Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ,hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo Vũ Dương Công - trưởng khoa Mỹthuật truờng Cao đẳng sư phạm TW đã giúp đỡ em hoàn thành bài tập tốt nghiệp với đề
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đây là lần đầu tiên em làm quen và thực hiện một đề tài nghiên cứukhoa học nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, nhưng em đã hoàn thành tốt nhiệm vụnghiên cứu của mình Đấy là nhờ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy côgiáo trong trường Cao đẳng sư phạm TW nói chung và các thầy cô giáotrong tổ bộ môn nói riêng, cùng Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh củahai trường THCS Quang Trung - Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh và trường THCSNguyễn Du - Nguyễn Du – TP Hà Tĩnh Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ,hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo Vũ Dương Công - trưởng khoa Mỹthuật truờng Cao đẳng sư phạm TW đã giúp đỡ em hoàn thành bài tập tốt
nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu khả năng thể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9”.
Em hi vọng đây sẽ là những kinh nghiệm thực tế, những đóng gópnhỏ của bản thân giúp cho việc phát triển khả năng thể hiện đường nét, hìnhmảng trong bài Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9, trong quá trình dạy - họccủa giáo viên và học sinh ở các trường THCS hiện nay
Đây là lần đầu tiên em làm quen và mạnh dạn nghiên cứu một đề tàikhoa học, mặt khác do kinh nghiệm và khả năng tìm hiểu thực tế còn nhiềuhạn chế và do thời gian còn hạn hẹp nên đề tài khó có thể tránh khỏi nhữngthiếu sót ngoài sự mong đợi Do đó, để đề tài được hoàn thiện hơn em kínhmong nhận được sự bổ sung và ý kiến đóng góp chân thành, quý báu từ phíacác thầy cô và các bạn sinh viên
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Tĩnh, ngày 30 tháng 01 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Nhung (16/08/1990)
Trang 2PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1 Lý do chọn đề tài:
Mỹ thuật hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ", theo tiếngHán-Việt, nghĩa là "đẹp") Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hìnhchủ yếu Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp + nghệ thuật) chỉ cái đẹp
do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được Vì lý donày người ta còn dùng từ "nghệ thuật thị giác" để nói về mỹ thuật Ví dụ: vẻđẹp của một bức tranh, giá trị mỹ thuật của một công trình kiến trúc Cónhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm
mỹ và ý thích của riêng từng người Do đó, quan niệm về mỹ thuật cũngchưa nhất quán theo một chuẩn mực nào Đôi khi ta còn gặp thuật ngữ "mỹthuật" trên sân khấu và trong cuộc sống hằng ngày Từ "mỹ thuật" còn đượcdùng khi phân biệt những ngành lớn của hội hoạ: mỹ thuật ứng dụng, mỹthuật công nghiệp, mỹ thuật trang trí ; mỗi ngành có một đặc thù riêng về
kỹ thuật thể hiện và giá trị sử dụng Trên thế giới, và ở cả Việt Nam, nhữngngười hoạt động trong ngành thường chỉ thừa nhận khái niệm mỹ thuật theonghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mỹ thuật với thủ công mỹ nghệ
và mỹ thuật ứng dụng, và dơn giản hơn:mỹ thuật là những đường nét đượccon người tự quy ước với nhau theo cảm nhận được sử dụng để biểu lộ thếgiới thực tại gián tiếp qua một chất liệu nào đó theo một cách riêng của mỗingười cho là đẹp
Bộ môn Mỹ thuật ở bậc THCS cũng vậy, là một bộ môn không thểthiếu được trong phân phối chương trình phổ cập giáo dục cho học sinh.Trong thực tiễn hiện nay, việc dạy và học môn Mỹ thuật ở một số trườngvẫn còn bị coi nhẹ, giáo viên nhận thức chưa sâu về môn học, còn cho rằng
Trang 3đây là môn học phụ không phải là môn thi vì vậy từ chỉ đạo đến đầu tư chomôn học còn chưa nhiều, còn nhiều trường chưa có giáo viên chuyên trách,giáo viên văn hoá phải dạy kiêm nhiệm Mục đích giáo dục của môn Mỹthuật ở trường THCS là giúp học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất,cảm xúc, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách conngười trong xã hội hiện nay và việc nghiên cứu thực trạng này đã đem lạihiệu quả cho môn Mỹ thuật ở trường THCS Nếu trong quá trình giáo dục ởcác trường phổ thông không có bộ môn Mỹ thuật thì học sinh sẽ không đượcphát triển một cách toàn diện Vì việc dạy và học môn Mỹ thuật không phải
