1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát hiện và sửa lỗi trong bài văn kể chuyện của học sinh lớp 5 trường tiểu học Trưng Nhị Phúc Yên, Vính Phúc

58 946 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 7,72 MB

Nội dung

Đến lớp 4 các em được học văn kế chuyện: khái niệm về văn kể chuyện; nhân vật trong chuyện; kế kết hợp tả hành động, ngoại hình của nhân vật; biết thế nào là cốt truyện, đi xây dựng cốt

Trang 1

Khoá luận tỗt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

LOI CAM ON

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, các

thầy cô giáo trong khoa GDTH và các thầy cô giáo trong tô bộ môn Tiếng Việt đã tận

tình giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Th.S Nguyễn Thu Trang - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn khóa luận này

Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Lê Thị Chính

Lê Thị Chính x 1% K32A - GDTH

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Dé tài chưa được công bó trong bất cứ

một công trình khoa học nào khác

Trang 3

Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang 4

NOI DUNG

CHUONG 1.CO SO LY LUAN

1.1 Tập làm văn và một số đặc điểm của phân môn Tập làm văn 10

1.1.1 Tập làm văn là gì? 10

1.1.2 Vị trí — Tính chất của phân môn Tập làm văn 10

1.2.1 Chuyện là gì? 14

1.2.5 Những kiến thức và kỹ năng làm văn kể chuyện của học sinh lớp 4

cần hình thành được những kiến thức và kỹ năng làm văn kế chuyện sau 17

1.3.2.1 Các lỗi về hình thức diễn đạt 18

TIỂU KẾT

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG CAC LOI TRONG BAI VAN KE CHUYEN

CUA HOC SINH TIEU HOC

2.1 Khảo sát thực trạng lỗi trong bài văn kể chuyện của HSTH

Lê Thị Chính x 4% K32A - GDTH

Trang 5

Khoá luận tỗt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA LỖI

TRONG BÀI VĂN KẺ CHUYỆN CỦA HỌC SINH LỚP 4

3.2.2.4 Lỗi sử dụng từ lặp 46

TIEU KET

KET LUAN

TAI LIEU THAM KHAO

Trang 6

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục Tiểu học có vai trò quan trọng, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thảm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đó là những con người phát triển toàn diện, có trí thức và tay nghề, có năng lực thực hành, chủ động, sáng tạo, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh

Tập làm văn là môn học quan trọng, có nhiều tác dụng nhưng cũng là một môn

học khó đối với học sinh Tiểu học Đây là một môn học mang tính chất thực hành nhằm hiện thực hóa các hiểu biết đồng thời góp phần rèn luyện hoàn thiện chúng Việc dạy học Tập làm văn vừa rèn luyện các thao tác kỹ năng làm bài, vừa rèn luyện những phẩm chất đạo đức cần thiết và bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc tình cảm thâm mỹ cho các em Tập làm văn giúp học sinh có ý thức ngày càng cao trong việc viết các bài văn theo nhiều thê loại khác do chương trình quy định Ngoài các kỹ năng của việc tạo lập văn bản thì việc viết được một bài văn theo đúng thể loại còn rèn luyện cho các em có

kỹ năng đặc thù trong từng loại bài nhất định Bên cạnh đó việc bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, tăng thêm vốn sống cũng như là những yêu cầu rèn luyện cho học sinh Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học góp phần rèn luyện tư duy hình tượng từ óc quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện những chỉ tiết đã quan sát được đến khả năng nhào nặn các vật liệu có thật để xây dựng lên nhân vật, xây dựng lên cốt truyện Chương trình Tập làm văn ở Tiểu học lớp 1, 2, 3 yêu cầu chỉ là viết những câu, đoạn ngắn Chỉ từ lớp 4 và 5 mới viết thành bài văn hoàn chỉnh với yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao

Phân môn Tập làm văn ở lớp 4 gồm có các kiểu bài: miêu tả, kể chuyện, viết thư, đơn từ Trong đó kể chuyện là một trong những thể loại hấp dẫn và có nhiều tác dụng thiết thực bổ ích với các em

Nói văn kể chuyện hấp dẫn là vì nhu cầu nghe và kế được học sinh tiếp thu từ

khi chưa bước vào trường Tiểu học Những câu chuyên cổ tích của bà, của mẹ bên nôi,

bên gối có sức hấp dan ky lạ đối với các em lúc nhỏ, lên mẫu giáo trẻ em say sưa nghe

cô giáo kế và lên đến bậc Tiểu học từ lớp 3 các em bắt đầu học cách kẻ lại chuyện đã

Lê Thị Chính * 6% K32A - GDTH

Trang 7

Khoá luận tỗt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

nghe, đã đọc Đến lớp 4 các em được học văn kế chuyện: khái niệm về văn kể chuyện; nhân vật trong chuyện; kế kết hợp tả hành động, ngoại hình của nhân vật; biết thế nào

là cốt truyện, đi xây dựng cốt truyện; các đoạn trong bài văn kế chuyện; biết phát triển

câu chuyện và thực hành viết bài

Nhưng để viết được một bài văn kế chuyện đúng và hay đòi hỏi học sinh phải

có khả năng diễn đạt lưu loát, trôi chảy, có giọng kế hay hấp dẫn, có duyên, thể hiện qua cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn song đó là một vấn đề khó khăn của các em bởi các em còn hạn chế vì trình độ, vốn sống và sự hiểu biết

