sản của con dưới 15 tuổi trực tiếp gây thiệt hại để khắc phục cho phần còn thiếu là nhằm bảo
vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại Cha mẹ với tư cách là người quản
lý tài sản của người con chưa thành niên dùng sản của con để bồi thường phần còn thiếu không
có nghĩa là trách nhiệm bồi thường được chuyển sang cho con đồng thời cũng không làm chấmdứt trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ Dù cha mẹ có dùng tài sản của con để bồithường cho phần còn thiếu, thì cha mẹ vẫn là chủ thể có trách nhiệm bồi thường, trong trườnghợp này cũng không có nghĩa là triệt tiêu trách nhiệm của cha mẹ và người con cũng không có
tư cách là thực hiện nghĩa vụ bổ sung Giả sử nếu người con không có tài sản riêng để thực hiệnnghĩa vụ cho phần còn thiếu đó thì trách nhiệm pháp lý vẫn luôn luôn thuộc về cha mẹ
Tương tự như những người dưới 15 tuổi ,những người bị mất năng lực hành vi dân sự theoquy định của pháp luật mặc dù có thể là những người đã thành niên hoặc những người chưathành niên, nhưng họ không thỏa mãn yếu tố nhận thức trí lực cấu thành nên năng lực hành vidân sự đầy đủ, do họ bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà bộ não phát triển không bìnhthường nên không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình chẳng hạn như người thiểu năngtrí tuệ, bệnh thần kinh, Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, và theo yêu
Trang 7cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố một người bị mất năng lựchành vi dân sự theo những trình tự và thủ tục luật định (Điều 22 BLDS 2005) Mọi giao dịchdân sự của những người này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý Vìvậy, những người mất năng lực hành vi dân sự và người dưới 15 tuổi đều có một điểm chung làkhi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì họ đều không phải chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại Cũng cần cần nói thêm như đã đề cập ở trên, có quan điểm cho rằng những chủ thể làngười từ dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự không chỉ vì họ chưa có hoặckhông có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình nên cha mẹ sẽ là chủ thể có tráchnhiệm bồi thường thiệt hại thay cho họ Một lý do có ý nghĩa tham khảo nữa khiến luật quyđịnh như vậy là vì họ không có hoặc chưa có khả năng lao động (Bộ luật lao động quy định độtuổi của người lao động là từ đủ 15 tuổi trở lên, trừ những công việc liên quan đến năng khiếu,nghệ thuật như múa, xiếc thì mới có người lao động dưới 15 tuổi nhưng hợp đồng lao độnggiữa họ và người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật).Chính vì không có hoặc chưa có khả năng lao động nên đa số họ không có tài sản riêng để thựchiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại.Trên cơ sở này, khoản 1 Điều 606 BLDS 2005
đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ yếu thuộc về cha mẹ, là những người đại diệnđương nhiên cho con chưa thành niên và mất năng lực hành vi dân sự, sẽ có tư cách là bị đơntrước tòa án Điều này cũng được cụ thể hóa một lần nữa tại tiểu mục I mục 3.1 Nghị quyết số
03 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
1.2 ) Người giám hộ có trách nhiệm bồi thường :
Theo quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS 2005, thì: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.Vấn đề này đặt ra trong những trường hợp người dưới 15 tuổi
và người mất năng lực hành vi dân sự không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ bị mấtnăng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…thì ai là người có trách nhiệmphải bồi thường? Trước tòa ai sẽ có tư cách là bị đơn dân sự, ai là người đại diện hợp pháp chongười gây ra thiệt hại?