là đào tạo cho các em học sinh trở thành những hoạ sĩ chuyên nghiệp màmục đích của dạy học Mỹ thuật là tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc,làm quen, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên và cảm nhận được vẻ đẹp củacác tác phẩm nghệ thuật Qua đó các em biết vận dụng vào thực tiễn cuộcsống hằng ngày Chính vì vậy việc dạy học Mỹ thuật ở các trường THCS làrất cần thiết, góp phần vào hình thành phẩm chất tốt đẹp của người lao độngtrong thời kỳ mới Người lao động có tri thức, dám nghĩ dám làm thì laođộng mới đạt năng suất, hiệu quả cao, đặc biệt là nghệ thuật
Môn học Mỹ thuật ở trường THCS được dạy và học thông qua cácphân môn khác nhau như: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức
mỹ thuật Trong mỗi một phân môn lại có vai trò và ý nghĩa khác nhau đểcung cấp kiến thức cho học sinh Riêng hoạt động tạo hình là hoạt độngquan trọng trong các hoạt động giáo dục, bởi môn học Mỹ thuật nhằm cungcấp cho học sinh kiến thức về thẩm mỹ góp phần phát triển năng khiếu về
mỹ thuật Vì vậy, phân môn Vẽ theo mẫu góp phần rèn luyện tư duy hìnhtượng, từ óc quan sát tới khả năng nhận biết những cái đẹp, hoàn mỹ củacuộc sống Từ đó biết trân trọng những di sản văn hoá của dân tộc mình
Trang 4Phân môn Vẽ theo mẫu là một phân môn khó học và nó mang tínhchất chắt lọc về hình vẽ rất nhiều, bản thân của môn học mang tính khô khannên nhiều học sinh chán nản khi học Vẽ theo mẫu còn được gọi là vẽ tảthực, ở các trường đào tạo chuyên nghiệp vẽ theo mẫu được gọi là hình hoạ.Hình hoạ là môn học nghiên cứu sâu về cấu trúc, tỉ lệ hình dáng người, đồvật một cách cơ bản giúp cho người học có cơ sở để vận dụng trong sáng táctranh, tượng ở trường phổ thông nói chung, tiểu học nói riêng vẽ theo mẫu
là một phân môn trong môn Mĩ thuật Tên gọi vẽ theo mẫu biểu hiện mức độcủa nội dung nhằm cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về Mĩ thuật, gópphần hình thành thị hiếu thẩm mĩ, giúp các em có thể vận dụng vào đời sốnghàng ngày Vẽ theo mẫu là mô tả những đặc điểm về hình dáng, cấu trúc của
đồ vật, con người bằng đường nét, hình khối,đậm nhạt, màu sắc trên mặtphẳng của giấy vẽ
Với học sinh THCS thì các em đã được làm quen với những bài vẽtheo mẫu ngay ở bậc tiểu học, nhưng yêu cầu của bài Vẽ theo mẫu ở cấpTHCS đòi hỏi cao hơn về kiến thức và kĩ năng thể hiện Đặc biệt là phânmôn Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9 Trong trường hợp này đòi hỏi ở ngườigiáo viên phải biết cách vận dụng và kết hợp các phương pháp dạy học,truyền đạt kiến thức của mình cho học sinh giúp các em nắm bắt vững kiếnthức Phân môn Vẽ theo mẫu hình thành ở người học kĩ năng: Quan sát: hiểuđược vẻ đẹp của đồ vật, con người qua đặc điểm hình dáng, ước lượng tỉ lệ;Sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy; Vẽ hình; Vẽ đậm nhạt , vẽ màu Bài vẽtheo mẫu được đánh giá là đẹp không phải là sự sao chép thật giống mẫunhư ảnh chụp mà nó thể hiện được cảm xúc của người vẽ qua bút pháp diễn
tả Trong đấy đường nét và hình mảng là hai ngôn ngữ chính Thể hiện đượcđường nét, hình mảng đẹp thì bài vẽ theo mẫu mới đẹp
Trang 5Để cho học sinh hiểu được vấn đề này và hứng thú học bộ môn Mỹthuật nói chung và phân môn Vẽ theo mẫu nói riêng đòi hỏi người giáo viênphải chuẩn bị kiến thức chuyên môn của mình thật tốt, tìm tòi, kết hợp cácthủ pháp gây hứng thú, lôi cuốn cho học sinh trong tiết học như: có thể chohọc sinh chơi một số trò chơi để các em có thể nhận dạng được vật mẫu vànắm bắt rõ được đặc điểm riêng biệt của từng vật mẫu Trong tình hình hiệnnay nhiều giáo viên đã nắm bắt được vai trò quan trọng của mình, họ đã thayđổi các phương pháp dạy học để truyền đạt kiến thức cho học sinh ngàycàng hoàn thiện hơn Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn tồn tại những nhược điểm
từ phía giáo viên và học sinh như học sinh chưa tích cực tự giác trong họctập, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của mình Một số giáo viên vẫnchưa nhận thức đúng đắn về phương pháp đổi mới dạy học, chưa biết cáchtạo hứng thú cho họ sinh và kiến thức chuyên môn chưa đạt yêu cầu vì vậyảnh hưởng rất lớn đến bài vẽ của học sinh
Là sinh viên học chuyên ngành Mỹ thuật chuẩn bị ra trường làm mộtgiáo viên giảng dạy môn mỹ thuật ở trường THCS, và đã từng được đi thựctập Thông qua các tiết thực giảng và dự giờ, em rất muốn học sinh nắmvững kiến thức và có đam mê với môn học Được nhận những ý kiến đónggóp từ phía các thầy cô và các bạn sinh viên nên em đã hiểu được tầm quantrọng của bộ môn Mỹ thuật và phân môn Vẽ theo mẫu, đặc biệt là khả năngtìm hiểu và đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao việc thể hiện đườngnét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9 được tốt hơn
Xuất phát từ thực tiễn đấy, em đã chọn đề tài : “Tìm hiểu khả năngthể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9” đểlàm bài tập tôt nghiệp Từ đấy nâng cao nghiệp vụ cho bản thân và các giáoviên khác, giúp cho học sinh THCS học môn Mỹ thuật nói chung và phânmôn Vẽ theo mẫu nói riêng đạt kết quả cao
Trang 62 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Tiến hành tìm hiểu đánh giá khả năng thể hiện đường nét, hình mảngtrong bài Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9
- Cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức cơ bản nhất định, giúp các
em hiểu được cái đẹp của đường nét, hình mảng, đậm nhạt, ánh sáng, màusắc, bố cục trong bài Vẽ theo mẫu, đồng thời hoàn thành được các bài tập
lý thuyết và thực hành
- Nhằm phát triển khả năng tư duy hình tượng, óc quan sát và trình độ thểhiện một bài vẽ theo mẫu Và đề ra những giải pháp để nâng cao khả năngthể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu:
+ Các tiết dạy Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9 trường THCS Quang Trung
và trường THCS Nguyễn Du
+ Giáo viên dạy Mỹ thuật và học sinh lớp 9 hai trường THCS QuangTrung và THCS Nguyễn Du
- Đối tượng nghiên cứu:
Khả năng thể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu của họcsinh lớp 9
4 Giả thuyết khoa học:
Nếu khả năng thể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫucủa học sinh 9 tốt thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học bộ môn Mỹthuật nói chung và phân môn Vẽ theo mẫu nói riêng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 7- Nhiệm vụ thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đềkhả năng thể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu của học sinhlớp 9 trong giờ học.
- Nhiệm vụ thứ hai: Điều tra, đánh giá thực trạng khả năng thể hiệnđường nét, hình mảng của học sinh lớp 9 trong bài Vẽ theo mẫu
- Nhiệm vụ thứ ba: Phân tích, đánh giá kết quả điều tra để tìm ra cácnguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thể hiện đườngnét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9
6 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu khả năng thể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theomẫu của học sinh lớp 9 ở hai trường THCS Quang Trung và THCS Nguyễn
Du ở TP Hà Tĩnh – Hà Tĩnh Tổng số là 300 học sinh
Thời gian thực hiện từ ngày 1 tháng 1 đến hết ngày 9 tháng 2 năm 2012
7 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Đọc các đề tài có liên quan đến vấn đề khả năng thể hiện đường nét,hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9 trong giờ Mỹ thuật + Phân tích hệ thống khái quát hoá các tài liệu thống kê, các quan niệmkhác nhau về sự thể hiênh đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu củahọc sinh lớp 9
+ Trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm để nghiên cứu, xây dựng các chỉtiêu đánh giá khả năng thể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫucủa học sinh lớp 9
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát, tìm hiểu thể hiện đường nét, hìnhmảng trong bài Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9
Trang 8+ Phương pháp điều tra: Gửi phiếu điều tra cho giáo viên dạy các lớp 9.Điều tra bằng trò chuyện, trao đổi phiếu điều tra.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Kế hoạch giáo
án, tổ chức hoạt động tìm hiểu khả năng thể hiện đường nét, hình mảngtrong bài Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9 bằng các tranh vẽ của học sinh
- Phương pháp xử lý dữ liệu thu được:
Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu điều tra dựa vào kếtquả thu được chia sản phẩm thành ba mức độ khác nhau:
+ Mức độ 1: Có sự tìm tòi sáng tạo
+ Mức độ 2: Hướng tới sự cảm nhận sáng tạo
+ Mức độ 3: Không có sự tìm tòi sáng tạo
8 Đóng góp mới của đề tài:
Đề tài này góp phần bồi dưỡng cho giáo viên mỹ thuật một kiến thứcdồi dào về đường nét, hình mảng trong bài VTM Tìm hiểu đề tài này tạođiều kiện cho người giáo viên mỹ thuật một hứng thú với nghề nghiệp, hiểuđược tâm lý của học sinh đối với môn mỹ thuật Đặc biệt là khả năng thểhiện đường nét, hình mảng của học sinh trong bài VTM Giúp các em cónhận thức về đường nét, hình mảng để tạo hứng thú trong học tập môn mỹthuật, cụ thể là phân môn VTM Ngoài ra còn giúp các em có những tácphẩm mỹ thuật trong và ngoài nước Nghiên cứu đề tài này còn để xác địnhtrách nhiệm của người giáo viên trong việc giảng dạy môn mỹ thuật
Trang 9- Từ ngày 2 tháng 2 đến ngày 9 tháng 2: Duyệt bài Đánh máy hoànthiện Nộp bài.
Trang 10PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I:
HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Mục đích dạy học môn mỹ thuật ở trường THCS:
Môn mỹ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo họa sĩ hay nhữngngười chuyên làm nghề mỹ thuật mà môn mỹ thuật ở trường THCS nhằmgiáo dục khả năng cảm thụ, cảm xúc thẩm mỹ và bồi dưỡng thị hiếu thẩm
mỹ cho học sinh Nhằm chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làmquen, thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và vận dụng hiểu biết của mình
về cái đẹp vào học tập và sinh hoạt hằng ngày Góp phần xây dựng conđường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cụ thể sau này
Mục đích dạy học môn mỹ thuật ở trường phổ thông nói chung và ởtrường THCS nói riêng, góp phần nâng cao năng lực quan sát, khả năng tưduy hình tượng, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp làm việc khoa học, gópphần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội Mọi người đều hướng tớicái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, thưởng thức cái đẹp
Môn mỹ thuật ở trường THCS giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thôngqua ngôn ngữ tạo hình, vẻ đẹp của bố cục, của trang trí, hình tượng màu sắc,đường nét, bồi dưỡng phương pháp làm việc khoa học nhằm hình thành ởhọc sinh phẩm chất lao động mới đáp ứng đòi hỏi của xã hội phát triển ngàycàng cao
Học sinh nhận thức sâu sắc hơn về vẻ đẹp và giá trị của nền mỹ thuậtông cha để lại Giúp học sinh tiếp thu có hiệu quả hơn trí thức ở các môn họckhác, vì các môn học có liên quan móc nối với nhau
Hơn nữa định hướng cho một số bộ phận nhỏ học sinh học tiếp ngành mỹthuật, hay tạo điều kiện cho một số học sinh thi vào các trường chuyên
Trang 11ngành có liên quan đến mỹ thuật sau này như: mỹ thuật, kiến trúc, thời trang,xây dựng
2 Đặc điểm của môn mỹ thuật:
Trong nhà trường phổ thông trung học nói chung và trường THCS nóiriêng bao gồm có rất nhiều môn học, đặc điểm của các môn học rất khácnhau Nếu như việc dạy môn tự nhiên-xã hội ở trường không nhằm đào tạohọc sinh trở thành những nhà chuyên môn thì việc dạy môn mỹ thuật cũngkhông nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những nhà nghệ sĩ Cùng vớicác môn học khác, môn mỹ thuật cung cấp cho học sinh những kiến thứcgiáo dục về cảm xúc, thẩm mỹ, tập cho các em biết nhìn và tìm ra cái đẹp,tiếp đến đó là bồi dưỡng cảm xúc thảm mỹ
Đối với các em học sinh, học môn mỹ thuật là một trò chơi có sức hấpdẫn kì lạ Hầu như học sinh nào cũng đều thích vẽ những bức tranh đầy sángtạo của các em làm chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác Hìnhtượng và màu sắc trong tranh của các em rất đa dạng và phong phú, hầu nhưhình ảnh và màu sắc trong bài vẽ tranh của các em rất đẹp và tươi sáng.Không phải em nào cũng vẽ đẹp, mà các em chưa cảm nhận hết cách thểhiện và sự tinh tế còn hạn chế, tính liệt kê các hình ảnh chưa được cao, màusắc còn mờ nhạt hoặc quá tối Vì sự thể hiện bài vẽ khác nhau như vậykhông phải em nào cũng thíh vẽ và biết vẽ Như vậy các em cần được cácthầy cô chỉ bảo, có sự nhạy bén những phương pháp phù hợp giúp các emhọc và nắm được kiến thức một cách có hiệu quả tốt nhất
Theo quy luật phát triển của tự nhiên thì một khi đời sống vật chất của
xã hội được nâng cao thì nhu cầu về thẩm mỹ ngày càng phát triển, chính vìthế trong chương trình giáo dục mới mục tiêu giáo dục đặt ra đó là phải làmsao để học sinh biết cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp đã được đưa lên nganghàng với mục tiêu khác
Trang 123 Đặc điểm ngôn ngữ hoạt động mỹ thuật chung của học sinh THCS lớp 9:
Học sinh THCS tuổi 15 là lứa tuổi ham thích môn nghệ thuật nóichung, hoạt động môn mỹ thuật nói riêng Một số học sinh THCS có nhucầu thưởng thức các tác phẩm hội họa, điêu khắc, công trình kiến trúc, xâydựng, thời trang… Một số bộ phận cần có kiến thức mỹ thuật cho nhữngngành nghề của mình nay mai như: Xây dựng, kiến trúc, sư phạm mỹ thuật,thời trang
Chương trình học ở THCS về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cùngvới những kinh nghiệm sống của học sinh đảm bảo cho các em tiếp thu đượckiến thức mỹ thuật, sẽ giúp các em học và cách nhìn tư duy của các em vềmôn mỹ thuật tốt hơn, nó sẽ tạo điều kiện cho các em học các môn khoa học
tự nhiên, xã hội có hiệu quả hơn
Tuy nhiên ở THCS, học sinh học môn mỹ thuật chưa có nề nếp ngay từbậc tiểu học đã bị cuốn hút vào các môn học chính, cơ sở vật chất cho bộmôn mỹ thuật còn thiếu thốn và nghèo nàn, môi trường còn hạn hẹp, đều cónhững hạn chế bất cập đến chất lượng học của môn mỹ thuật
Ở bài VTM rất được các em học sinh THCS, đặc biệt là lứa tuổi 15thích thú, tuy lứa tuổi này sắp sửa qua bậc THCS lên THPT, các em phảichú trọng đến các môn chính như các môn tự nhiên, xã hội, nhưng việc họcmôn mỹ thuật vẫn gây sự hứng thú cho các em, nó không gây sự gò bó vàsuy nghĩ nhiều hơn các môn khác, mà nó là môn các em có thể vẽ những gìmình thích trong đời sống hằng ngày, những gì mà các em mơ ước, nhất là ởcác tiết học VTM, các em được vẽ những đồ dùng, vật dụng trong cuộcsống, những thứ mình thích và cách thể hiện đường nét, hình mảng cũngvậy
Trang 13Tuy nhiên về hình tượng còn có những thiếu sót, chưa có nhiều kỹnăng về dựng hình và hiểu biết về đặc điểm của đồ vật, tượng nên tranh củacác em vẽ con chưa chính xác.
Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình chung của học sinh THCS:
- Bố cục: Bố cục bài vẽ chặt chẽ, hình vẽ tự do rõ ràng hơn, có mảngchính, mảng phụ, nhiều chi tiết phù hợp với đề tài, sát với mẫu
- Hình mảng: Hình vẽ trong tranh số lượng nhiều hơn, có nhiều mảng khốichi tiết, hình ngày càng giống mẫu
- Đường nét: Nét vẽ mạch lạc, rõ ràng hơn so với lứa tuổi tiểu học
- Đậm nhạt: Các em biết cách thể hiện đậm nhạt, sáng tối giống với mẫu,biết điều chỉnh ánh sáng phù hợp với chất của mẫu
4 Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THCS lớp 9:
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15tuổi, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9, lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếuniên, nó có vị trí đặc biệt trong sự phát triển của các em Thời kỳ phát triểntâm lý của học sinh lớp 9, đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổitrưởng thành, nội dung cơ bản của sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh THCSvới các em lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt:trí tuệ, đạo đức, sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kếtquả biến đổi của cơ thể, có sự tự ý thức các kiểu quan hệ với người lớn, vớibạn bè và các hoạt động hoạt tập và hoạt động xã hội Như vậy,sự phát triểntâm lý của học sinh THCS là rất phức tạp
Đối với tâm lý của học sinh lớp 9, đây là giai đoạn chuyển giao giữatrẻ em thành người lớn, tất cả các yếu tố như: thể chất, tinh thần, trí tuệ,nhân cách đều có những bước phát triển mạnh mẽ, tâm lý phát triển không
ổn định, các em thường có tính bốc đồng theo bạn bè, ương bướng, khó bảo,nhiều em không chú trọng đến việc học tập và không ý thức được tầm quan
Trang 14trọng của kiến thức do thầy cô truyền đạt, các em bắt đầu chú ý đến việc ănmặc, đầu tóc làm sao cho đúng mốt Vì vậy, chúng ta thấy rằng để nắm bắtđược tâm lý của các em trong giờ học là rất khó, tâm hồn các em trong sáng,ngây thơ trong tất cả các mối quan hệ, hầu như các em đều không ý thứcđược điều đó, dẫn đến việc ảnh hưởng tới học tập, kết quả học tập khôngcao.
Tâm lý của học sinh lớp 9 với việc thể hiện đường nét, hình mảng trongbài VTM, việc học của các em hầu hết các môn học rất là nhiều kiến thứcnặng nề, các em chưa biết cách phân bổ thời gian cho các môn học ssao chohợp lý Đây là tình trạng chung của các em trong độ tuổi THCS Trong thực
tế, để biết rõ điều đó tôi đã gửi phiếu điều tra cho giáo viên và đánh giá bài
vẽ của các em Qua đó đã thu được nhiều ý kiến phản hùăt các thầy cô vàcác em học sinh, ta thấy được rằng các em chưa đầu tư được thời gian vàoviệc học, nhiều em cho rằng bộ môn MT là môn học không cần thiết, các em
lơ là trong việc học và làm bài như kiểu đối phó, chưa chuẩn bị đồ dùng chocác tiết học Bên cạnh đó, một số học sinh rất thích học môn MT, các emphân chia thời gian hợp lý cho tất cả các môn học, đặc biệt là môn MT Việchọc sinh không hăng say khi học môn MT có nhiều yếu tố tác động đến tâm
lý học sinh như: gia đình, xã hội, trình độ của giáo viên, cơ sở vật chất… Tóm lại, đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 9 là lứa bướng bỉnh tuổi khóbảo với sự phát triển mạnh mẽ về tâm lý, biểu hiện tình cảm rõ rang, sự yêu,
sự ghét, đồng thời có sự biểu hiện của e thẹn, ngại ngùng ảnh hưởng đến kếtquả bài vẽ các em rất nhiều Trong quá trình làm bài, các em thường che bài
vẽ của mình không để thầy cô nhìn thấy đồng thời các em có cảm giác mình
đã lớn, mình sẽ làm được, sẽ vẽ được nhưng khi bắt tay vào quá trình vẽ thìcác em không thể hiện được ý tưởng của mình
Trang 15Sự phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ mạnh mẽ nhưng không đồng đều,
đa phần các em còn bỡ ngỡ, vụng về trong khi vẽ bài, điều chỉnh hình vẽ, nétbút không theo suy nghĩ của bản thân và lứa tuổi còn ở tuổi ăn, ngủ, hamthích vui chơi hoạt động Vì vậy để thu hút các em vào vẽ bài là rất cần thiếtgiúp các em thể hiện được bài vẽ và yêu thích môn học hơn
5 Đặc điểm của học sinh lớp 9 với việc thể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu.