Qua thực tế tìm hiểu các bài văn kế chuyện của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng tôi nhận thấy trong bài làm của các em còn mắc quá nhiều lỗi: lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi chính tả

Vì vậy, tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Phát hiện và sửa lỗi trong bài văn kế chuyện cúa học sinh lớp 4 trường Tiếu học - Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc” Tôi hi vọng đề tài này sẽ cung cấp một vốn kiến thức về phương pháp và kỹ năng

nghiệp vụ sư phạm phục vụ cho công việc giảng dạy sau này của một giáo viên Tiểu

học

2 Lịch sứ vấn đề

Tập làm văn kể chuyện là đề tài hấp dẫn Lý thuyết về kiểu bài này đã được đề

cập rất nhiều trong các tài liệu như:

“Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học” của tác giả Nguyễn Trí, Nxb Giáo dục năm 2000 đưa ra những khái niệm cơ bản về tập làm văn, văn miêu tả Đồng thời tác giả cũng đưa ra phương pháp dạy văn kế chuyện ở Tiểu học và một số kinh nghiệm dạy học sinh viết bài văn kế chuyện cho tốt

Cuốn “văn miêu tả và kế chuyện” lại đưa ra những suy nghĩ kinh nghiệm của các nhà văn Vũ Tú Nam, Phạm Hồ, Bùi Hiến, Nguyễn Quang Sáng

Trong cuốn “phương pháp dạy hoc Tiếng Việt ở Tiểu học”, Nxb trường ĐHSP Hà Nội, Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí đưa ra nhận xét về vai trò và sự cần thiết của việc dạy văn miêu tả ở trường phô thông, từ đó trình bày một vài giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả

Tuy nhiên các cuốn sách trên tác giả mới chỉ trình bày vấn đề mang tính lý thuyết cơ bản về Tập làm văn kể chuyện Vì vậy, việc vận dụng những kiến thức đó

Lê Thị Chính *7 ® K32A - GDTH

Trang 8

vào giảng dạy văn kế chuyện còn là van dé quan tâm, chú ý Với ý thức và trách nhiệm của một người giáo viên Tiểu học trong tương lai tôi chọn đề tài “Phát hiện và sửa lỗi trong bài văn kế chuyện cúa học sinh lớp 4 trường Tiểu học Trưng Nhị - Phúc Yên

- Vĩnh Phúc” Trong phạm vi hẹp của mình qua thực tế tiếp cận các bài văn kế chuyện của học sinh lớp 4

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở những vấn đề lí luận về văn kế chuyện, tôi phát hiện lỗi sai trong bài văn kể chuyện của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Trưng Nhị, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi của học sinh Từ đó tôi đưa ra một só biện pháp khắc phục nhằm

nâng cao chất lượng bài văn kế chuyện cho học sinh

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các lỗi trong bài văn kể chuyện của học sinh lớp 4, nguyên nhân và cách chữa lỗi đó

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu các lỗi trong bài văn kể chuyện của học sinh

lớp 4 Nguyên nhân và cách chữa lỗi sai đó Tôi đã tiền hành điều tra, khảo sát thực tế

ở hai trường Tiểu học: trường Tiểu học Trưng Nhị (Phúc Yên -Vĩnh Phúc) nơi mà tôi

đã thực tập sư phạm và trường Tiêu học Thanh Luận (Sơn Động - Bắc Giang)

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu:

- Những vấn đề lí luận về Tập làm văn, văn kể chuyện

- Thực trạng các lỗi trong bài văn kế chuyện của học sinh Tiểu học Trưng Nhị (Phúc Yên -Vĩnh Phúc)

- Nguyên nhân và cách chữa các lỗi đó

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Trang 9

Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của khóa luận được

tôi triển khai như sau:

Chương I Cơ sở lí luận

Chương 2 Khảo sát các lỗi trong bài văn kế chuyện của học sinh

Chương 3 Nguyên nhân và cách chữa trong bài văn kế chuyện

Lê Thị Chính Oo * K32A - GDTH

Trang 10

NOI DUNG CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tập làm văn và một số đặc điểm của phân môn Tập làm văn

1.1.1 Tập làm văn là gì?

“Văn” trong Tập làm văn cần hiểu là những lời chúng ta nói hoặc viết ra khi giao tiếp Như vậy, “Văn” ở đây chính là ngôn bản Vì vậy, Tập làm văn chính là tập ngôn bản Dạy học Tập làm văn là dạy cho học sinh tạo lập, sản sinh ngôn bản

1.1.2 Vị trí - Tính chất cúa phân môn Tập làm văn

Tập làm văn là môn học mang tinh chất thực hành tổng hợp Nó sử dụng tất cả các hiểu biết, kỹ năng của môn Tiếng Việt và đồng thời góp phần hoàn thiện những tri thức và kỹ năng đó Chính vì vậy, phân môn Tập làm văn bao giờ cũng đặt ở vị trí cuối của đơn vị học Đồng thời, Tập làm văn bao giờ cũng là môn để kiểm tra, đánh giá năng lực học Ngữ văn của mỗi học sinh Tập làm văn rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản Vì thế, nó trở thành công cụ trong quá trình giao tiếp, tư đuy và học tập Phân môn này góp phần hoàn thiện và hiện thực hóa mục tiêu quan trọng nhất của dạy học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt và trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học

Tập làm văn là phân môn mang tính sáng tạo cao Mỗi bài văn là một công trình sáng tạo của người học và trong mỗi công trình ấy, người đọc đã thể hiện con người văn hóa, con người tỉnh thần của mình Do đó, Tập làm văn vừa rèn luyện tính sáng tạo vừa tạo cơ hội để học sinh hoàn thiện nhân cách

1.1.3 Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn

Nhiệm vụ chính của phân môn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản, đó là các kỹ năng: định hướng (phân tích, tìm hiểu vấn đề); tìm ý, lập

dàn ý; viết đọan, liên kết đoạn văn thành bài văn; kiểm tra sửa chữa hoàn thiện văn

bản Ngoài ra, phân môn này còn rèn luyện cho học sinh một só kỹ năng chuyên biệt

do yêu cầu của thể loại làm văn như: quan sát, xây dựng phát triển cốt truyện, miêu tả Tập làm văn còn góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tu duy phat triển ngôn ngữ, tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết, mở rộng tâm hồn, trau dồi nhân cách

Lê Thị Chính * 10 * K32A - GDTH

Trang 11

Khoá luận tỗt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

cho học sinh Quá trình đi phân tích để, tìm ý, quan sát là địp để học sinh mở rộng vốn từ, nói lên tư tưởng, tình cảm của mình Việc lập dàn ý, chia đoạn, tóm tắt truyện giúp khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của các em được rèn luyện Đây chính là lúc tư duy logic được phát triển Bên cạnh đó tư duy trừu tượng của các em cũng có dịp được rèn luyện nhờ vận

dụng các biện pháp so sánh , phân tích, nhân hóa thông qua Tập làm văn, học sinh có

ý thức gắn mình với cuộc sống bằng con mắt đầy thiện cảm và trách nhiệm

Dạy và học Tập làm văn là một trong những con đường có hiệu quả nhất để giáo dục và phát triển ngôn ngữ ở học sinh

1.1.4 Quy trình dạy một bài tập làm văn

a Quy trình đầy đú: gồm 5 bước:

Để tìm hiểu đề bài trước tiên giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề, tìm hiểu ý nghĩa

của từ quan trọng để trả lời một số câu hỏi là:

- Đề bài yêu cầu viết theo thể loại nào?

- Đề bài hỏi giải quyết vấn đề gì?

- Phạm vi bài làm đến đâu, trọng tâm bài làm ở chỗ nào?

Cần tìm tư liệu chuẩn bị bài

Mỗi kiểu bài có một cách thu thập tư liệu cách tìm ý riêng: với kiểu bài kể

chuyện đề giúp học sinh tìm ý, giáo viên nên đặt câu hỏi và dành thời gian giúp học

Lê Thị Chính #11 # K32A - GDTH

Trang 12

sinh hồi tưởng lại diễn biến chung và những chi tiết đã biết về câu chuyện, sự việc mà học sinh đã biết hoặc là học sinh tưởng tượng ra qua việc tiếp nhận ở những tác phẩm

* Đối với tiết lập dàn bài

Nhiệm vụ của tiết này là thông qua việc tìm hiểu một đề bài cụ thé dé rèn luyện

kỹ năng lập dàn bài

Đây là tiết dạy sau tiết tìm ý cho nên có trường hợp giáo viên đã sử dụng một

đề bài cụ thể để hướng dẫn học sinh tìm ý trong tiết một và giao cho học sinh về nhà làm bai Vì thế tiết dạy lập dàn bài tùy theo tình hình cụ thé làm hai công việc sau: + Chữa dàn bài cho học sinh đã làm ở nhà:

- Giáo viên cho học sinh trình bày dàn bài do cá nhân xây dựng, các học sinh khác nhận xét, sửa chữa

- Khi sửa chữa giáo viên cần định hướng cho cả lớp tôn trọng cấu trúc riêng của mỗi dàn bài Bởi vì việc xắp xếp các ý là theo quan điểm riêng của từng học sinh miễn

sao dàn ý đó đảm bảo được nội đung bài, phù hợp với yêu cầu của đề

- Khi chữa các dàn bài do học sinh làm, giáo viên cần có một dàn bài tự mình

xây dựng trước Dàn bài của giáo viên chỉ đưa ra sau khi đã hướng dẫn học sinh trình bày sửa chữa dàn bài của các em

+ Hướng dẫn học sinh làm dàn bài ngay trên lớp:

Học sinh chuẩn bị ý, tư liệu ở nhà đến lớp mới xây đựng dàn ý Khi tiến hành

công việc này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thao tác cụ thể là: lựa chọn các ý, hệ thống các ý và xắp xếp theo trình tự nhất định

* Thiết lập làm văn miệng

- Nhiệm vụ của tiết này là giúp học sinh sản sinh văn bản dưới hình thức nói, luyện tập cho học sinh các kỹ năng, năng lực nói trước tập thể về một ván để nhất định Vì thế trong tiết học, học sinh nói là chính

- Tiến trình thực hiện tiết tập làm văn miệng như sau:

+ Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh, cho học sinh nhac lai nội dung cơ bản trong bài đã chuẩn bị ở tiết trước

+ Học sinh trình bày miệng từng phần (một số học sinh trình bày miệng từng phần, các

em nhắc lại)

+ Học sinh trình bày cả bài (cả lớp nhận xét)

Lê Thị Chính #12 # K32A - GDTH

Trang 13

Khoá luận tỗt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

+ Giáo viên đánh giá cho điểm

Chú ý: Trong tiết dạy tập làm văn miệng tuyệt đối không cho học sinh đọc bài đã chuẩn bị trước

Cần lưu ý học sinh điễn đạt đúng với đặc điểm của dạng nói: ngôn ngữ tự nhiên sinh động kết hớp với cử chỉ điệu bộ và chú ý đến phản ứng của người nghe

* Dạy tiết Tập làm văn viết ớ lóp

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của để bài, nhắc lại đàn ý sơ lược khi

làm bài

- Hướng dẫn học sinh làm nháp trước khi chép vào vở

- Học sinh viết vào vở

- Giáo viên thu bài

* Dạy tiết trá bài

Dé day tiét tra bài có hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị trên các mặt sau:

+ Thống kê những mặt mạnh và hạn chế trong bài văn của học sinh (về nội đung và

phân loại điểm)

+ Phân tích nhận xét ưu, khuyết điểm

Giáo viên nhận xét tình hình làm bài nói chung và nêu những ưu, khuyết điểm

về nội dung, hình thức làm bài để khuyến khích động viên học sinh

- Nêu các loại lỗi chung, phân tích sửa chữa các loại lỗi Sửa chữa những lỗi về nội

dung: những chỉ tiết hình ảnh dùng không chính xác, những hiểu biết lệch lạc về nội dung câu chuyện

- Giáo viên phân tích nguyên nhân sai và sửa lỗi cho học sinh

Lỗi về kỹ năng:

+ Kỹ năng xây dựng văn bản: Giáo viên chú ý tới cấu trúc của đàn bài có câu đối

không, dàn ý có làm nổi bật trọng tâm không

+ Kỹ năng ngôn ngữ: kỹ năng dùng từ: dùng sai nghĩa hoặc đùng thiếu âm, từ và nghĩa chưa chính xác

+ Kỹ năng sử dụng câu: ở tiểu học, học sinh hay mắc các loại lỗi: viết câu quá đài theo

kiểu liệt kê, câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, câu có nhiều từ ngữ rườm rà, lủng củng

Khi chữa lỗi dùng từ và các lỗi về câu, giáo viên nên ghi toàn bộ những câu có chứa từ sai lên bảng, yêu cầu học sinh tìm từ dùng sai tìm nguyên nhân dùng câu sai

Lê Thị Chính * l3 # K32A - GDTH

Trang 14

và đưa ra cách chữa Khi chữa cần tôn trọng ý định chủ quan của người viết, tuyệt đối không được biến đổi câu sai thành một câu hoàn toàn khác

Hướng dẫn học sinh tự chữa lỗi trong bài:

Chữa các lỗi chính ta: dua trên các việc thống kê các lỗi chính tả của học sinh trong bài, giáo viên chọn ra một só lỗi tiêu biểu phố biến tập trung chữa

Cách thức: Giáo viên chia bảng thành hai cột, một cột ghi lỗi chính tả, một cột ghi cách viết chính tả đúng, giáo viên ghi lỗi chính tả lên bảng

Lưu ý: ghi một cụm từ chứa hiện tượng chính tả sai sau đó yêu cầu học sinh tự sửa lỗi, giáo viên kiểm tra

Sau khi chữa chung một sỐ lỗi, giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài làm văn của

mình dựa theo các nhận xét ghi chú của giáo viên để sửa lỗi Với lỗi chính tả học sinh chữa ngay sang lề bên trái, với lỗi về câu, ý thì học sinh chữa lại xuống dưới phần bài làm và ghạch chân phần đã chữa

b Quy trình không đầy đú chỉ gồm ba bước diễn ra trong 3 tiết như sau:

Tiết 1: Làm bài Tập làm văn miệng ở lớp (phan tìm ý, lập đàn ý thực hiện ở đầu

ở trong lớp trong một quy trình không đầy đủ, còn các phần còn lại thì tương tự nhau Hiện nay trong các trường tiểu học, giáo viên thường sử dụng quy trình không đầy đủ nhưng vẫn đảm bảo các bước lên lớp của một bài Tập làm văn

1.2 Lý thuyết chung về văn kế chuyện

1.2.1 Chuyện là gì?

Chuyện là các sự việc do nhân vật gây ra, cũng gọi là các tình tiết, diễn biến liên tục trong một thời gian nhất định thể hiện tư duy và phẩm chất con người, mang ý nghĩa đời sống

Lê Thị Chính * 14 # K32A - GDTH

Trang 15

Khoá luận tt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Cần phân biệt /ruyện và chuyện

Truyện: là tên gọi để chỉ một loại hình văn học, “Truyện là một loại thé van học lớn thuộc loại tự sự có hai phan chi yếu là cốt truyện và nhân vật Thủ pháp nghệ thuật chính là kế ” (Từ điển van hoc - Tap 2, NXB KHXH, Ha Ndi, tr.450)

Vi du: truyén cé tich, truyện ngụ ngôn Cái được kể trong văn bản truyện được gọi là câu chuyện Những việc diễn ra trong đời sống con người, đó là những câu

chuyện

1.2.2 Khái niệm văn kế chuyện

Văn kế chuyện là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật kế lại diễn biến câu chuyện sao cho người đọc, người kể chuyện trong trường tiểu học

Văn kế chuyện là một kiểu bài quan trọng trong chương trình Tập làm văn ở tiểu học Đã từ lâu văn kế chuyện được đưa vào chương trình Tiểu học và Trung học

cơ sở Hiện nay văn kế chuyện bắt đầu được dạy từ lớp 2 Học sinh Tiểu học cần sớm

học văn kế chuyện vì đây là phương thức tự sự đã ổn định, được sử dụng nhiều trong

đời sống, trong nhà trường và trong Văn học Từ thuở còn thơ, trẻ em đã sớm học và tập đùng văn kế chuyện, tại các lớp Mẫu giáo nhỡ và lớn, các em dã được tập kể bằng miệng, ở trường Tiểu học các em tiếp tục học văn kể chuyện nhưng ở trình độ cao hơn

Từ khi nắm được văn kế chuyện, học sinh mới dần có cơ sở để hiểu rõ hơn các bài tập

đọc trích từ các truyện ngắn, truyện dài được viết dựa trên phương thức tự sự Trong trường Tiểu học văn kể chuyện được chia thành nhiều kiểu bài

1.2.3 Đặc điểm cúa văn kế chuyện

Văn kể chuyện phải có cốt truyện “Cố uyên được xây dựng bằng những tình

tiết Những tình tiết này có tính bền vững Nếu thay đổi tình tiết hoặc lược bỏ tình tiết

thì không còn cốt truyện nữa” (Nguyễn Thái Hòa Những vấn đề thi pháp của truyện

NXBGD, 2000)

Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện Cốt truyện thường gồm ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc (TV4 - tập 1)

Kế chuyện là một chuỗi sự việc có đầu có cuối, có liên quan đến một hay một

số nhân vật Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa Văn kể chuyện cho phép người kể hư cấu và lựa chọn trình tự kể chuyện Cả hai thé loại này đều là trình

Lê Thị Chính * lã # K32A - GDTH

Trang 16

bày những cái trong quá khứ: chuyện đã nghe, đã đọc, chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia Nhưng nếu là thuật chuyện thì phải là tái hiện lại một cách trung thành diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian thì kể chuyện cho phép người kể hư cấu câu chuyện và có thê thay đổi trình tự câu chuyện

Văn kế chuyện là ngôn ngữ của khâu ngữ: chỉ có văn kế chuyện mới có ngôn ngữ dạng nói

1.2.4 Yêu cầu cơ bản của bài văn kế chuyện

Văn kế chuyện đòi hỏi phải có chuyện hay và cách kế hay Nhà văn Phạm Hỗ

có viết “muốn kế chuyện hay, người viết nên biết những cái hay trong nghệ thuật kể”

a Tìm tòi, lựa chọn để có chuyện (cốt truyện) hay khi kể chuyện

Ta đã biết “chuyện là sự việc có diễn biến nhằm nói lên một điều gi do” Nhu

vay hai yếu tố tạo nên chuyện: sự việc có diễn biến và ý nghĩa, điều muốn nói qua sự

việc Như vậy kế chuyện không phải đơn giản là kế một câu chuyện đó mà thông qua câu chuyện đó, ta muốn kể về ý nghĩa cuộc sống xung quanh, kể về phẩm chất, tính cách con người từ đó thấy cái hay cái đở của cuộc sóng để thêm tin yêu, thêm hăng hái phấn đấu, tu dưỡng, làm cho cuộc đời thêm đẹp Do đó “Sự việc có diễn biến” chỉ là phương tiện còn “Ý nghĩa điều muốn nói” mới là mục đích của chuyện Người ta có thể kể về con người, sự việc có thật đã xảy ra trên đời, cũng có thể bịa ra câu chuyện, bịa ra nhân vật dựa trên kinh nghiệm cuộc sóng của mình nhưng không thể bịa ra ý nghĩa cuộc đời Y nghĩa cuộc đời phải rất thật, gắn bó và thể hiện sâu sắc cách thể hiện, niềm tin, lí tưởng, đạo đức thiêng liêng của dân tộc và thời đại Chuyện và nhân vật hư cấu hay có thật không phải là điều quan trọng Điều quan trọng là mỗi câu chuyện nói lên được điều gì bồ ích cho con người và cuộc đời Tóm lại, chuyện có hay hay không chính là ở ý nghĩa cuộc sống của nó mang lại cho người đọc Muốn tìm được chuyện hay, cốt chuyện hay ta phải chịu khó quan sát tìm hiểu về cuộc sống xung quanh, không nên bằng lòng với một số mẫu hoặc công thức có sẵn Muốn có chuyện hay phái phải có sự lao động nghiêm túc, có sự suy nghĩ sâu xa khi đi tìm cốt truyện Điều quan trọng nhất là tìm ra ý nghĩa sâu sắc mới mẻ của chuyện

b Phải tạo được cách kế chuyện có duyên, hấp dẫn

Lê Thị Chính * 16 * K32A - GDTH

Trang 17

Khoá luận tt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Cách kế chuyện có duyên, hấp dẫn do nhiều yếu tố tạo nên: cách sắp xếp câu chuyện, cách mở đầu, kết thúc, cách thắt nút, cách lựa chọn ngôi kể, giọng, lựa chọn chỉ tiết hay, tình huống hay

Muốn kể được chuyện, đầu tiên phái sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự, người ta gọi đó là việc xây dựng bố cục Trong nhà trường, dàn ý một câu chuyện thường gồm ba phần: mở truyện, thân truyện, kết truyện Quan trọng là các chỉ tiết để tạo nên sự hợp lí trong toàn câu chuyện cũng như trong từng tình tiết Có được sự sắp xếp hợp lí rồi cần chọn cách mở bài và kết thúc chuyện cho hay Cá cách

mở đầu và kết thúc chuyện đều quan trọng Có nhiều cách mở đầu và kết thúc câu chuyện những cách kết thúc hay, độc đáo thường tạo cho độc giả một sự đột ngột thú

vị, một dư âm ngân nga mãi trong lòng người đọc

Câu chuyện lại cần tạo ra chỗ thắt nút, cởi nút thú vị đầy kịch tính Phần lớn các

câu chuyện đều có chỗ thắt nút, song ké thế nào làn nổi bật chỗ này lại là cái tài của

người kể Mặt khác cần quan tâm đến là cách lựa chọn ngôi kể, giọng kể, cách kể Người ta có thê kể theo trình tự thời gian, chuyện xảy ra trước kế trước, chuyện xảy ra sau kế sau Tuy nhiên người ta có thể kế ngược lại, tức là chuyện xảy ra trước

kể sau, chuyện xảy ra sau kể trước Hay còn có cách kế khác là kể theo trình tự đan

xen vào nhau: trước - sau, sau - trước

Riêng về ngôi kể, có thé theo ngôi thứ ba Kể theo ngôi thứ ba làm cho lời kế có

tính khách quan, không bị hạn chế bởi cái tôi Lời kể phải linh hoạt thoái mái nhưng phải giả định rằng người kế có khả năng biết hết mọi điều được kể Có thể kể theo ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ nhất làm cho lời kể có mầu sắc chủ quan, cá nhân, tiện cho việc thể hiện những cảm xúc riêng, giảm chất chữ tình Hạn chế của cách này là

lời kế giới hạn trong phạm vi “ Tôi ” biết Có hai loại ngôi thứ nhất: ngôi thứ nhất của

tác giả đứng ra kể chuyện của mình hoặc chuyên mình biết, có ngôi thứ nhất của nhân vật hư câu là ngôi thứ nhất ước lệ do người kế tưởng tượng ra

Gần đây, trong nhà trường phát triển hình thức chuyển cách kể chuyện đã cho

từ ngôi nọ sang ngôi kia Chuyển ngôi kế không phải là chuyền vai trò của người kế

chuyện mà quan trọng hơn là chuyền cách nhìn các nhân vật sự kiện trong câu chuyện

theo ngôi kể mới Vì thế lời lẽ, giọng điệu của câu chuyện cũng có sự thay đổi tương ứng Tuy nhiên phải chú ý đến một qui tắc quan trọng: phải đảm bảo sự nhất quán

Lê Thị Chính * 17 # K32A - GDTH

Trang 18

trong ngôi kể, trong cách nhìn sự vật, cảnh vật con người theo ngôi kể Khi kế chuyện cần chú ý đến giọng kể Giọng kế thường phụ thuộc vào câu chuyện, vào ngôi kể Điều cần chú ý nhất là chọn giọng kể thích hợp để đạt hiệu quả cao Tiết Tập làm văn kế chuyện khác với tiết kể chuyện trong giờ đạy kể chuyện Nếu kết quả của giờ đạy kế chuyện chỉ đừng lại ở ngôn ngữ nói thì kết qua của bài làm văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn lại là ở bài viết, tức là thể hiện trên văn bản viết Đó là sự khác biệt giữa kế chuyện trong giờ Kể chuyện và kế chuyện trong giờ Tập làm văn

1.2.5 Những kiến thức và kỹ năng làm văn kế chuyện cúa học sinh lóp 4

a Niến thức: thông qua giờ dạy của học sinh lớp 4 được trang bị một số hiểu

biết ban đầu về đặc điểm chính của văn kế chuyện, cụ thể:

- Thế nào là văn kể chuyện

- Nhân vật tronng truyện Kế lại hành động của nhân vật Tả ngoại hình của

nhân vật trong bai văn kể chuyện.Kê lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật

- Cốt truyện

- Đoạn văn trong bài văn kế chuyện Mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện

b Kỹ năng: qua các bài học rèn cho học sinh kỹ năng sản sinh ngôn bản cụ thể như sau:

- Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp

+ Nhận diện đặc điểm văn bản

+ Phân tích đề bài, xác định yêu cầu

+ Xác định dàn ý của bài văn đã cho

+ Tìm ý và sắp xếp các ý thành dàn ý

- Kỹ năng thực hiện hóa hoạt động giao tiếp

+ Xây dựng đoạn văn

+ Liên kết các đoạn thành văn bản

- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp

+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt

+ Sữa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt

1.3 Các lỗi trong bài văn kế chuyện

1.3.1 Thế nào lỗi trong bài văn kế chuyện

Lê Thị Chính # l8 # K32A - GDTH

Trang 19

Khoá luận tỗt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lỗi trong bài văn kế chuyện là những sai sót mà học sinh mắc phải khi làm bài văn kể chuyện Đó là cách viết không đúng với yêu cầu của văn bản nói chung và yêu cầu của một bài văn kể chuyện nói riêng

1.3.2 Phân loại lỗi trong bài văn kế chuyện

1.3.2.1 Các lỗi về hình thức diễn đạt

a Các lỗi về câu

* Các lỗi thuộc về cầu tạo ngữ pháp của câu

Loại lỗi này thuộc về cấu trúc sau: thiếu hoặc không phân định các thành phần câu hoặc sắp xếp sai thành phần câu

* Các lỗi về nghĩa của câu

Loại lỗi này bao gồm: câu sai nghĩa, câu không rõ nghĩa và câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các về câu

* Các lỗi về dẫu câu

Lỗi dau cau chia thành hai loại: lỗi dùng dấu câu sai và lỗi không dùng dấu câu

* Các lỗi ngoài câu

Đó là những câu nếu xét về cấu tạo ngữ pháp thì không sai nhưng xét về nghĩa thì nó không phù hợp khi đặt vào văn bản Nó bao gồm: lỗi câu không phủ hợp với văn bản, lỗi câu không phù hợp với phong cách, lỗi câu không phù hợp với nhân vật giao tiếp

b Các lỗi về dùng từ

* Các lỗi về lặp từ

Lê Thị Chính #19 # K32A - GDTH

Trang 20

Đó là việc lặp đi lặp lại nhiều lần một từ trong câu hay trong cả văn bản làm cho câu văn hay văn bản lủng củng, nội dung miên man Điều này khác với việc sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ để làm tăng hiệu quả biểu đạt

* Lỗi về kết hợp từ

Loại lỗi này bao gồm: các từ kết hợp với nhau không đúng với bản chất ngữ pháp của chúng, đo đó câu văn sai lạc về nghĩa; các từ phối hợp với nhau không đúng quan hệ ngữ nghĩa; các từ kết hợp với nhau không đúng có thể do dùng thiếu hụt các từ; có trường hợp dùng thừa các quan hệ từ, không đúng với đặc điểm kết hợp của từ

* Dùng từ không đúng nghĩa

Hiện tượng này thường gặp trong những trường hợp người viết không nắn đúng nghĩa của các từ hoặc nhằm lẫn các từ với nhau

* Lỗi dùng từ không hợp phong cách

Lỗi dùng từ không hợp phong cách là chọn từ không phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc không phù hợp với thể loại văn bản

+ Lẫn lộn âm chính

+ Lẫn lộn âm cuối

* Lỗi về vần

* Lỗi về thanh điệu

d Lỗi về bố cục bài văn

- Thiếu một trong ba phần: mở bài, thân bài, kết bài

- Không phân biệt rõ giữa ba phần: mở bài,thân bài, kết bài

Lê Thị Chính * 20 * K32A - GDTH

Trang 21

Khoá luận tỗt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3.2.2 Các lỗi về nội dung diễn đạt

Thường biểu hiện phổ biến như sau:

Vay mượn ý tính của người khác, thường là một bài mẫu

Học sinh sẵn sàng học thuộc một bài văn mẫu, một đoạn văn mẫu, một câu văn mẫu, khi làm bài các em sao chép ra và biến thành bài làm của mình, không căn cứ vào

yêu cầu của đầu bài

Trên đây là khái niệm và các lỗi trong bài văn kể chuyện Căn cứ vào đó tôi thực hiện việc khảo sát các bài văn kể chuyện của học sinh lớp 4, ở hai trường Tiểu học là trường Tiểu học Trưng Nhị (thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc), trường Tiểu học Thanh Luận (huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang)

Lê Thị Chính * 21% K32A - GDTH

Trang 22

TIEU KET Trong chương 1 này, Tôi đưa ra những cơ sở lý luận chung về phân môn Tập làm văn như:

- Tập làm văn là gì

- Vị trí - tính chất của phân môn Tập làm văn

- Nhiệm vụ cuả phân môn Tập làm văn

Những lý luận riêng về kiểu bài viết văn kế chuyện như:

- Chuyện là gì

- Khái niệm văn kể chuyện

- Đặc điểm văn kể chuyện

- Những yêu cầu cơ bản của bài văn kế chuyện

Từ đó đi tìm hiểu thế nào là lỗi trong bài văn kể chuyện, đi phân loại các lỗi

trong bài văn kế chuyện của học sinh, có hai loại lỗi chính:

- Các lỗi về hình thức diễn đạt

- Các lỗi về nội đung diễn đạt

Từ những căn cứ trên tôi thực hiện việc khảo sát các bài văn kể chuyện của học sinh lớp 4 được trình bày ở chương 2

Lê Thị Chính * 22% K32A - GDTH

Trang 23

Khoá luận tỗt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 2

THUC TRANG CAC LOI TRONG BAI VAN KE CHUYEN CUA HQC SINH

TIEU HQC LOP 4 2.1 Khảo sát thực trạng lỗi trong bài văn kế chuyện cúa HSTH qua các bài văn

kế chuyện lớp 4

2.1.1 Địa điểm tiến hành điều tra

Để nắm được tình hình cụ thể các loại lỗi trong bài làm văn kể chuyện của

HSTH, tôi đã tiến hành điều tra thực tế tại hai trường TH:

- Trường TH Trưng Nhị (thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc), đại diện cho khu vực thành thị gồm: 192 học sinh với 178 bài viết cụ thể trên cả 5 lớp: 4A1, 4A2, 4A3,

4A4, 4A5

- Trường TH Thanh Luận (huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang), đại diện cho khu vực miền núi gồm 120 HS với 120 bài viết cụ thể trên cả bốn lớp: 4A, 4D, 4C, 4E 2.1.2 Phương pháp điều tra

Để khảo sát HS tôi phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khi thu thập và xử lí

số liệu Các phương pháp chủ yếu:

- Đọc, chấm trực tiếp bài văn kể chuyện của HS lớp 4

- Mượn và phô tô các bài văn kế chuyện của HS khối 4 dé lay tài liệu

- Sử lí thống kê các lỗi

- Trò chuyện, trao đổi với giáo viên và học sinh

2.1.3 Cách thức tiến hành điều tra

Tôi tiến hành khảo sát qua các đề bài cụ thể sau:

Đề 1: Ké lai câu chuyện “Cây khế”

Dé 2: Ké lai câu chuyện “Nàng tiên ốc” bằng lời của bà cụ

Đề 3: Em hãy viết kết bài của câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” bằng

Trang 24

2.1.4 Kết quả khảo sát

Tôi thực hiện khảo sát ở hai trường TH với 298 bài viết văn kể chuyện Trong

tổng số 298 bài viết thì số lỗi là 1192 Trung bình mỗi bài mắc 4 lỗi, bài mắc nhiều nhất là 17 lỗi trên một bài, số bài mắc lỗi ít nhất là 67 bài

1 Lỗi chính tả:

Tôi thực hiện điều tra tại hai trường TH với 298 bài viết văn kế chuyện và 100 bài Tập làm văn của HS (lấy ngẫu nhiên ở mỗi trường 50 bài viết văn kế chuyện, bài Tập làm văn) và thống kê lỗi chính tả được kết quả như sau:

không viết hoa

Trang 25

Khoá luận tỗt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Những số liệu cụ thể trên tôi xin đưa ra một số ví dụ, đó là những lỗi điển hình

mà học sinh mắc nhiều nhất ở cả hai trường :

oe

* “1” viét thanh “n” C6 251 lỗi gồm các lỗi điển hình như sau:

Liềnnói —> niền nói

Leo lén lung ——> leo nên nưng

Lạni —*_ nại nói

Nănnữa —> lăn lữa

Liềnnói ——>_ liền lới

Nang qua ——>_ lặng quá

Lê Thị Chính *25# K32A - GDTH

Trang 26

Nặcnôlắm ——>_ lặc lô lắm

Nắm chặt —> lắm chặt

No nucuoi ——*>_ lở lụ cười

Nốingôi ——>_ lối ngôi

Nay man —> lay man

Dang choi ——>_ đang trơi

Chănglối —> trăng lối

* “tr” viết thành “ch” Có 147 lỗi gồm các lỗi điển hình sau:

Trongchun —*>_ chong chum

Trong nha ——> chong nhà

Trên đường ——*_ chên đường

Trởnên ——> chở nên

Chia trum ——> chúa chùm

Dam tre ——>_ đám chẻ

Tro choi ——>_ cho choi

Trong truyện —+ _ chong chuyện

Trêuđùa ——*>_ chêu đùa

Lê Thị Chính * 26 * K32A - GDTH

Trang 27

Khoá luận tắt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

* “s” viết thành “x” Có 151 lỗi gồm các lỗi điển hình sau:

* “x” viết là “s” Có 157 lỗi gồm các lỗi điên hình sau:

Ngày xửa, ngày xưa ——*_ ngày sửa, ngày sưa

Xanh xanh —* sanh sanh

Xongxuôi ——>_ song suôi

Trongxanh ——>_ rong sanh

Trang 28

Dan vat —> gian vat

Son Tinh Thuy Tinh ——>_ sơn tinh thủy tính

* Lỗi phần vần, có 89 lỗi gồm các lỗi điển hình sau:

Cai thuyén ——*> cái thuền

Khuyênbảo ——>_ khuên bảo

Luyến tiếc ——> luến tiế

Túi bagang ——> túi 3 gang

Túi mườihaigang —*>_ túi l2 gang

Võ cánhbalần ——*> vỗ cánh 3 lần

Một kẻ thamlan ——>_ 1 kẻ tham lam

Lê Thị Chính *28# K32A - GDTH

Trang 29

Khoá luận tắt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

khong thich hop

Sử dụng quan hệ từ sai tạo ra vê

* Sứ dụng danh từ và định ngữ không tương hợp: 273 lỗi

- “Đôi tay của bà lão rất khẳng khiu”

(Nguyễn Thị Yến - Lớp 4A1)

- “Đó là việc làm nhỏ và gợi cảm”

(Kiều Phượng - Lớp 4A2)

* ,$ứ dụng quan hệ từ sai tạo ra về câu không tương hợp: 204 lỗi

- “Đác- uyn là một nhà sinh vật học người Anh và le nào cũng cặm cụi học”

(Đỗ Trang Nhung - Lớp 4A2)

- “Tuy rất tham lam øzng người anh đã phải trả giá”

(Nguyễn Long - Lớp 4A3)

Lê Thị Chính *29% K32A - GDTH

Ngày đăng: 29/10/2014, 10:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w