Giám hộ là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội Lần đầu tiên ở nước ta,BLDS đã quy định một cách đầy đủ và chi tiết về vấn đề giám hộ như: Đối tượng cần đượcgiám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, giám hộ đương nhiên, giám hộ cử, về việc thay
đổi, chuyển giao và chấm dứt giám hộ Theo Điều 58 BLDS 2005 “Giám hộ là việc cá nhân,
tổ chức( sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự(sau đây gọi chung là người được giám hộ)” Việc quy định chế định
giám hộ là hình thức bảo vệ pháp lý cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự Người được giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLDS 2005 bao gồm:
“a)Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha ,mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha , mẹ có yêu cầu;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự ”
Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLDS thì: “Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có
Trang 8người giám hộ” Người giám hộ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, do đó họ cũng phải gánh chịunhững trách nhiệm pháp lý trong khi thực hiện việc giám hộ của mình, trong đó có trách nhiệmbồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra Họ sẽ có tư cách
bị đơn dân sự thay cho người được giám hộ trước Tòa án
Người giám hộ được chia thành hai loại: giám hộ đương nhiên và giám hộ cử Ngườigiám hộ đương nhiên được xác định dựa trên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôidưỡng, nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa những người thân thích, ruột thịt trong gia đình vớinhau Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên và người mất năng lực hành vidân sự được xác định theo Điều 61, Điều 62 BLDS 2005 Người giám hộ đương nhiên không cóquyền từ chối trách nhiệm giám hộ của mình, do đó họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi
do người được giám hộ gây ra Điều 61, Điều 62 BLDS 2005 đã xác định thứ tự các thành viêntrong gia đình được pháp luật quy định làm người giám hộ không phụ thuộc vào ý chí của họ.Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, việc cử người giám hộ (Điều 63 BLDS 2005)được đặt ra khi không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và 62 BLDS
2005 Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người đó, để đảm bảo họ luôn thực hiệntốt trách nhiệm giám hộ trên tinh thần tự nguyện Việc quy định người giám hộ đương nhiên vàgiám hộ cử có ý nghĩa thực tiễn trong việc quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay chongười được giám hộ để đảm bảo lợi ích của người được giám hộ, đồng thời khôi phục thiệt hạicủa người bị thiệt hại; ràng buộc trách nhiệm của người giám hộ trong việc giám hộ khi xét đếnnăng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân trong những trường hợp nhất định
1.2.1) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ là người dưới 15 tuổi gây ra :
Trong trường hợp con dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồithường thiệt hại thuộc về trước tiên là của cha mẹ Trong trường hợp cha mẹ đều không cònhoặc tuy cha mẹ còn sống nhưng không đủ điều kiện làm người giám hộ cho con thì tráchnhiệm bồi thường thiệt hại được xác định trước hết là trách nhiệm của anh cả hoặc chị cả đãthành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ của em chưa thành niên Nếu anh cả hoặc chị
cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải
là người giám hộ; trong trường hợp không có anh, chị, em ruột hoặc anh, chị ,em, không có đủđiều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người có đủ điều kiệnphải là người giám hộ (Điều 62 BLDS 2005) Vậy theo khoản 3 Điều 606 BLDS 2005 thì cảanh cả hoặc chị cả hay ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại là người giám hộ thì họ người đượcquyền dùng tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại Trong trường hợpngười được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thìngười giám hộ phải bồi thường thiệt hại bổ sung bằng tài sản của mình nếu người giám hộ cólỗi khi thực hiện việc giám hộ Khi đó, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗitrong việc giám hộ thì họ cũng không phải lấy tài sản của mình để bồi thường khi người đượcgiám hộ gây thiệt hại
1.2.2) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự gây ra :
Người mất năng lực hành vi dân sự đang do cha mẹ chăm sóc, quản lý, giáo dục mà gâythiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình Trong trường hợp họ được giám hộtheo quy định tại Điều 62 BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định :
- Người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ (hoặc có chồng), thì người vợ (hoặc chồng)
có đủ điều kiện là người giám hộ được lấy tài sản riêng của người mất năng lực hành vi dân sự
Trang 9để bồi thường Nếu tài sản riêng của người được giám hộ không đủ thì lấy tài sản chung của vợchồng đền bù, sau đó mới lấy tài sản riêng của vợ ( hoặc chồng ) làm người giám hộ để đền bùphần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lý người được giám hộ.
- Người được giám hộ là cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mấtnăng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con
cả đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ Nếu người con cả không có đủ điềukiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là ngườigiám hộ Trường hợp này, người giám hộ được lấy tài sản của cha, mẹ để bồi thường cho người
bị hại Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình đểbồi thường cho phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lý người được giám hộ
- Người đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ, chồng, con nhưng vợ,chồng , con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ có đủ điều kiện phải làngười giám hộ Trong trường hợp như vậy, cha, mẹ có quyền lấy tài sản riêng của người đượcgiám hộ để bồi thường, chỉ khi tài sản riêng của người được giám hộ và tài sản chung của vợchồng người được giám hộ không đủ thì cha, mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản của mìnhnếu có lỗi trong việc quản lý người được giám hộ
1.3 ) Trường học, bệnh viện, tổ chức trực tiếp quản lý người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm bồi thường thiệt hại :
Mặc dù pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thuộc về cha mẹ và người giám hộ,nhưng trong trường hợp người dưới 15 tuổi và những người mất năng lực hành vi dân sự nếugây thiệt hại cho người khác trong thời gian ở trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếpquản lý theo quy định tại Điều 621 BLDS 2005 thì: Cá nhân gây thiệt hại trong thời gian dotrường học, bệnh viện tâm thần quản lý thì trường học, bệnh viện phải bồi thường Vấn đề là ở
đây chúng ta phải xác định “thời gian quản lý” là khoảng thời gian như thế nào? Nếu cơ quan
tổ chức quản lý chứng minh được họ không có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ phải có tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ?