Học sinh lớp 9 các em đã được phát triển hầu hết về các mặt như nhâncách, tâm lý, đạo đức và trí tuệ Nếu như ở cấp 1 các em nhận thức theo kiểu
lý tính, ở cuối tiểu học các em thường tưởng tượng cho các bài vẽ của mình
và tái tạo những hình ảnh đó bắt đầu hoàn thiện thành những hình ảnh mới,tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển, ở đây ta chủ yếu quan tâm là khảnăng thể hiện đường nét, hình mảng trong bài VTM, ở những đoạn bài dướicác em cảm nhận đường nét, hình mảng hầu hết các em chưa biết phân tíchcác giác độ đó với nhau, tất cả những hiện tượng, hình ảnh và sự việc đượcđưa vào trong tranh đều gắn liền với các xung đột tình cảm yêu-ghét, nhữnghình ảnh gần gũi được các em thể hiện rất phong phú
Với học sinh lớp 9, các em đã có sự cảm nhận về yếu tố đường nét,hình mảng rõ ràng, các em biết so sánh các giác độ của từng vật mẫu và thểhiện vào bài vẽ một cách sang tạo, đạt hiệu quả cao
6 Vai trò, ý nghĩa của khả năng thể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu.
Vai trò và ý nghĩa của khả năng thể hiện đường nét, hình mảng trongbài VTM, đây là yếu tố vô cùng quan trọng, làm thế nào cho học sinh cảmnhận và thể hiện được yếu tố đó vào bài VTM? Đây là việc làm cần thiết vàđược làm liên tục nhằm tạo ra các phương pháp mới để học sinh có hứng thúsáng tạo trong bài vẽ của mình, nhưng đổi mới và vận dụng như thế nào là
Trang 16một vấn đề được đặt ra cho những ai làm giáo viên MT ở bậc THCS, vì vậymỗi giáo viên phải tìm và vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp để ápdụng vào từng bài dạy sao cho học sinh nắm bắt, thể hiện được mục đích củabài vẽ, đặc biệt là phân môn VTM Yếu tố đường nét, hình mảng có vai tròquan trọng, để thu được những bài có kết quả từ phía học sinh, chúng ta phảitruyền đạt kiến thức làm sao cho học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa củaviệc thể hiện đường nét, hình mảng là rất quan trọng trong bài VTM, đồngthời vận dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp thì mới thu được kết quảnhư mình mong muốn
7 Yêu cầu của việc thể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu.
Trong quá trình học tập ở trường CĐSP TW và 3 tuần thực tập giảngdạy ở trường THCS tôi đã rút ra một số yêu cầu trong bài VTM của học sinhlớp 9 Trước tiên, chúng ta phải nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu và nắm vững
lý luận dạy học môn MT, từ đó có nhận thức đúng đắn về đổi mới phươngpháp dạy MT nói chung và đổi mới phương pháp dạy VTM nói riêng
Dạy và học phải bám sát mục tiêu bài học, xác định và thực hiện đúng mụctiêu bài dạy, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học sinh
Chưong trình và mục tiêu cần có sự thống nhất, những nội dung dạytrong sách giáo viên phải được nghiên cứu và sử dụng một cách linh hoạtphù hợp với thực tế đối tượng học sinh, từng trường, từng địa phương
Giáo viên muốn truyền đạt để học sinh cảm nhận và thể hiện được yếu
tố đường nét hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu, chúng ta phải quan tâm tớiđối tượng học sinh từng lớp và phối hợp các phương pháp dạy học khácnhau sao cho chúng bổ trợ cho nhau trong cả hoạt động dạy và hoạt độnghọc, tạo điều kiện để học sinh tích cực hoạt động, sáng tạo là chủ yếu Vớitiết học hoạt động quan sát, phân tích và thực hành là chủ yếu
Trang 17Yêu cầu của việc thể hiện đường nét, hình mảng trong bài Vẽ theomẫu của học sinh lớp 9 là học sinh phải thể hiện được các yếu tố yêu cầu củamột bài Vẽ theo mẫu theo tiêu chuẩn Mỹ thuật lớp 9 đã đề ra, bài vẽ của các
em phải đạt các yếu tố về hình, về mảng, về màu sắc, ánh sáng, bố cục vàchất liệu, từ đó các em hiểu được yêu cầu của bài vẽ và xác định đúng mụcđích thì việc thể hiện đường nét, hình mảng sẽ đạt hiệu quả cao
8 Những yếu tố ảnh hưởng đến bài vẽ theo mẫu của học sinh.
a Yếu tố khách quan.
- Môi trường: Nhắc đến môi trường, chúng ta có môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta chỉbàn về yếu tố tác động chủ yếu là môi trường tự nhiện Trong một bai vẽ, sựtác động của môi trường là không thể phủ nhận, khi thời tiết đẹp ánh sángphù hợp sẽ cho ta cảm nhận và quan sát mẫu một cách trung thực, rõ ràng vàngược lại Một bài vẽ tốt là bài vẽ phải kết hợp được sự chính xác của mẫu,
sự nhạy cảm của tâm hồn, sự biến đổi linh hoạt của môi trường, ví dụ như:Chúng ta vẽ bài Vẽ theo mẫu vào một ngày có thời tiết đẹp, phù hợp cùngvới một tinh thần thoải mái, chúng ta sẽ nhìn vật mẫu một cách rõ ràng, hìnhkhối và các mảng đậm nhạt của vật mẫu cũng được thể hiện hết vẻ đẹp củamình thì điều tất yếu thì chúng ta sẽ có một bài vẽ thật đẹp, còn không thìngược lại, vì vậy môi trường là yếu tố có ảnh hưởng đến bài vẽ rât nhiều
- Gia đình: Là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy, tâm lý của
học sinh Gia đình còn là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng và quá trình hìnhthành nhân cách của trẻ Do vậy, sự mong muốn từ phía nhà trường là sự kếthợp của gia đình với nhà trường để giáo dục các em phát triển toàn diện vềnhân cách, trí tuệ, vì khi gia đình không quan tâm nhiều thì các em sẽ không
có đầy đủ đồ dùng học tập trong môn này Vậy gia đình cũng là yếu tố rấtquan trọng ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em
Trang 18- Xã hội: Bên ngoài sự giáo dục của gia đình, thì môi trường xã hội
xung quanh các em là một yếu tố quan trọng giúp các em phát triển nhâncách một cách toàn diện, những ảnh hưởng của xã hội là điều khó có thể phủnhận
- Cơ sở vật chất: Để dạy và học môn Mỹ thuật thì các dụng cụ vẽ,
sách vở, chất liệu vẽ…là những phương tiện cơ bản để giáo viên giảng dạy
và học sinh thực hành, nếu như điều kiện học tập này không có hoặc bị thiếu
sẽ dẫn đến việc học của các em không có hiệu quả, nhất là khi yêu cầu củamôn học là việc thực hành nhiều Vì thế sự cần thiết của của cơ sở vật chấttrong quá trình dạy và học là yếu tố không thể thiếu trong phân môn Vẽ theomẫu
- Năng lực của giáo viện: Người giáo viên phải là người có khả năng
định hướng, truyền đạt kiến thức cho học sinh Là một giáo viên Mỹ thuậtchúng ta cần phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học, kịpthời phát hiện và bồi dưỡng cho từng đối tượng học sinh khác nhau Ngoài
ra, chúng ta cũng cần tự học hỏi đồng nghiệp, bạn bè để nâng cao kiến thức
và chuyên môn nghiệp vụ
Trang 19Chương II:
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THỂ HIỆN ĐƯỜNG NÉT HÌNH MẢNG
TRONG BÀI VẼ THEO MẪU CỦA HỌC SINH LỚP 9
1 Vài nét về trường THCS Quang Trung và trường THCS Nguyễn Du.
Trong đề tài đề cập nghiên cứu trên hai trường thuộc địa bàn Tp HàTĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Đấy là:
- Trường THCS Quang Trung - Thạnh Hạ - Tp Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
- Trường THCS Nguyễn Du - Nguyễn Du – Tp Hà Tĩnh – Hà TĨnh Trường THCS Quang Trung( Trước đây là trường THCS Hạ Môn),được thành lập vào năm 1985, trường có địa bàn nằm ngay trung tâm xãThạch Hạ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại và học tập của giáo iên vàhọc sinh
Trường có: Ban giám hiệu có 2 người, giáo viên có 38 thầy cô, bảo vệ
và lao công có 2 người
Trang 20Trường THCS Nguyễn Du được thành lập vào năm 1980 trường cóđịa điểm nằm ngay trung tâm phường Nguyễn Du, khu vực đông dân cưthuận tiện cho việc học sinh học tập và giáo viên giảng dạy.
Giáo viên dạy môn Mỹ Thuật đểu là giáo viên trẻ vừa ra trường vìthực tế môn Mỹ Thuật cũng mới được đưa vào giảng dạy trong những nămgần đây tại hai trường này Học sinh ở đây hiếu học, gia đình có điều kiện vàrất quan tâm đến việc học của các em Học sinh đi học đông và đầy đủ
Môn Mỹ thuật được đưa về giảng dạy ở hai trường, qua tìm hiểu đượcbiết các em học sinh đều rất hứng thú học bộ môn Mỹ Thuật Đặc biệt làtrong các tiết học vẽ theo mẫu Tuy nhiên môn Mỹ Thuật vừa đựoc đưa vào
Trang 21nhà trường và chỉ là môn phụ, mà csác em học sinh thì chủ yếu chú tâm vàocác môn học chính chứ chưa chú ý đến môn này nhiều.
Mặc dù vậy, có điều kiện dạy học đầy đủ, có mayc chiếu, một trường
có phòng học Mỹ thuật riêng nên các tiết học Mỹ thuật rất sinh đông, họcsinh hứng thú học và có kết quả tốt
2 Khái quát hoá về môn Mỹ thuật ở lớp 9.
Chương trình Mỹ thuật ở lớp 9 gồm 4 phân môn:
- Vẽ theo mẫu: 5 tiết
- Vẽ tranh: 4 tiết
- Vẽ trang trí: 5 tiết
- Thường thức Mỹ thuật: 4 tiết
- Trưng bày kết quả học tập: 1 tiết
Tổng cộng: 19 tiết/1năm
Chương trình Mỹ thuật 9 theo Bộ giáo dục phân bố chỉ học một học
kỳ Phân môn vẽ theo mẫu gồm có:
- Tĩnh vật (Lọ hoc và quả - vẽ hình)
- Tĩnh vật (Lọ hoa và quả - vẽ màu)
- Vẽ tượng chân dung (Tượng thạch cao - vẽ hình)
- Vẽ tượng chân dung ( Tượng thạch cao - vẽ màu)
a Nhận thức của giáo viên về đường nét, đường mảng.
- Tầm quan trọng của môn Mỹ thuật qua tìm hiểu thực tế:
Có nhiều giáo viên nhận thức đùng đắn rằng; Mỹ thuật là môn học sáng tạo,phát triển tư duy, hình tượng và trí tưởng tượng, tình yêu cái đẹp và ý thứchành động theo cái đẹp vì thế rất có ích cho cá em học sinh và góp phầnquan tọng trong việc phát trển toàn diện cho các em cả về thể chất lẫn tinhthần, song thực tế dạy học môn Mỹ thuật còn nhiều khó khăn, bất cập Trướcđây Mỹ thuật ở trong trường học chỉ được coi là môn học phụ không được
Trang 22chú trọng Giáo viên có khi chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, đồ dùngdạy học còn thiều thốn nên chưa đạt hiệu quả cao trong các tiết học, từ năm
2004, Bộ giáo dục đã thay đổi chương trình học bằng cải cách Sách giáokhoa ở THCS có riêng Sách giáo khoa Mỹ thuật cho nên cả giáo viên và họcsinh đã chú tọng vào môn học hơn
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu thực trạng khả năng thể hiệnđường nét, hình mảng trong bài Vẽ theo mẫu của học sinh lớp 9:
Qua việc tìm hiều bài vẽ của học sinh, tôi thấy đây là một vấn đề rất cầnthiết, yêu cầu người giáo viên phải có một kiến thức phong phú và hiểu biếtrộng về vấn đề đường nét, hình mảng để hướng dẫn học sinh học tốt hơnmôn Vẽ theo mẫu ở lớp 9
b Nhận thức của học sinh về đường nét, hình mảng.
Mỹ thuật ở trường THCS chủ yếu là giáo dục thẩm mỹ tạo điều kiệncho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên, của cáctác phẩm nghệ thuật Từ khi bắt đầu đưa Mỹ thuật vào trường THCS, họcsinh cũng rất hứng thú với môn học này Tuy nhiên các em học sinh vẫn bịchi phối, ảnh hưởng bởi các môn học chính Các em vẫn cho rằng môn Mỹthuật không phải là môn chính nên các em vẫn sao lãng việc học tập củamôn Mỹ thuật Vì vậy việc giảng dạy môn Mỹ thuật ở cấp THCS vẫn còngặp khó khăn
Các em học sinh lớp 9 đã có những cảm nhận khác nhau về đườngnét, hình mảng Mỗi học sinh lại có sự cảm nhận khác nhau và thể hiện cácyếu tố trong bài vẽ cũng khác nhau, vì thế bài vẽ của các em rất phong phú
và đa dạng, đặc biệt qua việc tỉm hiểu tình hình học môn Mỹ thuật ở 2trường THCS Quang Trung và THCS Nguyễn Du đã cho ta thấy sự chênhlệch đó Nhận thức của các em lớp 9 ở hai trường là khác nhau, điều đó đượcthể hiện trong bài vẽ của các em, rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến nhận thức