Quy định trong BLDS 2005 có sự khác biệt cơ bản so với BLDS 1995 Điều 625 BLDS
1995 quy định: “Trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lý thì phải liên đới cùng cha, mẹ, người giám hộ bồi thường thiệt hại cho người chưa đủ 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự gây ra cho người khác trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý những người đó”.Như vậy, người dưới 15 tuổi và người
mất năng lực hành vi dân sự là những người trực tiếp gây thiệt hại, nhưng trách nhiệm pháp lýlại không thuộc về họ mà thuộc về những người có nghĩa vụ quản lý, nuôi dưỡng và giáo dục
họ Nhà trường, bệnh viện, các tổ chức khác có lỗi là đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý,giám sát hành vi của những người nói trên để họ gây thiệt hại cho người khác.Trong trường hợp
đó, trách nhiệm dân sự thuộc về nhà trường, bệnh viện, các tổ chức khác liên đới cùng cha, mẹ,người giám hộ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.Vậy, theo quyđịnh của BLDS 1995, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường đối với cha, mẹ, ngườigiám hộ hay trường học, bệnh viện hoặc các tổ chức khác, vì nghĩa vụ dân sự liên đới theokhoản 1 Điều 304 BLDS 1995 là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và người cóquyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ Tuy nhiên, trong BLDS 2005 thì“liên đới cùng với cha, mẹ, người giám hộ” không được
quy định và người bị thiệt hại chỉ có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với trường học,bệnh viện, các tổ chức khác nếu họ có lỗi trong việc quản lý Quy định của BLDS 2005 nhằmbuộc trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội đang trực tiếp quản lý tăng cường công tác quản lýngười chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự Theo quan điểm của
Trang 10em, quy định sửa đổi như vậy là không hợp lý Nó không cho phép bảo vệ thích đáng quyền lợicủa người bị thiệt hại Điều đó dường như đi ngược lại ý nghĩa của chế định bồi thường thiệt hại
là tăng khả năng cho người bị thiệt hại có thể được đền bù và khắc phục thiệt hại
1.3.1) Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian nhà trường quản lý:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2005, thì người dưới 15 tuổi trong thời gianhọc tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra Như vậy, nhàtrường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp học sinh đang trong thời gian họctại trường gây thiệt hại cho người khác Nhà trường có nghĩa vụ quản lý học sinh trong thời gianhọc tại trường theo thời khóa biểu mà học sinh gây thiệt hại cho người khác thì nhà trường phảibồi thường Em xin dẫn ra một trường hợp và phân tích:
Bạn A là học sinh lớp 4 của trường Tiểu học Ngọc lâm, ngày 28/10/2008, trong thời gianhọc môn toán của cô giáo chủ nhiệm, bạn A xin phép cô cho ra ngoài với lý do có nhu cầu vệsinh cá nhân Cô giáo đồng ý và cho A ra ngoài Nhân cơ hội đó, A chạy ra ngoài cổng trường
để ăn quà Trong lúc vội vàng, bạn đã chạy đâm vào một người đi bán trứng rong làm toàn bộ
số trứng vỡ hết và người đó bị ngã ra đường Tổng chi phí toàn bộ số trứng và tiền thuốc điều trị
do người bán trứng bị ngã là 2.000.000 đồng Căn cứ vào các sự kiện trong tình huống này, thìtrách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bán trứng thuộc về trường tiểu học Ngọc Lâm chứkhông phải thuộc về bố mẹ hoặc người giám hộ của A Bởi vì bạn A là người dưới 15 tuổi gâythiệt hại cho người khác trong thời gian học văn hóa ở trường và chịu sự quản lý của trường
Theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2005 : “ Người dưới mười năm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra” Trường Tiểu
học Ngọc Lâm phải bồi thường cho người bán trứng số tiền là 2 triệu đồng để khắc phục thiệthại do A gây ra Bố, mẹ của A không có lỗi trong trường hợp này, Vì A gây thiệt hại trong thờigian nhà trường có nghĩa vụ quản lý Nhà trường không có chứng cứ để chứng minh được mìnhkhông có lỗi, do vậy mà nhà trường phải bồi thường thiệt hại cho người bán trứng thay cho A
1.3.2) Bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 621 BLDS 2005, khi họ gây thiệt hại cho người khác thìbệnh viện, tổ chức đang có nghĩa vụ quản lý trực tiếp phải bồi thường thiệt hại Quy định này có
ý nghĩa không những về mặt pháp lý, mà còn có ý nghĩa thực tế trên đời sống xã hội Nó ràngbuộc trách nhiệm của bệnh viên, tổ chức xã hội phải tăng cường công tác quản lý người bị mấtnăng lực hành vi dân sự Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể quản lý người bị mấtnăng lực hành vi dân sự gây thiệt hại một loại trách nhiệm pháp lý thuộc vào yếu tố lỗi của chủthể quản lý, mà căn cứ vào thời điểm người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho ngườikhác Nếu bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha,
mẹ người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường Ngược lại, với tráchnhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ, người giám hộ cũng là loại trách nhiệm pháp lý nhưngkhông phụ thuộc vào điều kiên lỗi của cha mẹ trong việc quản lý, giám sát hành vi của conmình khi chúng mất năng lực hành vi dân sự Họ luôn có trách nhiệm bồi thường ngay cả khikhông có lỗi trong việc quản lý, giám sát con bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
1.3.3) Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà trường, bệnh viện, tổ chức khi người dưới mười lăm tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian được quản lý:
Điều 621 BLDS 2005 quy định trong trường hợp trường học, bệnh viện, tổ chức khácchứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới